Cuba, đất nước tàn tạ sau 65 năm cộng sản
Le Figaro ngày 03/01/2024 kể ra « Siêu lạm phát, nạn đói, tuyệt vọng…Ngày kỷ niệm buồn thảm của cách mạng Cuba ». Trong bài xã luận mang tựa đề « Địa ngục », Libération nhấn mạnh, đúng 65 năm sau khi Fidel Castro tuyên bố « Cách mạng chiến thắng », Cuba chìm trong khủng hoảng. Thủ đô đầy người ăn xin, nhiều người sống tạm bợ chờ cơ hội di cư sang nước khác.
Ảnh minh họa : Đúng 65 năm sau khi Fidel Castro thiết lập chế độ Cộng sản ngày 01/01/1959, nạn đói hoành hành tại Cuba, người dân chỉ mong ra khỏi đảo quốc.
Cũng phải để một "Địa Ngục Cộng Sản Cuba" cho nhân loại trông vào để mà làm gương chiếu tối om . Người Mỹ chuẩn bị từ xa . Sau tiếng nổ ở Biên Đông sẽ vào Hoa Lục và Việt Nam không cộng sản,người dân đã có nền nếp sẳn,tiếp tay phát triển đất nước dễ dàng .
Nam Giang
ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 04/01/2024
Cuba, đất nước tàn tạ sau 65 năm cộng sản
Le Figaro ngày 03/01/2024 kể ra « Siêu lạm phát, nạn đói, tuyệt vọng…Ngày kỷ niệm buồn thảm của cách mạng Cuba ». Trong bài xã luận mang tựa đề « Địa ngục », Libération nhấn mạnh, đúng 65 năm sau khi Fidel Castro tuyên bố « Cách mạng chiến thắng », Cuba chìm trong khủng hoảng. Thủ đô đầy người ăn xin, nhiều người sống tạm bợ chờ cơ hội di cư sang nước khác.
Ảnh minh họa : Đúng 65 năm sau khi Fidel Castro thiết lập chế độ Cộng sản ngày 01/01/1959, nạn đói hoành hành tại Cuba, người dân chỉ mong ra khỏi đảo quốc. YAMIL LAGE / AFP
Thụy My
Cuba kỷ niệm 65 năm « chiến thắng » trong đói kém
Tại một trong những quốc gia cộng sản cuối cùng, Le Figaro kể ra « Siêu lạm phát, nạn đói, tuyệt vọng…Ngày kỷ niệm buồn thảm của cách mạng Cuba ». Như mọi năm, vào ngày 1 và 2 tháng Giêng, đảo quốc mừng « Chiến thắng của cách mạng ». Nhưng lần kỷ niệm thứ 65 này, thủ tướng Manuel Marrero Cruz loan báo kế hoạch sốc : tăng 25 % giá điện, bên cạnh đó khí đốt, xăng, nước, vận chuyển công cộng và cả xì-gà đều tăng giá.
Số công chức sẽ giảm xuống và đồng peso sẽ mất giá rất nhiều. Nhưng nỗi lo lớn nhất của người dân Cuba là việc hạn chế Libreta, sổ mua hàng phân phối. Tuy số lượng hàng bán theo tem phiếu ngày càng ít đi, nhưng nếu không có nó, hàng ngàn người cao tuổi hay không có thân nhân ở nước ngoài sẽ chết đói. Đặc phái viên tờ báo miêu tả hàng đoàn người già ốm giơ xương, người ăn mày, đàn bà trẻ con đói khát ngày càng đông đảo tại thủ đô La Habana từ nhiều tháng qua.
Các nước đồng minh thiên tả làm ngơ
Đây là lần đầu tiên trong một đất nước mà cư dân dù nghèo vẫn có ăn và việc đi xin bị cho là đáng xấu hổ. Do quá thiếu thốn, đại tá Marrero Cruz đề nghị giảm số lượng người được hưởng chế độ phân phối, một chọn lựa đáng ngạc nhiên vì ngoài vài ngàn người được đặc lợi trong giới chóp bu, tất cả đều cần đến Libreta. Sổ mua hàng là biểu tượng, nếu biến mất sẽ chôn vùi luôn cơ sở của chủ nghĩa xã hội.
Chế độ Castro luôn sống sót nhờ các đồng minh : Liên Xô cho đến 1991, rồi các nước cánh tả châu Mỹ la-tinh vào cuối thập niên 90, Trung Quốc giữa những năm 2010. Nay Matxcơva gởi cho một ít thực phẩm, nhưng không gì thêm nữa nếu La Habana không đưa quân sang giúp ở Ukraina. Trung Quốc thì đã hiểu rằng số tiền cho Cuba vay coi như mất đứt, nên giữ khoảng cách. Mêhicô, nước viện trợ thực phẩm chính, sắp bầu lại tổng thống, Venezuela và Nicaragua đang khốn khổ, Brazil của Lula ít hào hiệp hơn so với quá khứ. Đối với Mỹ, sự chết chìm của Cuba cho thấy Hoa Kỳ chẳng cần phải nối lại đối thoại với La Habana, vì chế độ cộng sản có thể tự sụp đổ.
Trên trang nhất Libération là ảnh một tòa nhà cũ kỹ với dòng tít lớn « Cuba, hòn đảo trôi dạt ». Trong bài xã luận mang tựa đề « Địa ngục », tờ báo nhắc lại, ngày 01/01/1959, Fidel Castro tuyên bố « chiến thắng của cách mạng ». Sáu mươi lăm năm sau, buổi lễ kỷ niệm chưa bao giờ mang vị đắng đến thế, tại đảo quốc đang bị khủng hoảng kinh tế vùi dập.
