Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Dai Tri Do Luan
Dai Tri Do Luan
Dai Tri Do Luan Dai Tri Do Luan
Dai Tri Do Luan
Đại Trí Độ Luận
Dai Tri Do Luan
Dai Tri Do Luan

Tác giả: Bồ Tát Long Thọ


Tác giả : Bồ Tát Long Thọ

Việt dịch : H.T Thích Trung Quán


Dai Tri Do LuanQuyển một : Duyên Khởi


Trí Độ đạo lớn, Phật lành lại

Trí Độ biển lớn, Phật cùng đáy

Trí Độ tướng nghĩa, Phật vô ngại

Cúi đầu Trí Độ vô đẳng Phật

Hữu, vô hai kiến diệt không còn

Các pháp thật tướng Phật nói ra

Thường trụ bất hoại sạch phiền não

Cúi đầu nơi Phật, tôn trọng PhápThánh chúng bể lớn làm ruộng Phước

Người học vô học dùng trang nghiêm

Hậu hữu giống ái hết đã lâu

Ngã sở đã diệt, căn đã trừ

Đã xả thế gian các sự nghiệp

Hết thảy công đức chốn trụ xứ

Tất cả trong chúng làm tối thượng

Cúi đầu chân tịnh Đại Đức Tăng

Nhất tâm cung kính Tam Bảo rồi

Và các cứu thế Ngài Di Lặc

Trí huệ đệ nhất Xá Lợi Phất

Vô tránh không hành Tu Bồ Đề

Tôi nay như lực muốn diễn nói

Đại trí bờ kia, nghĩa thật tướng

Nguyện chư Đại Đức Thánh trí nhân

                                                                                 Nhất tâm thiện thuận nghe tôi nói :

Hỏi :

Phật vì nhân duyên gì mà nói Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật (để tiện, từ nay về sau viết tắt là MHBNBLM) ? Pháp của chư Phật nói ra không bao giờ chỉ vì một nhân duyên nhỏ hoặc chẳng có duyên cớ. Củng như núi Tu Di-Vương không bao giờ lay động vì vô cớ hay chỉ vì một nhân duyên nhỏ. Như vậy, vì nhân duyên lớn gì mà Phật nói Kinh MHBNBLM ?

Đáp :

Các Kinh trong tam tạng, Phật dùng đủ mọi thí dụ để giảng pháp cho hàng Thanh Văn nghe, chứ không nói về đạo Bồ Tát, chỉ trong Kinh Trung A  Hàm cuốn cuối mới thấy Phật thụ ký cho Ngài Di Lặc " ở đời vị lai, ông sẽ thành Phật, hiệu là Di Lặc". Tuy nhiên Phật cũng chẳng nói đến các hạnh Bồ Tát. Nay Phật muốn vì Ngài Di Lặc giảng rộng các Hạnh Bồ Tát nên nói Kinh MHBNBLM.

Lại nữa, có Bồ Tát tu niệm Phật tam muội, Phật vì muốn cho họ được lợi lạc nên nói Kinh MHBNBLM. Như phẩm đàu Kinh MHBNBLM có nói :"Phật hiện thần túc thông phóng ra ánh sáng vàng ròng chiếu khắp các thế giới ở mười phương nhiều như số các sông Hằng. Ngài thị hiện thân to lớn thanh tịnh toàn ánh sáng màu sắc vi diệu đày cả hư không. Phật ở trong chúng đoan nghiêm lạ lùng, không ai bì kịp, ví như núi Tu Di Vương sừng sững giữa biển cả. Các Bồ Tát ở trong tam muội thấy Phật hiện thần thông biến hoá càng thêm phấn khởi. Vì lẽ nầy mà Phật nói Kinh MHBNBLM.

Lại nữa, Bồ Tát lúc sơ sinh phóng đại quang minh chiếu khắp mười phương, đi bảy bước, xem bốn phương mà nói kệ rằng :

 

"Phần thai sinh ta hết

Thân này là sau cùng

Ta đã được giải thoát

Sẽ lại độ chúng sinh".

