Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Đạo đức 道德 Morality
 
 
***


Nội dung

1. Đạo đức.
          1.1. Tổng quan về đạo đức.
          1.2. Cấu trúc của đạo đức.
                    - Ý thức đạo đức   - Hành vi đạo đức- Quan hệ đạo đức.
          1.3. Chức năng của đạo đức.
                    - Giáo dục      - Điều chỉnh hành vi      - Nhận thức.
          1.4. Lịch sử phát triển đạo đức xã hội.
- Xã hội nguyên thủy.     - Xã hội chiếm hữu nô lệ.
- Xã hội phong kiến.       - Xã hội tư bản.
1.5. Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.
          1.6. Mối quan hệ giữa đạo đức với một số hình thái ý thức xã hội.
- Đạo đức và chính trị.    - Đạo đức và pháp luật.
- Đạo đức và tôn giáo.    - Đạo đức và nghệ thuật.
- Đạo đức và khoa học.

2. Đạo đức học.
          2.1. Tổng quan về đạo đức học.
          2.2.Điển hình đạo đức học nghề nghiệp.
                    - Đạo đức học y học: Y đức      - Đạo đức học kinh doanh.

3. Đạo đức học Nho giáo.
          3.1. Ngũ thường 五常
                    - Nhân   - Nghĩa     - Lễ     - Trí        - Tín
          3.2. Ngũ luân

4. Đạo đức học tôn giáo hữu thần – Ki-tô giáo.
                    Đạo đức Chúa Trời => Mười điều răn

5. Đạo đức học tôn giáo vô thần – Phật giáo.
                    Đạo đức Duyên khởi-Vô ngã => Ngũ giới

NBS:  Minh Tâm 3/2019
 

1. Đạo đức.
               1.1. Tổng quan về đạo đức.
Image result for sign
Morality- Wikipedia
 Đạo đức – Wikipedia tiếng Việt
 
        Đạo đứclà từ gốc Hán được phân tích như sau:
Đạo :

1)Đường, dòng. Như: thiết đạo 鐵道đường sắt; hà đạo 河道dòng sông.
       
2) Phương pháp, phương hướng, cách. Như: chí đồng đạo hợp 志同道合chung một chí hướng; dưỡng sinh chi đạo 養生之道đạo (phương pháp) dưỡng sinh.
       
3) Tư tưởng, học thuyết. Như: Ngô đạo nhất dĩ quán chi 吾道一以貫之Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả (Luận Ngữ 論語-Lí nhân 里仁).
       
4) Chân . Như: Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ 朝聞道,夕死可矣 Sáng nghe được đạo, tối chết cũng được (Luận Ngữ 論語-Lí nhân 里仁).
        Đức

 
  1. Phẩm chất tốt đẹp, quy phạm mà con người phải tuân theo.
Như: Đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã 德之不修, 學之不講, 聞義不能徙, 不善不能改, 是吾憂也Đức chẳng trau giồi, học vấn chẳng chú trọng (cho tinh tường), nghe điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là những mối lo của ta (Luận Ngữ 論語-Thuật Nhi 述而).
       
2) Phẩm hạnh, tác phong. Như: Quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo. Thảo thượng chi phong tất yển 君子之德風, 小人之德草. 草上之風必偃- Đức của người quân tử như gió, đức của tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp xuống (Luận Ngữ 論語- Nhan Uyên 顏淵).
        Theo đó:

Đạo đức道德hay còn gọi là Luân lý倫理,  là thuật xử thế,là lẽ phải ở đời:  Đó là chuẩn tắc và quy phạm (trong một cộng đồng xã hội) mà hành vi cử chỉ của con người đối với môi trường xung quanh cần phải ứng hợp theo để được xem làtốt hay thiện (đối đãi với xấu hay ác).

Đạo đức có thể được nhìn thấy theo các góc độ sau:

Nghĩa hẹp: Đạo đức của một ngườithể hiện nét đẹp trong phong cách sống có hiểu biết và rèn luyện ý chí của người đó theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.

Nghĩa rộng hơn:  Đạo đức của một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.

Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hộithường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.

Đạo đức thể hiện ở 3 đặc điểm sau:
- Một là, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh do nhu cầu đời sống xã hội, là sản phẩm của xã hội mang tính chuẩn mực: mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt.
- Hai là, đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người.
- Ba là, đạo đức là một hệ thống giá trị, như các giá trị xã hội, giá trị chính trị, giá trị nhận thức đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị tôn giáo…

Ghi chú: 

1)Đạo Đức Kinh道德經là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN còn được gọi là sách Lão Tử. Đạo Đức Kinh gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần: Thượng Kinh và Hạ Kinh.
+ Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo". Thượng Kinh luận về chữ Đạo (chân lý) nên được gọi là Đạo Kinh.
+ Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức". Hạ Kinh luận về chữ Đức (đạo đức: thuật xử thế) nên được gọi là Đức Kinh. Đức thường được hiểu là biểu hiện của Đạo.

2)Ý nghĩa về Đạo Đức của Nho giáo cũng tương tự như ở Lão giáo. Theo sách Đại Học 大學: “Đạo học lớn cốt để phát huy Đức sáng, Đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ Đạo Đức hoàn thiện nhất.
Image result for hoa sen đá

1.2. Cấu trúc của đạo đức.
Đạo đức là một hiện tượng xã hội có cấu trúc phức tạp, bao gồm: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.

