Da trắng, da đen và chính trị
Cái chết của George Floyd ở Minneapolis, Minnesota, ngày 25 tháng 5 vừa qua đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình bạo động dữ dội, đốt phá, hôi đồ cướp của hỗn loạn tại thành phố này và đã lan rộng ra nhiều nơi khác trên nước Mỹ. Lý do: Floyd là một người da đen đã chết trong khi bị cảnh sát bắt giữ.
George Floyd, whose death energized a movement, to be buried
Mặc dù lệnh giới nghiêm đã được ban hành và Vệ binh Quốc gia đã được phái tới để vãn hồi trật tự, tình trạng cũng chưa bớt căng thẳng khi những tin tức cập nhật về cái chết thương tâm của một người da đen trong tay cảnh sát da trắng (?) tiếp tục được phổ biến trên màn ảnh truyền hình khiến mọi người bất bình. Phải chăng vì vậy mà người ta thấy trong những đám biểu tình đã có mặt nhiều người da trắng.
Chiều thứ sáu, 29 tháng 5, Tổng thống Trump đã mở một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc để loan báo về những chế tài đối với Trung cộng vì vụ Hong Kong và vụ Coronavirus, nhưng ông không trả lời câu hỏi nào của báo chí và cũng không nhắc gì tới vụ George Floyd.
Vài giờ sau, ông Trump đã nói về cái chết của Floyd khi mở đầu cuộc họp với các viên chức trong nội các: “Tôi thấu hiểu sự tổn thương. Tôi thấu hiểu sự khổ đau.” Nhưng, ông cũng chỉ trích “những kẻ hôi đồ” và cướp phá ở Minnieapolis. Gọi cái chết của ông Floyd là “rất buồn và bi thảm”, ông tổng thống nói:
– Tôi muốn bày tỏ với gia đình của George Floyd sự cảm thông sâu xa nhất và đau buồn nhất của đất nước chúng ta. Một tai biến khủng khiếp. Một việc khủng khiếp, khủng khiếp đã xảy xa. Tôi đã yêu cầu Bộ Tư Pháp xúc tiến gấp mở cuộc điều tra liên bang về cái chết của ông ta và làm việc ấy tức thì, làm việc ấy một cách nhanh chóng tuyệt đối có thể được.
Đây là một vấn đề của địa phương, nhưng chúng tôi cũng coi như một vấn đề của liên bang, và là một việc kinh khủng. Tất cả chúng ta đã thấy những gì chúng ta trông thấy, và thật khó mà tưởng tượng bất cứ một việc nào khác với những gì chúng ta đã trông thấy. Việc ấy không bao giờ nên xảy ra, không bao giờ nên để xảy ra, một việc giống như vậy. Nhưng chúng tôi đã quyết định làm sáng tỏ công lý, và tôi đã nói chuyện với gia đình nạn nhân, những con người tuyệt diệu, và chúng tôi sẽ phúc trình cho họ trong thời gian không lâu.
Chúng tôi cũng nghĩ phải tuyên bố, và điều ấy rất quan trọng khi chúng ta có những người biếu tình phản đối một cách ôn hòa và ủng hộ quyền của những người phản đối ôn hòa. Không thể để một tình trạng như đã xảy ra tại Minneapolis biến thành vô chính phủ và hỗn loạn vô luật pháp, và chúng tôi hiểu rõ điều ấy. Điều ấy rất quan trọng với gia đình George Floyd, với tất cả mọi người rằng hồi ức về George Floyd là một hồi ức toàn hảo. Hãy để nó là một hồi ức toàn hảo. Không nên cho phép những kẻ cướp phá hôi đồ lấn áp tiếng nói của những người biểu tình phản đối ôn hòa. Những kẻ ấy đã làm tổn thương nặng nề cho sự việc đang xảy ra, và tệ hại cho tiểu bang và cho thành phố tốt đẹp ấy.
Vì vậy chúng tôi đang cộng tác chặt chẽ với Bộ Tư Pháp, chúng tôi đang làm việc với cơ quan công lực địa phương, chúng tôi đang làm việc với tất cả mọi người, và chúng tôi đang nói chuyện với tang gia, và hy vọng tất cả mọi việc được giải quyết một cách công bằng.