Thế rồi thân lớn dần lên, muốn bỏ thân tộc xuất gia tu đạo, nửa đêm dậy quan sát thấy các kỹ nữ, cung phi, thể nữ dáng như thây chết hôi hám. Liền gọi Xa Nặc dắt con bạch mã, nửa đêm bay qua thành, đi mười hai do tuần, đến chỗ ông tiên Bạt Già Bà ở trong rừng, lấy đao cắt tóc, đem áo báu thượng diệu đổi lấy áo vải thô. Ở bên sông Ni Liên Thiền sáu năm tu khổ hạnh, ngày ăn một hạt mè hoặc một hạt gạo, rồi tự nghĩ rằng : "Nơi đây chẳng phải đạo". Rồi Bồ Tát bỏ sự tu khổ hạnh đến dưới cội Bồ đề ngồi trên toà Kim cang, ma vương đem mười tám ức vạn chúng đến quấy nhiễu, Bồ Tát dùng sức trí huệ  hàng phục bọn ma rồi liền đắc đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bấy giờ chúa ba ngàn thế giới là vua Phạm Thiên cùng các trời cõi sắc, vua Đế Thích, cùng các trời cõi dục và Tứ Thiên Vương đều đến khuyến thỉnh Đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp. Vì cũng là ý nguyện đại từ đại bi của Phật nên Ngài nhận lời. Các pháp thâm sâu là Bát Nhã, nên Phật nói Kinh MHBNBLM.

            Lại nữa, có người nghi Phật không được Nhất Thiết Trí, vì các pháp vô lượng vô số, làm sao một người biết hết được !

            Phật trụ ở thật tướng thanh tịnh như hư không, trong vô lượng vô số pháp Bát Nhã Ba La Măt, tự phát lời thành thật : Ta là người Nhất Thiết Trí, muốn đoạn nghi cho tất cả chúng sinh nên nói Kinh MHBNBLM.

            Lại nữa, có chúng sinh đáng được độ, bởi Phật có đại công đức, trí huệ vô lượng, khó biết khó hiểu, vì kẻ ác sư mê hoặc, tà kiến không vào được chánh đạo mà khởi tâm đại từ, đüa tay đại bi cứu vớt, khiến cho họ vào trong Phật đạo, cho nên tự hiện công đức tối diệu, xuất đại thần lực như trong Kinh MHBNBLM, phẩm đầu có nói : Phật nhập tam muội vương tam muội ! Từ tam muội dậy, dùng thiên nhãn xem xét mười phương thế giới, toàn lỗ chân lông đều cười. Tứ dưới bàn chân, tướng bánh xe ngàn căm phóng ra sáu trăm ngàn vạn ức các màu sắc quang minh. Từ trên đốt ngón chân lên đến nhục kế, nơi nơi đều phóng sáu trăm ngàn vạn ức đủ loại màu sắc quang minh, chiếu khắp mười phương vô lượng vô số cõi Phật nhiều như số các sông Hằng, khiến cho đều sáng rực rỡ. Phật muốn tuyên bày tất cả các pháp thật tướng, đoạn trừ tất cả nghi kết của chúng sinh, nên nói Kinh MHBNBLM.

