Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Con trâu

Năm Sửu nói chuyện trâu







***



Nội dung

Phần 1

Hình tượng khoa học của trâu

[Khoa học tự nhiên]

o0o

1. Họ Trâu bò - Phân họ Trâu bò – Trâu.
             
1) Họ Trâu bò      2) Phân họ Trâu bò      3) Loài Trâu.

2.  Trâu rừng châu Phi.
                
1) Mô tả             2) Phân loài

3. Trâu rừng châu Á.

4. Trâu thuần hóa.(trích 36 loài)

5. Trâu Việt Nam.
                
1) Trâu nội – Trâu Langbiang – Trâu ngố.
                
2) Trâu dị sừng.

6. Giá trị cống hiến của trâu cho người.

6.1. Giá trị thông thường của trâu.

1) Da trâu          2) Sừng trâu         3) Phân trâu
                 4) Sữa trâu                 5) Thịt trâu.

6.2. Giá trị y học của trâu.
                
1) Trâu và dinh dưỡng          2) Trâu và vaccine
3) Trâu và dược liệu: 
- Ngưu hoàng      - Ngưu xỉ           - Ngưu giác     
- Ngưu bì           - Ngưu dao ẩm    - Ngưu cốt

7. Chăn nuôi trâu.
                
1) Chăn nuôi trâu thả           2) Chăn nuôi trâu chuồng trại.
 
Phần 2

Hình tượng văn hóa của trâu

[Khoa học xã hội]

o0o

1. Trâu trong văn hóa Việt Nam.
              
1) Lễ hội Tịch điền                2) Lễ hội chọi trâu.
                
3) Tranh trâu Đông Hồ.                4) Trâu và âm nhạc.
                
5) Trâu và các dân tộc thiểu số.
                
6) Trâu trong ngôn ngữ Việt.
                
7) Những năm Sửu đáng nhớ trong sử Việt.

2. Trâu trong văn hóa thế giới.
      
2.1. Hình tượng trâu ở phương Đông.

1) Trâu trong văn hóa Trung Quốc.
2) Trâu trong văn hóa Philippines.
3) Trâu trong văn hóa Indonesia.
4) Trâu trong văn hóa Ấn Độ.
5) Trâu trong văn hóa Trung Đông và châu Phi.

2.2. Hình tượng trâu ở phương Tây.

3. Trâu trong các loại hình văn hóa khác.

1) Trâu và thể thao.
2) Trâu và nhiếp ảnh.
3) Trâu và hội họa.
4) Trâu và hệ thời gian Can Chi.
5) Trâu và tem bưu chính.
6) Trâu và mỹ nghệ (đồng, gốm sứ).
7) Trâu và kiến trúc.

4. Trâu trong các  tín ngưỡng tôn giáo.
              
1) Trâu trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
2) Trâu trong Ấn giáo.
3) Trâu trong Lão giáo.
4) Trâu trong Phật giáo.
- Bộ Tranh Chăn Trâu Đại Thừa.
- Bộ Tranh Chăn Trâu Thiền Tông.

NBS:  Minh Tâm 11/2020
 
Phần 1

Hình tượng khoa học của trâu

[Khoa học tự nhiên]

o0o

1. Họ Trâu bò - Phân họ Trâu bò – Loài Trâu.
      
1) Họ Trâu bò.

Bovidae - Wikipedia
Họ Trâu bò – Wikipedia tiếng Việt
         
Họ Trâu bò (danh pháp khoa học: Bovidae) là một họ động vật có vú guốc chẵn nhai lại gồm trâu rừng châu Phi, trâu nước, bò rừng bison, linh dương, cừu, dê, bò xạ hương và gia súc. Có 143 loài còn tồn tại và 300 loài đã bị tuyệt chủng. Họ này tiến hóa từ cách đây 20 triệu năm, vào đầu thế Miocen. Họ này phân bố rộng rãi, các loài hoang dã có ở gần như mọi châu lục.
         
2) Phân họ Trâu bò.

Bovinae - Wikipedia
Phân họ Trâu bò – Wikipedia tiếng Việt
 
Phân họ Trâu bò hay phân họ Bò (danh pháp khoa học: Bovinae) bao gồm một nhóm đa dạng của khoảng 26-30 loài động vật guốc chẵn có kích thước từ trung bình tới lớn, như trâu, bò, trâu rừng, bò rừng bizon, bò Tây Tạng, …
 
3) Loài Trâu.

Water buffalo- Wikipedia 
Trâu – Wikipedia tiếng Việt
         
Trâu là một loài động vật thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Chúng sống hoang dã ở Nam Á (Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan) Đông Nam Á, miền bắc Úc. Trâu thuần dưỡng, tức trâu nhà được nuôi phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi châu. Trâu trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều; con cái có thể nặng 800 kg, con đực lên tới 1,2 tấn, và cao tới khoảng 1,8 m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới.

Trên thế giới có hai nhóm trâu: trâu rừng châu Phi (Cape buffalo) và trâu châu Á, tức trâu nước. Đây là hai loài riêng biệt thuộc họ Syncerus (trâu Phi Châu) và Bubalus (trâu châu Á) ở hai vùng địa lý cách biệt. châu Á là bản địa của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Khoảng phân nửa số này sống ở Ấn Độ.

Tính đến năm 1992 Á châu có 141 triệu con trâu. Trâu được nuôi lấy sức cày ruộng, lấy thịt và sữa. Sữa trâu có lượng mỡ béo cao nhất trong các loại sữa gia súc ngoài ra da trâu còn được sử dụng để làm trống và sừng trâu dùng làm tù và(blowing horn, winding horn) .

VIDEO
- Water Buffalo | Relied On More Than Cattle
- Darting A Dangerous Buffalo| Capture Wild School S1 EP6 | Real Wild
                            
2.  Trâu rừng châu Phi.

African buffalo - Wikipedia
Trâu rừng châu Phi – Wikipedia tiếng Việt
[Bộ sừng hoành tráng 1,4m – Trâu rừng Nam Phi]

Bầy đàn trâu rừng châu Phi

1) Mô tả.

Trâu rừng châu Phi [danh pháp: Syncerus caffer (S.c.)]. Tên tiếng Anh: African buffalo hoặc Cape buffalo. Đây là một loài lớn thuộc họ Trâu bò ở châu Phi. Loài trâu này không có họ hàng gần với trâu nước hoang dã châu Á, tổ tiên của loài vẫn còn chưa rõ ràng.

Trâu rừng châu Phi được xem là một loài động vật rất dữ tợn và hung hăng, có thể chạy với vận tốc từ 50–60 km/h. Do tính khí không thể đoán trước, trâu rừng châu Phi rất nguy hiểm với con người. Chúng được cho là đã húc và giết chết hơn 200 người mỗi năm.

Trâu rừng châu Phi không là tổ tiên với bò nhà và chỉ có họ hàng xa với nhiều loài trâu bò lớn khác. Loài trâu này chưa bao giờ được thuần hóa, không giống như trâu nước tại châu Á.

Bốn con sư tử bủa vây trâu rừng. Đột ngột, trâu rừng ra đòn hiểm húc xuyên nách bên trái một con sư tử cái.

Trừ con người, trâu rừng châu Phi chỉ có một vài loài thiên địch trong tự nhiên, chúng có đủ khả năng phòng vệ bản thân. Trâu rừng châu Phi là một "năm loài thú săn lớn" hợp pháp của con người.

Sư tử giết và ăn thịt trâu thường xuyên. Cá sấu sông Nile thường chỉ tấn công trâu đơn độc già và nghé non, mặc dù chúng có thể giết chết trâu trưởng thành khỏe mạnh. Báo hoa và linh cẩu đốm là mối đe dọa duy nhất đến nghé con sơ sinh.

2) Phân loài.

Phân bố trâu rừng châu Phi

Có 4 loài chính:

1/. Syncerus caffer caffer(S.c. caffer: trâu Cape), là phân loài điển hình, và lớn nhất, với con đực lớn cân nặng đến 910 kg (2.010 lb). Độc hữu ở Nam và Đông châu Phi. Trâu phân loài này sống ở phía nam của lục địa, dáng cao nổi bật và tính hung tợn. Phân loài này lông màu sẫm nhất, gần như đen.

Trâu Cape

2/. Syncerus caffer nanus (S.c. nanus: trâu rừng rậm) là phân loài nhỏ nhất, thường sống nơi khu vực rừng rậm ở Trung và Tây châu Phi; chiều cao vai u ít hơn 120 cm và cân nặng trung bình khoảng 270 kg (600 lb). Có màu đỏ, với các mảng sẫm màu trên đầu và vai trong tai tạo thành hình một cây bút lông.

Trâu rừng rậm

3/. Syncerus cafferbrachyceros(S. c. brachyceros: trâu Sudan) ở Tây châu Phi. Kích thước tương đối nhỏ, đặc biệt so với trâu khác được tìm thấy ở Cameroon, có cân nặng bằng một nửa so với phân loài Nam Phi, con đực nặng 600 kg (1.300 lb) được coi là rất lớn.

Trâu Sudan

4/. Syncerus cafferaequinoctialis (S. c. aequinoctialis: trâu sông Nile) giới hạn trong các xavan Trung châu Phi. Chúng tương tự như trâu Cape, nhưng hơi nhỏ hơn, và màu sắc sáng hơn.

Xem thêm:
- TRÂU RỪNG CHÂU PHI - THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
- Trâu 12 triệu USD đắt nhất thế giới sống ở đâu?
- Chuyện vui lạ về trâu trên thế giới - Báo Khánh Hòa điện tử
 
VIDEO
- Buffalo giving birth- Kruger Park - South Africa
- Too Strong Lion vs Buffalo Battle is not never
- The lion king is trapped in a siege of 999 buffaloes 
- Buffalo - Africa's Wild Wonders - The Secrets of Nature
- These African Buffalo Have Each Other's Backs| Nat Geo Wild
- Trâu 12 triệu USD đắt nhất thế giới sống ở đâu?
- CAPE BUFFALO VS INDIAN GAUR- Which is more powerful?
 
3. Trâu rừng châu Á.
 
Wild water buffalo - Wikipedia

Trâu rừng - Wikipedia
 
Một đàn trâu rừng trong Vườn quốc gia Kaziranga, Assam, Ấn Độ.

Trâu rừng châu Á (danh pháp: Bubalus arnee) là loài trâu lớn, bản địa của Đông Nam Á. Loài này được coi là bị đe dọa, trong sách đỏ IUCN từ năm 1986 với tổng số lượng còn lại khoảng 4.000 con, trong đó ước tính có gần 2.500 cá thể trưởng thành.
Hiện tổng số trâu rừng vào khoảng 3.400 cá thể, trong đó 3.100 con (91 %) sống ở Ấn Độ, chủ yếu ở bang Assam.

Trâu rừng là loài tổ tiên của trâu nhà, và là loài trâu bò hoang dã lớn thứ hai sau bò tót.
 
VIDEO
- Water buffalo Thailand swimming
- Wild Water Buffalo in YALA Sri Lanka
- Asiatic Wild Buffalo fighting video clips
- The Good Life of the Wild Water Buffalo
- Interesting facts about Asian water Buffalo
- Water buffalos (Bubalus arnee) in Kaziranga
- S8:E5 "SOLO BUFFALO" Water Buffalo in Australia
- Wild Water Buffaloes & Water Buffaloes In The Wild
- Water Buffalo Calf Nearly Drowns | Aspinall's Animals 
 
 
4. Trâu thuần hóa.
 
Số trâu vào năm 2004: chấm đỏ=1 triệu; chấm vàng=10 triệu; chấm lục=100 triệu.

List of water buffalo breeds - Wikipedia
 Giống trâu – Wikipedia tiếng Việt
[Water Buffalo | Animal Doctor 2010]
 
1) Trâu Anatolian – Thổ Nhĩ Kỳ.
 
2) Trâu Úc.
 
 3) Trâu Azi Kheli – NW Pakistan.
 
4) Trâu Bangladesh.
 
5) Trâu Banni – W Ấn Độ.

6) Trâu Búfalo de Rio – Cuba.

 7) Trâu Buffalypso – Trinidad.

8) Trâu Murrah – Bungari.

9) Trâu Miến Điện – Myanmar.

10) Trâu Campuchia – Campuchia.

11) Trâu Carabao – Philippines.

12) Trâu Chilika – Ấn Độ.

13) Trâu Trung Quốc – Trung Quốc.

14) Trâu Domaci-bivo – Serbia.
15) Trâu Egypt – Ai Cập.
16) Trâu Godavari – Ấn Độ.
17) Trâu Hy Lạp – Hy Lạp.
18) Trâu trắng Quý Châu – Trung Quốc
19) Trâu rừng Indonesia – Indonesia.
 20) Trâu Iraq – Nước Iraq.
21) Trâu Ý – Nước Ý.
 22) Trâu Jafarabadi – Ấn Độ.
 23) Trâu Kalahandi – Ấn Độ.
24) Trâu Kalang – Indonesia.
25) Trâu Lanka – Sri Lanka.
26) Trâu Malaysia – Malaysia.
27) Trâu Mehsana – Ấn Độ.
 28) Trâu Murrah – Ấn Độ, Pakistan.
29) Trâu Nepal – Nepal.
30) Trâu Pandharpuri, bang Maharashtra, Ấn Độ.
 
Pandharpuri buffalo - Wikipedia
Trâu Pandharpuri, ở bang Maharashtra, Ấn Độ.
[River buffalo 'first domesticated in India' - The Archaeology]
 
31) TrâuRumani – Romania.

 
          32) Trâu Xiêm – Thái Lan.

 
          33) Trâu Xiêm sừng dài –  Thái Lan.


 [Longhorn buffalo in Maha Sarakham,Thailand]
“Buffalo Longest. Buffalo Name "Thou Yai" Chiang yeun he is a male buffalo 28 year Horn long 305 cm. His horn is longest from Maha Sarakham,…”
]
 
34) Trâu Tedong – Indonesia.
 35) Trâu Toda – Ấn Độ.
36) Trâu Nội – Việt Nam
 
Xem thêm:
- 7 Important Breeds of Indian Buffaloes
- Important Breeds of Indian Buffaloes and their Characteristics
 
VIDEO
- India’s Top 5 Milking Buffaloes
- Indigenous Buffalo Breeds of India ||VET for PET|| Hindi
- Giant Swamp Buffalo from Thailand
- Best Buffalo Breeds For Milk - Murrah, Bhadawari, Jaffarabadi, Surti, Mehsana, Nagpuri, Nili-Ravi
 
4. Trâu Việt Nam.
      
Trâu hóa thạch

Giới cổ sinh và khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy hóa thạch loài trâu trong các hang động Thẩm Khuyên, Phai Vệ, Kéo Lèng (Lạng Sơn), Hang Hùm (Hòa Bình), Thẩm Òm (Hà Tĩnh)... cách nay trên dưới vài chục vạn năm: Người tối cổ Lạng Sơn, người cổ Hang Hùm đã săn bắt trâu rừng cùng các loài voi, đười ươi, lợn vòi, gấu mèo, khỉ, vượn... mà sinh sống. Muộn hơn nữa, trong các hang động chứa đựng di tích văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn, cách ngày nay trên dưới một vạn năm, bên cạnh hóa thạch một số hạt cây trồng, người ta cũng tìm thấy xương trâu, bò (Bovinae). 

