Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 

Con nợ Việt Nam và con nợ  Campuchia

 


Con nợ Việt Nam

Vào năm 1977 Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng đã nổi trận lôi đình khi nghe Mỹ nhắc cho ông Thừ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN Nguyễn Cơ Thạch về món nợ của Nguyễn Văn Thiệu, bởi vì Lê Duẩn nắm trong tay tờ giấy nợ của Nixon ký ngày 1-2-1973.  Trong đó Nixon cam kết sẽ chung cho Hà Nội 3,25 tỉ USD tiền bồi thường chiến tranh và 1,5 tỉ cho bước đầu viện trợ phát triển kinh tế cho Bắc Việt. Nhưng rốt cuộc thì chính phủ Mỹ đã xù tờ giấy nợ đó.

*( Sau này toàn văn tờ giấy nợ này được đọc trên đài phát thanh Hà Nội tháng 10 năm 1988 và in thành sách năm 1998 với tựa đề :  “Lưu Văn Lợi, Các Cuộc Thương Lượng Của Lê Đức Thọ & Kissinger tại Paris” ).

Để trả lời cho lời đòi nợ của Lê Duẩn, Quốc hội Mỹ cho biết đó là một cam kết riêng của Nixon nhưng cam kết như vậy là trái với luật pháp Mỹ.  Quốc hội Mỹ chỉ biết có Hiệp định Paris, nhưng theo Hiệp định đó thì Mỹ chỉ “hứa sẽ đóng góp tái thiết Bắc Việt theo như truyền thống nhân đạo của Mỹ”.  Và rồi chính Hà Nội đã xé bỏ Hiệp định Paris khi xua quân đánh chiếm Miền Nam thì Mỹ không còn lý do gì phải giữ lời hứa đã ghi trong Hiệp định Paris.

Theo hồi ký của thứ trường Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ thì phải mất 4 năm sau Lê Duẩn mới chấp nhận chuyện không đòi món nợ của Nixon, coi như Mỹ đã giao Miền Nam cho Hà Nội thay vì giao viện trợ như đã ký giấy…!  Nhưng thật trớ trêu, sau khi Lê Duẩn chấp nhận không đòi 4,75 tỉ như đã cam kết thì chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan lại quay ngược trở lại đòi Lê Duẩn phải trả món nợ chiến phí mà VNCH đã vay của Mỹ.  Cánh cửa nối lại bang giao giữa Mỹ và CSVN bị đóng sập trở lại cho tới khi Liên Xô sụp đổ.

Trước khi sụp đổ thì kinh tế Liên Xô hoàn toàn kiệt quệ vì bị sa lầy với chiến tranh Afganistan và vì phải bao giàn viện trợ kinh tế cho các nước mới theo cọng sản như Lào, Cam Bốt, Somalia, Angola, Ethiopia và ngay cả Nicaragoa… Tất cả đều là những nước cực nghèo cho nên sau chiến thắng của phe Cọng sản tại Việt Nam thì càng nhiều nước nghèo chạy theo Cọng sản khiến cho kinh tế của Liên Xô kiệt quệ và dẫn tới phá sản.

Rồi vì suy kiệt kinh tế mà năm 1987 Liên Xô buộc phải ngưng viện trợ kinh tế cho CSVN.  Ngay tức khắc Việt Nam và Campuchia rơi vào tình trạng đói kém trầm trọng, dân chúng Việt Nam nhà nhà ăn cơm độn, người người ăn đói.  Buộc lòng CSVN phải cắp rổ chạy quàng đi vay hàng xóm nhưng ông hàng xóm chỉ tặng cho 4 tốt với 16 chữ vàng chứ không có gì hơn bởi vì chính bản thân của ông ta cũng đang là con nợ của Mỹ.

Sau khi đi Bắc Kinh trở về mà trên tay vỏn vẹn có 4 tốt và 16 chữ vàng nên Nguyễn Văn Linh và BCT/CSVN ủy quyền cho Võ Văn Kiệt cắp rổ đi vay “kẻ thua cuộc” trong chiến tranh Việt Nam là đế quốc Mỹ.  Nhưng điều kiện tiên quyết của kẻ thua cuộc là bắt CSVN phải nhận số nợ mà Nguyễn Văn Thiệu đã vay của Mỹ.