Gia đình của George có quyền hưởng công lý, và người dân Minnesota có quyền sống trong an bình. Luật pháp và trật tự sẽ thắng. Dân Mỹ sẽ tôn vinh hồi ức về George Floyd và gia đình.(ngưng trích)
Ông cũng nói rằng tổ chức Antifa và những phần tử cực tả đã gây ra sự hỗn loạn này và không loại bỏ khả năng có bàn tay của ngoai bang nhúng vào.
Cựu Tổng thống Barack Obama, đã chấm dứt chức vụ từ hơn ba năm trước nhưng dường như chưa rời khỏi chính trường, đã không bỏ lỡ cơ hội để lên tiếng với giọng điệu cha chú thiên hạ như sau:
– Tôi muốn chia sẻ những câu chuyện mà tôi đã trao đổi với bạn hữu đôi ba ngày vừa qua về đoạn phim cho thấy George Floyd nằm chết úp mặt trên đường phố dưới đầu gối của một viên cảnh sát ở Minnesota.
Câu chuyện đầu tiên là email của một thương gia Mỹ gốc Phi tuổi trung niên:
“Tôi phải nói với ông nỗi đau về thảm họa của George Floyd. Tôi đã khóc khi xem cái video đó. Nó đã làm tôi quỵ xuống. Cái ‘đầu gối đè trên cổ’ là một tượng trưng cho cách mà hệ thống này đè những tên đen xuống một cách ngạo mạn, làm ngơ những tiếng kêu cứu. Người ta bất cần. Thật bi thảm.”
Một người bạn khác của tôi đã dùng ca khúc đầy xúc động của danh ca 12 tuổi Keedron Bryant để diễn tả sự tuyệt vọng của anh. (Trong bản ‘Tôi chỉ muốn sống’, Keedron Bryant hát: ‘Tôi là một đứa trẻ da đen làm tất cả mọi điều để có thể đứng lên’).
Tình huống của bạn tôi và của Keedron có lẽ khác nhau, nhưng sự buồn đau của họ thì y hệt. Nó đã được tôi và hàng triệu người khác chia sẻ.
Điều tự nhiên là mong ước đời sống “sẽ bình thường trở lại” cũng như một bệnh dịch và cuộc khủng hoảng kinh tế trùm phủ lên mọi cái chung quanh chúng ta. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng đối với hàng triệu người Mỹ, đang bị đối xử một cách khác nhau dựa trên chủng tộc là một sự “bình thường” bi thảm, đau đớn, điên rồ – dù là trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, hay là trong hệ thống tư pháp hình sự, hay khi chạy bộ trên đường, hay chỉ là ngắm nhìn những con chim trong một công viên.
Điều này không nên là “bình thường” tại nước Mỹ năm 2020. Nó không thể là “bình thường”. Nếu chúng ta muốn con cái chúng ta lớn lên trong một đất nước có cuộc sống hướng tới những lý tưởng cao hơn, chúng ta cần và phải tốt hơn.
Phần lớn trách nhiệm thuộc về các viên chức của Minnesota để bảo đảm những tình huống chung quanh cái chết của George Floyd được điều tra tường tận và công lý sáng tỏ một cách tuyệt đối. Nhưng là trách nhiệm của tất cả chúng ta, bất kể chủng tộc hay địa vị của chúng ta – gồm cả đa số nam và nữ nhân viên công lực tự hào thi hành nhiệm vụ khó khăn một cách đúng đắn, mỗi ngày – để cùng làm việc với nhau tạo ra một sự “bình thường” mới trong đó lề thói cuồng tín và đối xử bất công không còn tiêm nhiễm những định chế và trái tim của chúng ta.
Ông cựu Tổng thống Obama đã nói những lời hay ý đẹp trên đây trong khi hàng tá cựu nhân viên công lực dưới quyền ông, nam và nữ, trong cái gọi là “deep state” (quyền lực ngầm) phi pháp đã bị lộ diện và có thể liên lụy đến cả chính ông ta.
Hơn nữa, mọi người đều biết Obama là một người da đen, trong tám năm làm tổng thống sao ông không xóa bỏ những điều không “bình thường” mà ông lên án một cách hùng biện? Mọi người cũng biết khi rời Tòa Bạch Ốc, ông Obama đã trở thành một đa triệu phú so với đồng lương khiêm tốn của một tổng thống Mỹ.
Thế còn ông phó của ông, cựu Phó Tổng thống Joseph R. Biden?