Đến cuối thời kỳ đồ đá mới, cách ngày nay 5.000 - 6.000 năm cùng với sự ra đời của nghề nông trồng lúa ở các thung lũng chân núi và đồng bằng ven biển, con trâu đã được thuần phục và thuần dưỡng. Xương trâu, bò nhà đã được giới khảo cổ học tìm thấy phổ biến trong các di chỉ đá mới và đồng thau ở Tràng Kênh (Hải Phòng), Tiên Hội, Đình Chàng (Hà Nội), Đồng Đậu (Phú Thọ) và nhiều nơi khác. Đầm lầy, môi trường sinh thái của loài trâu, cũng là quê hương của loài lúa.     

Con trâu và cây lúa gắn bó với nhau, từ thời hoang dại cũng như từ lúc được con người thuần dưỡng. Đàn bà, từ thực tiễn hái lúa dại ở đầm lầy đã tiến lên trồng lúa. Đàn ông, từ thực tiễn săn bắt trâu rừng đã tiến tới việc nuôi trâu. Háo - hình thức bẫy săn để bắt trâu rừng - đã biến thành hao, hàng rào ruộng lúa. Thoạt tiên, người ta bắt trâu ăn thịt, sau được thuần dưỡng, cũng để ăn thịt và làm vật hiến sinh trong nghi lễ nông nghiệp hội mùa. Hình ảnh hội đâm trâu của người Việt cổ còn được khắc chạm trên trống đồng và vẫn còn sống động trong lễ hội mùa Xuân của người Ba Na ở Tây Nguyên.    

Trâu trong văn minh nông nghiệp

Huyền thoại về người Khổng Lồ - Thần Nông, ải Lậc Cậc (Thái Đen), Sái Hịa (Thái Trắng), Táng Ngạo (Tày Khao ở Hà Giang), thân cao hơn núi, vành tai to bằng dăm ba chiếc quạt thóc, đã vỡ vạc bốn cánh đồng lớn Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên), Mường Than (Than Uyên) và thung lũng Mường Phạ (Vị Xuyên)... rất nổi tiếng. Vị thần nông Tày - Thái cổ khổng lồ này đã biết nuôi trâu để kéo cày, biết ăn xôi đồ bằng gạo nếp và vẫn bắt cá, xúc tôm tép ở các dòng sông suối... Đó là huyền thoại của thời đại kim khí.

Hàng trăm lưỡi cày đồng các loại thuộc nền văn hóa Đông Sơn (500 năm trước Công Nguyên) tìm thấy ở Cổ Loa và nhiều nơi khác đã được giới khảo cổ học Việt Nam cày thực nghiệm bằng trâu kéo trên chín loại đồng đất khác nhau của miền châu thổ sông Hồng... Kể từ thời đại vua Hùng dựng nước, con Trâu trở nên một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.    

1) Trâu nội – Trâu Langbiang – Trâu ngố.

Trâu nội –Wikipedia tiếng Việt
 
Trâu Việt Nam (danh pháp khoa học: Bubalus bubalis) ngày nay có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy (tiếng Anh: swamp buffalo), phân bố rộng rãi khắp nước Việt Nam. Ở Tây Nguyên có giống trâu Langbiang nổi tiếng, ở vùng Yên Bái, Tuyên Quang thì có giống trâu Ngố phổ biến.

Trâu Langbiang – Wikipedia tiếng Việt
       
- Trâu Langbiang là một giống trâu nội có nguồn gốc từ Tây Nguyên, phân bố ban đầu xung quanh chân núi đỉnh Langbiang thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng do đó chúng còn được gọi là trâu Lạc Dương. Đây là giống trâu của người dân tộc Chil, sống tập trung tại 3 xã Lát, Da Sar, Đa Nhim, dưới chân núi Langbiang, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, vì chưa có tên nên được gọi là trâu Langbiang là địa danh của vùng đất sản sinh ra loài trâu này.

Trâu Langbiang là một giống trâu gắn bó từ lâu đời trong cuộc sống và văn hóa với đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên, chúng có tầm vóc to lớn nhất so với các giống trâu nội ở Việt Nam. Trâu được chăn nuôi bằng hình thức độc đáo là thả rông trong rừng, nó cũng là vật tế thần trong những lễ hội đâm trâu, làm lễ vật bắt chồng cho con cháu. Đây là giống vật nuôi bản địa của Việt Nam được đưa vào danh sách bảo tồn nguồn gen quývà là giống vật nuôi quý giá của Việt Nam.

Trâu ngố – Wikipedia tiếng Việt

- Trâu ngố là một giống trâu nội có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như vùng Lục Yên thuộc Yên Bái, vùng Hàm Yên thuộc Tuyên Quang và huyện vùng cao Chiêm Hóa, Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Giống trâu ngố Lục Yên là giống trâu tốt, có tầm vóc to, khỏe là tài sản quí báu cần được giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn gen.

Kéo xe và bừa ruộng bằng trâu ở Việt Nam

VIDEO:  Bạn của nhà nông

2) Trâu dị sừng.
 
Trâu 3 sừng độc nhất miền Tây - VnExpress
VIDEO:THDT - Về Bến Tre coi trâu 3 sừng
 
Bắc Kạn: Dân nô nức đi xem trâu 3 sừng, 1 sừng quặp xuống gây “sốt”
VIDEO: Trâu 3 sừng độc nhất vô nhị ở Lâm Bình - Tuyên Quang
 
Cận cảnh: Con trâu có sừng mọc ngược – H. Triệu Phong, Quảng Trị.
VIDEO: Kỳ lạ con trâu có sừng mọc ngược nổi tiếng ở Quảng Trị
 
VIDEO
- Con trâu, người bạn của nhà nông
-TRÂU LÙN HIẾM THẤY | Du Lịch Khám Phá
- Trâu Sừng Càng Khổng Lồ , Kinh Nghiệm Chọn Trâu Đẹp
- TRÂU LANG BIANG Giống Trâu To và Ngon Nhất Việt Nam
- Giống trâu ngố khổng lồ nhất Việt Nam- SAIGONTV
- Khám phá thú vị về giống trâu ngố to khỏe của nước ta
 
6. Giá trị cống hiến của trâu cho người.
6.1. Giá trị thông thường của trâu.
1) Da trâu:

Tục ngữ có câu: “Trâu bò chết để da, người ta chết để tiếng”. Thế nhưng trâu chết cũng để “tiếng”, nhưng đó là tiếng trống. Da trâu làm trống phải thuộc rất công phu, nhưng chỉ có da trâu cái chưa sanh đẻ mới tốt vì nó rất dai và cho tiếng kêu hay. Da trâu nấu thành cao gọi là a-daođể hòa với vôi quét tường tạo chất kết dính. Ngoài ra đông y còn dùng da trâu như một loại dược liệu có tác dụng giảm đau, cầm máu. Ở Bảo tàng Quảng Trị có sợi dây da trâu có chiều dài hơn 2m, đường kính 20mm (nguyên thủy dài hơn) trước đây bộ đội dùng để kéo pháo trong chiến dịch.

2) Sừng trâu:
Sừng trâu cũng không phải là thứ bỏ đi mà được chế biến thành các đồ trang sức từ vòng tay, nhẫn... cho đến các đồ dùng khác như lược, gọng kính, đẹp không thua gì sơn mài, được bày bán khắp nơi trên thế giới. Người dân tộc Tây Nguyên dùng sừng trâu để rót rượu hay làm mõ. Sừng trâu cũng có thể thay cho sừng tê giác trong một số bài thuốc nam.

3) Phân trâu:
Nuôi trâu không chỉ để kéo cày mà còn để lấy phân bón. Phân trâu còn để trát phên hoặc có nơi phơi khô để đun nấu. 

4) Sữa trâu:
Sữa trâu rất bổ dưỡng, thích hợp với người suy dinh dưỡng vì trong sữa trâu giàu chất béo, giàu canxi, năng lượng cao gấp đôi sữa bò. (Trong 100 mg sữa trâu có 110 kcalo, trong khi 100 mg sữa bò chỉ có 66 kcalo). Sữa trâu thích hợp để chế biến thành bơ, pho-mat hoặc sữa chua. Sữa trâu nhiều chất béo hơn sữa bò nhưng thịt trâu lại ít mỡ hơn thịt bò, lượng sắt có trong thịt trâu lại cao hơn thịt bò. (Trong thịt trâu nghé chỉ có 1,5 - 5,6% mỡ so với thịt bò là 10 - 20%).

Logo trâu

Một loại phomat Ý làm từ sữa trâu

5) Thịt trâu:
Về mặt khẩu vị, ở một số địa phương thịt trâu đã qua mặt được thịt bò. Một số trắc nghiệm khẩu vị tại các nước Malaysia, Australia, Venezuela... đã khẳng định điều này.
Thịt trâu nghé mềm quá, không ngon bằng thịt trâu choai chừng 2 tuổi. Muốn thịt trâu già hầm mau nhừ và có mùi vị thơm ngon thì buổi tối trước khi nấu, xoa lên miếng thịt trâu một lớp bột hạt cải, sáng hôm sau rửa sạch trước khi nấu.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, giá trị dinh dưỡng của thịt trâu, sữa trâu không thua kém gì sản phẩm từ bò. Thịt trâu cũng không gây bệnh phong cho người ăn như nhiều người lầm tưởng.

Tuy nhiên, do sở thích nhiều người thích ăn thịt bò hơn nên giá loại thịt này cao hơn. Từ đó, trên thị trường xuất hiện việc thịt trâu giả thành thịt bò để thu lợi nhuận. Người tiêu dùng cần tỉnh táo phân biệt để lựa chọn loại thịt đúng ý muốn.
Thịt bò thường có màu đỏ, thớ thịt mịn và dai, mỡ màu vàng và hơi có mùi đặc trưng. Còn thịt trâu màu sậm hơn, thớ thịt to, mỡ trắng, và không có mùi rõ rệt.
- Số liệu cụ thể của 100g thịt bò (= thịt trâu) bao nhiêu calo được chia riêng theo từng bộ phận: 

 
Phần thịt (100g) Hàm lượng calo
Thịt bò tươi (Cả nạc và mỡ) 278 kcal
Thăn bò (phần thịt nạc) 142 kcal
Ức bò (phần thịt nạc) 155 kcal
Ức bò (phần nạc cả mỡ) 251 kcal
Sườn bò (phần nạc cả mỡ) 306 kcal
Bắp bò 201 kcal
Lưỡi bò 224 kcal
Dạ dày bò 85 kcal
Mỡ bò 854 kcal
Phổi bò 92 kcal
Gan bò 135 kcal
Thận bò 103 kcal
Tim bò 112 kcal
Óc bò 143 kcal
 
 
Lưu ý: Thịt bò sấy khô: 400 kcal
- Số liệu về giá trị dinh dưỡng có trong 100g thịt bò như sau: 

 
Giá trị dinh dưỡng 100 g
Calo  250 kcal
Lipid 15g
Chất béo bão hoà 6g
Chất béo không bão hòa đa 0.5g
Chất béo không bão hòa đơn 7g
Chất béo chuyển hóa 1.1g
Cholesterol  90 mg
Natri  72 mg
Kali 318 mg
Carbohydrate  0 g
Chất xơ 0 g
Đường 0 g
Protein 26 g
Vitamin A           0 IU Vitamin C       0 mg
Canxi                  18 mg Sắt                2.6 mg
Vitamin D             7 IU     Vitamin B6      0.4 mg
Vitamin B12        2.6 µg Magie            21 mg
 
 
Lưu ý: Thịt trâu có lượng Cholesterol khoảng ½ đối với thịt bò.

6.2. Giá trị y học của trâu.
Trong y học, nhiều bộ phận của con trâu có thể giúp bảo vệ sức khỏe con người.

1) Trâu và dinh dưỡng:
Theo thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung cho biết thịt trâu có giá trị dinh dưỡng gần giống thịt bò. Về mặt tính dược thì:
- Thịt trâucó vị ngọt, tính hơi hàn không độc, có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân cốt. Thịt trâu có thể chữa được chứng phong thấp sưng tê, đau lưng, phù chân.
- Thịt bò có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, mạnh gân cốt. Thịt bò trị được chứng hư lao gầy mòn, cơ thể suy yếu, lưng, đùi.

Thịt trâu thích hợp với người làm việc bằng trí óc, huyết áp cao, xơ vữa động mạch hay có nhiều cholesterol trong máu. Phụ nữ mập có thể ăn thịt trâu vì nó cung cấp năng lượng mà không làm tăng cân. Thịt trâu hầm không mất chất lượng, thích hợp với người già và trẻ con, và có thể để nhiều ngày không hư.
       
2)Trâu và vaccine.

Ngày nay, nhân loại đã thoát khỏi một loại bệnh dịch ghê gớm - đó là bệnh đậu mùa. Không phải ai cũng biết rằng con trâu hiền lành kia đã góp một phần công sức đáng kể trong việc thanh toán căn bệnh đã từng làm kinh hoàng nhiều quốc gia dân tộc trải dài trong nhiều thập niên. Vào những năm cuối thế kỷ thứ 17, một nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng bệnh đậu trâu (ngưu đậu), cũng tương tự như bệnh đậu mùa ở người, nhưng quá trình bệnh lý diễn ra nhẹ hơn và độc lực của vi khuẩn gây bệnh cho trâu cũng "hiền" hơn gây bệnh cho người. Trên cơ sở đó người ta đã chế tạo ra vaccin từ bệnh đậu trâu để chủng ngừa bệnh đậu mùa của người và đã thu được kết quả vượt cả sự mong đợi. Kể từ năm 1979, Tổ chức y tế Thế giới công bố bệnh đậu mùa đã được thanh toán trên phạm vi toàn thế giới. Đây là căn bệnh duy nhất đến nay con người đã xóa sổ được.

3)Trâu và dược liệu.
- Ngưu hoàng:Theo y học cố truyền phương Đông thì khi trâu bị bệnh sỏi mật sẽ sinh ra một chất gọi là "ngưu hoàng" tức là sỏi mật của trâu. Ngưu hoàng được các danh y xem như là một loại biệt dược có tác dụng vào hai kinh "tâm" và "can" có tác dụng thanh tâm, khai đờm, giải độc và chữa hồi hộp. Đây là loại thuốc mà thời xưa chuyên trị các chứng trúng phong bất tỉnh, nhiệt quá hóa cuồng, thần trí hôn mê. Ngưu hoàng có tác dụng làm tăng huyết sắc tố, tăng lượng hồng cầu và tăng mạch đập của tim. Ngoài ra còn trị các chứng cổ họng sưng đau, nhọt và thậm chí là ung thư. Tuy nhiên, ngưu hoàng có vị đắng và hơi độc "khắc" với phụ nữ mang thai nên có khả năng làm trụy thai.
- Ngưu xỉ (răng trâu):  Người ta chế tạo ngưu xỉ bằng cách tán bột sau khi đốt cho cháy và nhúng dấm. Bột ngưu xỉ có tác dụng điều trị chốc đầu trẻ con, răng long ở người già và chống động kinh.
- Ngưu giác(sừng trâu:  thủy ngưu giác):  Sừng trâu có vị ngọt, đắng, hơi chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống co giật, tiêu sưng, mát huyết, giảm đau, giải độc, cầm máu.

Sách Danh y biệt lục viết: “Sừng trâu có thể dùng chữa chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường”. Sách Đại Minh bản thảo cũng viết: “Sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao”.

