Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Chuyên gia địa chính trị dự báo: Chỉ 3 đến 4 năm là Trung Quốc sẽ sụp đổ
 


Cũng giống như Mao Trạch Đông chịu trách nhiệm trong cuộc Đại Nhảy vọt, Giang Trạch Dân trong đại dịch SARS, chính sự độc tài của Tập Cận Bình đã đóng vai trò quan trọng trong thảm họa Corona. (Ảnh: Getty Images)


*****

Lời người gửi: đây là sự tiên đoán với những dữ kiện trước khi có cơn lũ lụt đã và đang tiếp diễn tại miền Nam Trung Cộng, vùng huyết mạch kinh tế Trường Giang

*****
 
Chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Trung Quốc, Peter Zeihan, cho rằng sự sụp đổ của Trung Quốc trên thị trường thế giới sẽ diễn ra chỉ trong vòng 3 hoặc 4 năm. Ý kiến này hoàn toàn có cơ sở khi chúng ta xem xét kỹ lưỡng các dấu hiệu gần đây - tất cả đều cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nguy hiểm...
 
Chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc Peter Zeihan đã trả lời phỏng vấn của kênh Fox News trong thời gian gần đây. Trong buổi phỏng vấn, ông đưa ra một số nhận định táo bạo về Trung Quốc.
 
Phóng viên: Peter, hãy nói cho tôi biết. Rõ ràng là ông đã thấy từ trước sự đụng độ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điều này sẽ định hình 100 năm tiếp theo. Sẽ có một trật tự thế giới mới sau đợt bùng phát virus này, và Trung Quốc đang hành động rất hung hăng, bởi vì chúng ta biết rằng họ cần phải chịu trách nhiệm. Trung Quốc đã cố gắng lợi dụng tình huống này như thế nào, và có phải là họ thậm chí còn đang cố gắng thay thế Hoa Kỳ để trở thành cường quốc duy nhất?
 
Peter Zeihan: Cho phép tôi đính chính điều anh vừa nói một chút. Đây không phải là cuộc chiến của thập kỷ hay thế kỷ. Đây không phải là cuộc so găng ngang hạng. Điều này sẽ không kéo dài cả thế kỷ đâu. Nó có lẽ chỉ kéo dài khoảng 3 đến 4 năm thôi.
 
Lý do duy nhất mà Trung Quốc là một nước thống nhất với nền kinh tế quan trọng là bởi vì Hoa Kỳ đã tạo ra một trật tự toàn cầu như vậy (toàn cầu hóa) và vì nhiều lý do khác nhau thì Hoa Kỳ đang rời bỏ cái trật tự này. Trung Quốc không có sức mạnh quân sự để bảo vệ các tuyến đường/vành đai thương mại và càng không thể ảnh hưởng cả hệ thống toàn cầu, cho nên đây thực sự là hồi kết của họ…
 
Trung Quốc không thể vận hành bình thường nếu không có hệ thống toàn cầu… Nếu không có hệ thống toàn cầu thì sẽ không tồn tại Trung Quốc.
 
Phóng viên: Vậy là ông dự đoán rằng sự trỗi dậy Trung Quốc đang bắt đầu có dấu hiệu kết thúc. Ông nhìn nhận như thế nào về những điều đang thực sự diễn ra?
 
Peter Zeihan: Lịch sử Trung Quốc rất dài và đa dạng, có rất nhiều tiền lệ về việc Trung Quốc sụp đổ như địa ngục trong thời gian ngắn như thế nào. Theo như tôi theo dõi trong vài tuần qua thì các ủy viên Bộ chính trị cộm cán của Trung Quốc đều chắc chắn rằng không có cách nào Trung Quốc có thể tiếp tục tiến lên nếu Hoa Kỳ không duy trì trật tự thế giới mà họ đã làm trong 70 năm qua. Cho dù đó là Tổng thống Trump hay tổng thống khác kế nhiệm thì đây cũng thực sự là hồi kết của trật tự toàn cầu (toàn cầu hóa).
 
Hoa Kỳ đã quá mệt mỏi phải duy trì trật tự này, và Trung Quốc thì không thể tồn tại nếu không có nó. Như vậy họ đã chấp nhận rằng nó (trật tự toàn cầu) không phải là thứ họ có thể copy hay tự mình tạo ra được. Do đó họ phải chấp nhận một đất nước Trung Quốc đóng kín về chính trị (cô lập); họ phải lựa chọn giữa 2 mô hình: một Trung Quốc kết nối với các phần của thế giới đang tan rã hoặc cố gắng giữ nội bộ được đoàn kết… Và tất nhiên họ sẽ lựa chọn sự ổn định quyền lực được càng lâu càng tốt… Và kết quả là họ nói dối và đổ tội cho mọi người. Ý tôi là, họ đã từng cố gắng đổ tội cho nước Ý khi nước này đang ở đỉnh dịch. Thật là lố bịch. Họ làm vậy không phải vì chúng ta, mà họ muốn khuấy động sự oán hận trong chính đất nước của họ, nhằm giữ cho trung tâm chính trị của họ không bị đổ vỡ… Đó không phải là chiến lược hay ho nhưng thực sự thì nó là thứ tốt nhất mà họ có.
 
