Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




CHUYỆN Ở WEST POINT - HỌC VIỆN QUÂN SỰ HOA KỲ 


Ở Mỹ, đi xin việc làm, nếu vào thấy có ứng viên tốt nghiệp trường West Point cùng tham gia thì thôi coi như mình cầm chắc 1 suất rớt. Đi về cho nhanh, khỏi phỏng vấn nữa. Rất đông các CEO của các tập đoàn ở Mỹ tốt nghiệp trường West Point, tỷ lệ CEO trên sinh viên tốt nghiệp ( nhớ là tỷ lệ nhé) cao hơn Harvard, Stanford hay Yale....
 
Ở Mỹ nghe ai nói tôi từng học ở West Point, người ta nhìn mình từ trên xuống dưới, như 1 thực thể lạ, một con người hoàn hảo. Không xếp hạng được vì nó không có thể có tiêu chuẩn để xếp.

 

Vậy West Point là trường gì? Đó chính là học viện quân sự Hoa Kỳ. Điều khá lạ là mặc dù là học viện quân sự, nhưng lại cung cấp các quản trị cao cấp cho nền kinh tế Mỹ và thế giới. Sau 5 năm bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, phần lớn các bạn rời bỏ binh nghiệp, học thêm một MBA rồi đi làm cho các tập đoàn. Rồi thăng tiến rất nhanh. Ở West Point, có một slogan là cứ đưa cho tôi một người không phải tâm thần, tôi đều có thể đào tạo thành 1 công dân ưu tú.
 
Mỗi năm WP chỉ tuyển khoảng 1300 bạn. Và trong 4 năm học, bắt buộc phải loại thải 10%/năm. Tức năm cuối chỉ còn dưới 1000 bạn ra trường. Chương trình học từ thiên văn vũ trụ đến cách bắt tay, cách uống rượu vẫn tỉnh táo, cách gấp mùng mền chiếu gối đến tranh luận các tác phẩm của Victor Hugo. Trên thông thiên văn, dưới tường địa chất, giữa thấu nhân tâm. Tony quen với anh bạn, tốt nghiệp trường WP và đang làm sếp một công ty đa quốc gia ở Singapore, mỗi lần gặp, ảnh kể về trường WP với một thái độ tự hào, mình nghe mà say mê, chiếc nhẫn biểu tượng của cựu sinh viên WP trên tay anh lấp lánh.
 
 

Ảnh kể, sinh viên vừa vào trường đã phải bị khủng bố tinh thần. Quan niệm là trụng nước sôi 100 độ rồi đem qua trụng nước đá. Nên sau này, dù có sự cố gì trong đời, họ cũng cảm thấy bình thường, chẳng xi nhê gì.. Đầu tiên là họ nhốt sinh viên từng tốp vào trong phòng, sau đó 2h sau thì thả ra, yêu cầu trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu bóng đèn trong phòng, bàn ghế màu gì, lúc vào mấy giờ mấy phút, lúc ra mấy giờ mấy phút, người ngồi bên trái bạn có đeo đồng hồ không, người bên phải tên gì.....Trả lời không được là tự động cuốn gói về nhà. Bài học đầu tiên về ÓC QUAN SÁT, cái quan trọng nhất của một nhà quản trị tài ba. Và bài học tương tự như vậy. Sau này, ảnh đem các bài học này chế biến lại thành tài liệu dạy sinh viên các đại học khác hay nhân viên thực tập cho tập đoàn, cứ 1 đứa "đoạt giải nhất ngáo ngơ toàn quốc" vào mà chịu học, 6 tháng sau thì lột xác thành 1 người mới hoàn toàn, thành Steve Job luôn. Cái Tony xin tài liệu của ảnh, đem về VN dịch, áp dụng cho hãng của mình và đang biên tập lại cho câu lạc bộ con dượng.