1) Ý thức đạo đức: “Là ý thức về hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại. Mặt khác, nó còn bao hàm cả những cảm xúc, những tình cảm đạo đức của con người”.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức là sự thể hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những quy tắc đạo đức xã hội đặt ra; qua đó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức.

Về mặt cấu trúc, ý thức đạo đức gồm tình cảm đạo đức, tri thức đạo đức, lý tưởng đạo đức, ý chí đạo đức. Trong đó:
-Tình cảm đạo đứcthể hiện cảm xúc của con người trước hiện tượng đạo đức.
- Tri thức đạo đứcgiúp con người lựa chọn cái gì nên làm và cái gì không nên làm.
- Lý tưởng đạo đứcquyết định phương hướng, mục đích hoạt động của con người.
- Ýchíđạo đứclà sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, trở ngại để thực hiện hành vi đạo đức.
Related image

2) Hành vi đạo đức: “Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức”.
Cụ thể hơn, hành vi đạo đức là những cử chỉ, những việc làm của con người trong các mối quan hệ xã hội phù hợp với ý thức đạo đức, với các chuẩn mực và các giá trị đạo đức.

Để phân biệt một hành vi đạo đức hay phi đạo đức, không chỉ căn cứ vào kết quả của hành vi mà còn phải căn cứ vào động cơ của hành vi. Hành vi đạo đức phải có nguyên nhân vì lợi ích của người khác, của xã hội và mục đích cũng là mang lại lợi ích cho người khác, cho xã hội.

3) Quan hệ đạo đức: “Là hệ thống những quan hệ xã hội, tác động qua lại giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội xét về mặt đạo đức”.
Quan hệ đạo đức vận động, biến đổi theo quá trình phát triển của xã hội. Quan hệ đạo đức có các đặc tính là tính tự giáctính tự nguyện:
- Tính tự giác thể hiện ở sự nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân mỗi người trong những tình huống cụ thể khi tham gia vào quan hệ đạo đức.
- Tính tự nguyện thể hiện ở nhu cầu và ham muốn của bản thân mỗi người trong quan tâm, tương trợ, giúp đỡ ngườikhác...
Ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức là những yếu tố cấu tạo nên cấu trúc đạo đức, không tồn tại độc lập, mà có quan hệ biện chứng với nhau.

- Thứ nhất, ý thức đạo đức không thể hình thành ngoài quan hệ đạo đức và ngược lại, quan hệ đạo đức không thể không được định hướng, điều chỉnh bởi ý thức đạo đức.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, ý thức đạo đức hình thành trên cơ sở phản ánh các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Ý thức đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội mà trước hết là nhu cầu phối hợp hoạt động trong lao động sản xuất vật chất. Sự phát triển của sản xuất dẫn đến sự phát triển của các quan hệ xã hội và kéo theo sự phát triển của quan hệ đạo đức, làm cho chúng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn.

Các chuẩn mực của đạo đức được hình thành trong quá trình con người giao tiếp với nhau, chúng được củng cố do sự công nhận giá trị theo quan điểm lợi ích phổ biến. Quan hệ đạo đức càng đa dạng, phức tạp càng là môi trường tốt cho con người hình thành ý thức đạo đức sâu sắc và toàn diện. Ngược lại, quan hệ đạo đức hạn chế thì ý thức đạo đức cũng mắc phải những những khuyết điểm nhất định và vì vậy con người không thể phát triển toàn diện nhân cách của mình.

Ý thức đạo đức hình thành, phát triển, hoàn thiện thông qua việc phản ánh quan hệ đạo đức và khi đã hình thành, ý thức đạo đức quay trở lại chi phối, điều chỉnh quan hệ đạo đức. Quan hệ đạo đức có bền vững hay không tùy thuộc trình độ của ý thức đạo đức, vào sự lựa chọn lời nói, cử chỉ, hành vi trong mối quan hệ ở từng hoàn cảnh nhất định có phù hợp hay không. Ý thức đạo đức càng cao thì quan hệ đạo đức càng được củng cố, bền chặt hơn và ngược lại.

- Thứ hai, ý thức đạo đức là điều kiện để thực hiện hành vi đạo đức, còn hành vi đạo đức là quá trình hiện thực hóa ý thức đạo đức trong cuộc sống.
Ý thức đạo đức là điều kiện để thực hiện hành vi đạo đức vì không có ý thức đạo đức thì không thể có hành vi đạo đức. Trong đó, tri thức đạo đức xác định giới hạn cho hành vi đạo đức, tình cảm đạo đức là động cơ chủ yếu của hành vi, lý tưởng đạo đức định hướng cho hành vi, ý chí đạo đức là sức mạnh bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi đạo đức. Thiếu một trong những thành tố của ý thức đạo đức con người không thể thực hiện hành vi đạo đức.

Ngược lại, ý thức đạo đức phải được thể hiện bằng hành động mới đem lại lợi ích xã hội. Con người có đạo đức hay không phải căn cứ vào những hành vi cụ thể. Thông qua quá trình thực hiện những hành vi đạo đức thường xuyên, liên tục, ý thức đạo đức của mỗi người ngày càng được bồi dưỡng, củng cố trở nên hoàn thiện hơn.