Các nhà khoa học cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của sừng trâu, cho thấy việc sử dụng sừng trâu mang lại kết quả điều trị cơ bản với 30 loại bệnh: viêm não B, trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt...
- Ngưu bì(da trâu):  Đem cạo bỏ hết lông, thịt, gân, màng, cắt thành từng miếng, phơi hay sấy khô. Khi dùng, để nguyên bản hoặc chế biến thành keo.

Da trâu vốn chứa các chất canxi, gepatin, keratin và protid, có vị mặn, ngọt, mùi hơi tanh, tính bình, không độc. Một vài công dụng của da trâu có thể kể đến như:
+ Chữa phong thấp, chân tay đau nhức.
+ Giảm đau, cầm máu.
+ Chữa tiểu són, táo bón.
+ Thuốc cầm máu.

- Ngưu dao ẩm:Và chiếc áo choàng bên ngoài của trâu không chỉ có tác dụng đem thuộc da bịt trống mà còn được các thầy thuốc cổ truyền xa xưa nấu thành một món tương tự như cao hổ cốt, cao khỉ gọi là a-dao. Khi chỉ định chữa bệnh, a-dao có tên là "ngưu dao ẩm". Người ta dùng "ngưu dao ẩm" sắc với rượu để trị các chứng bệnh như ghẻ ngứa, nhọt độc... Da trâu còn được chế biến theo những cách đặc biệt riêng để thành thuốc chuyên trị các chứng như phù thủng, bí tiểu...
- Ngưu cốt (xương trâu): Dùng xương tươi mới, chặt đoạn nhỏ (cả tủy) ninh với bí đỏ, cà rốt, măng, khoai tây… để bồi bổ sức khoẻ. Sữa trâu: Uống sữa trâu như các loại sữa khác sau khi đã nấu chín để bồi bổ cơ thể.

Cao xương trâu: Dùng xương trâu nấu cao đơn thuần hoặc phối hợp với các loại xương khác gà, heo, chó, dê, trăn, khỉ... thành cao xương hỗn hợp. Dùng để làm thuốc bổ gân xương, bồi bổ canxi, chất keo cho các đối tượng già yếu, trẻ em chậm biết đi.  Lấy cao xương hỗn hợp phối hợp thêm các vị thảo dược như ngũ gia bì, đảng sâm, thục địa, cẩu tích sẽ cho tác dụng tăng dược tính của bài thuốc cần dùng.

Con trâu quả thật xứng đáng để ghi công trong lịch sử phòng chống bệnh tật của nhân loại và phục vụ cho đời sống của con người.
Xem thêm:
- GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT BÒ 
- Ăn thịt bò hay thịt trâu tốt hơn? - Báo Gia Đình & Xã Hội
- 100g thịt bò bao nhiêu calo? Chi tiết giá trị dinh dưỡng
- Nâng Cấp Kiến Thức Về Thịt Bò Hảo Hạng Chỉ Trong 7 Nốt
- THỊT BÒ: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE
 
-  Các vị thuốc từ Trâu - Gia đình
- Trâu trong phòng chữa bệnh - Kết Nối Y Tế
- Con trâu dưới góc nhìn y học - Báo sức khỏe đời sống
- Sừng trâu, da trâu - Vị thuốc đa năng - Báo sức khỏe đời sống

---------------------

Chú thích:  Cây thuốc có tên “trâu = ngưu”.
- Cây muồng trâu:
+ Cây Muồng Trâu Chữa Bệnh VẨY NẾN (psoriasalis) rất hay
          + LÁ MUỒNG TRÂU - BÀI THUỐC TRỊ BỆNH CHÀM CỰC HIỆU QUẢ
+ Cây Muồng Trâu 14 công dụng chữa bệnh tuyệt vời ít người biết
- Cây trâu cổ:
+ 10 công dụng của cây trâu cổ
+ Cây trâu cổ - Vị thuốc tốt trị bệnh đau lưng ở người già
+ Chữa yếu sinh lý liệt dương cây trâu cổ - Từ Điển Cây Thuốc
-Cây ngưu ma vương:
          + Cây ngưu ma vương – Lê Quỳnh
+ Cây thuốc nam ngưu ma vương (rong kinh, xơ gan cổ trướng
+ Cây ngưu ma vương (= mai dương) phá vỡ hệ sinh thái Việt Nam? | VTC
- Cây ngưu bàng (牛蒡:Ngưu bàng – Wikipedia tiếng Việt)
+ Tác dụng của Ngưu Bàng - Nhân sâm của Nhật 
          + Ngưu bàng, tác dụng chữa bệnh của Ngưu bàng
+ Củ ngưu bàng điều trị tiểu đường, viêm thận cấp hiệu quả
- Cây ngưu tất (牛膝: Ngưu tất – Wikipedia tiếng Việt).
          + Ngưu tất, tác dụng chữa bệnh của Ngưu tất
          + Ngưu Tất - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ
          + Ngưu tất có tác dụng gì? Giá bán ngưu tất bắc bao nhiêu ...
 
 
7. Chăn nuôi trâu.

Nuôi trâu – Wikipedia tiếng Việt 

Chăn nuôi thả
 
Chăn nuôi chuồng trại

Trên thế giới hiện nay có đa dạng các phương thức nuôi trâu, người ta có thể nuôi quảng canh hay thâm canh. Mục đích và quy mô chăn nuôi có thể chăn nuôi trâu để cày kéo hay nuôi trâu lấy thịt hay lấy sữa, quy mô nông hộ hay gia trại, trang trại.
- Quảng canh (extensive agriculture, extensive farming) là hình thức chăn nuôi trên những diện tích đất đai rộng lớn nhưng năng suất và sản lượng đều thấp, không tương xứng với diện tích chăn nuôi.
- Thâm canh (intensive agriculture, intensive farming) là hình thức chăn nuôi tiên tiến trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng chăn nuôi thông qua các biện pháp/giải pháp nâng cao vốn và kỹ thuật tiên tiến
Lợi ích của quảng canh so với thâm canh:
  1. Tỉ lệ lao động/diện tích đất thấp đồng nghĩa với việc hiệu quả lao động cao, giá thành thấp.
  2. Đất và môi trường xung quanh không bị tác hại xấu bởi việc dùng bừa bãi phân bón, thuốc trừ sâu như với hình thức thâm canh.
  3. Phúc lợi động vật thường được cải thiện do gia súc không bị nhốt trong chuồng kín.
Phương thức chăn nuôi trâu hiện nay chủ yếu là chăn thả trên đồng bãi, kết hợp ăn cỏ, rơm và thức ăn tinh tại chuồng. Người ta cũng có thể nuôi theo kiểu bán chăn thả rồi lấy rơm, lá ngô, cắt cỏ trồng, cỏ rừng, thái cây chuối trộn muối, cám đổ vào hộc cho trâu, bò ăn.
Xem thêm:
- Tại sao trâu bò chỉ cần ăn cỏ mà vẫn có đầy đủ chất dinh ...
- Trâu khủng 'Lang Biang' -  Xã hội | Báo điện tử ...
-  Đàn trâu nuôi thả độc đáo trên núi Lang Biang - Dân Việt
- Tinh trâu Nội 301 – Trung tâm Giống Gia súc lớn Trung Ương
- Tận mắt thấy trâu ngố khổng lồ, đặc sản quý hiếm ... - DanViet
 
VIDEO
- Muốn Nuôi Trâu Cho Hiệu Quả Kinh Tế
- Nuôi Trâu Làm Giàu, Nuôi Trâu Bò Chẳng Lo Dịch Bệnh
- Chuyện làm giàu của tỷ phú trâu Hậu Giang| THDT
- THVL | Nhịp sống đồng bằng: Nghề nuôi trâu ờ Hồng Ngự
- Nuôi hơn 200 con trâu giữa Hà Nội
- Ghé thăm mô hình nuôi trâu quy mô nhất miền Bắc
- Cải tạo đàn trâu nội bằng Thụ tinh nhân tạo | Cuộc sống nhà nông 24h
 
 
Phần 2
Hình tượng văn hóa của trâu
[Khoa học xã hội]
o0o

Buffle dans la culture — Wikipédia
 Hình tượng con trâu trong văn hóa – Wikipedia tiếng Việt
 [Em bé chăn trâu, loài vật chính giúp việc đồng áng]
Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa phương Đông và gắn bó với cuộc sống người dân ở vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong văn hóa Việt Nam. Trong văn hóa phương Đông, trâu là một trong 12 con giáp gọi là (Sửu) ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn), trâu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp lúa nước. Trâu là con vật dùng vào việc lễ tế thần thánh. Trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây, có cung Kim Ngưu.

Từ khi được thuần hóa, trâu là một trong những con vật rất gần gũi với con người. Trong quan niệm tôn giáo, đối với đạo Phật, con trâu cũng là một trong những con thú được nhắc đến. Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng thể hiện một nét văn hóa Việt và là một biểu tượng không chính thức của Việt Nam.
1. Trâu trong văn hóa Việt Nam.

Đường hoa Nguyễn Huệ, Tết Kỷ Sửu
Cùng với cây lúa nước, trâu cũng gắn liền với nền văn minh lúa nước Việt Nam và cả Đông Nam Á. Hình tượng trâu vàng đã từng là biểu tượng linh vật của thể thao ở SEA Game 22 năm 2003 được tổ chức tại Việt Nam.

Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng trồng lúa, hay con trâu đứng nằm gặm nhai trên đồng cỏ, hay đầm mình trong vũng ao hồ nước, là hình ảnh quen thuộc, gợi lên cảm gíac thị vị thanh bình vùng miền quê Việt Nam.

Con trâu là hình ảnh của bản chất hiền lành, cần cù của con người Việt, biểu tượng cho sức khỏe lực điền. Trong tri thức về loài vật của người Việt thì có lẽ tri thức về con trâu là có sớm nhất và đầy đủ nhất. Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần từ hàng ngàn năm qua.

Cảnh sắc thường thấy trong môi trường sinh thái - nhân văn Việt Nam là cảnh: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa! Trâu kéo cày dưới thung đồng. Trâu kéo gỗ trên ngàn, kéo lết không cần xe bánh... Những đoàn xe trâu đi trên đường Trường Sơn, từ Quảng Bình tới Quảng Nam, đã được Lê Quý Đôn (thế kỷ 18) mô tả kỹ lưỡng trong Kiến Văn Tiểu Lục...   
Thời kỳ Vua Hùng dựng nước, con Trâu góp phần xây dựng căn bản cho nền văn minh nông nghiệp trồng cấy lúa mạ, đó cũng là hình ảnh ăn sâu vào đời sống trong dân gian Việt Nam miền thôn quê đồng ruộng. Tượng Trâu bằng đất nung được giới khảo cổ học tìm thấy trong di chỉ Đồng Đậu cách đây hơn ba ngàn năm. Trên mặt trống đồng Bắc Lý (Hiệp Hòa) còn chạm khắc hình ảnh hội đâm trâu của người Việt cổ, ở buổi đầu dựng nước có nhiều tượng trâu ở di chỉ Đình Chàng.

Truyền thuyết của thời kỳ thần thoại ở Việt Nam có sự tích hồ Trâu Vàng - hồ Tây (Hà Nội). Theo huyền sử ngày xưa Đinh Bộ Lĩnh thuở để tóc ba chỏm đã cùng bầy trẻ mục đồng trong thung lũng vùng Hoa Lư cưỡi trâu rước cờ lau tập trận, đây là một vị vua xuất thân từ hình ảnh chú bé mục đồng.

Trên lưng trâu, cờ lau tập trận.

Trâu còn được dùng trong chiến trận. Lê Đại Hành lùa trâu cùng quân sĩ đứng dày đặc trên hai bờ sông Hoàng Long để đón chào và dọa dẫm sứ thần nhà Tống. Trâu được cho uống rượu say và lùa xô vào húc phá đội hình quân địch. Và trâu còn được buộc mồi lửa sau đuôi, lùa sang trại giặc trong nhiều trận hỏa công...

Thời nhà Lý - nhà Trần, với chính sách trọng nông, khuyến nông, Nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn sức kéo. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật.  Hình luật (thời Lý), Hình luật (thời Trần) đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò. Những nhà láng giềng biết mà không tố giác cũng bị trừng phạt.

Thời Lê Trung Hưng con trâu trở thành hình chạm trang trí khá phổ biến. Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh dựng năm 1647, tại lan can đá ở thượng điện và tháp Bảo Nghiêm đều có hình trâu chạm nổi. Ở tấm bia đá chùa Cảnh Phúc (Nam Định) dựng năm 1695 cũng có hình chạm con trâu đang nằm nghỉ.

VIDEO:Trí Khôn Của Ta Đây|Cổ Tích Việt Nam
Trong những câu chuyện cổ tích có sự hiện diện của con trâu. Câu chuyện “Trí khôn của ta” đây lý giải nguyên nhân của việc trâu không có răng ở hàm trên (Xin xem VIDEO).
Chuyện Trạng Quỳnh cho đấu trâu với Tàu, thắng về mưu trí, trâu Tàu to hung dữ nhưng phải chạy thua trước một con trâu nghé đang đói sữa (Xin xem Chọi Trâu: Nghé Việt thắng
Trâu Tàu - Truyện Cổ Tích).


Trong văn học Đàng Trong, hình ảnh và thân phận con trâu, hiện thực và đầy đủ nhất nằm trong truyện Lục súc tranh công. Truyện kể lại cuộc tranh công tị việc giữa sáu gia súc: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. Phần quan trọng nhất dành cho trâu, non một trăm câu, cũng là phần hay nhất, là tiếng nói thống thiết của nông dân phản ánh số kiếp lầm than không lối thoát.

Trong tiếng Việt trâu con gọi là nghé, trâu giống cái gọi là trâu nái. Địa danh Bến Nghé nay vẫn lưu truyền vùng Sài Gòn. Sau này thời hiện đại có tác phẩm tác phẩm Mùa Len Trâu trong tập truyện Hương Rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam vào đầu thế kỷ XX, len" trong tiếng Miên có nghĩa là "đi tự do", "len trâu" có nghĩa là cho trâu đi tự do.

Con trâu xuất hiện trong lễ hội dân gian với vai trò là vật tế lễ linh thiêng cũng phản ánh tín ngưỡng nông nghiệp của người nông dân. Ở Bắc Giang từ xa xưa đã có tục tế trâu, thờ trâu trong các lễ hội truyền thống. Hội làng Phú Khê (Tân Yên) có lệ tế thần thành hoàng bằng trâu sống. Hội làng Nội Ninh (Việt Yên) cũng có tục tế thần bằng trâu sống. Việc thờ trâu trong lễ hội dân gian ở Bắc Giang còn nói lên vị trí vai trò quan trọng của con trâu trong nền văn hóa cổ truyền của người dân Bắc Giang.

VIDEO
- Phim Vua Cờ Lau Đinh Bộ Lĩnh- Cổ Tích Việt Nam [Full HD]
- Cậu Bé Cờ Lau | Phim Hoạt Hình 3D Việt Nam Đoạt giải Bông Sen Vàng
- Ký ức miền quê | Thuở chăn trâu | THKG
- KÍ ỨC MIỀN TÂY : AI BẢO CHĂN TRÂU LÀ KHỔ...
- Ai bảo chăn trâu là khổ? (Lào Cai - Việt Nam) | KHOẢNH KHẮC MỘC MẠC
Dưới đây là một số khía cạnh văn hóa về trâu:

1) Lễ hội Tịch điền.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn – Wikipedia tiếng Việt
 Lễ hội Tịch điền là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên nghi thức lễ tịch điền này được diễn ra vào thế kỷ X ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và sau nhiều năm thất truyền, được khôi phục từ năm 2009 vào mùng 7 tháng Giêng.