Chiều ngày thứ sáu 29 tháng 5, ông Biden cũng đã lên tiếng gần như cùng lúc với nhà cầm quyền loan báo việc bắt giữ Dereck Chauvin và truy tố anh ta về tội ngộ sát (third-degree murder). Chauvin là viên cảnh sát đã đè đầu gối anh ta lên cổ họng George Floyd trong khi người này kêu la không thở được.
Ông Biden – ứng cử viên tổng thống đang chờ được Đại Hội đảng Dân Chủ đề cử ra đương đầu với ông Trump vào ngày 3 tháng 11 năm nay – đã nói rất nhiều, nhưng vì khuôn khổ trang báo dành cho mục này có hạn, chỉ xin trích đăng dưới đây phần chính:
Chúng ta cần công lý cho George Floyd. Chúng ta cần cải tổ thực sự ngành cảnh sát để giữ cho nhân viên công lực ở một tiêu chuẩn cao hơn mà rất nhiều người trong số họ đã thực sự đạt tới, tiêu chuẩn mà những viên cảnh sát xấu (bad cops) phải bị loại trừ và sửa đổi tương quan giữa nhân viên công lực và cộng đồng mà họ tuyên thệ bảo vệ. Chúng ta cần phải đứng lên như một quốc gia với cộng đồng da đen, với tất cả những cộng đồng thiểu số và cùng nhau đi lên như một nước Mỹ.
Đó là thách thức trước mặt chúng ta. Nó đòi hỏi những người trong chúng ta đang ngồi trong một chức vụ nào đó với ảnh hưởng cuối cùng sẽ đưa tới sự lạm quyền. Sự đau lòng thật là lớn lao cho một cộng đồng phải mang gánh một mình. Tôi tin rằng đó là bổn phận của mọi người Mỹ phải đương đầu với nó, và phải đương đầu ngay bây giờ. Với sự tự mãn của chúng ta, sự im lặng của chúng ta, chúng ta là đồng lõa trong sự kéo dài vô tận những tái diễn của bạo động.
Không có cái gì trong chuyện này sẽ là dễ dàng hay thoải mái, nhưng nếu chúng ta đơn giản để cho vết thương đóng vẩy một lần nữa mà không chữa trị thương tích tiềm ẩn, chúng ta sẽ không bao giờ hàn gắn thực sự. Chính linh hồn nước Mỹ đang bị lâm nguy. Chúng ta cần phải dấn thân như một quốc gia để mưu tìm công lý với tất cả bản chất của chúng ta. Chúng ta phải mưu tìm nó với sự khẩn trương thực sự. Chúng ta phải thực hiện lời hứa với nước Mỹ, mà chúng ta chưa bao giờ hiểu thấu: rằng mọi người nam và nữ đều bình đẳng, không phải chỉ trong sự tạo thành nhưng trong suốt đời sống của họ.
Với gia đình của George, xin cảm ơn về việc bỏ thì giờ để nói chuyện với tôi. Tôi hứa với quý vị, chúng tôi sẽ làm mọi điều trong thẩm quyền của chúng tôi để đem công lý đến vụ của người thân quý vị. Chúng ta phải đứng lên. Chúng ta phải tiến tới. Chúng ta phải thay đổi. (ngưng trích).
Nghe chí tình làm sao! Nhưng, cũng như ông Obama, Joe Biden đã ở trong Tòa Bạch Ốc tám năm. Sao ông ta không làm gì để “thay đổi”? Tệ nạn kỳ thị chủng tộc trên nước Mỹ đâu phải mới có từ ba năm nay, sau khi ông Obama và ông Biden rời Tòa Bạch Ốc?
Bây giờ ra ứng cử tổng thống, ông cựu Phó Tổng thống Biden nhiệt liệt kêu gọi “chúng ta” phải đứng lên, phải tiến tới, phải thay đổi!
Không biết có bao nhiêu người Mỹ da đen tin ông Biden và sẽ dồn phiếu cho ông để ông ta trở thành tổng thổng, sát cánh với họ “đứng lên”, cùng nhau đấu tranh, xóa bỏ nạn kỳ thị chủng tộc. Nhưng có vẻ ông Biden tin tất cả cử tri Mỹ da đen sẽ bỏ phiếu cho ông ta, vì vậy ông ta mới khẳng định “người da đen nào mà không bỏ phiếu cho ông thì không phải là… người da đen!