- Thứ ba, hành vi đạo đức thể hiện thông qua quan hệ đạo đức, bởi hành vi đạo đức là những cử chỉ, những việc làm của con nguời trong các quan hệ phù hợp với ý thức đạo đức, với các chuẩn mực và các giá trị của đạo đức. Hành vi đạo đức không thể tách rời các quan hệ xã hội, quan hệ đạo đức. Ngược lại, quan hệ đạo đức là cơ sở cho hành vi đạo đức, tùy từng mối quan hệ, con nguời xác định và thực hiện những hành vi phù hợp.
Image result for hoa sen đá 

1.3. Chức năng của đạo đức.

1) Chức năng giáo dục: Thông qua giáo dục,đạo đức góp phần hình thành những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng con người cụ thể,giúp con nguời xác lập khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tuợng xã hội. Trên cơ sở ấy, con người tự xem xét, đánh giá được tư cách, ý thức và hành vi của bản thân. Nói cách khác, chức năng giáo dục của đạo đức chính là làm giàu thêm “tính người” cho mỗi con người, được thực hiện thông qua quá trình giáo dục của xã hội và tự giác của mỗi cá nhân.
Image result for pupil

2) Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng nhất, nhưng đó không phải là đặc quyền của đạo đức, bởi trong xã hội, con người tạo ra rất nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của mình như: pháp luật, hương ước... Mục đích điều chỉnh hành vi của đạo đức nhằm bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân.

Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện chủ yếu bằng hai phương thức:
- Một là, sử dụng sức mạnh của dư luận để động viên, khuyến khích những chủ thể có đạo đức và hành vi tốt đẹp, đồng thời, phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến người khác, đến cộng đồng.
- Hai là, bản thân chủ thể đạo đức phải tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội.

3) Chức năng nhận thức: Chức năng nhận thức của đạo đức bao gồm nhận thứctự nhận thức, bởi nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại vừa hướng nội.
- Nhận thức hướng ngoạilấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức xã hội làm đối tượng, là quá trình cá nhân đánh giá, tiếp thu hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Tự nhận thức hướng nội là quá trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng.
Bằng hai quá trình nhận thức ấy con người đi đến sự nhận biết, phân biệt những giá trị: đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác... hướng tới giá trị bao quát chân, thiện, mỹ. Từ nhận thức này, chủ thể hình thành và phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống của mình.
Ba chức năng của đạo đức có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của chức năng này là tiền đề, điều kiện của sự vận hành chức năng khác. Từ đó, con người mới có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như tự đánh giá những suy nghĩ, những hành vi của bản thân để điều chỉnh hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội.
Image result for hoa sen đá

1.4. Lịch sử phát triển đạo đức xã hội.
Đạo đức nảy sinh do nhu cầu đời sống xã hội, do đó đạo đức chính là sản phẩm của xã hội. Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, qui định, chuẩn mực nhằm định hướng con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, chống lại cái giả, cái ác, cái xấu… Đạo đức phát triển hoàn thiện dần trên cơ sở phát triển của hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao như sau.

1) Đạo đức trong xã hội nguyên thủy.
Tài sản cá nhân của người nguyên thủy chỉ là một số công cụ và đồ tiêu dùng của mỗi người chế tạo lấy. Họ cùng nhau hái quả, đánh bắt cá, làm nhà, kỷ luật và quy tắc lao động được duy trì bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, của dư luận xã hội, bằng uy tín và sự tôn kính đối với người tộc trưởng hay người phụ nữ. Trong xã hội không có sự phân chia giai cấp, không có hiện tượng người bóc lột người, không có đầu óc làm giàu.
Gắn liền với đời sống tinh thần là tôn giáo nguyên thủy, được sinh ra từ những hiểu biết hết sức nông cạn của con người về bản thân họ và về tự nhiên bao quanh họ. Tôn giáo nguyên thủy can thiệp vào toàn bộ hoạt động của công xã thị tộc và trở thành yếu tố cấu thành hoạt động thực tiễn và ý thức của người nguyên thủy. Trong những điều kiện đó, các dấu hiệu đạo đức xuất hiện.

Ý thức đạo đức phụ thuộc vào những điều kiện sinh hoạt vật chất, phương thức tìm kiếm và phân phối những phúc lợi cần thiết đến trình độ thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của con người.

Ví dụ: Các qui định trong săn bắn (do kinh nghiệm đã tích lũy được) không những có ý nghĩa đối với nhu cầu sinh sống, còn đối với các yêu cầu tương trợ, đoàn kết cộng đồng cũng như việc giữ gìn tình ruột thịt trong thị tộc.

Như vậy, đạo đức ra đời rất sớm, xuất phát từ chính các hoạt động chung của thị tộc với những chế độ tự nhiên của chúng.

Ý thức đạo đứcnguyên thủycó những đặc điểm sau:
- Tính cụ thể ­- cảm tính, trực quan và kinh nghiệm:  Mọi thành viên thực hiện bất kỳ một hành vi nào bao giờ cũng theo thói quen, đối với họ việc bắt chước các mẫu hoạt động đạo đức là một yêu cầu bắt buộc. Nhờ đó các tập quán, phong tục, các điều cấm kị, lễ nghi, các định kiến, dư luận xã hội đã tồn tại rất dai dẳng trong các hiện tượng cụ thể - cảm tính.