Lịch sử ghi lại: mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.

Từ đó, hàng năm vào đầu xuân Lễ Tịch điền được tổ chức, nhà vua thân chinh làm lễ tế Thần nông và ra đồng cày ruộng (đích thân vua xuống đi cày ruộng, trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực) để cầu được mùa. và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Đến triều Nguyễn, lễ tịch điền có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ chủ trì nhưng lễ này cũng chấm dứt dưới thời vua Khải Định.

Lễ Tịch điền không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của các vị vua đối với người nông dân mà còn tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, lòng biết ơn tiền nhân, tích cực phát triển sản xuất nông nghiệp. Bởi thế, mỗi người dân Hà Nam nói riêng, Việt Nam nói chung cần phát huy truyền thống phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình.

VIDEO
- Phim tài liệu: Lễ hội Tịch điền
- Có gì đặc biệt trong lễ hội Tịch điền Đọi Sơn | LĐTV
 
2) Lễ hội chọi trâu.
Một số vùng nông thôn Việt Nam có tục lệ là làm Tết Trâu ở các vùng Hoằng Hóa, Nga Sơn (Thanh Hóa), Vĩnh Linh (Quảng Trị). Ngoài ra, trâu còn gắn liền với các lễ hội như chọi trâu.
Lễ hội chọi trâu là một phong tục tín ngưỡng để tạ ơn Thần Biển của người dân. Những con trâu khỏe mạnh nhất sẽ ra chọi với nhau để tìm ra con giành chiến thắng. Con trâu này sẽ đem giết để cúng thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa.

Lễ hội chọi trâu – Wikipedia tiếng Việt
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn – Wikipedia tiếng Việt
Chọi trâu Tết ở Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
 

Ban tổ chức kiểm tra số đo các “ông trâu”

Quang cảnh một cuộc chọi trâu ở xã Hải Lưu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
Chọi trâu, còn gọi là đấu ngưu, là nét văn hóa của nhiều nơi trên thế giới. Lễ hội được tổ chức tại một số nơi ở Việt Nam như sau:
- Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
- Lễ hội chọi trâu Hàm Yên tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
- Lễ hội chọi trâu Hải Lựu tại xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
- Lễ hội chọi trâu Phù Ninh tại xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (phục hồi từ năm 2009).
        Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn khá quy mô và nổi tiếng. Đây là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 của Việt Nam, một lễ hội với lễ nghi trang trọng, rước kiệu thần, có lọng che, phường bát âm...
Trong văn hóa cộng đồng người dân Hải Phòng, còn lưu truyền câu ca cổ:
“Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu”
VIDEO
- बार्शी येथे झालेली टक्कर
- Sports Buffalo, Special and Specially Of Buffalo Fight
- Battle 020, Buffalo Sport, Special Pair Of Buffalo Fighting
- Fighter Of Buffalo War, Buffalo Fighting At Snampras Village
 
- Bison fight
- Male Bison Fight for Harem Rights | BBC Earth
 
- YAK FIGHT

 
3) Tranh trâu Đông Hồ.
 
Mục đồng thổi sáo
 

Thả diều
 

Mục đồng học bài
 

Nghỉ ngơi
 

Chọi trâu
Con trâu trong hội họa Việt Nam thể hiện từ những nét in khắc dung dị của tranh Đông Hồ đến nét vẽ hiện thực, tượng trưng và bán trừu tượng, được thể hiện với nhiều chất liệu từ tranh lụa, tranh sơn mài và nhiều nhất là sơn dầu và đặc biệt là qua Tranh Đông Hồ. Trong cách vẽ tranh trâu làm cho hình ảnh con trâu sống động hơn, gần gũi hơn. Hình ảnh con trâu sau đó cũng đi vào hội họa Việt Nam với các tác phẩm trâu của nhiều họa sĩ như Nguyễn Sáng với bức Chọi trâu, Nguyễn Tư Nghiêm với tranh Con nghé (1957), trong tranh Bùi Xuân Phái cũng có bóng dáng của con trâu.
Trâu là biểu tượng cho hình ảnh cần cù, chăm chỉ, cực nhọc và khoẻ mạnh. Chúng cho sức kéo cày nặng nhọc, trâu còn cung cấp thịt và sữa. Trong tranh của Đông Hồ còn ghi nhận hình ảnh con trâu đi sát với sinh hoạt làng quê, có những chú bé mục đồng tóc để tóc chỏm thổi tiêu trên lưng trâu giữa những cánh đồng lúa chín vàng, hay bên những lũy tre xanh có những con trâu được nghỉ ngơi nhai cỏ sau những giờ làm lụng vất vả. Con trâu mang một nét văn hóa đồng quê bình dị, hay trong thôn xóm mộc mạc.
Con trâu vốn gắn liền với tuổi thơ của trẻ em tại nông thôn qua hình ảnh của những chú bé mục đồng, những sinh hoạt chăn trâu hay len trâu thì rất gần gũi, vui đùa với trâu, tắm trâu, cưỡi trên lưng trâu, thả diều, bên lũy tre đầu làng, bên những vựa lúa chín vàng, những trẻ em chăn trâu còn gọi là trẻ trâu.
Trong sự diễn dịch bói toán hay trong nếp dân sinh người ta thường cho là người sinh vào năm con trâu thì chịu khó làm việc cực nhọc, chăm chỉ. Về sức mạnh thì lại nói là khỏe như trâu.
Xem thêm:
- Đông Hồ painting -Wikipedia
- Tranh Đông Hồ – Wikipedia tiếng Việt
-  TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
 - Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

  VIDEO
- Làng tranh Đông Hồ
- Ngắm tranh Đông Hồ vừa cổ kim vừa hiện đại |VTC Now
- Nghề làm tranh Đông Hồ(26/04/2017) | Nét Đẹp Dân Gian
- Tìm Hiểu Dòng Tranh Dân Gian Đông Hồ - Tranh Đẹp Việt Nam
- Ý nghĩa những bức tranh Đông Hồ treo vào dịp Tết- Văn hóa Việt
- BÀI GIẢNG GIỚI THIỆU VỀ TRANH ĐÔNG HỒ VÀ TRANH HÀNG TRỐNG.
 
4) Trâu và âm nhạc.

Nhạc Hát Ru Dân Ca: Trâu Ơi Ta Bảo Trâu Này
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Ca dao
Trong âm nhạc Việt Nam, có các ca khúc: 
- Ca khúc Đường cày đảm đang của An Chung : Trời vừa tinh mơ, dọc bờ rộn tiếng trâu đi. Ta với trâu sương gió quản gì. Bừa kỹ xong gieo luống cho đều. Trâu ơi... Mai lúa khoai nhiều.
- Ca khúc Em bé quê của Phạm Duy, có mấy câu đầu nổi tiếng: Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ. Hình ảnh con trâu và em bé mục đồng thật đậm nét quê hương.
- Ca khúc Lý con trâu của Lư Nhất Vũ, phỏng theo dân ca Nam Bộ.
- Bài hát Cánh Đồng Tuổi Thơcủa nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua lời ca về đồng lúa và con trâu: Ngồi dưới áng mây trời bay ngang/Còn con trâu nghé thì lang thang;
- Bài hát Con Đường Việt Nam, tác phẩm chung của hai nhạc sĩ Anh Bằng và Trúc Hồ nói về khung cảnh miền quê Việt Nam có bóng dáng con trâu gặp cỏ đường chiều, một vài em bé vui chơi thả diều.
Xem thêm:
- Lời bài hát Lý Con Trâu - TimMaSoKaraoke.Com
- Tìm bài hát với lời "con trâu" (kiếm được 37 bài)
- Con Trâu Nhạc thiếu nhi vui nhộn Con Trâu Kéo Cầy Đồng 
 
VIDEO
- Bài hát Gọi Trâu | Nhạc remix | Nhạc thiếu nhi
- Em bé quê- Ai bảo chăn trâu là khổ … - Phạm Duy
- Con Nghé Con Trâu - Nhạc Thiếu Nhi Con Vật Vui Nhộn ...
- Con Trâu - Bài Hát Gọi Trâu - Nhạc Thiếu Nhi Sôi Động - Kênh Bé Yêu
- Con Trâu ♫♫ Nhạc thiếu nhi vui nhộn ♫♫ Con Trâu Kéo Cầy Đồng
 
5) Trâu và các dân tộc thiểu số.
       
- Đối với người Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, con trâu là con vật không thể thiếu trong nghi lễ phong tục, là lễ vật dâng cúng thần linh, ông bà, cha mẹ, thu hút sự chăm lo giúp sức của người thân và bà con láng giềng. Cứ 7 năm một lần, vào tháng 7 lịch Chăm, một con trâu trắng dùng làm lễ vật được đem dâng cúng với nghi lễ linh đình tại chân núi Đá Trắng (núi Giang Patao) thuộc làng Như Bình, Phước Thái, Ninh Phước (Ninh Thuận). Ngày nay, lễ đâm trâu vẫn còn được một số gia đình Bà La Môn thực hiện khi họ đã khấn nguyện và có đủ điều kiện về vật chất.

- Đối với người Sán Chay, nhà của người Sán Chay được xây dựng hình dung như một con trâu thần (thuỷ ngưu). Bốn cột chính tượng trưng cho 4 chân, rui mè như là xương sườn, nóc là sống lưng. Thùng cám được đặt ngay chân cột chính, cạnh cửa ra vào chính là dạ dày của trâu thần, người và gia súc bám vào đó mà sống. Bởi vậy, đó là chỗ linh thiêng trong nhà, là nơi thờ thần nuôi của gia đình. Trâu mang đậm yếu tố vật linh trong tính ngưỡng của người Sán Chay.

- Đối với người Thái, con trâu đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống kinh tế của họ với câu tục ngữ: Con trâu là cái nền nhà (Tôquai tại hương). Khi Tết đến, họ thường cho trâu ăn bánh chưng, lá dong... Con trâu còn được sử dụng vào mục đích tôn giáo, là lễ vật cúng tế trong các đám tang nhà giàu, chức dịch hoặc các bậc cao niên và nhất là trong các dịp cúng bản, cúng mường để tạ lễ Trời Đất, cầu yên cho dân trong bản mường.
Tây Nguyên

- Đối với các dân tộc Tây Nguyên, việc giết trâu tế thần có từ thời thượng cổ là một cử chỉ thờ cúng của bản làng. Con trâu vừa là con vật truyền thống dâng hiến cho cuộc sống. Lúc sắp bị giết, trâu được chăm sóc. Họ đánh đồng la, thổi kèn khi con trâu bị giết. Giao chiến bên cọc trâu và con trâu, cuộc giao chiến nghi lễ. Khi giết xong, thịt được mang cúng thần, sau đó được phân chia cho bữa ăn tập thể.

Lễ hội ăn trâu (đâm trâu) ở Tây Nguyên, VN
      
Lễ hội đâm trâu là một trong các dạng đời sống tinh thần của người dân tộc ở tây nguyên, như lễ hội đâm trâu của người Ê đê, lễ hội đâm trâu của người Ba Na… thể hiện lòng tôn kính của người dân với Giàng (Trời), thầm cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, các nghi lễ đâm trâu được tổ chức rất trang trọng, thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao.
       
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên diễn ra vào khoảng tháng 2 – 3 âm lịch hằng năm. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, các lễ này nhận được nhiều phản ứng của dư luận về hành động đối xử thô bạo với động vật. Do đó để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và hạn chế những tập tục không còn phù hợp với đạo đức và lối sống hiện nay, đã có thông tư yêu cầu các nghi lễ trong các mùa lễ hội phải phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, loại bỏ và thay thế những hủ tục không còn phù hợp mang nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác trái với tinh thần yêu hoa bình, nhân ái và giá trị nhân văn bao gồm các hành vi như mô tả cảnh đâm chém, đánh đập tàn bạo …
Xem thêm:
- Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên | Tạp chí du lịch
- LỄ HỘI ĐÂM TRÂU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
- Tìm hiểu về Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên - Vntrip.vn
- Lịch sử và Ý nghĩa Lễ Hội Đâm Trâu Tây Nguyên Tháng 3 Âm ...
 
VIDEO
- Lễ Hội Đâm Trâu- Buôn Đôn 2014
- Cấm nghi thức ‘đâm trâu’ ở lễ hội truyền thống| VTC
 
- Đối với người M’nông thì trâu là con vật quý, đứng thứ hai sau voi, nên gia đình nào có trâu trong nhà được xem là giàu có. Họ tin rằng thần trâu, hồn trâu luôn ở bên cạnh, mang lại may mắn cho gia đình và cộng đồng... Con trâu là linh hồn của các nghi lễ quan trọng của đồng bào M’nông. Trâu còn là niềm tự hào mỗi khi có lễ hội, người ta sử dụng trâu làm vật hiến sinh để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn giữa con người với thế giới tâm linh. Trong các gia đình người M’nông, những chiếc sừng trâu vẫn luôn được đặt trang trọng ở một góc nhà.

- Đối với người Cơ Ho hay còn gọi là người Lạch thì con trâu là tài sản quý giá nhất rồi mới đến chiêng, ché. Giống trâu Lang Biang ở xứ này có vóc dáng lớn nhất Việt Nam, được thả vào rừng để tự sinh, tự dưỡng như thú hoang. Trâu đực không dùng để kéo cày mà dành riêng cho việc tế thần. Theo họ thì mỗi con trâu đều có nét mặt, màu lông, dáng sừng và tâm tính riêng, giống như con người vậy. Người Lạch nói riêng và các tộc người thiểu số Tây Nguyên nói chung xem trâu là con vật tổ hoặc vật chuẩn để quy đổi các sản vật, đánh giá mức giàu sang của mỗi gia đình, dòng họ. Trước kia nhiều người còn cà hàm răng trên cho giống với vật tổ. Trong những dịp lễ trọng, trâu được chọn để hiến tế cho thần linh, thay thế con người.

- Đối với người Cơ Tu, con trâu còn là hình ảnh thiêng liêng nối kết ước vọng của con người với thế giới thần linh. Trong tiếng Cơ Tu, con trâu được gọi là Tơ ri, nhưng con bò thì lại mượn tiếng bò của người Kinh để gọi. Con trâu được người Cơ Tu xem như của cải quý giá mà nhà gái thách cưới trong lễ hỏi, cưới, tương tự như đồ sính lễ nhà trai tặng cho nhà gái gồm mã não, chiêng, ché. Người dân cũng thường trao đổi, mua bán cái này với cái kia với đơn vị giá là trâu: 1 trâu, 2 trâu. Khi ai đó vi phạm luật tục của làng cũng bị phạt vạ 1 trâu, 2 trâu. Người Cơ Tu còn có điệu hát Lý khóc trâu và nhạc chuông dành riêng cho việc khóc tế trâu (Boóch tế trâu).