Quyển sổ nợ của Nguyễn Văn Thiệu không phải là quyển sổ dõm do Mỹ ngụy tạo ra sau này, mà nó được lưu giữ một cách trân trọng trong nhà riêng của ông Nguyễn Xuân Oánh, cựu phó thủ tướng của Việt Nam Cọng Hòa, một chuyên gia kinh tế của Mỹ, được Mỹ đưa về để lèo lái kinh tế VNCH từ năm 1963 và gài ở lại Việt Nam sau năm 1975.

Thế cố cùng, CSVN phải cử ông Nguyễn Xuân Oánh sang Paris để đàm phán; chấp nhận CSVN sẽ thanh toán số nợ mà Nguyễn Văn Thiệu đã nợ Mỹ.  Để đổi lại Mỹ sẽ cho CSVN hoãn trả nợ cũ và cho vay 2 tỉ nợ mới để xóa đói giảm nghèo, sau đó là vay để phát triển kinh tế.

Dĩ nhiên là sau khi thương lượng xong thì Mỹ và CSVN thỏa thuận cùng nhau giấu nhẹm chuyện nhận trả nợ của Nguyễn Văn Thiệu để giữ thể diện cho lãnh đạo CSVN đối với dân chúng.  Trong khi sách vở và báo chí quốc tế coi chuyện này là chuyện bình thường không có gì ghê gớm.  Không riêng đối với CSVN, mà đối với các nước con nợ khác cũng vậy.

Quyển sổ nợ cũng là món nợ đời của CSVN

Giờ đây có nhiều người Việt Nam hoan nghênh ông Hun Sen đã từ chối món nợ của Lon Nol, một món nợ phi lý.  Nhiều người khác đã hoan nghênh nghĩa cử của ông Tập Cận Bình khi ông ta tuyên bố sẽ xóa nợ 90 triệu USD cho Campuchia trong chuyến thăm viếng Pnom Penh trong tháng 10 vừa qua.

Và cũng không ít người chê bai CSVN đã không làm được như Hun Sen.  Rốt cuộc công lao đánh Mỹ cứu nước trong 15 năm của CSVN cuối cùng trở thành muối mặt cầu cứu đế quốc Mỹ.  Giờ đây CSVN hoàn toàn bị lệ thuộc vào ông chủ nợ Mỹ.  Sự lệ thuộc này đã được một điệp viên kinh tế Mỹ viết sách kể lại như sau :

“Chúng tôi là một nhóm người ưu tú, những người tận dụng tối đa các tổ chức tài chính quốc tế để khiến các quốc gia khác phải phụ thuộc vào chế độ tập đoàn trị đang điều khiển các tập đoàn lớn nhất, chính phủ và các ngân hàng của chúng tôi. Chẳng khác nào Mafia, các EHM ( Điệp viên kinh tế, thường gọi là “Sát thủ kinh tế” ) ban ân huệ. 

Những ân huệ này tồn tại dưới hình thức các khoản vay để phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy điện, đường cao tốc, bến cảng, sân bay, các khu công nghiệp. Một điều kiện cho những khoản vay như thế là các công ty xây dựng của nước chúng tôi phải được đảm nhiệm công việc xây dựng tất cả các dự án này. 

… Nếu một EHM hoàn toàn thành công, thì chỉ sau vài năm các khoản vay sẽ là quá lớn tới mức mà các nước mắc nợ buộc phải tuyên bố vỡ nợ.

Khi điều này xảy ra, thì giống như tổ chức Mafia, chúng tôi sẽ đòi nợ. Việc đòi nợ này thường kèm theo một hoặc nhiều yêu cầu sau: kiểm soát những lá phiếu của Liên Hợp Quốc, thiết lập các căn cứ quân sự hoặc khai thác các nguồn tài nguyên quý giá như dầu hay kênh đào Panama. Tất nhiên, nước mắc nợ sẽ vẫn nợ chúng tôi tiền…”. 

( John Perkins, “Confessions of an Economic Hit Man”.  Bản dịch của Lê Đồng Tâm, Nhà xuất bản Thông tin Văn hóa, phát hành năm 2007).

