CUỘC ĐỜI TRUYỀN KỲ CỦA ĐẠI SƯ HUỆ NĂNG
BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY
GƯƠNG SÁNG CŨNG CHẲNG ĐÀI
XƯA NAY KHÔNG MỘT VẬT
LẤY GÌ DÍNH BỤI NHƠ.
Hơn 1000 năm nay bài kệ của Cảnh Giới VÔ SANH làm chấn động thế nhân, khiến cho mọi người phải động đến sự tận cùng của tư duy, đắm chìm trong suy nghĩ . Đó chính là bài kệ 20 chữ của người lao động cần cù không biết chữ - HUỆ NĂNG - Người được truyền thừa Y Bát của Thiền Tông.
Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn khi tiển Huệ Năng xong trở về núi, ba ngày sau Ngài mới thông báo cho chúng đệ tử là Y và Bát đã về phương nam. Khi biết được Y và Bát đã được truyền cho Huệ Năng - người làm việc ở nơi giả gạo, mọi người vội vả đi tìm Thần Tú vì muốn Thần Tú lấy lại Y Bát, đòi sự công bằng . Thần Tú nói với mọi người :" Chúng ta nên chân thành cầu pháp với Huệ Năng, không nên tự ý hành xử đi tranh đoạt Y Bát.
Huệ Năng thẳng tiến về phương nam, sau khi đi được hai tháng đến núi Đại Vũ Lỉnh, nơi đây Ngài gặp được đệ tử - người truyền pháp đầu tiên của mình. Vị này tên là Huệ Minh - từng làm tướng quân tứ phẩm, sau đó xuất gia tu hành với Ngũ Tổ. Trong mấy trăm người đi tìm Huệ Năng, thì Huệ Minh có đôi chân khỏe mạnh nhất nên chạy trước mọi người, căn cứ vào Lục Tổ Đàn Kinh ghi chép là :" Huệ Năng thấy từ đàng xa có người đuổi theo, liền đem Y Bát đặt ở trên một tảng đá lớn, còn mình ẩn náu trong rừng rậm, Huệ Minh chạy theo, thấy Y Bát để đó liền muốn lấy, nhưng khi lại gần, Y Bát thì không lấy được nên ông gọi lớn tiếng , lúc này , Huệ Năng mới từ nơi trú ẩn bước ra, Huệ Minh mới bước đến gần và làm lể, Huệ Năng nói : " Ông vốn là vì pháp mà đến, thì nêm đem Tâm bỏ xuống, không khởi lên phiền não gì nữa, sau đó ta sẽ vì ông nói pháp. Huệ Minh lặng yên hồi lâu, lúc này Huệ Năng mới dạy : " TỐT XẤU ĐỀU KHÔNG NÊN SUY NGHĨ NỮA, NGAY TRONG PHÚT GIÂY NÀY, ĐÓ CHÍNH LÀ BẢN CHẤT CỦA HUỆ NĂNG ÔNG. ".
Huệ Minh nghe xong đại ngộ. Liền thưa :" Con tuy ở Hoàng Mai lâu năm nhưng chưa hiểu được " BẢN CHẤT CỦA MÌNH LÀ GÌ ?", Nay nhờ ơn thầy chỉ dạy, như người uống nước nóng lạnh tự biết . Nay Ngài chính là thầy của Huệ Minh đây.
Sau khi chia tay với Huệ Minh, Huệ Năng tiếp tục đi về phương nam đến Tào Khê, Triều Châu, tỉnh Quảng Đông. Mọi người ở đây không ai biết lai lịch của Huệ Năng, chỉ có nho sỉ Lưu Chí Lược lể kính tôn trọng Huệ Năng. Cô của Lưu Chí Lược là một tỳ kheo ni, pháp danh Vô Tận Tại, thường tụng niệm kinh Đại Niết Bàn, Huệ Năng khi nghe tên kinh, liền hiểu rõ nghĩa lý trong đó, nên chủ động giải thích cho tỳ kheo ni Vô Tận Tại, nhưng cô biết Huệ Năng không đọc được chữ, cảm thấy rất là kỳ lạ, bèn hỏi Huệ Năng :" Ông không đọc được chữ trong bài kinh thì làm sao mà hiểu được ý nghĩa của nó ".