Rõ ràng dấu ấn đào tạo rất quan trọng với người trẻ. Nếu chịu khó và có phương pháp đào tạo đúng, ngây ngô ngáo ngơ vẫn trở thành xuất sắc, vì chúng ta giỏi lắm chỉ sử dụng có 1/10 khả năng của bộ não. Giáo dục Mỹ nói chung là kỹ, vì họ đào tạo là cho nước Mỹ có thể sử dụng, không phải chỉ với mục đích xuất khẩu giáo dục như một số nước khác. Nên với sinh viên ngoại quốc, đầu vào cũng rất khó, phải vượt qua các kỳ thi như Toefl, SAT, GMAT, GRE…tuỳ theo cấp và ngành, còn trường nào không kiểm tra đầu vào, thì trường đó hoặc là diploma mill, hoặc hẻm ai biết tới. Họ cho rằng, việc học viên có được các chứng chỉ này thể hiện sự nghiêm túc trong việc theo đuổi học thuật. Thật ra, các kỳ thi này, so với khả năng của sinh viên VN, thì chẳng là gì, vì để vào đại học VN, kiến thức còn khổng lồ hơn nhiều, khó hơn nhiều.. Cũng vì là đào tạo để nước Mỹ có thể sử dụng, nên thời gian cũng lâu hơn, như MBA cũng phải mất 3 năm….so với 12 hay 18 tháng ở một số nước.
 
Trở lại học viện WP lừng danh bên bờ sông Hudson, cách không xa New York, đây là ước mơ của mọi ông bố khi có đứa con ra đời, và muốn nó ” đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Đào tạo trở thành công dân có ích, giỏi giang, để thoả chí tang bồng hồ thỉ, vùng vẫy giữa đất trời. Khi 18-30 tuổi, trong lúc đám ngây ngô kia đốt tuổi trẻ trong các quán bar, các quán cà phê, vũ trường, rũ rượi xoã tóc đi ra đi vô vì không biết làm gì, suốt ngày chit chat nhăng cuội, ngủ nhiều hơn học và làm nên đầu óc u u mê mê, nông cạn, cái gì cũng làm biếng, cũng lười…thì các bạn này đã phải vất vả đầu tư trí lực và thể lực. Thư viện WP mở 24/24, ở đó người ta thấy những cái đầu cắm cúi ghi ghi chép chép, những cuốn sách dày cộm phải đọc xong trong một vài ngày. Đọc nhanh và rất nhanh, để sau này đi làm, giấy tờ công văn, đọc nhoay nhoáy để phúc đáp, chứ thể loại thấy chữ nhiều đọc nhức mắt, thì thôi khỏi tuyển dụng. Nó đánh vần 1 công văn đọc xong mất hết cả ngày, năng suất lao động sẽ kém. Trí thức là phải đọc nhanh để làm việc giỏi, mà muốn đọc nhanh thì phải tập luyện.
 
 

Kỹ năng thuyết trình, thuyết pháp sao cho người khác nghe mà rụng rời tay chân nằm trong chương trình học. Những bức tường ở WP luôn đông nghẹt học viên đứng nhìn vào đó, tập nói với bức tường, thu âm, nghe đi nghe lại, nói đi nói lại sao cho hay mới thôi.
 
Dưới trời tuyết lạnh khủng khiếp, họ phải lăn lê bò trườn để tập thể lực. 5h sáng là kẻng đánh thức dậy, tập thể lực bằng các bài tập với cường độ nặng của vận động viên nhà nghề. Tập bơi, đứng nước 5h, ai đuối quá thì vớt lên, coi như rớt. Rồi tập vượt mọi địa hình. Rèn luyện thể lực sao cho mọi điều kiện thời tiết đều phải thích nghi, nóng 45 độ ở châu Phi hay âm 20 độ ở Alaska đều chịu được.
 
