Theo Ủy viên Laura Kavanagh của FDNY: “Không có một chút lửa nào, nó (chiếc xe) thực sự phát nổ.” Hậu quả là đám cháy “rất khó dập tắt, nên sự việc này đặc biệt nguy hiểm.”
Năm ngoái, đã xảy ra hơn 200 vụ cháy do ắc quy của xe đạp điện, xe điện (EV), và các thiết bị khác.
Một vụ cháy bùng phát tại một cửa hàng xe đạp điện, khiến 4 người thiệt mạng vào gần nửa đêm sáng 20/6. Hai người còn lại trong tình trạng nguy kịch. Ủy viên sở cứu hỏa đã cảnh báo người dân New York rằng những thiết bị như vậy có thể rất nguy hiểm và thường phát nổ khiến [nạn nhân] không thể thoát ra ngoài.
FDNY cũng báo cáo rằng chỉ trong ba năm, số các vụ cháy ắc quy lithium-ion đã vượt qua các vụ cháy do nấu ăn và hút thuốc vốn là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vụ hỏa hoạn gây tử vong ở New York. Việc này đang xảy ra trên khắp đất nước vì những đám cháy như trên đã trở nên phổ biến. Xe hơi và xe đạp điện ngẫu nhiên phát nổ trên đường đi và ở gara.
Bây giờ hãy thành thật mà nói: 13 người thiệt mạng ở một thành phố cỡ New York với khoảng 8 triệu dân thì hoàn toàn không phải là một bệnh dịch. Các quy định phải luôn dựa trên việc tính toán lợi ích và thiệt hại, nếu không sẽ không có chiếc xe hơi nào cả.
Thế nhưng, vẫn những người hù dọa thuộc phe cánh tả đó, những kẻ hoàn toàn không chấp nhận và muốn cấm tất cả những gì có độ rủi ro nhỏ, từ ván lặn ở bể bơi, bếp gas, ống hút nhựa, thuốc lá điện tử, pháo hoa, v.v. lại có mức chịu đựng cao đáng kinh ngạc trong vấn đề liên quan tới những người tử vong hoặc bị thương nặng do cháy ắc quy điện “xanh”.
Hoặc hãy xem xét điều này: Hồi năm 1965, ông Ralph Nader gần như đã đơn thương độc mã giúp cấm chiếc Chevrolet Corvair được nhiều người ngưỡng mộ — nổi tiếng với động cơ được đặt ở cốp sau của chiếc xe. Cuốn sách khiến nhiều người kinh ngạc, bán chạy nhất của ông Nader “Không an toàn ở mọi tốc độ”, công bố rằng chiếc xe này có thể gây tử vong. Nhưng không có bằng chứng thực sự nào cho tuyên bố đó, và cho đến ngày nay, không có số liệu thống kê đáng tin cậy nào về số lượng hành khách — nếu có — đã tử vong trên những chiếc Corvair do tai nạn từ phía sau.
Điều không thể chối cãi là xe điện sẽ gây ra nhiều ca tử vong hơn những chiếc Corvair từng gây ra.
Một ví dụ khác: Số người tử vong chỉ trong một thành phố trong một năm do ắc quy lithium-ion trong xe hơi nhiều hơn tổng số người thiệt mạng do vụ tai nạn nhà máy hạt nhân ở Đảo Three Mile năm 1979 — con số này bằng 0.
Tuy nhiên, sau vụ tai nạn đó, nhờ chiến dịch gây sợ hãi của các nhà bảo vệ môi trường (với sự trợ giúp của bộ phim bom tấn phản đối vũ khí hạt nhân “The China Syndrome” (Hội chứng Trung Quốc)), đã không có nhà máy hạt nhân nội địa nào được xây dựng trong suốt ba thập niên qua. Điều đó bất chấp thực tế là các nhà máy hạt nhân không thải ra khí nhà kính.
Nhưng với xe điện, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đang phớt lờ mọi lo ngại về thiệt hại lớn liên quan đến số người tử vong và bị thương. Tổng thống Joe Biden muốn yêu cầu gần như TẤT CẢ xe hơi mới bán ở Hoa Kỳ phải là xe điện từ năm 2032. Nếu điều đó xảy ra, hàng ngàn người dân Mỹ có thể mất đi sinh mệnh hoặc bị thương do các vụ cháy xe điện.
Đặc biệt, tất cả những điều này là đạo đức giả vì trước đây, câu thần trú của phe cánh tả là “không đổi máu lấy dầu”. Giờ đây, họ sẵn sàng đánh đổi máu, để đổi lấy việc người Mỹ ngừng sử dụng dầu mỏ. Điều trớ trêu là do tất cả năng lượng cần thiết để sản xuất cối xay gió, tấm pin mặt trời, và pin điện, các nghiên cứu mới đang chỉ ra rằng mức giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình chuyển đổi ‘phát thải ròng bằng 0’ này, gần như bằng 0. Hóa ra, năng lượng xanh cũng gây ra một số ô nhiễm.
Thực tế mà nói, tôi không ủng hộ việc chính phủ cấm xe điện, xe đạp điện hay bất cứ thứ gì. Mà tôi tin rằng chúng ta nên đưa ra các quyết định chính sách dựa trên những đánh giá rủi ro thực sự và thực tế, chứ không phải những nỗi sợ hãi sai lầm và chủ nghĩa giật gân.
Về tương lai của xe điện, có lẽ đã đến lúc ông Ralph Nader viết phần tiếp theo cho cuốn sách “Không an toàn ở mọi tốc độ”.
Yến Nhi biên dịch
_______________
Đỗ Hứng gởi