Các bộ lạc còn lại đến nay ở Châu Mỹ, Châu Phi còn giữ nguyên truyền thống không cãi cọ nhau, biết nghe lời người lớn tuổi và xem đó là cái thiện. Ngược lại bất kỳ hành vi nào không theo đúng phong tục, tập quán đều bị xem là ác.
- Tính hợp tác, tính công bằng, thông cảm, tương trợ của đạo đức nguyên thủy:  Trong điều kiện sản xuất thấp kém, sự hợp tác là yếu tố hàng đầu tạo nên hiệu quả trong lao động tập thể. Sự hợp tác ở đây là hợp tác giản đơn trong điều kiện kinh tế tự nhiên chưa có sự khác biệt giữa lợi ích cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng.

Tính công bằng – bằng nhau không chỉ trong hưởng thụ mà còn trong tất cả quan hệ khác. Tất cả những gì có ích cho bộ lạc được coi là điều thiện, có hại bị coi là điều ác.
Tất cả các tính chất này tạo ra sự ổn định hợp lý và bình đẳng xã hội trong điều kiện con người hãy còn đời sống còn quá thấp, chưa sản xuất ra sản phẩm dư thừa.

2) Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Được xem là phù hợp với quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn, đó là xã hội chiếm hữu nô lệ, mà cơ sở là chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất và người nô lệ. Loài người đã bắt đầu hình thành một nền đạo đức mới. Cụ thể là:
- Tính chất đối kháng đạo đức:  Đó là đạo đức của nô lệ và đạo đức của chủ nô, hai nền đạo đức này đối lập với nhau về cơ bản. Tầng lớp những người chủ nô có đặc quyền, đặc lợi cho phép mình được là người “có đức hạnh, người thượng lưu, quí tộc” còn những người nô lệ là những người “không có phẩm hạnh, người thấp hèn, hạ đẳng”.

Sự nô dịch của số ít (do giàu có mà trở thành mạnh) đối với số đông (do nghèo khổ mà trở thành yếu) giờ đây được bảo đảm bởi một lực lượng xã hội mới – nhà nước, tình trạng bình đẳng của xã hội nguyên thủy nhường chỗ cho đẳng cấp. Nó quy định nội dung cơ bản của đạo đức, đẩy tới hai cực đối lập gay gắt: chủ - tớ, trên – dưới, mệnh lệnh – phục tùng.

Tính chất đó quy định các nội dung khác nhau của quan niệm về tốt – xấu trong giai cấp này hay giai cấp kia. Cuộc sống tôi tớ được đánh giá ngang với giá trị của các vật dụng, các con vật. Chế độ nô lệ dạy người nô lệ phải phục tùng tuyệt đối. Những đạo đức cao cả của người nô lệ như: lòng dũng cảm, chí khí, nhân phẩm … đã bị chủ nô xem như lời thách thức, sự bất kính.
- Tính mâu thuẫn của “phẩm hạnh” trong đạo đức chiếm hữu nô lệ:  Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đạo đức của kẻ chiếm hữu nô lệ và đạo đức của người bị nô lệ tạo thành hai mặt của một mâu thuẫn lớn nhất, tập trung nhất đầu tiên trong văn hóa tinh thần nhân loại.
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ với ý nghĩa nhất định vẫn là sự tiến bộ, việc phân công lao động, phát triển sản xuất và sinh ra một nền văn hóa vĩ đại của thế giới cổ đại – nền văn hóa Hy Lạp. Đứng về phía bản thân người nô lệ là tù binh chiến tranh, họ được bảo tồn không bị giết, không bị ăn thịt như trước nữa.
+ Mặt trái của sự tiến bộ đó là đông đảo quần chúng nhân dân chưa hề biết áp bức và bóc lột giai cấp là gì, giờ họ bổng nhiên trở nên bị áp bức. Bọn chủ nô có quyền mua bán, quyền sinh sát, đe dọa nô lệ bằng roi vọt, chúng thường xích nô lệ vào nơi làm việc hoặc công cụ lao động. Pháp luật và đạo đức của chủ nô tha hồ hành hạ, giết chóc nô lệ. Chúng gây chiến tranh để chiếm thêm đất đai, bắt tù binh để tăng thêm nô lệ, cảnh giác và thẳng tay đàn áp đối với sự phản kháng chống đối của nô lệ.

3) Đạo đức trong xã hội phong kiến.
Chế độ phong kiến dựa trên cơ sở sở hữu ruộng đất lớn. Khác với nô lệ, người nông dân có công cụ sản xuất riêng và có nền kinh tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ những điều kiện sinh sống cần thiết. Địa chủ vẫn có quyền điều nông dân ra khỏi lãnh địa của mình, nhưng không có quyền giết họ.

Đó là một bước tiến của đạo đức xã hội, thật ra địa vị người nông dân cũng chẳng hơn bao nhiêu so với nô lệ. Sự phụ thuộc về kinh tế và sự cưỡng ép trực tiếp đã buộc người nông dân phải cày cấy ruộng đất của địa chủ và làm trăm nghìn công việc có lợi cho họ.