Kỹ năng tồn tại và óc sáng tạo được chú ý đào tạo kỹ. Những lần trong đêm tối, họ bị thả giữa rừng, và tìm cách về lại trường bằng mọi khả năng có thể, nhìn các vì sao trên trời đoán hướng, tìm thức ăn, dựng lều. Kiến thức lãnh đạo phải có và phải nhớ vanh vách. Và có khi đang ngủ say giấc, 2h sáng bị đánh thức dậy để kiểm tra, với các câu hỏi như 10 vị tướng giỏi nhất mọi thời đại là ai, tướng Võ Nguyên Giáp dùng chiến thuật gì trong trận Điện Biên Phủ, nếu bạn là Napoleon, bạn sẽ viết lại lịch sử của Waterloo như thế nào….Không trả lời được, phải đứng ngoài hành lang cả đêm để suy nghĩ. Đào tạo để mỗi WPer có được dáng vóc của một người mẫu, sức khoẻ của một vận động viên Olympic, trí tuệ của một học giả, ăn nói như một thuyết gia, cư xử như một chuyên gia tâm lý….
 
Khi về già, họ thành lập các hội WPer alumni, đi câu cá bên bờ biển Caribe, đi ngắm hoàng hôn ở Bali, thong dong tự tại, phong lưu tuyệt đỉnh, vì ai cũng có một tuổi trẻ học và làm như điên. Còn có những người đàn ông trên đời, về già rồi, mà vẫn cứ vật lộn mưu sinh, xin tiền vợ, xin tiền con cái, thì cũng có thể họ kém may mắn, nhưng cũng có thể họ đã lãng phí tuổi trẻ một cách vô bổ trong các trò trai gái, ăn chơi đàn đúm, xài tiền của cha mẹ, hay đơn giản là lười nhớt thây. Làm biếng thì sau này phải khổ, thế thôi. Trách ai.
 

Nhìn các học viên WP đánh đàn, nhảy, khiêu vũ, võ thuật, hát, ảo thuật, thám hiểm, vẽ…hay thậm chí tỉ mỉ ngồi cắt tỉa giấy để rèn luyện đôi tay khéo léo, bạn sẽ thấy mình sẽ phải cố gắng thật nhiều. Một ngày chỉ có 24h, là công bằng cho tất cả mọi người. Chúng ta phải ngủ 6-8 tiếng, ai cũng chỉ còn 16h trong ngày. Nên phải chia ra, làm gì, học gì trong quỹ thời gian ít ỏi đó. Một WPer nếu sáng sớm không nộp được bảng mô tả công việc trong ngày ( daily to-do list) cho bạn trưởng nhóm, thì coi như nắm chắc suất cuốn gói về quê. Không có chuyện ngủ dậy và ngày đó không biết mình phải làm gì.
 
Sinh viên người Việt ở West Point khá đông, nhưng đều là Việt kiều, nữ nhiều hơn nam. Du học sinh quốc tế ở WP một năm chỉ vài ba chục bạn, vì đầu vào khó quá. Con trai cả của thủ tướng Cambodia Hun Sen cũng tốt nghiệp trường này. Bạn mà nhìn thấy cậu này, không mê thì thôi. Đẹp ngời ngời từ ngoại quan đến nhân cách, mạnh mẽ nam tính và thông tuệ, quý phái từ cốt cách đến tinh thần, một nụ cười cũng chứa sự bao dung như trời đất, thật là không có gì có thể so sánh nổi. Sự cố tranh chấp đền Preah vihear với Thái Lan, hai bên quyết không bên nào chịu nhường bên nào, thậm chí đã vang lên tiếng súng. Trước tình hình cấp bách đó, anh nhận nhiệm vụ của tổ quốc và lên đường đi đàm phán với người Thái. Và chỉ với ánh mắt ấm áp và vài câu nói sắc sảo theo phong cách West Point, bên Thái Lan phải xin lỗi và rút quân, nhường lại ngôi đền này cho quê hương Cambodia của anh…

 