Trong lễ hiến tế trâu, người Cơ Tu đâm trâu không phải cốt để ăn thịt hay đâm lung tung trên người nó để đùa vui, nhảy múa. Trước khi đâm, người chủ lễ sẽ dùng than vẽ đúng vị trí quả tim (bên phải) của trâu, đó là chỗ cần phải đâm. Và khi trâu ngã xuống, người chủ lễ hoặc già làng cẩn trọng rót nước nóng đúng vị trí quả tim, rồi trịnh trọng phủ chiếc khố đẹp nhất của làng lên mình trâu, không quên những lời cầu nguyện tốt đẹp nhất dành cho sự ra đi của nó. Cái đuôi trâu cũng được cắt lấy, ném lên cột lễ như bói quẻ để cầu may.

Nhà mồ pinh blâng của người Cơ Tu ở Quảng Nam được phục dựng tại Bảo tàng Dân tộc học.
Thuyết trình về nhà mồ Cơtu
Trong ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình của người Cơ Tu, trâu cũng là một hình tượng chủ đạo trong mô típ trang trí truyền thống. Hình tượng trâu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn biểu tượng của niềm hy vọng đạt đến cuộc sống sung túc, giàu có. Trên nóc nhà làng (nhà gươl), cặp sừng trâu được bố trí ở đầu hồi, hai bên nóc nhà làng, bên cạnh sừng trâu, người ta còn phối hợp thêm cặp chim tring, cặp gà trống, hình người đàn bà nhảy hội.
Trên các tấm ván thưng dọc liên kết khung nhà, ở hai đầu tấm ván, người ta thường tạc hình sừng trâu, đầu kỳ đà với đường nét tạo hình uyển chuyển. Con trâu, với người Cơ Tu, con trâu và cặp sừng của nó còn là biểu tượng cho sự hoàn hảo, mong ước vươn đến cuộc sống an lành, giàu sang, no ấm.[17] Người Cơtu khắc hình ảnh trâu lên nơi trang trọng của ngôi nhà chung, là vật dâng cúng thần linh khi người về cõi chết. Khi trâu chết, người Cơtu còn lưu giữ đầu, sừng bằng cách treo ở cây cột cái/cột mệ (Zờ dâng Moong) của Gươl ở vị trí cao nhất.

Nhà gươl
(nhà sinh hoạt cộng đồng)
VIDEO
- Vẻ đẹp nhà Gươl | VTV.VN
- Nhà Gươl và lễ cưới của người Cơ Tu
- Du lịch | Khám phá nhà Gươl của người đồng bào Cơ Tu
- Tái hiện nghi thức và ẩm thực lễ cưới truyền thống người Cơ Tu
 
Ngôi nhà cộng đồng của người Cơ Tu là Gươi là biểu tượng cho hình ảnh con trâu với toàn bộ cấu trúc ngôi nhà là sự mô phỏng hình dáng con trâu với bốn chân cao có đế vững, mình tròn, sóng lưng oằn xuống với những đốt gai sống nhấp nhô. Bộ xương là hình ảnh của bộ sườn nhà với sống lưng là đòn nóc, các xương sườn là hệ thống vì kèo. Trên đỉnh của ngôi nhà có hai vòng cùng hướng vào nhau như hai cái sừng. Chi tiết hình ảnh con trâu ta sẽ thấy ngay trên hai đầu bậc cấp bằng gỗ khi bước lên Gươi. Hai đầu trâu nhìn chính diện với cặp sừng cong, gờ nổi cao ở hai bên, cái đầu hơi cúi xuống, đôi mắt buồn bên cạnh hai tai được cách điệu cặp xuống. Một kiến trúc rất quan trọng của người Cơtu là khu nghĩa địa nằm phía Tây của làng. Nơi đây, hình ảnh rõ nhất là quan tài (pink) trên nóc hồi nhà mồ với hai đầu trâu. Con trâu được mô phỏng rõ nét và thật hơn bằng khối tròn của thân cây sừng, đầu, tai và đôi mắt gắn bằng miếng thủy tinh, chỉ khác thân nó là chiếc quan tài.
6) Trâu trong ngôn ngữ Việt.
Con trâu bao giờ cũng là một hình tượng hết sức quen thuộc trong sinh hoạt và ngôn ngữ dân gian. Trong giáo dục con cái, một số người lớn có tính khí nóng nảy, cộc cằn thường mắng mỏ “lì như trâu” để biểu hiện thái độ tức tối, bực dọc đối với những đứa trẻ hiếu động, nghịch phá và ít chịu vâng lời. Đến khi trẻ bước vào tuổi yêu đương, việc dạy dỗ đòi hỏi phải tế nhị hơn nên họ vừa nhắc nhở, rầy rà bằng những lời bóng gió “trâu tìm cọc (trai tìm đến gái), chớ mấy đời cọc lại tìm trâu (gái tìm đến trai)”, vừa chắt chiu dành dụm sắm cặp trâu cày để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày con cái lập thành gia thất rồi ra riêng để xây dựng thêm một mái ấm gia đình, bởi “con trâu là đầu cơ nghiệp”.    
Thực hiện thiên chức này đòi hỏi các bậc làm cha mẹ phải tốn rất nhiều công sức để cân nhắc, lo toan, bởi đối với con cái, tình yêu thương của cha mẹ phải được san sẻ thật đồng đều, bằng ngược lại, nếu đứa này thương nhiều, đứa kia thương ít sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn “trâu trắng, trâu đen” nghĩa là anh em một nhà mà vào ra cứ “bốn mắt nhìn nhau như trâu trợn”.
Lại nữa, do thừa mứa cái ăn cái mặc, không ít trong số những người này nuối tiếc “của đời” bởi tuổi tác sắp đến ngày “khuất núi”, nên “trâu già thích gặm cỏ non”, họ sẵn sàng bỏ tiền “nhuộm tóc, căng da” để “cưa sừng làm nghé” rồi “mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” kết bè kết nhóm chè chén say sưa, tìm gái tơ bày cuộc vui chơi. Chơi, nhưng phải kín, bởi “đi năm đồng, bảy đổi không chết mà chết ở lỗ chân trâu”" thì rõ khổ.
Trâu được xếp vào con giáp thứ hai, sau con chuột. Người ta nói: người tuổi con trâu không cực thân cũng cực trí, bởi lỡ sinh làm kiếp trâu cày thì “mài sừng cho lắm cũng là trâu”, cho nên, dù là trâu của tá điền hay trâu của địa chủ, phú nông cũng đều vì muốn trả ơn đời nên phải chấp nhận còng lưng để kéo những đường cày quá buổi. 
Con trâu gắn bó với người Việt Nam từ rất lâu do đó trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca có rất nhiều câu nói về con trâu. Con trâu, trong ngôn ngữ dân gian cũng đã được điển hình hóa nên thành ngữ, thành chuyện. Con trâu cũng là hình ảnh gắn với nông nghiệp và nông dân và được mượn để ví von, so sánh, để răn dạy nhau trong cách ứng xử, sinh hoạt. Hình ảnh con trâu cũng là hình ảnh của người nông dân Việt Nam cần cù, chịu thương chịu khó, dãi nắng dầm mưa.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn việc nông gia
Ta đâu trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cho lúa trổ (đơm) bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
 
"Lạc nhà nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu"
Qua kho tàng thành ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của trâu trong nông nghiệp, ở đồng quê cũng như cách đối nhân xử thế, ứng xử sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể là:
  • Con trâu là đầu cơ nghiệp (Tục ngữ, ca dao Việt Nam), câu này nói lên con trâu rất quan trọng với người nông dân Việt Nam.
  • Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà/Trong ba việc ấy ắt là khó thay. Tậu trâu vẫn là công việc đầu tiên, quan trọng bậc nhất của một người nông dân, nó nhấn mạnh cho câu con trâu là đầu cơ nghiệp.
  • Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. Đây là câu ca dao giản dị mà hàm súc, hiện thực và trữ tình. Câu trên là một tiểu đối toàn chỉnh: trên/ dưới, cạn/ sâu. Câu dưới dàn trải, bắt đầu tiểu đối: chồng/ vợ, cấy/ cày, sau cùng con trâu bước ra, chậm chạp, ung dung, trong một nhịp thơ khoan thai hơn: chất trữ tình ưu đãi con trâu vào cuối câu.
  • Thứ nhất vợ dại trong nhà/Thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn: Con trâu được liên hệ với người vợ và cùng là một trong những yếu tố quan trọng trong gia đình
  • Ruộng sâu, trâu nái: Nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông.
  • Muốn giàu thì nuôi trâu nái/Muốn lụn bại thì nuôi bồ câu : Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, đầu tư
  • Sai con toán, bán con trâu
  • Lạc đường nắm đuôi chó/ Lạc ngõ nắm đuôi trâu: Kinh nghiệm tìm đường
  • Trâu buộc thì ghét trâu ăn. Quan võ thì ghét quan văn dài quần Nói lên sự ghen ghét, đố kỵ về sự không bình đẳng ấy sinh ra mâu thuẫn.
  • Trâu đi tìm cọc chứ ai đời cọc đi tìm trâu: Nói lên quan niệm yêu được cưới hỏi của người Việt xưa, theo đó người đàn ông phải là người chủ động trong việc tìm kiếm, ngỏ lời, cưới hỏi chứ không phải là người phụ nữ.
  • Trâu quá sá, mạ quá thì. Hồng nhan bị bỏ còn gì là xuân: Chỉ về lứa thì, xuân sắc của người phụ nữ, khi tuổi trẻ qua đi.
  • Cưa sừng làm nghé: Chỉ những người phụ nữ đã già rồi nhưng còn cố tình làm ra vẻ trẻ con, ngây thơ.
  • Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết để ám chỉ kẻ mạnh xung đột, tranh chấp nhau, kẻ yếu bị tai họa, vạ lây.
  • Kéo cày thay trâu: Lối ví von sinh động để phản ánh cảnh cơ cực của người nông dân xưa.
  • Đầu trâu, mặt ngựa:Chỉ về những hạng người ba trợn, côn đồ, giang hồ, anh chị.
  • Trâu chậm uống nước đục: Khi nói một điều gì đó kém may mắn. Do con trâu đi lại thong dong, nó không tranh giành hơn thiệt với ai, thế nên thường bị nhận phần thiệt về mình.
  • Yếu trâu còn hơn khỏe bò: so sánh giữa trâu và bò khi kéo cày
  • Đàn gảy tai trâu: Chê những người không có kiến thức, không biết thưởng thức nghệ thuật
  • Hoa nhài cắm bãi phân trâu: Chỉ về sự yêu đương, hôn nhân không tương xứng
  • Tan đàn xẻ nghé: Chỉ sự tan hoang
  • Nghé con không sợ hổ:Chỉ sự thiếu trải nghiệm
  • Mười bảy bẻ gãy sừng trâu: Chỉ về giai đoạn sung sức của con người
  • Trai thì cày ruộng, khiển trâu/ Gái thì phải biết bổ cau têm trầu
  • Trâu ta ăn cỏ đồng ta hay Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy: Người đời nhắc nhở nhau chỉ nên dùng những gì thuộc quyền sở hữu của mình, những thứ trong phạm vi mình có.
  • Trâu chết để da, người chết để tiếng: Răn dạy người đời nên sống ra sao để không hổ thẹn với đời sau.
  • Trâu đẻ tháng Năm, vợ đẻ tháng Sáu, nói lên việc cần toan tính, cân nhắc vì tháng 5 mùa cày bừa cần đến trâu, tháng 6 vào vụ cấy cần đến sức lao động của phụ nữ.
  • Ngu như trâu: Một câu mạ lỵ
  • Hùng hục như trâu húc bờ: Chỉ về hành động như một ai đó không chịu suy nghĩ, chỉ thục mạng khi làm một việc gì đó.
  • Lỳ như trâu: Ví von về sự lỳ lợm
  • Trâu lấm vẩy càn: Người đời cũng gán cho trâu cái sự ẩu, bừa bãi.
  • Trâu dong bò dắt chỉ về kinh nghiệm chăn trâu, chăn bò. Con trâu luôn luôn tuân theo chủ, nó thuộc đường đi lối về, nên người ta thường dong nó đi, chứ ít ai phải dắt mũi, khác hẳn với bò.
  • Trâu trao chạc, bạc trao tay: Trâu có đặc điểm là khi bắt được mũi thì trâu thuần thục ngay, vì thế người ta thường buộc chạc, xỏ dây thừng vào mũi trâu mà dong, dắt, đây là cách để nói sự sòng phẳng, dứt điểm.
  • Trâu gầy cũng tầy bò kéo: so sánh giữa trâu và bò khi kéo cày
  • Trâu ho bằng bò rống: Chỉ sự vượt trội của trâu so với bò
  • Trâu không có bắt chó kéo cày: ngoa dụ của người đời về một con vật không thể kéo cày mà lại dám thay trâu để kéo cày.
  • Khỏe như trâu: Chỉ về sức khỏe của trâu.
  • Trâu quá sá, mạ quá thì: Chỉ việc bắt trâu làm việc quá sức thì trâu kiệt sức.
  • Trâu lành không ai mặc cả, trâu ngã nhiều gã cầm dao: phê phán thói đời cơ hội vì con trâu là đầu cơ nghiệp và cũng đồng thời là thực phẩm có giá trị. Khi trâu còn khỏe thì không ai giết mổ trâu lấy thịt, mà khi trâu yếu, ngã mới có cơ hội thịt trâu.
  • Trâu ra, mạ vào: Chỉ về việc canh tác. 
  •  Sớm mai cắp nón ra đồng/Một đôi vợ chồng với một con trâu: Câu ca dao dung dị chỉ về hạnh phúc con người trong nông thôn Việt Nam
  • Phình phình ở giữa phình ra/Mẹ ơi con chẳng ở nhà được đâu/Ở nhà làng bắt mất trâu!: khi làng phạt vạ, làng bắt nộp trâu như trong trường hợp người con gái chửa hoang thì gia đình phải nộp vạ
  • Ầu ơ! Ví dầu, ví dẫu, ví dâu/Ví qua, ví lại, ví trâu vô chuồng.
  • Dù ai buôn đâu, bán đâu/Mồng 9 tháng 8 chọi trâu thì về/Dù ai bận rộn trăm bề/Mồng 9 tháng 8 nhớ về chọi trâu.
  • Công anh chăn nghé đã lâu/ Bay giờ nghé đã thành trâu, ai cày.
  • Đàn đâu mà gảy tay trâu/Đạn đâu bắn sẻ, kiếm đâu chém ruồi.
  • Dù ai đi đâu về đâu/ Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về.
  • Nước giữa dòng chê trong, chê đục/Vũng trâu đầm hì hục khen ngon.
  • Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, Ăn ra lôi, cày ra thép: kinh nghiệm chọn trâu.
  • Trâu to ngà, càng già đường kéo.
  • Da đồng, lông mốc, Đầu thanh, mặt nhẹ, khô chân/Vai cao, mình thẳng, mặt gân, sườn tròn/Chùng đùi, thắt quản, ngắn đuôi, to ngà, móng hến thì nuôi đáng tiền.
  • Nghé ơ, Mẹ gọi tiếng trước, cắt cổ lên đàng/Nghé ơ, Mẹ gọi tiếng sau, cất lồng lên chạy/Có khôn thì đi theo mẹ/Có dại thì đi theo đàn/Chớ đi theo quẩn theo quàng/Có ngày mất mẹ: nghé ơ nói lên tình cảm của con người lúc nào cũng gắn bó, thương cảm với con trâu.
  • Ai bảo chăn trâu là khổ/Tôi chăn nàng còn khổ hơn trâu.
  • Của chua ai thấy chẳng thèm/Em cho chị mượn chồng em ít ngày/Chồng em đâu phải trâu cày/Để cho chị mượn cả ngày lẫn đêm.
  • Em như ngọn cỏ phất phơ/Anh như con nghé nhởn nhơ trên đồng: Khi chàng trai còn bị coi là một con nghé ngây ngô và quá vô tình trước một người con gái đã trải lòng ra với mình
  • Chăn trâu chẳng biết mặt trâu/Trâu về cầu Cậy biết đâu mà tìm: cười cho sự quá đểnh đoảng của chàng trai đã yêu mình hoặc đã có cảm tình sâu nặng với mình mà không hiểu biết gì về gốc gác của mình
  • Có cưới thì cưới con trâu/Đừng cưới con nghé nàng dâu không về.
  • Vợ dại thì đẻ con khôn/Trâu chậm lắm thịt, rựa cùn chịu băm.
  • Trâu chậm thì anh bán đi/Rựa cùn đánh lại, vợ thì làm sao.
  • Thiệt tình hổng phải ba hoa/Hôm qua tui thấy con gà đá trâu/Gà đá trâu bao lâu mới thắng/trâu đá gà, què cẳng con trâu.
  • Xâu hạt cườm đã hợp với cổ rồi/Đôi bông đã hợp với tai rồi/Vợ phải lo dệt khố cho chồng/Dù chỉ dệt khố trắng cũng được/Dù chỉ bới cỏ tranh lên đầu/Dù chỉ bới tóc bằng lược sừng trâu.
  • Tiền là trước/Hậu là sau/Ngưu là trâu/Mã là ngựa (Tam tự kinh)
  • Lỗ mũi trâu: Châm biếm của người Trung Quốc về những đạo sĩ.
  • Kiếp trâu ngựa.
  • Làm trâu làm ngựa.
Xem thêm:
- Con trâu trong đời sống văn hóa -Báo Đà Nẵng điện tử
- Con trâu trong đời sống nông thôn Việt | Tập San Việt Học
- Con trâu trong đời sống văn hoá Việt Nam -Báo Quảng Ngãi ..
- Con trâu trong lễ hội - Đời sống văn hóa tinh thần của người Việt
- Con trâu trong Dòng chảy Văn Hóa Việt - Đại học Quốc gia Hà Nội
 