Phóng viên: Điều đó thật là hay. Ông nói rằng Nhật Bản đang rút sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng rút khỏi. Rất nhiều người muốn Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc thì cố gắng giữ vững quyền lực trong nước và cố gắng sinh tồn trước những dịch chuyển chính trị toàn cầu to lớn và bất lợi, cộng với sức ép của một nền kinh tế 1,4 tỷ dân cần phải vận hành...
 
Peter Zeihan: Trung Quốc từ 6 năm trước khi ông Tập nắm quyền thì họ chỉ quan tâm đến tập trung quyền lực để chuẩn bị cho điều này; họ biết từ lâu rằng ngày này sẽ đến…
 
Những nhận định trên đây phù hợp với những gì đã đưa ra trong bài 8 rắc rối kinh tế lớn có thể là lý do khiến Trung Quốc phải ‘phát tán virus có tính toán’.
 


Bình luận Đức Duy 

18/05/20



 
___________________________
 

 
Trung Quốc thừa nhận tình hình khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng


 
Sau khi cuộc họp Quốc Hội Trung Quốc năm 2020 kết thúc, Thủ tướng Lý Khắc Cường tiết lộ tại một cuộc họp báo rằng khoảng 600 triệu công dân Trung Quốc chỉ kiếm được 1.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 3,2 triệu VNĐ/tháng.
 
Mức thu nhập này không đủ để trả tiền thuê hàng tháng cho căn hộ một phòng ngủ ở thành phố cỡ trung của Trung Quốc.
 
Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thất nghiệp do đại dịch và nền kinh tế suy yếu đã khiến nhiều người mất việc làm.
 
Ông cũng thừa nhận rằng có hàng triệu người tiếp tục sống trong nghèo khổ và không đủ ăn. Số người đang phải vật lộn với cuộc sống đang gia tăng do hậu quả của đại dịch.
Xã hội nghèo túng
 
Trong thông điệp năm mới năm 2020, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết mục tiêu của ông là năm 2021, Trung Quốc sẽ trở thành “xã hội trung lưu”.
 
Nhưng những bình luận gần đây nhất đã cho thấy rằng mục tiêu của ông Tập dường như nằm ngoài tầm với.
 
Chiều ngày 28/5, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tổ chức một cuộc họp báo qua video ở Bắc Kinh. Để ngăn chặn sự lây lan của virus viêm phổi Vũ Hán, tất cả phóng viên tập trung ở một phòng và ông Lý họp báo với họ từ một phòng khác qua video.
 
Khi được hỏi về kế hoạch của Trung Quốc trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển tầng lớp trung lưu, ông Lý trả lời: “Mức thu nhập bình quân năm của Trung Quốc là 30.000 Nhân dân tệ (khoảng 97,6 triệu VNĐ). Nhưng có 600 triệu người [chiếm 41,7% tổng dân số 1,439 tỷ] có thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,2 triệu VNĐ)”.
 
Thủ tướng cũng nói rằng do nền kinh tế chịu tác động của đại dịch nên nhiều công dân Trung Quốc phải sống trong nghèo đói, và sẽ cần nhờ vào trợ cấp an sinh xã hội hoặc các hình thức hỗ trợ khác của chính phủ để tồn tại.
Tình trạng thất nghiệp
 
Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận rằng thất nghiệp là một vấn đề lớn của xã hội Trung Quốc hiện nay.
 
Ông giải thích rằng trong khi đọc các bình luận trên Internet, ông đã đọc được bài đăng của một công nhân ở độ tuổi 50. Mặc dù đã làm việc hơn 30 năm, nhưng năm nay người công nhân này không thể tìm được việc làm.
 
Ông cho biết, có 900 triệu lao động ở Trung Quốc. Ngoài ra, đến tháng 7/2020, sẽ có 8,74 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Hai nhóm này, cùng với các quân nhân phục viên, là những đối tượng cần việc làm nhất.
 
Mặc dù không tiết lộ tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước, nhưng ông Lý Khắc Cường đã đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp được công bố trước đó dựa trên số liệu đăng ký thất nghiệp của các cư dân thành thị là 6%.
 
Con số chính thức này không bao gồm người lao động nhập cư [trong nước] bị mất việc. Vấn đề này được các học giả và chuyên gia quốc tế đặt câu hỏi rộng rãi. Ngày 30/4/2020, giám đốc một công ty môi giới của Trung Quốc đã bị phế truất sau khi ông đăng lên mạng xã hội một phân tích ước tính tỷ lệ thất nghiệp thực sự của Trung Quốc là khoảng 20,5%.
 
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết chính phủ trung ương sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nỗ lực “kích cầu” nền kinh tế và tạo thêm việc làm.
Kinh tế Trung Quốc
 
Bằng phép so sánh ẩn dụ nền kinh tế Trung Quốc với “một chiếc xe lớn chạy trên con đường đầy chông gai”, Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận rằng đại dịch đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của Trung Quốc.
 
Ông nói chính quyền Bắc Kinh và các chính quyền địa phương sẽ phải cắt giảm chi phí.
 
Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng tuyên bố rằng chính phủ sẽ phát hành trái phiếu nợ quốc gia và trái phiếu nợ chính quyền địa phương trị giá 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (280 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế.
 
 

Bình luận Nguyên Hương  31/05/20


Theo The Epoch Times
 

usaelection gởi