Huệ Năng đáp : " Ý NGHĨA CHÂN THẬT CỦA PHẬT PHÁP VÀ VĂN TỰ KHÔNG CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN NHAU ".
Về sau trong công án của thiền tông, các vị thiền sư đem Ý Nghĩa Chân Thật của Phật Pháp ví như là MẶT TRĂNG, còn chữ viết trong kinh sách được ví như NGÓN TAY CHỈ TRĂNG
Điều này làm cho chúng ta nhớ lại khi Đức Phật cầm đóa hoa sen khai thị làm " TÂM PHÁP THIỀN TÔNG " lúc ban đầu , nhấn mạnh việc " KHÔNG LẬP VĂN TỰ " .
Vài năm sau cô Vô Tận Tại đắc tâm pháp với Huệ Năng, trở thành đệ tử nữ đầu tiên của Ngài. Nhưng việc tranh giành Y Bát vẫn chưa kết thúc. Không lâu sau lại có những người xấu truy tìm . Huệ Năng chỉ còn cách lẩn trốn vào núi. Người xấu ấy phóng lửa đốt núi, Huệ Năng phải ẩn mình vào hòn đá lớn mới thoát khỏi nạn này.
Đây chính là hòn đá bảo vệ Lục Tổ, nhiều năm sau Huệ Năng nhắc đến giai đoạn gian khổ từng trãi qua này cho đệ tử. Huệ Năng đắc pháp ở Đông Sơn, trãi qua hết các loại khổ đau, mạng sống mong manh như treo bên bờ vực thẩm.
Thoát qua đại nạn, Huệ Năng chỉ còn biết ẩn mình giữa núi rừng Hoài Tập và Tứ Hội ở Quảng Đông. Huệ Năng gia nhập vào đoàn thợ săn. Tuy cùng sống với họ nhưng Huệ Năng luôn giữ phương thức sinh hoạt với tinh thần từ bi của Phật Giáo .
Mỗi khi ăn cơm Huệ Năng đem rau dại bỏ vào nồi luộc chín rồi ăn. Các thợ săn hỏi ông :" Sao không ăn thịt đã nấu chín trong nồi ?" . Huệ Năng nói :" mình chỉ ăn rau bên thịt thôi ". Có khi các thợ săn để Huệ Năng canh giữ núi bẩy chim. Ông lại vì thương yêu sinh mệnh, nên thả chim bị bẫy cho bay đi. Về sau có câu thành ngữ ;" Mở một mặt lưới " để nói về lòng từ bi, hãy luôn để người khác có lối thoát.
Cuối cùng , vào một ngày kia, Huệ Năng thấy cơ duyên hoằng pháp đã đến , không thể ẩn dật như thế này mãi. Năm đó Huệ Năng 40 tuổi.
Ngày 08 /04/676 Âl - ngày Phật Đản tại chùa Pháp Tín ở Quảng Châu nay là chùa Quang Hiếu đang tổ chức pháp hội. Cao tăng Ấn Tông pháp sư đăng tòa thuyết pháp giảng dạy cho đại chúng Kinh Niết Bàn, một làn gió thoảng qua, các lá phướn bay bay, nhìn thấy cảnh tượng đó, pháp sư Ấn Tông mượn hiện tượng này để giảng một bài pháp nghĩa. Trong thính chúng có hai thầy, mỗi người bảo vệ một quan điểm. Một thầy thì nói là " phướn động ", thầy còn lại cho là " gió động ". Đến lúc biện luận của mọi người lên đến đỉnh điểm. Có một người từ trong đại chúng bước lên phía trước và nói :" Đây không phải là gió động, cũng không phải là phướn động mà là TÂM CON NGƯỜI ĐỘNG ".
Ngay khi câu nói vừa kết thúc đã làm cho pháp sư Ấn Tông - Phương Trượng chùa Pháp Tín kinh ngạc. Lời nói ấy chính là từ Huệ Năng - người vừa ra khỏi rừng sâu.