Lẽ ra trên phương diện ngoại giao quốc tế thì ông Trump phải có hành động đẹp hơn ông Tập Cận Bình mới phải. Nhưng đối với ông Trump thì chuyện màu mè đó không phải là việc của con buôn.  Đối với con buôn thì chỉ có cho vay và trả nợ, không thiếu một xu, một cắc; và ngày trả nợ thì không quá một ngày.  Chẳng những không xóa nợ, ông Trump còn bắt ông Đại sứ Mỹ phải lên tiếng đòi nợ, đòi công khai qua cuộc họp báo.

Không phải đột nhiên ông Trump muốn đòi món nợ cách đây 42 năm.  Nhưng ông muốn bày tỏ quan điểm chính trị của ông đối với Việt Nam và Campuchia.  Ông không chấp nhận chuyện các nước này luôn luôn cầu cứu Mỹ về kinh tế nhưng hành động ngoại giao thì luôn luôn đứng về phía Trung Cọng.  Ông cho như vậy là léo lận, không thẳng thắn.

Các thời Tổng thống Mỹ trước đây thì quyển sổ nợ của Việt Nam và Campuchia cũng như thỏa thuận trả nợ thay cho Nguyễn Văn Thiệu của CSVN chỉ được hiểu ngầm trong giới chính trị.  Còn đối với dân chúng Việt Nam thì đó là bí mật kinh tế quốc gia. Và đối với dư luận bình dân hải ngoại thì đây là một chuyện hoang đường.

Giờ đây dưới thời của Donald Trump thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có quyền công khai hóa con số nợ của nhà nước CSVN;  nhưng vấn đề là ông ta có dám hay không? Có lẽ không dám bởi vì tình thế vay nợ mới để trả nợ cũ đang bối rối lắm rồi.  Hiện nay ông ta đang bán tống bán tháo những gì có thể bán được.  Nhưng ông ta càng bán gấp thì người ta càng hiểu rằng ông đang sắp sửa chạy làng tới nơi.

Con nợ Campuchia

Ngày 06-2-2017 Đại sứ Mỹ tại Campuchia đã mở cuộc họp báo tuyên bố Campuchia nên tìm cách thanh toán cho Mỹ khoản nợ 500 triệu USD mà chính quyền Lon Nol đã vay trước 1975.  Món nợ này đã được Thủ tướng Campuchia Hun Sen lên tiếng yêu cầu được xóa bỏ sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ.

Từ trước đến nay Thủ tướng Hun Sen không công nhận món nợ của Lon Nol vì ông không xem chính quyền Lon Nol là hợp pháp.  Cho nên số nợ khởi đầu từ năm 1975 là 274 triệu đô la nay đã đẻ lãi con thành 500 triệu USD. Tuy nhiên cũng giống như Việt Nam, Lon Nol đã vay tiền xóa đói giảm nghèo của Quỹ tiền tệ Quốc tế ( IMF ) và vay tiền phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế Giới ( Wold Bank ).  Nhưng những ông chủ của IMF và Wold Bank lại là những ngân hàng Mỹ.

Trong thời Tổng thống Oabama trở về trước thì các ngân hàng Mỹ vẫn coi quyển sổ nợ của Campuchia là vốn liếng mà họ cần phải thu hồi lại sau khi họ đã cho Lon Nol vay. Cho nên giờ đây chính quyền Campuchia muốn đại diện cho nước Campuchia giao dịch với Thế giới thì phải nhận thanh toán tất cả công nợ mà quốc gia Campuchia đã mượn của quốc tế.

Hiện nay các ngân hàng Mỹ đã thuận cho chính phủ Campuchia trả góp vừa vốn vừa lãi trong vòng 40 năm (!).  Thời gian 40 năm cho một món nợ 500 triệu đô chứng tỏ là một gánh nặng mà nhân dân Campuchia phải còng lưng trong 40 năm mới trả nổi.  Rốt cuộc Mỹ đã bỏ ra 1 đồng thì Mỹ phải thu lại đủ 1 đồng cọng với lãi mẹ đẻ lãi con không thiếu một xu.

Không phải chỉ đối với Campuchia, mà đối với CSVN cũng vậy, sau 1975 Mỹ vẫn giữ quyển sổ nợ của Nguyễn Văn Thiệu và bắt buộc chính quyền CSVN  phải thanh toán nếu muốn thay thế chính phủ Nguyễn Văn Thiệu quản lý đất nước Việt Nam.  Dĩ nhiên với món nợ của VNCH thì nhân dân Việt Nam phải còng lưng hằng trăm năm chứ không phải 40 năm.