7) Những năm Sửu đáng nhớ trong sử Việt.

Dưới đây là một số sự kiện đáng nhớ về các năm Sửu đã được ghi lại trong sử Việt:
- Năm Tân Sửu 41:  Hai Bà Trưng, sau khi khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Đông Hán, đã xưng vương, xây dựng và củng cố nhà nước độc lập, thiết lập chế độ quân chủ nữ quyền đầu tiên ở Việt Nam.
Năm Ất Sửu 545:  Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế, đứng lên kháng chiến chống lại sự xâm lược của nhà Lương (Trung Quốc), bảo vệ nền độc lập mới giành được của Nhà nước Vạn Xuân.
- Năm Quý Sửu 713:  Mai Thúc Loan lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ chống ách thống trị của nhà Đường, sau đó lên ngôi vua, gọi là Mai Hắc Đế.
- Năm Ất Sửu (905):  Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa chống nhà Đường, chiếm thành Tống Bình, xưng là Tiết Độ Sứ, xây dựng chính quyền tự chủ, kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Năm Ất Sửu (965):  Khởi đầu loạn thập nhị sứ quân nhờ Đinh Bộ Lĩnh, nạn phân tranh được hợp nhất. Năm 966, người anh hùng đất Hoa Lư lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
- Năm Kỷ Sửu (1049): Nhà Lý cho xây dựng chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột) một công trình kiến trúc độc đáo, biểu trưng nền nghệ thuật nước nhà và tinh thần sùng đạo Phật.
- Năm Đinh Sửu (1097): Vua Lý Nhân Tông cho biên soạn, bổ sung, cải cách các phép tắc và định chế chính trị, pháp quyền cũ làm thành một quyền mới, tạo nên những tiến bộ lớn trong phương thức tổ chức nhà nước và điều hành mọi quan hệ chính trị.
- Năm Kỷ Sửu (1289): Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông (1279-1293) phong Hưng Đạo Đại Vương lãnh án tiên phong dẹp giặc Nguyên.
- Năm Đinh Sửu (1397): Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền để điều chỉnh, phân phối ruộng đất giữa các tầng lớp xã hội, hạn chế đặc quyền, đặc lợi của giới thượng lưu. Đồng thời năm này, thủ đô nước ta được chuyển từ Thăng Long vào Thanh Hóa, gọi Tây Đô.

- Năm Kỷ Sửu (1469): Nhà Lê cho vẽ bản đồ quốc gia với từng khu vực cụ thể, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực hiểu biết, xác định quy hoạch và quản lý lãnh thổ.
Lê Thánh Tông (1460-1497) quy định bản đồ cả nước. Đặt ra 12 khu: Thừa Thiên - Thuận Hóa - Nghệ An - Thanh Hóa - Sơn Nam - Hải Dương - Sơn Tây - Kinh Bắc - An Bang - Tuyên Quang - Hưng Hóa - Lạng Sơn - Ninh Sóc.

- Năm Tân Sửu (1481):  Vua Lê Thánh Tôn lập nhiều đồn điền khắp nơi trong nước để sản xuất thêm lương thực và tạo thêm việc làm cho quân sĩ trong thời bình.
Lập bia đá tại Văn miếu ở kinh đô Thăng Long (Hà Nội) ghi tên các vị tiến sĩ nước ta từ lúc bắt đầu có các khoa thi cho tới năm cuối cùng của nhà Hậu Lê là 124 khóa thi. Bắt đầu từ năm 1802 nhà Nguyễn dời đô về Huế và lập Văn miếu cũng như cho dựng bia ghi tên các vị tiến sĩ trong các khóa thi kế tiếp cho tới khi thực dân Pháp bãi bỏ chế độ thi cử theo Nho giáo vào đầu thập niên thế kỷ XX.

- Năm Kỷ Sửu (1529): Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) truyền ngôi cho con là Mạc Thái Tông (Đăng Doanh) sau 2 năm làm vua, nhận chức vị Thái Thượng Hoàng.
- Năm Quý Sửu (1673):Sau 45 năm nội chiến và 7 cuộc chiến lớn gây đau khổ lầm than cho dân, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tạm hòa hoãn lấy sông Gianh làm giới tuyến để kiến thiết lại đất nước.

- Năm Đinh Sửu (1697): Niên hiệu Chính Hòa thứ 18 đời vua Lê Hy Tông. Bộ sách Đại Việt Sử ký Toàn thư được hoàn thành khắc in và công bố. Bộ sách sử vĩ đại này gồm 24 quyển viết lịch sử nước ta từ năm Nhâm Tuất (2879 trước công nguyên) thời họ Hồng Bàng (Hùng Vương) đến năm Ất Mão, Đức Nguyên năm thứ 2 đời vua Lê Gia Tông (1675). Bộ sách là kết quả biên khảo qua 3 triều đại Lý - Trần - Lê, kéo dài tới 570 năm, bắt đầu từ năm 1127 đến năm 1697 mới xong.

- Năm Đinh Sửu (1757): Mạc Thiên Tích con Mạc Cửu gốc người Hoa chống Mãn Thanh chạy qua nước ta đã được phong chức Tổng Trấn, giữ đất Hà Tiên. Sau ngày cha qua đời (1736), có công mở mang bờ cõi nước ta làm chủ thêm hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên.
- Năm Kỷ Sửu (1829):Doanh Ðiền Sứ Nguyễn Công Trứ xúc tiến công cuộc khẩn hoang các vùng đất sình lầy ven biển, đã lập được hai Ấp Kim Sơn và Tiền Hải thuộc tỉnh Ninh Bình và Thái Bình (Bắc Phần).

- Năm Tân Sửu (1841):Vua Thiệu Trị cho vẽ bản đồ từng tỉnh khắp lãnh thổ Việt Nam để dùng trong lĩnh vực quân sự và hành chính. Ngoài ra nhà vua nghiêm cấm quan lại khi đi công tác không được nhũng lạm và gây kinh động dân chúng điạ phương.
Cùng năm này, vua Thiệu Trị nhà Nguyễn cho kiểm kê hành chính trong cả nước. Kết quả kiểm kê cho biết:
- Cả nước có 970.516 xuất đinh (nam giới trong độ tuổi làm nghĩa vụ đi phu đi lính và đóng thuế thân, từ 18 đến 50 tuổi).
- Ruộng đất cả nước có 4.063.892 mẫu (tức 1.463.000ha).
- Thóc thuế cả nước thu được 2.804.774 hộc (một đơn vị đo lường cổ bằng 12 triệu hạt thóc, khoảng 120kg), tức khoảng 335.000 tấn.
- Tiền thuế cả nước thu được 2.852.462 quan (tiền cổ, 1 quan = 10 tiền, 1 tiền = 60 đồng).
- Thuế vàng thu được 1.471 lạng (lạng ta bằng 37,5g), tức 55kg.
- Thuế bạc thu được 121.114 lạng, tức 4.540kg.
- Binh lính các loại từ Trung ương đến các tỉnh có 212.290 người.
Đây là đợt kiểm kê để lại số liệu rất giá trị. Nếu chậm trễ vài chục năm nữa, quân Pháp vào, cục diện thay đổi, chắc không thể làm được như thế.

- Năm ẤT Sửu (1865): Tờ báo Quốc Ngữ Việt Nam đầu tiên (Gia Định báo) xuất bản số đầu tiên.

Cùng năm này, Võ Duy Dương anh hùng chống thực dân Pháp, lập căn cứ kháng chiến tại Đồng Tháp Mười và thắng trận Mỹ Trà vang danh vào tháng 7-1865 (có sự tham gia của bạn đồng chí Trương Định lúc còn sinh tiền).

- Năm Tân Sửu (1901):  Phan Chu Trinh đậu phó bảng tiến sĩ, được triều đình Huế bổ làm thừa biện bộ lễ nhưng chẳng bao lâu thì từ chức để dấn thân vào con đường cách mạng chống Pháp. Cùng đổ khóa này có Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng và bố Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc.

- Năm ẤT Sửu (1925): Là năm có nhiều sự tích đáng ghi nhớ.

1. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc ra đời ở Paris (thủ đô nước Pháp).

2. Nhà Cách mạng Phan Chu Trinh, người chủ xướng dân quyền ở nước ta từ Pháp trở về Tổ quốc, bị thực dân Pháp kết án tử hình năm 1908, sau giảm xuống và đày ra Côn Đảo.

3. Cụ Huỳnh Thúc Kháng bạn chiến đấu của cụ Phan Chu Trinh cũng từng bị đày ra Côn Đảo, về sau là quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

4. Đồng bào cả nước đấu tranh đòi thực dân Pháp thả nhà Cách mạng Phan Bội Châu bị bắt ở Trung Quốc đưa về giam tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội.
* Tháng 6 năm Ất Sửu (1925): Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) tập hợp những người yêu nước thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).

- Năm Ðinh Sửu (1937):  Ðại tá Pháp Chofflet người đã chỉ huy trận đánh diệt quân Ðề Thám năm 1913, đã tới Viện Bác Cổ Viễn Ðông ở Hà Nội, lúc đó Nguyễn Văn Tố giữ chức giám đốc, trả lại đôi kiếm của Hoàng Hoa Thám vì bị oan hồn của người anh hùng đất Việt theo quấy nhiểu đòi mạng.

- Năm Tân Sửu (1961): Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) được triển khai với những mục tiêu quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được tổ chức xuống đến tận cơ sở khắp miền Nam, đánh dấu sức bật mới của phong trào cách mạng miền Nam.

- Năm Quý Sửu (1973): Hiệp định Paris được ký kết giữa Chính Phủ VNDCCH, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Mỹ, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 27-2 Hội nghị Quốc tế về Việt Nam ghi nhận hiệp định này.
- Năm Ất Sửu (1985): Hoàn thành xây dựng cầu Thăng Long và Cung Văn hóa Việt Xô.
- Năm Đinh Sửu (1997):  Hội nhập với tự do hóa thương mại và đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam vươn tới tầm cao mới của kinh tế thị trường, đạt chất lượng tiến trình hội nhập quốc tế.
Xem thêm:
- Những năm Sửu có ý nghĩa trong lịch sử dân tộc ta
- Những năm Sửu đáng nhớ trong lịch sử - Hội Khoa Học Lịch Sử...
 

 
2. Trâu trong văn hóa thế giới.
       2.1. Hình tượng trâu ở phương Đông.
1) Trâu trong văn hóa Trung Quốc.
Trâu trong chữ Hán được viết là (âm Hán Việt: ngưu) là hình đầu trâu, nghĩa là gốc của chữ "ngưu" dùng chỉ con trâu. Tuy niên, để phân biệt người Trung Quốc còn gọi con trâu là "thuỷ ngưu" 水牛, con bò là "hoàng ngưu" 黃牛. Con trâu đã từng sống tại vùng Trung Nguyên vào thời nhà Thương. Khi đó vùng Trung Nguyên có khí hậu ấm áp hơn ngày nay, thích hợp cho các loài động vật nhiệt đới và á nhiệt đới sinh sống. Tại vùng Trung Nguyên người ta đã khai quật được xương trâu, văn khắc có nhắc đến trâu, đồ đựng bằng đồng hình con trâu thời nhà Thương.
Với người Trung Quốc, con trâu đóng một vai trò quan trọng trong đời sống trên nhiều phương diện văn học, hội họa, ca dao, tục ngữ, phong tục... Người ta quan niệm trâu là thánh vật nên thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa trời và đất, người và tiên để cho thần tiên ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian an bình.
Trâu còn được coi là tượng trưng cho sự tốt lành, ai mơ trâu vàng đến nhà là điềm phú quý, cưỡi trâu vào thành là có hỉ sự, trâu sinh nghé là tâm thành ý nguyện.
Trong tín ngưỡng như “Ngưu đầu, Mã diện” (Đầu trâu, Mặt ngựa) là 2 sinh vật thuộc hạ của Diêm Vương chuyên thực hiện việc hành hạ, tra tấn người ở địa ngục.
Trong “Tây Du Ký” có nhân vật Ngưu ma vương là vua của các loài trâu.
Theo truyền thuyết “Ngưu Lang Chúc Nữ” với chiếc cầu Ô Thước (Ô là con quạ, Thước là con chim Khách):  Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Thượng đế vì say mê một tiên nữ dệt vải tên là Chức Nữ, nên bỏ bê việc chăn trâu. Chức Nữ cũng vì mê tiếng sáo của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân kẻ cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần trên cầu Ô Thước vào đêm mùng 7 tháng Bảy. Lúc chia tay nhau cả hai đều khóc, nước mắt của họ rơi xuống trần gian thành cơn mưa nhẹ gọi là mưa Ngâu.
Theo truyền thuyết trâu đã giúp vua Vũ của nhà Hạ trị thủy. Thời Chiến Quốc, Tử Đồi là con vua Chu Trang Vương nuôi hàng trăm con trâu cho ăn gạo thóc, mặc gấm vóc, lại có kẻ hầu người hạ. Họ ca ngợi nghề chăn trâu của những Sào Phủ, Nịnh Thích.
Nhiều địa phương trên đất nước Trung Quốc vẫn duy trì tục trâu xuân, người ta đắp hình con trâu bằng đất hoặc làm bằng giấy cao 4 thước, dài 8 thước, tượng trưng cho 4 thời trong 8 tiết. Con trâu mô hình này được rước rất long trọng kèm theo các hoạt động vui chơi như ca hát, múa, rước đèn lồng... gọi là xuân ngưu (trâu mùa xuân), sau đó lấy roi vừa quất vào nó vừa đọc lời chúc an lành. Các dân tộc thiểu số khác còn tổ chức nhiều lễ như lễ Ngưu vương, cúng Ngưu vương để cầu con, phòng bệnh, đuổi tà ma... Mỗi dân tộc ở Trung Quốc lại có cách thức, nghi lễ liên quan đến con trâu khác nhau như:
  • Người dân tộc Choang có ngày Lễ hồn trâu vào mùng 8-4 âm lịch, nhà nhà dọn sạch sẽ chuồng trâu, các cô gái đưa trâu đi tắm rồi dắt về đi quanh bàn ăn một vòng, sau đó cho trâu ăn bánh ngũ cốc, còn trẻ em thì buộc lên sừng trâu giấy đỏ cầu may.
  • Dân tộc Động có Lễ tắm trâu vào ngày 6-6 âm lịch, người ta mổ gà, vịt làm cỗ ăn mừng rồi lấy lông cắm vào chuồng trâu để chúc cho trâu sức khỏe, bình an.
  • Người Miêu ở Vân Nam lại diễn tục Trát sừng trâu, trẻ em lấy bánh nếp nướng trát đầy lên sừng trâu rồi cắm kèm theo 2 quả ớt đỏ. Người Miêu cho rằng trâu được trát sừng khi đi uống nước sẽ nhìn được bóng mình và sẽ biết người chủ rất nhớ ơn nó.
  • Dân tộc Bu-y thì có lễ cúng thần mạ và thần trâu…
  • Người dân vùng Hải Châu ở Giang Tô vào tháng giêng có Lễ hội Ngưu Lang với tiết mục hát bội, thắp hương, đốt pháo cầu cho người và trâu tránh được mọi tai ương.
2) Trâu trong văn hóa Philippines.
Mặc dù động vật quốc gia của Philippines là trâu Carabao, trâu Tamaraw vẫn được xem là một biểu tượng quốc gia của Philippine. Một hình ảnh của con vật được tìm thấy trên phiên bản từ 1980 đến đầu 1990 của đồng 1-peso Philippines. Năm 2004, Tuyên cáo số 692 được công bố nhằm mục đích nhắc nhở người dân Mindoro về tầm quan trọng của việc bảo tồn trâu Tamaraw và môi trường sống của loài trâu này.
 


