Cuộc sống người Hà Nội hai bên đường ray xe lửa qua lăng kính nhiếp ảnh gia nước ngoài
Trong khu phố cổ Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm một quãng đi bộ, có một con đường không giống bất kỳ nơi nào bạn từng đặt chân đến, con đường với cuộc sống rất thật rất đời của người dân hai bên đường ray xe lửa.
Đó là xóm đường tàu, nơi người dân Hà Nội vẫn bao đời mưu sinh hai bên đường ray tàu lửa. Hai bên đường ray chật hẹp, bao thế hệ trẻ em nô đùa, giặt giũ quần áo trong tiếng la hét làm việc của những người đàn ông và tiếng buôn chuyện rôm rả của các bà mẹ.
1. MỘT NGÀY BÌNH DỊ
Nếu sơ ý bỏ qua đường ray thép, bạn sẽ khó lòng phân biệt được con phố với hằng hà sa số những con hẻm nhỏ trong khu phố cổ. Nơi đây, ngước đầu sẽ thấy tán lá xanh rờn in lên ngút ngàn thiên thanh, cúi đầu là gập gềnh sỏi đá khiến bạn loạng choạng bước chân. Khi lang thang dọc con phố hai bên đường ray tàu lửa này, bạn sẽ thỉnh thoảng bắt gặp hương khói bếp vấn vít đầu mũi và những hạt bụi li ti lơ lửng trên vai. Cuộc sống của người dân nơi đây cũng chẳng khác mấy khắp mọi miền đất nước, bình đạm nhưng vẫn đầy ý vị.
2. CUỘC SỐNG VẪN TUẦN HOÀN
Ngay cả khi có thể xảy ra rủi ro bất cứ lúc nào chuyến tàu thình lình băng qua, cuộc sống nơi đây vẫn cứ tiếp diễn. Người dân quanh đường tàu lửa luôn phải làm lụm để mưu sinh. Khi tàu đến, dân cư biệt tăm sau những căn nhà, nhưng vẫn còn đó con đường nhỏ để xe máy và xe đạp, thậm chí là những khu bếp tràn ra cả đường ray.
3. KHI TÀU LỬA BĂNG QUA
Cứ đều đặn mỗi ngày hai lần, lúc 3:30 chiều và 7:30 tối, chuyến tàu lửa ầm ầm băng qua nơi này. Không một tiếng còi cảnh báo trong sự bình thản của dân cư, như thể họ đã quá quen với sự ồn ã và hiểm nguy đến từ con tàu. Khi thời gian tàu chạy đến gần, mọi thứ chen chúc trên đường ray bỗng chốc lẩn mình vào những ngôi nhà đô thị và doanh nghiệp ven đường. Thời điểm đó, chỉ có những người nước ngoài tò mò ngơ ngác rời đi, trước khi đầu tàu vun vút lao qua.
Bạn có thể nghe được âm thanh rung động rất lâu từ trước khi con tàu đến. Nó như một con quái vật khổng lồ, gầm rú nhào đến trong tiếng rít của kim loại và tiếng còi chói tai, như muốn xua đổi những kẻ lảng vảng cuối cùng. Những người dân quanh đây đã quá quen với sự tồn tại của tàu lửa nên không còn sợ hãi nữa. Cũng có đôi ba người khách mạo hiểm ở lại vì máu kích thích trong người. Con tàu dài ngoằng, thân phết sơn xanh đỏ, lao vút qua, bỏ lại làn khói bụi mịt mù. Có đôi khi, nơi đây như xóm nhỏ sống chung với con quái vật khổng lồ, tạo cảm giác hoang dã cho những kẻ lữ hành ưa mạo hiểm.
4. TRỞ LẠI THƯỜNG NHẬT
Và rồi, như nước sau thuyền, sự sống lại tràn về đường ray tàu lửa như thể chưa có gì xảy ra. Những đứa trẻ lại được thả ra ngoài vui chơi, trong khi có đứa ngoan ngoãn ngồi trên ghế đẩu lơ đãng ngắm nhìn ngày qua tháng lại. Những người sống trên đường ray tàu lửa đã tập được cách sống chung hài hòa với con tàu nguy hiểm, họ phục hồi nhanh chóng sau “giờ thiêng”, trả lại nơi đây nhịp mưu sinh vốn dĩ.
Coffee train street in Hanoi
usaelection gởi