Pháp sư Ấn Tông từ lâu nghe nói Y Bát Hoàng Mai từ lâu đã xuống phương nam, nên gặp Huệ Năng Ngài vô cùng hoan hỉ. Trước tiên thỉnh Huệ Năng mang Y Bát ra cho mọi người kính lể, sau đó mời Ngài đăng tòa khai thị Phật Pháp.
Huệ Năng lúc ấy là thân phận tại gia đăng tòa thuyết pháp . Mọi người đều hoan hỉ vì được nghe những lời Tinh Hoa Vi Diệu chưa từng có.
Pháp sư Ấn Tông hoan hỉ tán thán, sau đó làm lể xuống tóc cho Huệ Năng và đảnh lể tôn Huệ Năng làm thầy và ông thỉnh pháp sư Trí Quang truyền giới cho Huệ Năng.
Đây chính là nơi mà Huệ Năng cạo bỏ râu tóc. Tóc của ông được chôn dưới chân ngọn tháp này.
Còn cây Bồ Đề này là nơi Lục Tổ Huệ Năng giảng bài pháp đầu tiên. Cuối cùng, Huệ Năng cũng chính thức thế phát trở thành Tăng Nhân.
Thân phận Lục Tổ của Thiền Tông từ nay cả thiên hạ đều biết.
Từ Đông Sơn đắc pháp, Ngài đi đến Quảng Châu truyền giáo, trãi qua 15 năm ròng rã, Huệ Năng từng thập tử nhất sinh, cuối cùng cũng hoàn thành sở nguyện . TRỞ THÀNH MỘT ĐỜI TÔN SƯ.
Không lâu sau đó, Huệ Năng rời khỏi Quảng Châu, đến chùa Bảo Lâm ở Tào Khê. Lục Tổ đến nơi này, xây dựng, mở rộng chùa viện, thu nhận môn đồ. Bắt đầu hoằng truyền Thiền Pháp Đốn Ngộ Nam Tôn :" TRỰC CHỈ CHƠN TÁNH, KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT ".
Nam Hoa Thiên Tử xưa có tên gọi là chùa Bảo Lâm, được bắt đầu xây dựng vào năm đầu tiên hiệu Thiên Giám đời Nam Triều - Vua Lương Võ Đế, lưng chùa tựa núi, mặt hướng ra sông. Núi là một nhánh của Đại Vũ Lỉnh. Sông là sông Tào Khê - một nhánh nhỏ của sông Bắc Giang. Chùa có danh xưng là Lỉnh Nam - Đệ Nhất Thiện Tử. Căn cứ vào lịch sử ghi chép, vào hơn 1500 năm trước, có một vị cao tăng ở Ấn Độ là Tam Tạng Trí Lạc đến Ngũ Đài Sơn Trung Quốc lể bái Bồ Tát Văn Thù. Ngài đặt chân đến Quảng Châu, sau đó đi thuyền men theo núi đến phương bắc, khi đi ngang qua Tào Khê Khẩu, Ngài dùng hai tay vóc nước uống, cảm giác nước nơi này ngọt mát khác thường, liền nói với đệ tử của Ngài rằng :" núi này có thể xây dựng chùa viện ". Sau khi ta mất 170 năm sẽ có VÔ THƯỢNG PHÁP BẢO hoằng pháp ở nơi đây.
Hầu hết thời gian nữa cuối cuộc đời còn lại của Ngài là ở nơi đây.
Trong thành phố Thiệu Quang, còn có một ngôi chùa là chùa Đại Giám xưa có tên là Đại Phạm. Sau khi Huệ Năng đến Tào Khê, Thứ Sử đương thời Vi Cư của Triều Châu ngưỡng mộ Huệ Năng cung kính thỉnh Ngài đến đây thuyết pháp cho mọi người nghe . Tăng ni, cư sỉ đến nghe pháp hơn vạn người
Đây là hai cây Bồ Đề ngàn năm được trích từ chùa Quang Hiếu, đến nay cành lá vẫn còn xanh tươi.