Nghe ông Biden tuyên bố một câu “xanh rờn” như vậy, nhiều người da đen đã “đứng lên” phản đối khiến ông cựu phó tổng thống phải rút lại những lời lẽ bộp chộp không nên nói ra (như thường lệ) trong một chương trình phát thanh của “Breakfast Club” mới đây, mà theo một “poll” của Rasmussen thì chỉ có một phần tư cử tri da đen đồng ý với ông Biden.
Có lẽ ông Biden dám mạnh miệng tuyên bố như vậy vì trong cuộc bầu cử vòng sơ bộ của đảng Dân Chủ vừa qua, chính là nhờ phiếu của cử tri da đen ở North Carolina đã vực ông Biden dậy, lôi ông ta từ dưới hố lên, khiến ông “chết đi sống lại”, ngoi lên đứng đầu bảng xếp hạng gồm hơn hai tá ứng cử viên của đảng Dân Chủ.
Khi ấy cựu Tổng thống Obama đã mau chóng lên tiếng hậu thuẫn ông phó, dù trước đó, khi ông Biden ghi danh ứng cử, ông Obama đã “sáng suốt” khuyên ông Biden “không cần ra” vì lo ngại cho ông cựu phó thân bại danh liệt. Nay, vì lý do gì ông Obama lại hết mình hậu thuẫn ông Biden và đứng chung chiến tuyến trong vụ đòi “công lý cho Floyd” bằng những cuộc làm loạn trên đường phố, đốt nhà, cướp của, hôi đồ?
Viên cảnh sát Dereck Chauvin đã bị bắt và bị truy tố, chờ ngày ra tòa xét xử mà vẫn tiếp tục làm loạn. Đến nỗi Tổng thống Trump phải đe dọa sẽ huy động quân đội để dẹp loạn, nếu các tiểu bang không vãn hồi được trật tự, bảo vệ đời sống yên vui của mọi người.
Những người thực sự đứng đằng sau những cuộc làm loạn này là ai? Họ “tranh đấu” vì Floyd hay chỉ dùng anh ta cho mục đích chính trị đen tối là cuộc bầu cử 2020? Tại sao ông Obama và ông Biden chỉ nói những lời như đổ dầu vào lửa mà không lên án làm loạn, đốt nhà, cướp của, hôi đồ?
5 Jewish things to know about Joe Biden - Jewish Telegraphic Agency
Biden with Floyd funeral
Trong khi đó có tin, dù ông Biden chưa được đảng Dân Chủ chính thức đưa ra tranh chức tổng thống, và dĩ nhiên chưa trở thành tổng thống, nhưng đã chuẩn bị để thành lập… Thư Viện Tổng thống của Joe Biden (Joe Biden’s Presidental Library).
Không biết có phải vì tin này hay không, mà nhà bình luận Charles Hurt của Nhật báo The Washington Times đã viết một bài tựa đề là “Joe Biden’ racism makes him ideal nominee for racist Democratic Party” (Sự kỳ thị chủng tộc của Joe Biden làm cho ông ta trở thành người được đề cử lý tưởng của đảng Dân Chủ kỳ thị chủng tộc).
Tác giả nói rằng ông Biden có một lịch sử dài về sự kỳ thị chủng tộc. Ông ta giao du thân thiết với những kẻ thực sự chủ trương độc tôn da trắng (white supremacist), trong đó có Robert C. Byrd khi hai người cùng là nghị sĩ tại Thượng viện mà Byrd từng là một thành viên hăng say của KKK trước khi được bầu vào Thượng viện và trở thành nghị sĩ phục vụ lâu dài nhất tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Byrd và Biden đã cùng sinh hoạt chung với nhau tại Thượng viện trong hơn 35 năm. Hurt viết rằng chỉ mới năm ngoái đây ông Biden đã ba hoa về những sinh hoạt tuyệt vời với những người phân biệt chủng tộc dữ dội khác trong đảng của mình. Trong lúc hăng say kể lại những kỷ niệm cũ, ông Biden thường giả giọng của dân miền Nam, như ông đã dùng để nói “người da đen nào không bỏ phiếu cho ông để ông làm tổng thống thì “không phải là người da đen” (ai’nt black)! Trong đầu ông Joe Biden có nhiều cái mâu thuẫn, nhiều dây nhợ chạm nhau như vậy, cộng với số tuổi đời ngót nghét 80, bảo sao ông không hay nói vấp, nói cà lăm, nói bậy?
Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình ở Bắc Kinh đang ngày đêm thắp nhang cầu Trời khấn Phật cho Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ, dù y không tin có Trời, Phật.
Ký Thiệt
Usaelection gởi