BÙI ANH TRINH

 

Người Khmer ở Việt Nam và người Việt ở Campuchia

Kim Văn Chính

01/9/2023

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/1.jpeg

 

Nhà bè ở Châu Đốc do người Việt làm ăn ở Campuchia lâu năm phát triển thành văn hóa nhà bè. Ảnh: FB tác giả 

Nhân có chuyện cũng không nhỏ chút nào: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng phản đối người của Tổ chức “Kampuchia Khmer Krom” vu cáo bịa đặt về tình hình người Khmer ở Việt Nam, tôi xin có mấy điều trao đổi.

1. Người Khmer ở Việt Nam là một cộng đồng dân tộc ít người lớn thứ hai (chỉ sau người Hoa), hiện có khoảng 1,3 triệu người với gần 400 nghìn hộ dân, sống tập trung ở Đồng bằng Tây Nam bộ, đặc biệt là ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu. Các vùng khác (từ Đông Nam bộ trở ra), người Khmer rất ít, mặc dù mới khoảng ba thế kỷ trước, họ chiếm đa số như ở vùng Vũng Tàu, Bà Rịa, Sài Gòn, Đồng Nai.

– Người Khmer ở Tây Nam bộ (Việt Nam) có nền văn hóa riêng, đặc trưng cho dân tộc Khmer. Người Khmer ở Việt Nam có từ thời xa xưa… và họ chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong suốt nhiều thế kỷ thời Thủy Chân Lạp cho đến khi người Hoa, người Việt (Kinh) tràn xuống định cư và dần dần cắm cả bờ cõi quốc gia như hiện nay (có sự tham gia rất quyết định của thực dân Pháp).

– Trước đây (trước thế kỷ 19), người Khmer là dân tộc chính ở Tây Nam bộ, họ là dân định cư lâu đời (bản địa) gần như là duy nhất còn lại trên đất Nam bộ ngày nay. Họ được gọi là Khmer Krom (Khmer sống ở vùng sông nước hung dữ sát bờ biển) để phân biệt với người Khmer ở phía trên đất cao hơn và ổn định hơn gọi là Thổ Chân Lạp.

Đến thời Nhà Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, khi đó Chân Lạp (Campuchia ngày nay) bị Đế quốc Xiêm (Thái Lan o ép), nhà vua Chetta II của Chân Lạp cầu viện sự giúp đỡ của Chúa Nguyễn (đàng trong). Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (từ 1613), nhân cơ hội này đã có những quyết định rất có ý nghĩa đối với quốc gia sau này:

1/ Giúp vua Chetta xây kinh đô Chân Lạp ở Oudong (gần Phnom Penh ngày nay) và chống đỡ quân Xiêm thành công;

2/ Gả con gái là công chúa Ngọc Vạn, lấy vua thành hoàng hậu được sủng ái ở Chân Lạp.

Dưới sự khôn khéo và giỏi giang của Ngọc Vạn, rất nhiều người Việt được bổ nhiệm chức vụ lớn trong triều đình Chân Lạp. Đồng thời, nhà vua Chân Lạp đồng ý “giao” nhiều khu đất, địa danh như Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu… cho người Việt quản lý hộ, dần dần trở thành đất Việt Nam (khi người Hoa và người Việt đến định cư ngày càng đông, áp đảo cả người Khmer bản địa). Bản đồ của Việt Nam cứ mở rộng dần…

– Người Khmer có những đặc điểm dân tộc rất khác với người Việt (kinh), một số đặc điểm dẫn đến đối chọi xung khắc. Nói chung Khmer là người hiền lành, chân thật, khỏe mạnh (thể lực), nhưng IQ thấp hơn (kém lanh lợi hơn Việt), hay mặc cảm tự ti. Do vậy, quá trình hàng mấy thế kỷ cọ sát giữa người Khmer bản địa với người Việt mới đến định cư, là quá trình người Việt xâm lấn dần đất của người Khmer. Kết quả là người Khmer chán ghét sống cạnh hoặc gần người Việt luôn khôn ngoan, láu cá, họ bỏ đất (bán đất) các vùng mà người Việt đến ở, rút dần về các vùng đất đẹp hơn cho canh tác (cao ráo hơn – thường gọi là GIỒNG), quây tụ thành phum sóc theo văn hóa Khmer.