Cuốn ĐÀN KINH do Pháp Hải đệ tử của Huệ Năng thu thập, ghi chép, chỉnh lý nội dung thuyết pháp của Ngài đã trở thành Kinh Điển quan trọng nhất của Thiền Tông thời bấy giờ.
Trong Phật Giáo, kinh dùng để chỉ Giáo Pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng, ĐÀN KINH HAY CÒN GỌI LÀ LỤC TỔ PHÁP BẢO ĐÀN KINH là Bộ Kinh Duy Nhất do LỤC TỔ GIẢNG DẠY.
Huệ Năng tuy nhiều lần nhắc nhở đệ tử cần phải BỎ ĐI SỰ TRÓI BUỘC CỦA DANH TƯỚNG, nhưng không phủ định giá trị của ngôn ngữ chữ viết.
Từng có một vị đệ tử là Pháp Đạt đọc tụng 3000 lần kinh Pháp Hoa rồi nảy sinh kiêu ngạo, đến Tào Khê thỉnh pháp :" Thưa Lục Tổ ! Nếu như thầy dạy chỉ cần hiểu hàm nghĩa của kinh văn thì không cần đọc tụng kinh Phật ạ ?" Lục Tổ cười to rồi hỏi ngược lại :" Đọc Kinh Phật có gì sai không ? , sao ta lại không cho ông đọc tụng. Ta chỉ chú trọng VIỆC KHÁC NHAU GIỮA MÊ VÀ NGỘ, NẾU MIỆNG ĐỌC KINH VÀ TÂM THỰC HÀNH THEO THÌ ĐÓ LÀ ĐỌC KINH CHÍNH XÁC, còn nếu như MIỆNG ĐỌC KINH MÀ TÂM KHÔNG THỰC HÀNH THEO THÌ DÙ ĐỌC 1000 LẦN CŨNG ĐÂU CÓ TÁC DỤNG GÌ ?.
Pháp Đạt nghe Lục Tổ giảng dạy vui mừng tột độ, mỗi lần nói chuyện với người khác về Lục Tổ thì ông hay nhắc lại " Tụng kinh 3000 bộ, Tào Khê một câu quên."
Khi Huệ Năng ở phương nam hoằng dương Thiền Pháp Đốn Ngộ thì sư huynh Thần Tú của Ngài ở phương bắc truyền bá Thiền Pháp Tiệm Ngộ. Do vậy gọi là Nam Năng, Bắc Tú.
Đệ tử của Thần Tú biết Huệ Năng không biết chữ, mỉa mai Ngài :" Ngài không có tài cán gì". Thần Tú nghe được liền nghiêm khắc nhắc nhở :" Đại sư Ngũ Tổ đích thân truyền Y Bát cho Huệ Năng, nếu như không vì tuổi cao , đường xa, ta tự trách mình không thể đích thân đến học pháp Đại Sư Huệ Năng. Các ông không nên mê muội, nên đến Tào Khê tìm Huệ Năng học thêm.
Công nguyên năm 700 Thần Tú đã 99 tuổi vào cung yết kiến vua Võ Tắc Thiên. Ngài được bà tôn xưng là giáo chủ của kinh đô - thầy của ba đời vua. Ngài nói với Võ Tắc Thiên :" Thiền sư Huệ Năng ở phương nam mới là người được truyền Y Bát của Thiền Tông. Do sự giới thiệu của Thần Tú và các vị khác, Võ Tắc Thiên và vua Đường Trung Tông đặc biệt thỉnh Huệ Năng vào cung, vào kinh đô để cung phụng, nhưng đối với chiếu thỉnh của triều đình, Huệ Năng lấy các lý do sống lâu ở rừng núi, tuổi cao sức yếu để từ chối và trình bày ý nguyện ở núi dưỡng bệnh. Tu trì Đạo nghiệp.
Vua Trung Tông biết được Huệ Năng không muốn vào kinh nên ban tặng cà sa và bình bát thủy tinh .. v...v... và truyền chỉ trùng tu chùa Báo Lâm - nơi Lục Tổ cư trú, và xây dựng chùa Báo Ân tại quê hương Tân Châu của Huệ Năng.