                        Lại nữa, có kẻ ác tà mang lòng ghen ghét phỉ báng rằng : Trí tuệ của Phật không vượt hơn người, chỉ đem huyễn thuật mê hoặc thế gian. Vì muốn trừ trừ ý cống cao tà mạn của họ nên Phật hiện vô lượng thần lực, vô lượng trí tuệ lực. Trong Kinh MHBNBLM, Phật tự nói : Ta thần đức vô lượng , ba cõi đặc tôn, che chở giúp đỡ tất cả, nếu phát một niệm ác, thié phải tội vô lượng, phát một niệm tịnh tín thì được hưởng sự vui cõi trời, cõi ngưòi, tất sẽ được quả Niết Bàn. Lại nữa, muốn khiến cho người tin nhận pháp, nên nói : Ta là bậc Đạo Sư ! có mười lực, bốn vô sở uý, an lập thánh chúa trụ xứ, tâm được tự tại, chuyển Dieu pháp luân, ở tất cả thế giới là là tối tôn, tối thượng. Lại nữa, Phật muốn cho chúng sinh hoan hỉ  nên trong Kinh MHBNBLM có nói : Các ông nên sinh hoan hỉ ! Vì sao? Tất cả chúng sinh vào lưới tà kiến, bị thầy ác làm mê hoặc. Ta đã thoát khỏi lưới tà của ác sư. Băc đại sư có mười lực rất khó gặp, khó thấy, các ông nay đã được gặp, ta sẽ tuỳ thời khai phát ba mươi bảy phẩm, các pháp tạng sâu thẳm, tha hồ gặt hái ! Lại nữa, tất cả chúng sinh bị bệnh kết sử (ràng buộc) phiền não. Từ khi có sinh tử đến nay, không có người nào biết trị được bệnh ấy, thường bị ngoại đạo ác sư làm mê lầm, nay ta ra đời làm đại Y -Vương, họp các thuốc pháp, các ông hãy uống. Vì thế Phật nói Kinh MHBNBLM.

                        Lại nữa, có người nghĩ rằng PHật cũng như người ta ! Cũng có sinh tử, thực chịu đói khác, nóng, lạnh, già chết.Phật muốn đoạn trừ ý ấy nên nói Kinh MHBNBLM, Ngài bảo rằng : Thân ta chẳng thể nghĩ bàn dù vua Phạm Thiên, cha ông của các cõi trời ở trong hằng hà sa kiếp muốn suy lường về thân ta, nghiên cứu tiếng của ta cũng không thể đo lường được, huống chi là trí huệ của ta ! Như bài kệ có nói :

"Trong thật tướng các pháp

Các vua Phạm Thiên thảy

Tất cả thiên địa chúa

Mê hoặc không hiểu hết

Pháp nầy nhiệm sâu xa

Không hay so lường được

Phật ra khai mở hết

Sáng như mặt trời chiếu".

            Lại như khi Phật chuyển Pháp luân lần đàu, những Bồ Tát từ phương khác đến muốn lường thân Phật, phóng lên hư không qua vô lượng cõi Phật, đến thế giới Hoa Thượng, thấy thân Phật vẫn như thế nên nói kệ rằng :

"Hư không chẳng có bờ

Công đức Phật cũng thế !

Vì muốn lường thân Phật

    Luống uổng chẳng hay biết

Lên qua cõi hư không

Vô lượng các cõi Phật

Thấy thân Thích sư tử

Như cũ chẳng khác biệt

Thân Phật như núi vàng

Diễn xuất đại quang minh

Tướng tốt tự trang nghiêm

Như hoa mùa xuân nở" !

                        Thân Phật vô lượng, quang minh âm thanh cũng vô lượng, giới định huệ .v.v. các công đức của Phật thảy đều vô lượng. Trong Kinh Mật Tích Tam Muội có nói rộng.

                        Lạ nữa, lúc Phật thị hiện sơ sinh, bước xuống đất đi bảy bước, miệng tự nói ra, nói xong lại lặng yên như các hài nhi khác, không đi, không nói bú mớm ba năm, dần dần lớn lên. Song thân Phật vô số, hơn cả thế gian, vì chúng sinh nên hiện như người phàm. Người phàm khi sinh, thân phận các căn và ý thức chưa được thành tựu, cách đi, đứng nằm, ngồi, nói, nín, phải đợi thời gian và học hỏi. Nay Phật dùng sức phương tiện cũng thị hiện sinh ra và lớn lên như mọi người, khiến cho chúng sinh thêm lòng tin sâu chắc. Nếu Bồ Tát sinh ra đi ngay, nói ngay thì người đời sẽ nghĩ rằng người này chắc là trời, rồng hay quỷ thần. Còn về học pháp thì chúng ta chẳng theo kịp, vì sao ? Chúng ta sống chết với cái thân bằng máu thịt, vì nghiệp ràng buộc lôi kéo, không được tự tại, không được thành Thánh hiền, pháp khí. Vì độ chúng sinh mà Phật thị hiện sinh ra trong vườn Lâm Tỳ Ni, lớn lên xuất gia, tự nhớ đời trước thời Đức Phật Ca Diếp, trì giới hành đạo mà hiện tu sáu năm khổ hạnh. Bồ Tát tuy làm chủ ba ngàn đại thiên thế giới mà hiện tướng phá ma quân, thành vô thượng đạo, là tuỳ thuận thế gian mà hiện các tướng ấy. Nay ở trong Bát Nhã Ba La Măt, hiện sức đại thần thông trí huệ.