Nam nhi và chí tang bồng
 
Như hôm trước có nói, học  viện West Point có một câu slogan nổi tiếng, đại ý là cứ giao cho tôi một người không phải tâm thần, tôi đều có thể đào tạo thành một công dân xuất sắc. Rõ ràng dấu ấn đào tạo rất quan trọng với người trẻ. Nếu chịu khó và có phương pháp đào tạo đúng, ngây ngô ngáo ngơ vẫn trở thành xuất sắc như thường. Giáo dục Mỹ nói chung là kỹ, vì họ đào tạo là cho nước Mỹ có thể sử dụng, không phải chỉ với mục đích xuất khẩu giáo dục như một số nước khác. Nên với sinh viên ngoại quốc, đầu vào cũng rất khó, phải vượt qua các kỳ thi như Toefl, SAT, GMAT, GRE…tuỳ theo cấp học  và ngành, còn trường nào không kiểm tra đầu vào, thì trường đó hoặc là diploma mill, hoặc hẻm ai biết tới.
 
Rèn luyện thể lực là một khoa mục rất quan trọng đối với các cadet. Khi đến thăm Học viện, bạn có thể thấy các cadet chạy vòng quanh khuôn viên trường vào bất cứ lúc nào.
 
 
Ở trước cổng của học viện là bức tượng của cố Tổng thống George Washington
 
Ở cách đó một khoảng là tượng của Tổng thống Eisenhower - người đã từng theo học tại Học viện này từ năm 1911 đến 1915.
 
 

Hầu hết các lớp học của học viện đều có sĩ số dưới 20 người. Đây là một lớp học về kinh doanh.
 
Kinh doanh là một trong những môn học chính của Học viện. Ngoài ra các học viên còn phải học các môn như Cơ khí, Ngoại ngữ, Khoa học xã hội.
 
Học viên không được phép đội mũ khi bước vào trong tòa nhà nhưng ngay khi bước ra khỏi tòa nhà họ bắt buộc phải đội mũ bất kể khi nào.
 
Phù hiệu gắn trên áo khoác của các học viên cho biết họ thuộc đơn vị nào còn năm tốt nghiệp sẽ được thêu ở ngay bên dưới. Trong ảnh là chiếc áo của một học viên sẽ tốt nghiệp vào năm 2014.
 
Tổng số học viên của Học viện là khoảng 4.400 người.
 
Nữ giới chiếm khoảng 15%.
 
Cùng với các môn học, thể thao cũng là một yêu cầu bắt buộc đối với các học viên.
 
Nhà nguyện duy nhất của Học viện được xây dựng từ năm 1910. Đây cũng là tòa nhà đẹp nhất.
 
Trong khi đang theo học tại trường, các học viên không được phép kết hôn nhưng có rất nhiều người sau khi tốt nghiệp đã quay trở lại trường và làm lễ cưới trong nhà nguyện này.
 
Nơi đây cũng có chiếc đàn organ lớn nhất thế giới.
 
Tuy nhiên, ấn tượng nhất chính là nhà ăn của Học viện nơi phục vụ các bữa ăn cho toàn bộ 4.400 người cùng lúc.
 
Trên các bàn ăn, luôn có sẵn một số đồ ăn nhẹ để phục vụ những người đang quá đói mà chưa đến giờ ăn.
 
Trước khi vào ăn, tất cả phải xếp hàng nghiêm chỉnh bên ngoài tòa nhà.
 
Và ào ạt đổ về nhà ăn.
 
Các học viên chỉ có 20 phút để hoàn thành bữa ăn của mình.
 
Và sau đó lại hối hả tỏa ra các lớp học khác ngay sau giờ ăn.
 
 
Cô gái Việt và trường West Point
 
 
Khi nhắc đến Học Viện Quân Sự West Point là nhắc đến một đại học với điều kiện nhập học khó khăn bậc nhất với tỉ lệ tuyển sinh 9%, cùng những vòng sát hạch gay gắt. Thế nhưng, trong trường hợp của Amanda Nguyễn, thì việc nhập học West Point, là do chính Học Viện Quân Sự nổi tiếng bậc nhất của Hoa Kỳ, và của cả thế giới này… đề nghị.
 
Lý do chỉ có thể vì bản thân Amanda là một người xuất sắc.