Kết quả hiện nay là, rất nhiều người Khmer Krom đã rút về vùng bên kia biên giới (Takeo, Kampot, Sweirieng…), còn lại họ trụ ở các vùng đất cao, thuận lợi canh tác lúa ở Tây Nam bộ như hiện nay.

– Người Khmer xây dựng làng mạc (phum, sóc ) theo văn hóa của họ: nhà sàn, chùa chiền Khmer rất đặc trưng (Người Việt hầu như chưa xây được ngôi chùa nào đáng kể về văn hóa ở vùng này).

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/3.jpeg

 

Chùa Khmer tại miền Tây. Ảnh: FB tác giả 

– Vùng Tây Nam bộ còn có người Hoa (Minh Hương) rất nhiều và quan trọng. Họ là người đến định cư trước cả người Việt (Khi các đạo quân Minh Hương chán ghét nhà Thanh, bỏ quê di cư xuống phía Nam, được các Chúa Nguyễn chấp nhận cho phép cư trú và đề cao công lao khai phá đất hoang và thiết lập văn minh buôn bán, sản xuất của họ…).

Ban đầu, người Việt chỉ là giống người có vị trí thứ ba thôi (sau người Khmer bản địa và người Hoa bản lĩnh, và quyết tâm xây dựng quê mới). Nhưng dần dần, luồng di cư từ Bắc, Trung ngày càng đông, hệ thống quan lại do người Việt bổ nhiệm (trừ vùng Hà Tiên do dòng họ Mạc Cửu), đất Nam bộ ngày càng được “thuần hóa”, trở nên trù phú… cộng chính sách rất khôn ngoan của Chúa Nguyễn, sau là Nhà Nguyễn… đất Tây Nam Bộ trở thành đất Việt Nam do người Việt là dân tộc chính từ hồi nào không rõ…

Người Khmer trở thành dân tộc ít người (trừ một số vùng họ sống rất tập trung…). Người Hoa thì bị địa phương hóa rất mạnh (giống như các đợt di cư trước của người Trung Quốc xuống đất Việt), nhiều dòng họ, nhóm người Hoa sau vài thế hệ, biến thành người Việt, hoặc lai tạo, không còn nói tiếng Hoa được nữa…

2. Người Việt di cư sang Khmer (nay là Campuchia) rất nhiều, hàng vài triệu người. Sau những biến cố lúc được khuyến khích, trọng vọng, lúc lại bị phân biệt đối xử, đàn áp, diệt chủng… nay vẫn còn rất đông ở Campuchia. Thân phận nhiều nhóm cộng đồng gốc Việt hiện nay rất khổ, mà chưa có biện pháp, chính sách hiệu quả.

– Người Khmer Krom (tức người Việt Nam là dân tộc Khmer) cũng di cư mạnh sang Campuchia định cư. Họ sang Campuchia dễ kiếm sống hơn, cơ hội việc làm với các nghề tự do như cắt tóc, gội đầu, sửa xe, chạy xe khách, xe ôm, cơ khí sửa chữa… dễ hơn ở Nam bộ rất nhiều. Ngược lại, ta khó tìm ra người Khmer (Campuchia) nào di cư sang Việt Nam kiếm sống (trừ gần đây có nhiều phụ nữ Khmer sang lấy chồng người Việt ở miền Tây do gái miền Tây có xu hướng đi lấy chồng Hàn, Đài rất nhiều).

– Người Hoa thời chạy di tản ai mà vẫn giữ quốc tịch, văn hóa thì chạy di tản rất nhiều. Những người ở lại có xu hướng Việt hóa.

3. Chính sách dân tộc của Việt nam (đối với người Khmer) là một chính sách lớn, rất quan trọng và được hoạch định, thực thi cẩn trọng. Nhưng đôi khi, thực tế cũng lộ ra những sai sót, gây nên những vấn đề, xung đột, kiểu như hiện nay, đến mức Bộ Ngoại giao phải lên tiếng thanh minh với Thế giới.

Bùi Anh Trinh 
10/2/2017

_____________

Đỗ Hứng gởi