                        Lại nữa, trong các người đáng được độ, có người lạc vào chấp hai bên(có và không) hoặc rơi vào các pháp hữu vi(có sinh có diệt) hoặc chấp tu khổ hạnh. Những người này ở trong đệ nhất nghĩa mất Niết Bàn chính đạo. Phật muốn nhổ trừ hai bên, khiến cho họ trung đạo nên nói Kinh MHBNBLM.

            Lại nữa, phân biệt sinh thân, pháp thân, quả báo cúng dàng, nên nói Kinh MHBNBLM, như trong phẩm Xá Lợi Tháp có nói. Lại nữa, muốn nói tướng thoái chuyển, bất thoái chuyển. Lại nữa, muốn nói ma huyễn, ma nguỵ, ma sự. Lại nữa, vì nhân duyên cúng dàng Bát Nhã Ba La Măt của người đời sau, lại muốn thụ ký riêng cho ba thừa nên nói Kinh MHBNBLM. Như Phật bảo Ngài A-Nan : Sau khi ta vào Niết Bàn, Bát Nhã Ba La Măt này sẽ đến phương nam. Từ phương nam đến phương tây. Sau năm trăm năm sẽ đến phương bắc, sẽ có nhiều người tin. Thiện nam tín nữ đem hương hoa, phan lọng, nhạc hay, đèn sáng, đồ vật quý báu cúng dường hoặc tự viết hoặc mượn họ viết hoặc hoặc đọc tụng, nghe nói, chính ức niệm tu hành, như pháp cúng dường. Ngưới ấy do nhân duyên ấy, được hưởng hết thảy thú vui thế gian, đến đời sau sẽ đắc được ba thừa, vào vô dư Niết Bàn. Như thế coi việc nhân duyên trong các phẩm nên nói Kinh MHBNBLM. Lại nữa, Phật muốn nói tướng đệ nhất nghĩa tất đàn, nên nói Kinh MHBNBLM. ( Lời phụ : Tất : là khắp cả, đàn : là cho, vậy tất đàn là rộng rãi làm lợi ích khắp tất cả. Có bốn thứ tất đàn.

            A.Thế giới tất đàn : Cho khiến cho được lợi ích, vui mừng, tuy chưa phá ác sinh thiện, nhưng pháp hỷ đã được đầy đủ.

            B. Vị nhân tất đàn : Cho khiến cho được lợi ích sinh thiện. Như sau khi nghe Kinh thì thích làm việc lành.

            C. Đối trị tất đàn : Cho khiến cho được lợi ích phá ác. Như sau khi nghe Kinh thì thích tránh việc ác.

            D. Đệ nhất nghĩa tất đàn : Cho khiến cho được lợi ích hiểu thấu vào chỗ chính lý của thật tướng. Như nhờ nghe pháp mà được đại triệt ngộ, chứng nhập diệu lý.) Trong bốn tất đàn thâu tóm tất cả mười hai bộ Kinh, tám vạn bốn ngàn pháp tạng, tất cả đều là thật. Cái thật trong Phật pháp là : Có thể lấy thế giới tất đàn nên thật, có thể lấy vị nhân, đối trị hay đệ nhất nghĩa tất đàn nên thật. (còn tiếp)

 

Dai Tri Do Luan