Có 2 dạng đạo đức trong xã hội phong kiến:
- Đạo đức trong xã hội phong kiến ở phương Tây thường xuất phát từ những tín điều của tôn giáo.
- Đạo đức trong xã hội phong kiến ở phương Đông không hoàn toàn lệ thuộc vào tôn giáo mà thường xuất phát từ quan hệ giữa người và người được nhìn qua quan điểm của học thuyết Nho giáo. Yêu cầu chung của đạo đức thống trị là bầy tôi phải trung với vua, chư hầu phải trung với thiên tử, nông dân phải trung với địa chủ.

4) Đạo đức trong xã hội tư bản.
Chế độ tư bản là một bước tiến của xã hội, vì nó đập tan xiềng xích của chế độ nông nô, xóa bỏ tình trạng cát cứ của phong kiến, mở ra thị trường trong nước và thế giới, phát triển sản xuất, thúc đẩy khoa học kỹ thuật tiến lên.

Sự thay thế quan hệ sản xuất phong kiến bằng quan hệ sản xuất tư bản dẫn đến biến đổi cả hệ thống đạo đức xã hội. Chủ nghĩa cá nhân tư sản là nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản. Quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã kích thích các nhà tư bản làm giàu và đã định hướng trong ý thức và hành vi đạo đức của họ. Sự hoạt động tích cực của nền kinh tế công nghiệp có tác động mạnh mẽ đến tính cách cá nhân con người. Phần lớn họ coi việc làm giàu với mọi cách và mọi giá là hoạt động chính.

Vấn đề trách nhiệm đạo đức cá nhân chỉ là sự “bắt buộc” từ phía xã hội chứ không là từ ý muốn bên trong của cá nhân, nên trách nhiệm đạo đức cũng trở thành thuần túy hình thức phô trương bên ngoài.

Tóm lại, xã hội tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, cùng nền sản xuất nhỏ phân tán được xã hội hóa ngày càng cao, phân công lao động phát triển, năng suất lao động có hiệu quả rõ rệt. Ngoài những mặt tích cực đó, giai cấp tư sản đã để lại cho xã hội không ít những hậu quả tiêu cực: vấn đề công lý và nền đạo đức trong xã hội không được bảo đảm bình thường, con người dễ trở nên ích kỷ và đạo lý trong xã hội bị suy giảm.
Image result for hoa sen đá

1.5. Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Lịch sử xã hội loài người đã khẳng định tầm quan trọng của đạo đức trong quá trình tổ chức thiết lập, duy trì trật tự, ổn định và phát triển xã hội. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau:
- Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn.
- Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người, giúp con người sống thiện, sống có ích.
 - Đạo đức thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để mở rộng giao lưu giữa các giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia với các dân tộc, quốc gia khác.
- Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Related image

1.6. Mối quan hệ giữa đạo đức với một số hình thái ý thức xã hội.
1) Mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị.
Chính trị là mối quan hệ giữa con người đối với vấn đề nhà nước. Đứng về mặt lịch sử, chính trị chỉ xuất hiện khi có nhà nước, còn đạo đức xuất hiện rất sớm cùng với sự xuất hiện xã hội loài người.

Trong xã hội, đạo đức cũng như chính trị đều là sản phẩm của xã hội. Do đó, giữa đạo đức và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau, dưới những hình thức khác nhau. Nhiều khi các quan hệ đạo đức thường lẫn vào chính trị, ngược lại có những quan điểm chính trị phản ánh những giá trị đạo đức.

Đối với nhà nước tiên tiến thì nó thường gắn liền với những quan điểm đạo đức tiến bộ, ngược lại nhà nước suy tàn thì gắn liền với quan điểm đạo đức lạc hậu, bảo thủ kiềm hãm sự phát triển của xã hội.

Sự thống nhất biện chứng giữa chính trị và đạo đức còn được thể hiện cụ thể trong việc xây dựng con người mới, trong đó tài và đức phải kết hợp chặt chẽ và lấy đức làm gốc.

2) Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau và có chức năng chung là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo toàn và phát triển xã hội. Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác nhau
- Đạo đức được biểu hiện do lương tâm con người và sự phê phán của dư luận xã hội. Còn pháp luật thường được thực hiện thông qua nhà nước, do nhà nước soạn thảo, phổ biến và thi hành trong toàn xã hội.
- Đạo đức có nội dung bao quát và rộng hơn pháp luật.
- Đạo đức xâm nhập vào tất cả các hoạt động xã hội, trong mọi quan hệ kể cả đối với chính bản thân mỗi người. Còn luật pháp chỉ điều chỉnh một số mặt của đời sống xã hội,
- Đạo đức căn cứ vào động cơ của hành vi.  Còn pháp luật căn cứ vào kết quả hành vi còn. Do đó trong thực tế, có những hiện tượng pháp luật trừng trị nhưng đạo đức không lên án và có hiện tượng đạo đức lên án nhưng pháp luật không trừng trị.
- Đạo đức và pháp luật thường có mâu thuẫn với nhau vì đạo đức phản ánh quan hệ lợi ích của quần chúng nhân dân lao động còn pháp luật bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, mà lợi ích của hai giai cấp đối kháng luôn mâu thuẫn với nhau. Đạo đức và pháp luật phù hợp với nhau khi ý chí của giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích xã hội và cộng đồng dân cư.