Những bóng ma vật vờ trên con tàu đang trôi dạt
Lạm phát phi mã, thiếu đói, kế hoạch thắt lưng buộc bụng chưa từng thấy…tình trạng của đất nước bị Mỹ cấm vận thê thảm đến nỗi tương lai của người Cuba được tóm gọn trong việc ra đi hoặc chờ đợi đến khi có thể ra đi. Chiến đấu không còn là một chọn lựa, tiếng hô của người biểu tình không còn nghe thấy từ sau vụ đàn áp tháng 7/2021.
Hồi đó, hàng ngàn người dân Cuba đã xuống đường hô vang « Chúng tôi đói », « Tự do », trong những cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô nhất trong lịch sử đảo quốc cộng sản. Chính quyền nói rằng khoảng 500 người đã bị kết án, trong đó một số lãnh đến 25 năm tù giam. Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, con số này là 700. Trong bối cảnh kinh tế chính trị đen tối, từ 500.000 đến 700.000 người đã ra đi trong hai năm qua. Làn sóng di cư ồ ạt làm Cuba vắng dần lớp trẻ và dân số trong độ tuổi lao động.
Trong bài xã luận ngày 01/01, tờ báo độc lập 14ymedio của nhà báo nổi tiếng Yoani Sánchez mô tả năm 2023 Cuba ở bên bờ địa ngục. Những mặt hàng thiết yếu không có hoặc quá mắc mỏ, thiếu thuốc men và bác sĩ – tuy xưa nay hệ thống y tế vẫn được ca tụng, đất nông nghiệp bị bỏ hoang, du lịch xuống dốc. Xuất hiện khái niệm « tiền di dân », những người Cuba sống vật vờ trong khi chờ đợi ra đi. Họ không lập gia đình, không sinh con, không nhận những việc làm mới, không theo đuổi tiếp việc học hành, không biểu tình … Những bóng ma, trên một con tàu đang trôi đi trong vô định.
Chấn động đầu năm : Nhân vật số 2 của Hamas bị tiêu diệt
Bên cạnh sự kiện Cuba kỷ niệm 65 năm « cách mạng thành công » trong không khí u ám hơn bao giờ hết, thời sự quốc tế sôi động ngay trong những ngày đầu năm : Nhân vật số 2 của Hamas bị tiêu diệt, đợt tấn công mới của Nga vào Ukraina trong mùa đông. Libération nhắc lại trong một cuộc phỏng vấn truyền hình hôm 25/08/2023 và sau vụ tấn công ngày 07/10, Saleh al-Arouri mong muốn một « cuộc chiến tổng lực » với Israel mà theo ông ta là không thể tránh khỏi.
« Cầu được ước thấy », tối hôm qua chiến tranh đã tìm đến tận nơi dưới dạng một vụ tấn công vào tòa nhà ở phía nam Beyrouth, thành trì của Hezbollah thân Iran. Saleh el-Arouri cùng với năm người khác trong đó có hai chỉ huy quân sự Hamas đã bị tiêu diệt và hơn một chục người khác bị thương. Đặc phái viên Libération có mặt tại chỗ sau 8 giờ tối cho biết mấy trăm người tụ tập lại ở con đường cắt ngang khu phố Haret el Hreik để nhìn tòa nhà đã bị sụp đổ, nơi diễn ra cuộc họp của Hamas. Nhiều cư dân bị sốc vì đã lâu không nghe thấy tiếng nổ.
Đây là lần đầu tiên Nhà nước Do Thái tấn công vào thủ đô Liban kể từ sau vụ khủng bố 07/10. Trong một đất nước vẫn chưa có tổng thống lẫn chính phủ từ một năm qua, chỉ có lực lượng dân quân Shia dưới sự điều khiển của Iran có thể đưa Liban vào một cuộc xung đột lớn với Israel. Phe Hezbollah đe dọa sẽ trả đũa, và người ta hồi hộp chờ đợi bài phát biểu của thủ lãnh Hassan Nasrallah tối nay nhân ngày giỗ lần thứ tư của tướng Iran Qassem Soleimani, bị Mỹ trừ khử tại Irak năm 2020.
Liban, mục tiêu ít rủi ro hơn Qatar
Bộ trưởng quốc phòng Israel Yoav Gallant từng cảnh báo tất cả thủ lãnh Hamas « đang bị án treo », giám đốc cơ quan Shin Bet khẳng định « sẽ truy lùng khắp mọi nơi, từ Gaza, Cisjordanie, Liban cho đến Thổ Nhĩ Kỳ hay Qatar ». Tuy vậy, trong ba tháng qua quân đội Israel vẫn chưa diệt được thủ lãnh Hamas ở Gaza là Yahya Sinwar, cũng như chỉ huy nhánh quân sự là Mohammed Deif và người phụ tá Marwan Issa.
Có lẽ vì vậy nên Israel đánh vào Beyrouth, mục tiêu ít rủi ro hơn Qatar, nơi ẩn náu của các lãnh tụ Hamas khác. Theo nhật báo Haaretz, chính quyền yêu cầu các bộ trưởng không bình luận về cái chết của nhân vật số 2 của Hamas. Nhưng trên mạng xã hội, một số dân biểu vẫn lên tiếng hoan nghênh chiến dịch. Le Figaro cho biết thêm Saleh el-Arouri là người đã được chỉ huy vụ khủng bố là Yahya Sinwar gọi điện báo trước nửa tiếng đồng hồ, yêu cầu thông báo lại cho Nasrallah.
______________
Alice Dupond gởi