Trong số bốn thanh niên gốc Việt ưu tú vừa tốt nghiệp Học Viện Quân Sự West Point vào ngày 28 Tháng Năm vừa qua, Amanda là người có ngạch cao nhất: cô là thủ quân của đội Softball của trường, và trong năm học cuối cùng, đã đạt được thành tích cá nhân đáng ghi nhận như: chơi nhiều trận đấu nhất, at bat nhiều nhất, hit (quất trúng) nhiều nhất và ghi điểm nhiều nhất…

 


Lọt mắt xanh của West Point

Năm nay 22 tuổi, Amanda sinh ra và lớn lên ở Houston, Texas, là trưởng nữ của một gia đình người Việt tị nạn hiện đang sống ở tiểu bang này.
 
Cha cô, ông Nguyễn Ngọc Vinh kể rằng hồi còn nhỏ, Amanda “rất chăm học, và rất thích thể thao.” Ngay từ khi ở những lớp 6,7,8, Amanda đã chơi nhiều môn thể thao của trường như bóng rổ, bóng chuyền, điền kinh. v.v… Thêm vào đó, Amanda còn chơi Softball cho Hội tuyển trong vùng.
 
Lên trung học, ngoài những môn học thường xuyên, Amanda tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng: cô là Tổng thư ký của Hội Latin, là Phó chủ tịch hội ‘Debate’ (tranh luận) của trường, vì thế chỉ còn đủ thì giờ chơi hai môn thể thao mê thích nhất là bóng chuyền và ‘Softball’ (một loại Baseball) cho trường J. Frank Dobie Highschool ở Houston, Texas.
 
Là một thiếu nữ có tinh thần kỷ luật cao, lại chịu khó luyện tập, vào năm lớp 12, Amanda được bầu là tuyển thủ giỏi nhất của tiểu bang Texas trong vị trí ‘second base’. Thành tích chơi Softball xuất sắc này khiến Amanda được một số trường Đại học theo dõi, và muốn tuyển vào chơi cho trường của họ, từ hồi còn học lớp 10.
 
Ông Vinh cho biết để giúp con chọn một trường đại học thích hợp, ông đã cùng vợ đưa Amanda dến thăm viếng một vài trường đại học ở Colorado, Louisiana và Texas, nhưng Amanda chưa chấm trường nào. Vào giữa niên học lớp 12, gia đình của Amanda bất ngờ nhận được điện thoại của bà Michelle Depolo, head coach đội Softball của Học Viện Quân Sự West Point. Bà Depolo cho biết khi đến quan sát các trận đấu Softball tại Houston, bà đã để ý đến Amanda, rồi khi xem xét điểm học và thành tích lãnh đạo của cô, “thấy vừa ý quá,” nên muốn tuyển mộ Amanda vào West Point chơi cho đội của trường.
 
Kể lại thời gian này bằng một giọng nói nhỏ nhẹ, đầy nữ tính, Amanda tâm sự rằng từ trước đến giờ cô “không hề nghĩ đến việc gia nhập quân đội,” và cũng chưa nghe đến West Point, nên rất phân vân e ngại, trước lời mời đến thăm khuôn viên đại học. Amanda hỏi ý kiến mẹ. Mẹ Amanda bảo hỏi bố. Bố Amanda, ông Vinh, thì thú nhận cũng chẳng có kinh nghiệm quân sự, “không biết nghĩ sao,” nên mang sự việc hỏi ông nội của Amanda.
 
Ông nội của Amanda trước đây là một công chức tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia hành Chánh Việt Nam. Vì sống trong một nước chiến tranh nên ông phải theo học khóa quân sự đặc biệt tại Trường Đồng Đế Nha Trang, vì thế, tuy là dân hành chánh nhưng khi mãn khóa, ông lại là ‘Đồng Thủ Khoa khóa III Sĩ Quan Hiện dịch (1962) dưới thời Tướng Đỗ Cao Trí làm Chỉ Huy Trưởng. Định mệnh hình như đã an bài khi vừa nghe đến tên trường West Point, thì ông nội của Amanda reo lên và nói ngay “cháu không nên bỏ lỡ cơ hội tốt này.”
 
