CÓ 7 PHÁP BỐ THÍ KHÔNG TỐN TIỀN; CÒN CÓ LỢI
Đại Lão hòa thượng dạy 7 cách bố thí không tốn một đồng lại được may mắn cả đời
Có một câu chuyện kể về cuộc đối thoại giữa một vị lão hòa thượng và một người dân thường như thế này:
Một ngày nọ, có một người đàn ông chạy đến trước mặt vị lão hòa thượng. Anh ta vừa khóc vừa kể lể: “Thưa ngài, vì sao con làm việc gì cũng đều không thành công?”
Lão hòa thượng trả lời anh ta rằng: “Điều này là bởi vì ngươi không học được bố thí!” (Bố thí ở đây được hiểu là cho, quyên tặng, thực hành…)
Người đàn ông lại nói: “Nhưng con chỉ là một người nghèo đói thôi ạ!”
Lão hòa thượng nghe xong lại nói với anh ta rằng: “Cũng không phải là như vậy! Một người cho dù là không có tiền cũng vẫn có thể cho người khác 7 thứ:
1. Bố thí PHÁP: từ các vị Pháp Sư giỏi; có học nhiều về Phật-Pháp thông suốt về:VĂN: TƯ: TU nhờ đọc nhiều sách; diễn nói khôn khéo; chẳng những được thính chúng ngợi khen; quí mến, được nhiều benefits từ sự dâng cúng của các Phật Tử hâm mộ: điển hình là T.T Thích Pháp Hoà (trụ trì Trúc Lâm và Tây Thiên. Hay T.T Thích Chơn Tính: Viện chủ Chùa Hoằng Pháp tại Hốc Môn/Việt Nam.
2. Bố thí bằng lời nói: Người có thể cho người khác những lời cổ vũ khích lệ, lời an ủi, lời khen ngợi, lời khiêm tốn và lời nói ấm áp; mời mọc họ về Chùa; Tịnh Xá nghe Pháp.
3. Bố thí bằng tấm lòng: Hãy mở rộng tấm lòng và đối xử chân thành với người khác như nhường chỗ ngồi; vui vẻ mời chào.
4. Bố thí bằng ánh mắt: đôi mắt là cữa sổ của Tâm; Hồn; nếu người tu sĩ hay cư sĩ Phật Tử dùng mắt của mình chào đón người khác như khách mời, và dùng ánh mắt mình nhìn họ như thân thuộc mình để mời chào họ về với Phật Pháp.
5. Bố thí bằng hành động: Dùng hành động giúp người; khuyên người; hay quét dọn nhặt rác; mẻ chai để cho người đi không bị trở ngại đó là giúp đỡ người khác trở về với Phật Pháp.
6. Bố thí bằng chỗ ngồi: Khi đi xe; thuyền,hay trong chỗ ngồi trong chùa có thể đem chỗ ngồi của mình tặng cho người khác; không nên tranh giành chỗ này là của tôi; người biết nhường chỗ; là người có tâm hồn cúng dường cao thượng.
7. Bố thì bằng nơi ở: Chùa là nơi gác trọ cho chúng sanh đến trạm trú; Phật là y vương Sư có thể chữa bệnh cho chúng sanh vơi nỗi khổ...”; nên các bậc tu hành luôn luôn mở lòng bi-mẫn cho chúng sanh như Phật đã mở.
Kết luận: Ngài lão hòa thượng lại nói: “Vô luận là ai, chỉ cần dưỡng thành 7 thói quen này thì vận may sẽ đến với người đó “như hình với bóng!”“bố thí của Phật giáo là Đức Phật chỉ cho chúng sanh biết gieo trồng vào ruộng phước trong bình bát của Chư Tăng là những hạt giống lành được phát triển nơi các vị từ phàm Tăng tiến lên Thánh Tăng đều là những hạt giống tốt như: cúng dường cho một phàm Tăng không được phước nhiều như một Tăng mới phát tâm tu. cúng dường cho một Tăng mới tu; không bằng cúng dường cho vị Tăng đã tu nhiều kinh nghiệm trong Chùa. Cúng dường cho vị tu lâu trong Chùa; không bằng cúng dường cho vị Thánh Tăng chứng quả A-La-Hán (bặc bất thoái chuyển). Muốn có được như thế có thêm phước báu không bị sinh vào cảnh nghèo khó; người Phật tử biết và tu hành nguyện của Ngài Phổ Hiền Bồ-Tát trong mười đại nguyện:
1/Nhất giả : Lễ;Kính Chư Phật; vì Phật là đấng có đủ phước trí vẹn toàn.
2/ Nhì giả xưng tán Như-Lai: vì Phật là Như-Lai là bặc bất thoái chuyển...Tâm ta cũng thế.
3/Tam giả: quản tu cúng dường:cúng dường Như-Lai và chúng sanh đều có lợi.
4/Tứ giả: sám hối nghiệp chướng; người Phật Tử biết sám-hối là đi vào con đường tu hành.
5/Ngũ giả: tùy hỷ công đức là người Phật tử phải biết tùy hỷ; không nên đố kỵ ;hay ganh tị.
6/Lục giả: thỉnh chuyển Pháp Luân: người Phật Tử phải thỉnh Tăng chuyển Pháp để Pháp được luân chuyển; không bị tồn đọng...mà phải luôn luôn luân chuyển.
7/Thất giả: thỉnh Phật trụ thế: luôn luôn thỉnh Phật luôn luôn có mặt trên cõi đời này để cho chúng sanh được an; được tồn; vơi đi nỗi khổ.
8/Bát giả : Thường tùy Phật học: tùy phương tiện mà học Phật Pháp
9/Cửu giả: Hằng thuận chúng sanh: người tu sĩ cũng như người Phật Tử luôn luôn hằng thuận được chúng sanh; khiến chúng sanh bỏ ác; làm lành.
10/ Thập giả : Phổ giai hồi hướng: điều cuối cùng là cầu cho tất cả chúng sanh trở về với tánh "không" của Phậtđó là điều hồi hướng cùng quay về " NHẤT NGUYÊN ".