Tamaraw - Wikipedia
Trâu rừng Philippines – Wikipedia tiếng Việt
 
3) Trâu trong văn hóaIndonesia.
Người Balak, người Minang Kabaus trên đảo Sumatra và người Torajas trên đảo Salawesi ở Indonesia đều rất sùng kính trâu như một biểu tượng có vai trò lớn trong cuộc sống của họ. Sự tích của người Minang Kabaus kể rằng ông tổ của họ nhờ một con trâu mà đánh thắng được giặc cướp, vì thế dân tộc này quyết định lấy tên là: Trâu chiến thắng (Minang = trâu, Kabaus = chiến thắng). Trong đám cưới của người Batak, bao giờ cũng có tổ chức chọi trâu với ý nghĩa những đặc tính của con trâu chiến thắng sẽ truyền sang đôi trai gái mới lấy nhau.
4) Trâu trong văn hóa Ấn Độ, về tôn giáo, theo truyền thuyết Phật giáo có câu chuyện kể rằng trước khi thành Phật, Đức Thích Ca đã bỏ ra sáu năm để hành pháp khổ hạnh đến nỗi thân thể chỉ còn da bọc xương. Rồi về sau ngài thấy phương pháp khổ hạnh chỉ đem lại đau khổ mà trí tuệ chẳng hề tăng trưởng, nên ông ta quyết định dùng lại thức ăn để có đủ sức hành thiền quán niệm hơi thở. Trong thời gian 49 ngày thiền định, ông được thôn nữ Sujata dâng cúng cháo sữa và nhờ đó sức khỏe được hồi phục nhanh chóng. Tai xứ Ấn vì bò là vật thần linh nên chẳng mấy ai muốn dùng sữa bò. Có thể rằng ngài được cung cấp sữa dê hay sữa trâu. Ấn Độ đã dùng sữa trâu từ ngàn xưa. Tại vùng bắc Ấn là nơi có rất nhiều trâu sinh sống.
5) Trâu trong văn hóa Trung Đông và châu Phi.
- Người Ai Cập cổ đại thì trâu rừng tượng trưng cho sức mạnh và sự dũng mãnh. Trâu rừng được xếp trong danh sách 12 con giáp của người Ai Cập (như ở Hy Lạp, người Babylon và Ấn Độ cổ đại) nhưng thứ tự có khác nhau.
- Người Mahafales ở phía Nam đảo Madagascar rất coi trọng trâu, đó là biểu tượng của sự giàu có. Trên mộ người ta còn cắm những cột gỗ tạc hình trâu để biểu thị địa vị xã hội của người đã mất.
2.2. Hình tượng trâu ở phương Tây.
Trong Kinh Thánh không nói đến tên con trâu vì vùng Trung Đông không có loài thú vật hình dạng giống trâu. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh có nhắc đến bò, cụ thể là trong hang đá ngày lễ giáng sinh hình tượng các con thú vật đứng nằm chung quang đứa bé Jesus được dựng bày chung quanh luôn có một hai con bò. Vì Jesus giáng sinh làm người trong chuồng súc vật giữa cánh đồng Bethlehem, trâu bò cũng như con cừu, con lừa là nhân chứng cho việc sinh đẻ này. Sau này đi rao giảng Jesus cũng nói đến hình ảnh con bò: “Thế ngày Sabát, ai trong các ngươi lại không cởi dây dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước”.

        Ở Châu Phi có truyền thuyết quái vật mình trâu, đầu bò  Catoblepas trong thần thoại Etiopia cổ, Catoblepas có hình dáng là sự kết hợp của mình trâu, đầu bò. Chiếc đầu của Catoblepas luôn hướng xuống đất do cặp sừng quá nặng, bên cạnh đó, chiếc lưng lớn cùng nhiều gai nhọn sẽ bảo vệ chúng khỏi kẻ thù, nó có khả năng giết con mồi bằng hơi thở và ánh nhìn của chúng. Quái vật này thường ăn một loại cỏ có độc tính mọc bên sông, Catoblepas còn có khả năng hóa đá con mồi bằng cách nhìn thẳng vào mắt đối phương.
Mặc dù không để lại nhiều dấu ấn ở nền văn hóa phương Tây, nhưng trong quan niệm về 12 con giáp của người Hy Lạp, con trâu đực được xếp đứng đầu, tiếp đó là sơn dương, sư tử, lừa, cua, rắn, cá sấu, hồng hạc, vượn, chim ưng, chuột. Tại Tây Âu, người ta coi chiếc tù và làm bằng sừng trâu là biểu tượng của ngành bưu chính vì vào thời trung cổ, các lái buôn do đi nhiều nơi đã kiêm luôn cả việc chuyển thư, bưu kiện, mỗi khi đến một nơi họ lại thổi tù và sừng trâu để mọi người đến nhận hoặc gửi thư.
                                                                                        
1. Aries                 Bạch Dương                    Con cừu trắng       21/3 - 19/4 
2. Taurus               Kim Ngưu              Con bò vàng                    20/4 - 20/5
3. Gemini              Song Tử                Song Tử                21/5 - 21/6
4. Cancer               Cự Giải                  Con cua                 22/6 - 22/7
5. Leo                              Sư Tử                    Con sư tử              23/7 - 22/8
6. Virgo                 Xử Nữ                              Trinh nữ                23/8 - 22/9
7. Libra                 Thiên Bình             Cái cân                  23/9 - 22/10
8. Scorpio             Thiên Yết              Con bọ cạp            23/10 - 22/11
9. Sagittarius        Nhân Mã                Nửa trên là người, nửa dưới là ngựa.                                                                                                   23/11 - 21/12
10. Capricorn        Ma Kết                   Nửa trên là dê, nửa dưới là đuôi cá.                                                                                                        22/12 - 19/1
11. Aquarius                   Bảo Bình               Người mang (cầm) bình nước.                                                                                                             20/1 - 18/2
12. Pisces              Song Ngư              Hai con cá bơi ngược chiều.                                                                                                                  19/2 - 20/3
 
        Mối tương quan giữa 12 con giáp của phương Tây và 12 con giáp của phương Đông được tóm tắt theo bảng sau:
 
Thập nhị chi
 
Các con vật biểu tượng
 
Cung
 (dấu hiệu hoàng đạo cổ)

 
Giờ tương ứng
 
Phương vị la bàn
 

 
Chuột
 
Dương Cưu
(Huyền hiêu)
11- 0 giờ 59 phút sáng
 
Tam Canh
 
Canh ba
 
Bắc
 
Sửu
 
Bò/Trâu
 
Kim Ngưu
(Tinh kỷ)
1- 2 giờ 59 phút
Dạ bán/nửa đêm
Tứ Canh
 
Canh tư
 
Bắc Đông Bắc ¾ Đông
 
Dần
 
Cọp
 
Song Nam
(Tích mộc)
3-4 giờ 59 phút
Kê minh/gà gáy
Ngũ Canh
 
Canh năm
 
Đông Bắc Đông ¾ Bắc
 
Mẹo
 
Thỏ/Mèo
 
Bắc Giải
(Đại hỏa)
5-6 giờ 59 phút
Bình đán/rạng sáng
    Đông
 
Thìn
 
Rồng
 
Hải Sư
(Thọ tinh)
7-8 giờ 59 phút
Nhật xuất/mặt trời mọc

 
    Đông Nam Đông ¾ Nam
 
Tị
 
Rắn
 
Xử Nữ
(Thuần vĩ)
9-10 giờ 59 phút
Thực thời/giờ ăn sáng

 
Thượng Ngọ
 
Gần trưa
 
Nam Nam Đông ¾ Đông
 
Ngọ
 
Ngựa
 
Thiên Xứng
(Thuần hỏa)
11-12 giờ 59 phút chiều
Nguy trung/gần trưa
Chính Ngọ
 
Trưa
 
Nam
 
Mùi
 

 
Hổ Cáp
(Thuần thủ)
1-2 giờ 59 phút
Nhật trung/giữa trưa

 
Hạ Ngọ
 
Xế
 
Nam Nam Tây ¾ Tây
 
Thân
 
Khỉ
 
Nhân Mã
(Thực trầm)
3-4 giờ 59 phút
Nhật điệp/xế chiều
    Tây Nam Tây ¾ Nam
 
Dậu
 

 
Nam Dương
(Đại lương)
5-6 giờ 59 phút
Nhật nhập/giờ ăn chiều

 
    Tây
 
Tuất
 
Chó
 
Bảo Bình
(Giáp lâu)
7-8 giờ 59 phút
Hoàng hôn/mặt trời lặn

 
Nhất Canh
 
Canh một
 
Tây Bắc Tây ¾ Tây
 
Hợi
 
Heo
 
Song Ngư
(Châu tư)
9-10 giờ 59 phút
Nhân định/đi ngủ
Nhị Canh
 
Canh hai
 
Bắc Bắc Tây ¾ Bắc
 
 
 
 
 
3. Trâu trong các loại hình văn hóa khác.
       1) Trâu và thể thao:

Đua trâu ở Thái Lan
 
2) Trâu và nhiếp ảnh.
 
3) Trâu và hội họa(tranh sơn dầu và tranh nước).

 
VIDEO
- Con trâu – vẽ chì – vẽ tranh
- Mr Tiu Hướng Dẫn Vẽ Con Trâu
- Hướng dẫn vẽ Con Trâu►Lamdepchobe TV
- How to draw a buffalo step by step for kids in 5 minutes 
 
4) Trâu và hệ thời gian Can Chi.
      
Sexagenary cycle- Wikipedia
Can Chi– Wikipedia tiếng Việt
       
Can Chi (干支), còn gọi dài dòng là Thiên Can Địa Chi (天干地支) hay Thập Can Thập Nhị Chi (十干十二支), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học.

Theo cách phân chia thời gian năm tháng Can chi trên, con Trâu cũng là một biểu tượng cho một năm. Trong 12 địa chi (thập nhị chi), trâu mang pháp danh là Sửu, đứng hàng thứ hai sau Tý và đứng trước 10 con vật khác, 12 con vật được đứng trong sách lịch pháp trên nay là đại diện cho các loài. Về tính âm dương, 12 con vật được chia xếp thành hai cực âm và dương đứng đan xen nhau, trong đó con trâu (Sửu) thuộc âm.

Xem thêm:   
- 12 con Giáp từ đâu ra? - KhoaHoc.tv
 
5) Trâu và tem bưu chính.

Dù trong thời buổi văn minh công nghiệp, hình ảnh con trâu đã dần mất đi vị trí của mình bởi những “con trâu sắt” ngạo nghễ trên cánh đồng. Nhưng chắc chắn một điều rằng, trâu mãi là người bạn thân thiết của người làm nông nghiệp.

Vì thế, ngành bưu chính trên thế giới đã phát hành nhiều bộ tem về trâu, nhất là những chiếc tem Tết. Tem mỗi nước mang những sắc thái riêng độc đáo. Tem Trung Quốc thì thiết kế hình trâu bằng những nét cọ đơn sơ theo phong cách thủy mặc trên phông nền chữ “ngưu” (tiếng Hán cổ) vừa truyền thống nhưng không kém phần hiện đại.
       
Bộ tem tết về Trâu đầu tiên của Việt nam được phát hành vào ngày 5-1-1985, thiết kế theo phong cách quen thuộc của dòng tranh Đông Hồ là mẫu tem “Chăn trâu thổi sáo” nói lên cảnh thanh bình nông thôn, đồng quê Việt Nam. Bộ tem do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu vẽ, gồm 2 tem (2 giá, khác màu). Đến năm 1997, chào đón năm Đinh Sửu, Bưu Điện phát hành một bộ tem Tết do họa sĩ Võ Lương Nhi thiết kế, gồm 2 mẫu, màu sắc vui tươi, có hình ảnh trâu mẹ, trâu con mang đến không khí xuân đầm ấm, no đủ.
Ngoài những mẫu tem tết, tem trâu còn được in với nhóm động vật hoặc đề tài khác. Theo danh mục tem Bưu chính Việt Nam, những bộ tem phát hành có trâu, như:
- Bộ tem “Xây dựng kinh tế, văn hóa” phát hành năm 1960, vẽ đàn trâu đang bừa.
- Bộ tem “Thú rừng lớn” (1964), có mẫu trâu rừng.
- Bộ tem “Tranh mỹ thuật” (1968) có mẫu tem 595 (tay cày tay súng).
- Bộ tem “Gia súc có sừng” (1979), có 2 mẫu trâu trắng và trâu nái.
- Bộ tem “Bảo vệ thú hoang” (1988), có mẫu tem trâu rừng. Trong bộ tem về “Lễ hội chọi trâu” thể hiện theo phong cách dân gian, giới thiệu hai thế điển hình trong các thế chọi trâu rất ấn tượng…
 
Tem Tết Ất Sửu 1985
 
Tem Tết Đinh Sửu 1997
 
Tem Tết Kỷ Sửu 2009
 
6) Trâu và mỹ nghệ (đồng, gốm sứ).