Để bảo đảm cho luật pháp được chấp hành, nhà nước áp dụng chủ yếu các hình thức cưỡng bức hình phạt, còn đạo đức thì được bảo đảm bằng giáo dục, thuyết phục, ủng hộ hoặc lên án của dư luật xã hội và sự kiểm soát của lương tâm con người.
Image result for phân biệt đạo đức pháp luật phong tục tập quán

3) Mối quan hệ giữa đạo đức và tôn giáo.
Tôn giáo thường gắn với khái niệm huyền ảo siêu tự nhiên của con người về hiện thực. Trong khái niệm đó lực lượng ngoại giới (lúc đầu là lực lượng siêu tự nhiên về sau lại thêm lực lượng xã hội) chi phối đời sống hàng ngày của con người bằng hình thức siêu trần thế.

Tôn giáo và đạo đức đều hướng con người tới những lý tưởng sống thiện, nhân đạo, tránh cái ác. Tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất.
- Đạo đức, về mặt lịch sử, xuất hiện cùng với sự xuất hiện xã hội loài người, trước rất lâu so với sự ra đời của các tôn giáo. Như vậy, đã có một giai đoạn lịch sử rất dài, đạo đức tồn tại không có tôn giáo. Điều đó cho thấy đạo đức không thể bắt nguồn từ tôn giáo và nó tồn tại như một đời sống tinh thần khác với niềm tin tôn giáo.
- Đạo đức phản ánh chân thực những nhu cầu khách quan, hiện thực, còn tôn giáo lại phản ánh thế giới một cách hư ảo với những khát vọng trong thế giới tinh thần mà hiện thực tỏ ra hoàn toàn bất lực.
- Đạo đức và tôn giáo đều thấy được nỗi đau khổ của con người và hướng tới việc phấn đấu làm giảm nỗi đau khổ ấy để con người đi đến hạnh phúc. Nhưng đạo đức xem nỗi đau khổ của con người trong tính lịch sử hiện thực của nó và tin tưởng chắc rằng chính con người là động lực duy nhất giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ và tự xây dựng hạnh phúc của mình trong đời sống hiện thực thông qua hoạt động lao động của mình. Còn tôn giáo tin rằng, chỉ có những lực lượng siêu nhiên, thần linh, thượng đế mới có khả năng cứu vớt con người ra khỏi nỗi đau khổ và điều đó chỉ có thể xảy ra trong thế giới khác, thế giới sau cái chết (phủ nhận vai trò của con người trong việc sáng tạo ra giá trị đạo đức của mình).

4) Mối quan hệ giữa đạo đức và nghệ thuật.
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội. Trung tâm mà nghệ thuật phản ánh là phản ánh cái đẹp, nghệ thuật là nơi hội tụ cái đẹp. Nghệ thuật đem lại cho con người những khoái cảm thẩm mỹ, những giá trị tinh thần.

Do vậy, giữa đạo đức và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Cái đẹp là hiện tượng của cái thiện và chỉ có cái thiện mới có thể đẹp. Thậm chí, khi nghệ thuật miêu tả cái ác, cái xấu xa cũng nhằm mục đích đạt đến cái đẹp, cái thiện.
- Nghệ thuật là phương thức tồn tại của ý thức, một hoạt động sáng tạo độc đáo, một hình thức giao tiếp đặc biệt của con người, nó có tác dụng định hướng, thay đổi, tô điểm làm đẹp cho bản thân con người, các chuẩn mực đạo đức xã hội tạo nên thị hiếu thẩm mỹ của con người.
Ví dụ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người”, “Chồng lớn, vợ bé thì xinh, chồng nhỏ vợ lớn ra tình chị em”.
- Nghệ thuật gắn liền với tâm tư, tình cảm, khơi dậy những ước mơ, khát vọng tốt đẹp, trang phục, giao tiếp.
- Nghệ thuật là hoạt động sáng tạo, tác giả không chỉ đổ mồ hôi, công sức mà còn thể hiện cả: tư tưởng tình cảm, sự nghiền ngẫm về cuộc đời, là phương tiện giao tiếp làm đẹp cho quan hệ người - người ngày càng đẹp hơn. Nghệ thuật có tác dụng giáo dục sâu sắc và nghỉ ngơi giải trí độc đáo.

-Đạo đức đặt ra cho nghệ thuật một nhiệm vụ:
Nghệ thuật có nhiệm vụ quan trọng là giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người. Nghệ thuật sở dĩ sống được, đứng vững được là do nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất là hướng thiện, đề cao cái thiện. Cái thiện là khao khát của nhân dân lao động. Do đó tác phẩm nghệ thuật nào làm tốt giáo dục đạo đức thì sẽ tồn tại mãi.

- Nghệ thuật có tác dụng trở lại đạo đức:
Nghệ thuật cung cấp cho con người tình cảm đạo đức tốt đẹp. Nghệ thuật có lợi thế là phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật, do vậy nó sẽ dễ đi vào lòng người. Đối tượng và mục đích phản ánh của nghệ thuật là con người, nên nó rất gần với đạo đức, ảnh hưởng đến đạo đức.