Sự ảnh hưởng của Huệ Năng không chỉ ở Hoàng Cung và phương bắc mà còn lan rộng ra hải ngoại. Nhiều thầy từ Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á đến tham học.
Lúc này Tào Khê trở thành trung tâm truyền bá Phật Giáo của Châu Á. Thời gian này cách thời Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma khoảng 200 năm. Trãi qua sự nổ lực của các đời Tổ Sư - Thiền Tông từ GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN , cuối cùng đã trở thành trào lưu chính của Phật Giáo thời bấy giờ.
Huệ Năng xuất thân cơ hàn, không biết chữ, nhưng đã trở thành một đời Tôn Sư, được ghi vào sử sách xưa nay chưa từng có.
Đường Huyền Tông năm thứ hai niên hiệu Tiên Thiên. Huệ Năng đã 74 tuổi. Ngài trở về cố hương chùa Quốc Ấn ở Tân Châu.
Ngày 03/08 sau khi thọ trai xong, Lục Tổ điềm nhiên nói với các đệ tử :" Các con an tọa, ta muốn chính thức nói lời cáo biệt các con ."
Trong phần phú chúc cuối cùng, Huệ Năng dạy các đệ tử không nên khóc than thảm thiết, mặc tang phục và chấp nhận điếu văn thăm hỏi như người thường, vì vạn vật sanh diệt là quy luật tự nhiên.
Người khai ngộ thì ung dung tự tại đối diện với tất cả.
Đêm ấy canh ba, Lục Tổ Thiền Tông Huệ Năng viên tịch ở chùa Quốc Ân.
CUỘC ĐỜI TRUYỀN KỲ CỦA ĐẠI SƯ HUỆ NĂNG đến đây vẫn chưa kết thúc
Thân thể của Ngài không bị hư hoại, được thỉnh về Tào Khê, đến nay vẫn được thờ cúng ở chùa Nam Hoa.
Hiện nay, các nhà khoa học dùng kỷ thuật sinh học và vật lý học để đoán định nguyên nhân nhục thể của Ngài tại sao không bị hư hoại. Nhưng đối với Huệ Năng - người CẢ ĐỜI PHÁ VỞ DANH - TƯỚNG VÀ QUYỀN UY để nói lên Ý NGHĨA CHÂN THẬT CỦA PHẬT PHÁP , thì việc để lại nhục thân từ trước đến nay không có gì là Kỳ Tích hay Khác Thường.
Cho đến nay Thiền Tông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Châu Á mà truyền đến Châu Âu, Chấu Mỹ .
Pháp môn Thiền Tông do các đời TỔ SƯ truyền lại nay lại bùng phát lên lần cuối cùng tại Đất Nước Lạc Hồng Việt Nam ở tại chùa Tân Diệu - Long An . Đã giúp cho mọi người hiểu được Phật Giới ? Tam Giới ? Càn Khôn Vũ Trụ ? Qui Luật Nhân Quả, Nguyên tắc điện từ Âm Dương ? Cấu tạo sắc thân một con người ? Tánh Phật là gi?, tánh người là sao ? Cách hình thành và ran rã của một trung ấm thân ? Công Đức ? Phước đức ? Ác đức ? và công dụng của từng loại đức. Vì sao con người có mặt ở Trái Đất này và khi mất đi về đâu ?.
Điều mà Đức Phật và các Tổ Sư mong mỏi mọi người biết được " AI CŨNG CÓ PHẬT TÁNH, CÓ TRI KIẾN PHẬT GIỐNG NHƯ LAI , AI CŨNG LÀ PHẬT SẼ THÀNH " đã được nói ra rất rõ ràng trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa " KHAI THỊ CHÚNG SANH NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN. "Chúng ta chỉ cần " THỰC HÀNH ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY CHẮC CHẮN ĐƯỢC GIẢI THOÁT VỀ QUÊ XƯA CỦA MÌNH ".
Hoang Nguyen gởi