Nhiều đình chùa Việt đã chạm khắc và tạc tượng trâu, đó là tượng trâu bằng đá ở chùa Kim Ngưu (Bắc Ninh). Thời nhà Lý, chùa Phật Tích (Bắc Ninh) được xây dựng năm 1057 có cặp tượng trâu to bằng trâu thật, tạc trên đài sen ở sân chùa khá sống động.

Ngoài hiện diện của trâu trong tranh dân gian và trong điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ XVII, XVIII… Di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng cấp tỉnh, đình Khả Lý Hạ (Việt Yên) còn chạm khắc hình trâu trên cấu kiện gỗ ở Cốn Mê. Bức chạm trâu kéo cày ở nghè Mẫu Sơn (Lục Nam) cũng là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc dân gian đẹp ở thế kỷ XVII, XVIII.
Dưới đây là vài hình ảnh trâu khắc họa trên các hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Các hiện vật lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
 
          Một số hình ảnh về điêu khắc ở nước ngoài về trâu:

Tác phẩm điêu khắc trâu nước, Lopburi , Thái Lan, 2300 TCN

Chine, XVIIe-XVIIIe siècle
 
Buffle en jade veiné sculpté
CHINE XXème Siècle

Bronze Water Buffalo Sculpture
 
7) Trâu và kiến trúc.                     

Tòa nhà Minangkabau có hình dạng sừng trâu
[Cung điện Pagaruyung gần Batusangkar, Sumatra, Indonesia. Bị lửa thiêu rụi vào tháng 2 năm 2007]
 
[Xin xem thêm nhà Gươlnhà Mồ của người Cờ Tu bên trên]

4. Trâu trong các tín ngưỡng tôn giáo.
      
1) Trâu trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Trong tín ngưỡng nông nghiệp, hình ảnh con trâu còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Chiếc sừng trâu gợi lên hình ảnh trăng lưỡi liềm biểu tượng của nước trong tín ngưỡng nông nghiệp. Lúc đón giao thừa, người ta ra xem trâu nằm hay trâu đứng, trâu ngoảnh đầu ra cửa hay vào trong để biết năm đó làm ăn có thuận lợi hay không.

Sừng trâu trở thành biểu tượng  của nước trong tín ngưỡng nông nghiệp

Một huyền thoại của miền ven biển Việt Nam được ghi lại từ thế kỷ 6 trong sách Thủy kinh chú chép rằng: Huyện Câu Lậu ở Giao Chỉ có giống tiềm thủy ngưu (trâu ở ngầm đáy nước) chúng thường lên bờ chọi nhau, bao giờ sừng mềm ra lại nhảy xuống nước, sừng trâu sẽ cứng lại rồi chúng lại lên bờ chọi nhau tiếp. Đó là báo hiệu của ngày con nước theo lịch trăng.  

Trăng với thủy triều và giống trâu nước có liên quan về thời tiết. Sách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề chép rằng: Dưới thời Trần, có Yết Kiêu, người Gia Lộc (Hải Dương), một hôm đi trên bờ biển thấy hai con trâu nước chọi nhau. Ông dùng đòn gánh phang, trâu lặn xuống nước mất tích. Thấy trên đòn gánh còn dính vài sợi lông trâu, ông nuốt vào bụng, từ đó ông có tài bơi lặn, đi lại dưới nước như đi trên cạn!

Huyền thoại trâu nước là huyền thoại về Trăng và thủy triều, rất phổ biến cùng với tục thờ Trăng, thờ Trâu ở miền ven biển Tây Thái Bình Dương. Ngày hội Trăng mùa thu ở vùng ven biển Đồ Sơn (Hải Phòng) trước đây còn giữ tục lệ thi chọi trâu: Dù ai buôn đâu bán đâu/ Mồng mười tháng Tám chọi trâu thì về! Tục lệ ấy là tàn dư xa xôi của lễ hội thờ Trăng. Chọi trâu là biểu tượng của xung lực vũ trụ. Chọi trâu hằng năm là để tái vận hành và tiếp sức sinh sôi nguồn xung lực, sinh lực của Trời - Đất - Con người... Như thế, con trâu đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á cổ truyền, và có lẽ vì vậy mà trâu đi vào năm - tháng - ngày - giờ của lịch 12 con vật.

Đền Kim Ngưu, xã Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Trâu vàng trong truyền thuyết dân gian được tôn sùng là một con “vật thiêng” có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Sách Lĩnh Nam Chích Quái cũng có nhắc đến lai lịch của Trâu Vàng qua truyện Hồ Tinh gắn với sự tích Lạc Long Quân diệt cáo chín đuôi, kết thúc là "Sau lập miếu Kim Ngưu để trấn áp yêu quái".

Có thể nói, tín ngưỡng thờ Trâu vàng phản ánh nguyện vọng về một cuộc sống yên ổn của người xưa. Xã Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội có ngôi đền thờ Trâu Vàng tên là “Đền Kim Ngưu” thể hiện rõ tín ngưỡng ấy. Truyền thuyết kể lại, tên xưa của hồ Tây là hồ Trâu Vàng do Trâu Vàng chạy, vết chân trâu tạo thành hồ. Thời khắc giao thừa, người ta nhìn dáng trâu nằm hay trâu đứng, ngoảnh đầu ra cửa hay vào trong để biết năm đó làm ăn có thuận lợi hay không.

VIDEO
- Giải Mã Giấc Mơ : Nằm mơ thấy con trâu
- GIAI MA GIAC MO | Nằm mơ thấy trâu rượt
- Giải mã giấc mơ | Mơ thấy trâu húc nhau| KUBET

- Giải mã giấc mơ: Thấy trâu là điềm gì, tốt hay xấu- susucaokhoe

- Mơ thấy trâu: Giấc mơ gắn liền với sức khỏe, sự may mắn và danh tiếng tốt
 
 
2) Trâu trong Ấn giáo.

Gadhimai Temple - Wikipedia
 [Goddess Gadhimai]
Lễ hội tế thần Gadhimai - nữ thần tượng trưng cho quyền lực của đạo Hindu, vốn có lịch sử 265 năm, được tổ chức 5 năm một lần. Trong suốt 2 ngày diễn ra lễ hội, hàng nghìn con vật như trâu, chim và cừu sẽ bị chặt đầu để hiến tế cho nữ thần Gadhimai. Hàng triệu tín đồ của đạo Hindu đã tập trung tại ngôi đền thờ thần Gadhimai ở Bariyarpur, Nepal, một khu vực gần biên giới Ấn Độ với niềm tin rằng việc tế các con vật sẽ xoa dịu nữ thần sức mạnh Gaghimai, mang tới cho họ sự may mắn và thịnh vượng.

Vào năm 2009, trong suốt 2 ngày diễn ra lễ hội đã có 250.000 con vật bị giết hại. Đây là lễ hội có số lượng động vật chết nhiều nhất trên thế giới, rất nhiều tổ chức đã lên tiếng để yêu cầu chấm dứt việc thực hành nghi lễ đẫm máu này.

Vào năm 2014, ngày đầu tiên của lễ hội tế thần, đã có 6000 con trâu bị chặt đầu, ngoài ra còn có 100.000 con dê và các động vật khác. Ngày cuối cùng kéo theo sự ra đi của thêm 100.000 con vật khác.
Đầu của các con vật sẽ được chôn trong một cái hố lớn để cúng tế cho Nữ thần, trong khi da sẽ được bán cho các thương nhân đã ký hợp đồng trước đó. Có khoảng 2,5 triệu tín đồ Hindu giáo có mặt trong lễ hội để chứng kiến nghi lễ và thể hiện lòng thành kính của mình đối với vị nữ thần quyền năng. Do chỉ tổ chức 5 năm một lần nên rất nhiều người đã háo hức và chờ đợi lễ hội diễn ra, họ đến từ nhiều vùng, dẫn theo gia súc của mình, ngủ bên đường để đợi đến khi lễ hội bắt đầu.

Tuy nhiên ngày 28-7-2015, Ram Chandra Shah, Chủ tịch Liên hội Đền Thờ Gadhimai đã tuyên bố chính thức bãi bỏ hoàn toàn hình thức lễ hội này:“Đối với nhiều thế hệ, những người hành hương đã giết hại và cúng tế súc vật cho Nữ thần Gadhimai với hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nay đã đến lúc cần thay thế việc giết chóc và bạo lực bằng sự cầu nguyện và nghi lễ hòa bình.”

VIDEO
- 2019 Gadhi Mai mela
- Gadhimai 2019: the aftermath
- गढिमाईमन्दिर#Temple #Gadhimai #mandir
- Why Gadhimai animal sacrifice must stop
- GADHIMAI FESTIVAL | THE WORLD'S LARGEST ANIMAL ..
- Gadhimai Hindu festival: World's 'largest animal sacrifice ...
 
        3) Trâu trong Lão giáo.
    
Lão Tử cưỡi trâu trước khi viết Đạo Đức kinh
Lão Tử là người soạn Đạo Đức Kinh, sinh vào thế kỷ thứ VI trước CN (thời Chiến Quốc). Theo truyền thuyết, Lão Tử khi về già nhận thấy chính sự của vương quốc đang tan rã, đã cưỡi trâu xanh đi về hướng Tây qua đồi núi đến nước Tần và từ đó mất dạng.
Theo người Trung Hoa, trâu được xem là một Thánh vật, biểu hiệu sự sống lâu. Bức tranh vẽ nhà hiền triết Lão Tử cưỡi Trâu xuyên khắp cánh đồng đi về hướng Tây, hàm ý Lão Tử là một Thánh nhân đáng được tôn kính.
 
4) Trâu trong Phật giáo.     
Trong Phật giáo, trâu cũng là động vật tượng trưng cho sự cao quý, có đủ uy nghi và đức hạnh. Trong 80 tướng tốt trên thân Như Lai, thì có một tướng là “bước đi an bình, như vua Trâu (Ngưu vương). Trong đức hiệu của Phật cũng dùng “Nhân Trung Ngưu” để ca ngợi đức hạnh của Phật quảng đại vô biên. Trong “Pháp Hoa kinh”, dùng xe trâu để tỷ dụ Bồ Tát thừa, dùng xe trâu trắng lớn để tỷ dụ Phật thừa.
        Ở Việt Nam, hình tượng con trâu xuất hiện từ thời nguyên thuỷ trong văn hoá Hoà Bình. Hình tượng trâu còn thấy được nơi các kiến trúc Phật giáo từ thời Lý, trên tượng tròn chùa Phật Tích hay trên lan can đá chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).
Trong đạo Phật, tâm con người bình thường (chúng sinh) có 2 đặc tính:
- Tâm loạn độngđặc trưng bởi con khỉ và con ngựa “Tâm viên ý mã –心猿意馬”.Phương pháp Thiền định (= Thiền chỉ) dùng để chế ngự, giúp tâm được an tĩnh vững vàng (= tâm thanh tịnh).
- Tâmsi mê(tâm ô nhiễm) đặc trưng bởi con trâu đen. Phương pháp Thiền tuệ (= Thiền quán) dùng để chuyển hóa, giúp tâmsáng suốt (= tâm giác ngộ) đặc trưng bởi con trâu trắng.
“Thập Mục Ngưu Đồ” là chủ đề của 10 bức tranh chăn trâu nổi tiếng, diễn đạt quá trình tu tập tuệ giác, từ tâm si mê đến tâm giác ngộ. Có 2 bộ tranh trình bày quá trình này, đó là:
1/. Bộ Tranh Chăn Trâu Đại Thừa:  Diễn đạt tư tưởng Tiệm tu – Đốn ngộ. Hình ảnh trâu trong tranh Đại thừa có màu dần từ đen sang trắng cho thấy quá trình chuyển hóa tiệm biến của tâm để làm chủ bản ngã.
2/. Bộ Tranh Chăn Trâu Thiền Tông:  Diễn đạt tư tưởng Đốn ngộ - Tiệm tu. Hình ảnh trâu trong tranh Thiền tông có màu không đổi thể hiện quá trình chuyển hóa đột biến của tâm để làm chủ bản ngã.
Cụ thể tranh Đại thừa nói về quá trình làm chủ tâm, trong khi tranh Thiền tông thu gọn trong trong việc kiến tánh(thấy tính), tức thấy được các ý tưởng và tư duy của chính thiền giả về Duyên khởi tính, nhằm cắt đứt các nguồn tư tưỏng tạo nên cái "tôi".


Hai bộ tranh “Thập Mục Ngưu Đồ”diễn tả quá trình chuyển hóa tâm thức.
Bộ thứ hai “Tranh chăn trâu Đại Thừa”được cho là xuất phát từ Duy Thức tông
 
TRANH ĐẠI THỪA                    TRANH THIỀN TÔNG
1. Vị mục : chưa chăn.               1. Tầm ngưu : tìm trâu.
2. Sơ điều : mới chăn.                2. Kiến tích : thấy dấu.
3. Thọ chế : chịu phép.              3. Kiến ngưu : thấy trâu.
4. Hồi thủ : quày đầu.                4. Đắc ngưu : được trâu.
5. Tuần phục : vâng chịu.           5. Mục ngưu : chăn trâu.
6. Vô ngại : không ngại.             6. Kỵ ngưu qui gia : cỡi trâu về nhà.
7. Nhiệm vận : tha hồ.                7. Vong ngưu tồn nhân : quên trâu còn người.
8. Tương vong : cùng quên.       8. Nhân ngưu câu vong : người trâu đều quên.
9. Độc chiếu : soi riêng.             9. Phản bổn hoàn nguyên : trở về nguồn cội.
10. Song dẫn : dứt cả hai.          10. Nhập triều thùy thủ : thõng tay vào chợ.

Linhtesu Page - WordPress.com
Xem thêm:
- Tượng Phật Di Lặc cưỡi trâu - Quần áo Phật tử
- TÌM HIỂU Ý NGHĨA VỀ BIỂU TƯỢNG CÁC LINH THÚ
- Vì sao các vị bồ tát thường cưỡi linh thú? | Giải đáp Phật Pháp
- GHPGVNTN - DIEU PHAP TEMPLE - Chùa Diệu Pháp
- 10 bức tranh chăn trâu của Đại Thừa và của Thiền Tông
- Thập Mục Ngưu Đồ - Mười Bức Tranh Chăn Trâu Giảng ...
 
-  Trâu trong biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng nhân loại -QTV 
 
VIDEO
- 07. Năm Sửu nói chuyện về trâu - TT Thích Chân Quang
- Năm Sửu nói chuyện con Trâu: Triết Lý Về Trâu - Thích Nhật Từ
- Thập Mục Ngưu Đồ - HT Thích Phước Tịnh
- Thích Hạnh Tuệ - 10 Bức Tranh Chăn Trâu
- Ni Sư Thuần Tuệ - 10 Bức Tranh Chăn Trâu
- Tranh Chăn Trâu Thiền Tông - Thích Nhật Từ
- Thập mục ngưu đồ (10 bức tranh chăn trâu) - Soi sáng thực tại – HT Viên Minh
- Hành trình bản ngã - 10 bức tranh chăn trâu Thiền Tông - Thái độ thấy Pháp - HT Viên Minh
 

Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!


***
 
 
Huy Thai gởi