Thế là vào tháng Giêng năm 2010, Amanda cùng cha mẹ đến thăm West Point. Tại đây, họ được bà head coach Depolo đích thân tiếp đón. Bà Depolo nói ngay: “Ông Bà vui lòng đợi một chút, chúng tôi có một ngạc nhiên bất ngờ.”
 
Ngạc nhiên bất ngờ là lá thư “chấp nhận” Amanda vào Học Viện Quân Sự West Point, với hai điều kiện: Phải đậu cuộc khám nghiệm sức khỏe và phải có giấy giới thiệu của một thượng nghị sĩ hay dân biểu đại diện nơi Amanda cư ngụ.
 
Sau 3 ngày ở lại West Point, chăm chú quan sát sinh hoạt của trường và nơi tập luyện thể thao, tiếp xúc với một số người, Amanda nghiêm chỉnh nói với cha mẹ: “Con không muốn đi thăm trường nào khác nữa vì trường này coi trọng kỷ luật nên con muốn theo học và chơi Softball ở đây.”
 
Sức mạnh đến từ ý chí
 
Khi biết con đã quyết định, ông Vinh và vợ vừa mừng vui, vừa lo ngại. Ông kể:
 
“Chúng tôi nửa mừng, nửa lo, mừng vì con đã tỏ ra biết suy nghĩ và chọn cho mình một trường tốt, lo vì thương nó là một thiếu nữ, liệu rồi có đủ sức theo kịp đồng đội không.”
 
Ngày 28 tháng Sáu, năm 2010, khi bạn bè cùng trang lứa đang bắt đầu nghỉ hè, thì Amanda từ giã gia đình, lên đường trình diện West Point, bắt đầu 6 tuần lễ huấn nhục! 
Là cô con gái đầu lòng, Amanda từ nhỏ đã được cha mẹ đặt cho nhiều trách nhiệm, lại tự có tinh thần kỷ luật vì muốn xuất sắc trong môn thể thao mình ưa thích, nên thoạt đầu Amanda nghĩ rằng việc huấn nhục với mình chắc cũng “không đến nỗi nào.” Thế nhưng cô đã lầm.
“Thời gian đầu nhớ nhà không thể nào chịu nổi.” Cô tâm sự là lúc nản lòng nhất đã tự hỏi không biết mình có quyết định đúng chưa. 
 
“Từ trước đến giờ em sống trong một đại gia đình, mỗi cuối tuần luôn luôn có cô cậu đến nhà thăm ông thăm bà nội, các em quấn quýt chung quanh, rồi đùng một cái không còn có người thân nào bên cạnh.” Amanda kể lại.
 
Nhớ nhà thì gọi phôn cũng đỡ đi cảm giác bị cách biệt, nhưng trong thời gian huấn nhục, trường không cho các sinh viên sĩ quan được dùng điện thoại. Nỗi buồn xa nhà đôi khi làm Amanda hết sức bối rối.
 
Ông Vinh kể: “Một trong những lá thư của Amanda trong thời gian huấn nhục tỏ lộ sự chán nản: ‘Tại sao mình lại phải một mình ở đây?’ Đọc thư đau lòng, chúng tôi chỉ biết khuyên con hãy ráng tròn bổn phận từng giờ, từng buổi, đừng quá lo nghĩ đến những chuyện ngày mai.”
 


Nếu bố mẹ khuyên nên cố gắng từng giờ từng buổi, thì cố vấn của trường khuyên cô phải tập trung tư tưởng để vượt qua từng bữa ăn một, và nếu buồn quá thì nói chuyện với những người bạn cùng hoàn cảnh. Amanda nguôi ngoai dần khi thấy bạn bè cũng buồn vì nhớ nhà như mình.
 
Ngoài nỗi nhớ nhà, là một phụ nữ theo học chương trình huấn luyện quân sự cô có thêm những khó khăn riêng. 
 