Đạo đức và nghệ thuật giúp cho con người tránh cái xấu, học hỏi hướng tới cái đẹp và làm theo cái đẹp, tiến tới tự giác làm điều tốt. Tương quan giữa đạo đức và nghệ thuật là mối tương quan giữa cái thiện và cái đẹp. Cái này làm tiền đề cho cái kia và bổ sung cho nhau cùng phát triển. Nghệ thuật còn làm chức năng giáo dục chân chính, giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người, ngược lại đời sống đạo đức là nguồn chất liệu làm nền móng cho sáng tác nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải lấy cuộc sống, lấy đạo đức làm điểm xuất phát vì nó là cơ sở, là nguồn cảm hứng của nghệ thuật phát triển.
- Lịch sử đã cho thấy, những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, bất tử với con người cả về không gian và thời gian là những tác phẩm chứa đựng các giá trị cao cả về con người. Nó là biểu tượng kiệt xuất về con người, về lý tưởng, lòng nhân ái, về số phận, về sức mạnh tinh thần và phẩm chất của con người cùng xã hội con người của từng thời đại cụ thể.

5) Mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học.
Vấn đề đạo đức và khoa học có mối quan hệ gắn bó nhau, không thể tách rời nhau, vì khoa học luôn là cơ sở cho nền đạo đức thực sự của con người. Mục đích của khoa học và đạo đức có sự thống nhất hài hòa. Khoa học và đạo đức là điều kiện để con người cải biến xã hội, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.

Thực tế lịch sử đã chứng tỏ những thành quả của khoa học và công nghệ đã ngày càng giữ vai trò cơ bản, chủ đạo nâng cao cuộc sống của con người. Nhờ những thành tựu vĩ đại của khoa học mà con người đã ngày càng xây dựng được những quy luật tự nhiên, quy luật xã hội để thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình.

Như vậy khoa học chẳng những đã chứa đựng trong bản thân nó những lý tưởng đạo đức mà còn là một phương thức mà nhờ đó con người biến những lý tưởng, ước mơ của mình thành hiện thực đời sống. Chính những lý tưởng đạo đức đã đóng vai trò không nhỏ làm thành một trong những động lực của sự phát triển khoa học.
Nhiều phát minh khoa học vĩ đại đó được sinh ra từ chính nhu cầu của cuộc sống, nhu cầu cải thiện đời sống con người, nhu cầu bảo vệ con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, nhu cầu hạnh phúc của con người.

So với ý thức đạo đức, ý thức khoa học thường mang tính vượt trước và mang tính biến đối, tính cách mạng mau lẹ hơn. Khoa học còn làm cho những lý tưởng, ước mơ đạo đức biến đổi ngày càng gắn với cuộc sống và góp phần loại bỏ những nhân tố lạc hậu, bảo thủ trong đạo đức, làm cho cái thiện trong đạo đức ngày càng gắn liền với cái chân lý trong khoa học.
Related image

2. Đạo đức học.
Image result for ethical behavior 
Image result for đạo đức học 
Ethics- Wikipedia
Đạo đức học – Wikipedia tiếng Việt
 
2.1. Tổng quan về đạo đức học.

Đạo đức học道德學hay Luân lý học 倫理là khoa triết học nghiên cứu về đạo đức, về những quy luật phát sinh, phát triển, tồn tại của đời sống đạo đức con người và xã hội. Nó xác lập nên hệ thống những khái niệm, phạm trù, những chuẩn mực đạo đức cơ bản, làm cơ sở cho ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của con người.

Đạo đức học là khoa học cùng với Logic học và Mĩ học tạo thành bộ ba khoa học nghiên cứu cái Thiện, cái Chân và cái . Nếu Logic học nghiên cứu nhận thức đúng sai (Chân), Mĩ học nghiên cứu cái đẹp và cái xấu (Mĩ), thì Đạo đức học nghiên cứu cái thiệncái ác (Thiện).

Đạo đức học là một khoa học đã xuất hiện từ thời cổ đại nghiên cứu về đời sống đạo đức, về tri thức đạo đức (bao hàm cả những cái đã biết và những cái đang tìm kiếm) của con người. Nói chung, nhiệm vụ của đạo đức học là xây dựng các lí thuyết về đạo đức.
- Những nhà triết học duy vật từ thời cổ đại đến L.Feuerbach coi lĩnh vực nghiên cứu của đạo đức  học là các quan hệ của con người với con người trong cách ứng xử xã hội.
- Những nhà triết học duy tâm chủ quan như George Berkeley, David Hume, Johann Gottlieb Fichte và Immanuel Kant coi những mệnh lệnh tuyệt đối, ý chí tự do, linh hồn bất tử là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học.
- Những nhà triết học duy tâm khách quan từ Plato đến Hegel nghiên cứu đạo đức gắn liền ý niệm với gia đình, nhà nước, công dân; gắn đạo đức với pháp luật, với trật tự thiên định của các tầng lớp xã hội. Đạo đức học của các nhà thần học (như đạo đức học Ki-tô giáo) đã gắn chặt đạo đức với ý niệm về Chúa.
        Một số lĩnh vực của đạo đức học:
        - Đạo đức học về tự nhiên – Naturalistic ethics.
        - Đạo đức học về tiến hóa – Evolutionary ethics.
        - Đạo đức học về nghĩa vụ – Deontological ethics.
        - Đạo đức học về giá trị – Axiological ethics.
        - Đạo đức học về nữ quyền – Feminist ethics.
        - Đạo đức học về sự chăm sóc – Ethics of care
        - Đạo đức học về niềm tin – Ethics of belief
        - Đạo đức học về sinh học – Bioethics.
        - Đạo đức học về môi trường – Environmental ethics.
        - Đạo đức học về y học – Medical ethics.
        - Đạo đức học về kinh doanh – Business ethics.
        …
Xem thêm:
- Triết học –Wikipedia tiếng Việt
- Chủ nghĩa duy vật – Wikipedia tiếng Việt
- Chủ nghĩa duy tâm – Wikipedia tiếng Việt
- Duy vật biện chứng – Wikipedia tiếng Việt
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan –Wikipedia tiếng Việt
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan – Wikipedia tiếng Việt
 