Amanda tâm sự: “Có người cho rằng quân trường không phải là nơi thích hợp cho phái nữ. Người khác nhìn em với những ánh mắt ái ngại rằng làm sao một cô gái nhỏ bé có thể chịu nổi những khó nhọc mà cả những thanh niên lực lưỡng cũng phải… ngán.” 
 
Trong quá trình huấn luyện, West Point, cũng như bất cứ Học Viện Quân Sự nào khác, đều không phân biệt nam nữ, tất cả đều cùng phải theo chung một chương trình luyện tập. Amanda kể:

“Em chỉ cao 5’2” nặng 110 pounds nhưng vẫn phải chạy bộ 14 miles với backpack nặng 30 lbs giống y như những chàng trai lực lưỡng cao hơn 6′.”
 
Trả lời câu hỏi làm sao thể chất của đàn bà có thể theo nổi chương trình huấn luyện cho dành cho nam quân nhân Hoa Kỳ, Amanda giải thích:
 
“Tất cả tùy thuộc vào tinh thần, vào sự quyết tâm. Thật ra chúng ta mạnh mẽ hơn mình nghĩ nhiều. Có nhiều nam sinh viên không chịu nổi khóa huấn luyện, và cũng có những phụ nữ rất xuất sắc. Sức mạnh đến từ một ý chí mạnh mẽ. ”
 
Không chỉ là tác chiến
 
Đầu tháng Bảy này, tân Thiếu Úy Amanda Nguyễn sẽ đến Fort Jackson, South Carolina để được huấn luyện 4 tháng trước khi đến phục vụ ở căn cứ Fort Bragg, North Carolina. Dù được huấn luyện để sẵn sàng tác chiến, nhưng ở Fort Bragg cô sẽ làm việc hành chánh tại phòng quản trị nhân lực (human resources).
 
Theo học ngành khoa học môi sinh (environmental science), Amanda chú trọng đến một vai trò khác  của quân đội Hoa Kỳ. Cô giải thích rằng gia nhập quân đội không nhất thiết là luôn luôn phải tác chiến. Ngay cả khi được điều động đi phục vụ ở một nước khác, vai trò của quân đội Mỹ không hẳn phải là để tham gia trận chiến, mà là để huấn luyện, để giúp những nước này đào tạo được một quân đội hùng mạnh hơn để tự bảo vệ đất nước họ.
 
“Chẳng hạn quân đội Mỹ hiện đang có những đội ngũ tìm cách phát triển nước trong (clear water) cho một số quốc gia, lại có những đội ngũ giúp quốc gia khác đối phó với ô nhiễm môi sinh. Trách nhiệm của quân đội là bảo vệ, bảo vệ mạng sống và cả những điều kiện liên quan đến mạng sống.”
 
Được hỏi nếu không chơi soft ball, và nếu phải làm lại từ đầu, cô có muốn nộp đơn vào học ở Học Viện Quân Sự West Point không, Amanda khẳng định: “Có chứ! Không thể đổi kinh nghiệm ở West Point với bất cứ gì khác trên đời.”
 
Rồi Amanda giải thích:
 
“Ở đấy em được chen vai thích cánh với những lãnh đạo hàng đầu của Mỹ, hiểu nhiều hơn về quân đội Hoa Kỳ, và thấm thía thế nào là tình đồng đội. Em nhớ vào năm thứ nhất, khi tin Osama Bin Ladin bị giết được loan đi, mọi người trong tất cả mọi lớp học túa ra ngoài, cả trường reo vang, người trèo lên cây, người la hét, sinh viên thứ nhất ôm chầm lấy sinh viên sắp ra trường, tất cả cùng một mục đích chung, cùng một sứ mệnh, cùng phụng vụ dưới một mầu cờ.”
 
Về dự tính tương lai, Amanda cho biết cô không có mộng làm một vị tướng trong quân đội, nhưng nói rằng dù có làm gì sau này, thì những điều đã học được ở West Point như rèn luyện ý chí, tinh thần phục vụ và trách nhiệm với quê hương sẽ là hành trang cô mang theo suốt đời.
 

Alice dupond goi

__._,_.___