VIDEO
- Vấn đáp: Đạo Phật duy tâm hay duy vật| Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Triết học duy vật và Phật giáo| Thích Nhật Từ
- Đạo Phật Duy Tâm Hay Duy Vật- Thầy Thích Phước Tiến
 
 
2.2. Điển hình đạo đức học nghề nghiệp.
       1)Đạo đứchọcy hc– Y đức.
 
Medical ethics– Wikipedia
 Y đức – Wikipedia tiếng Việt
 
Trong ngành y, đạo đức học nghề nghiệp chính là y đức. “Sáng y đức, Giỏi y thuật” là tiêu chuẩn mà mỗi người làm nghề y cần lấy đó là mục tiêu để phấn đấu rèn luyện.

Y đức của người thầy thuốc được thể hiện qua thái độ làm việc và phục vụ, chăm sóc sức khỏe người bệnh. Một người bác sĩ tuân thủ và giữ gìn y đức sẽ không có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt hay trục lợi đối với người bệnh.

Y đức góp phần giữ gìn hình ảnh người thầy thuốc quý trọng sức khỏe, mạng sống của người bệnh. Đồng thời, đạo đức ngành y còn giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn của người thầy thuốc. Cùng với kiến thức chuyên sâu, y đức chính là cánh cửa giúp người hành nghề y dược tiến xa hơn trong ngành y. 

Hippocrates và Lời thề Hippocrates
         
Hippocrates (khoảng 460 - 370 Trước Công nguyên) là một y sĩ Hy Lạp thời cổ đại và được xem là ông tổ của nền y khoa phương Tây. Ông là người khởi xướng nền y khoa mang tính khoa học trong hoàn cảnh hệ thống y khoa của Hy Lạp thời đó là hệ thống chữa bệnh một nửa là y học một nửa là pháp thuật phù thủy và tất nhiên không khỏi bị chống đối kịch liệt. Do đi trước thời đại, chống lại lối mòn xưa cũ gắn với cường quyền, Hippocrates lúc đó bị tù 20 năm. Ở trong tù, bộ óc thiên tài của ông không chịu phận tù đã viết nên quyển “Cơ thể phức tạp” về cơ thể con người mà rất nhiều điều trong đó vẫn đúng cho đến ngày nay.
           
“Lời thề Hippocrates” là lời tuyên thệ của các thầy thuốc khi vào nghề. Ở Việt Nam ta còn gọi là “Lời thề Y đức”. Trải qua thời gian với một không gian hầu như khắp toàn cầu, lời thề Hippocrates có nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, bản gốc của lời thề Hippocrates được nhiều nước lưu giữ như sau:
         
“Tôi tuyên thệ với Apollo, thần chữa bệnh, Asclepius, Hygieia và Panacea, và tôi minh chứng với tất cả các nam thần, các nữ thần, tôi gìn giữ, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, lời thề sau đây:

         
Yêu kính, như là cha mẹ tôi, người đã dạy tôi môn học này; sống hòa nhã với thầy và nếu cần, chia sẻ tài sản với thầy; chăm sóc con cái thầy như là anh chị em tôi và dạy họ môn học này.

         
Tôi sẽ kê toa vì lợi ích của bệnh nhân, tùy theo khả năng và thẩm định của tôi, và không bao giờ làm hại ai.

         
Tôi không bao giờ đưa thuốc giết người cho bất kỳ ai hỏi tôi và sẽ không tư vấn một kế hoạch như vậy; và cũng như thế tôi sẽ không cho bất kỳ người phụ nữ nào một dụng cụ phá thai.

 Nhưng tôi sẽ giữ tinh khiết cho đời tôi và cho nghề nghiệp của tôi.
         
Tôi sẽ không giải phẫu để lấy sạn, kể cả đối với bệnh nhân biểu lộ là mang bệnh này; tôi sẽ dành việc giải phẫu cho những y sĩ, chuyên gia về bệnh này.

         
Mỗi căn nhà tôi bước vào, tôi bước vào vì lợi ích của bệnh nhân của tôi, giữ gìn tôi khỏi mọi ý đồ xấu xa và mọi cám dỗ và đặc biệt là khỏi các khoái lạc tình yêu với phụ nữ hay với nam giới, dù họ là người tự do hay nô lệ.

         
Tất cả mọi điều tôi biết trong khi hành nghề hay trong giao tiếp với mọi người, mà không nên để lộ ra ngoài, tôi sẽ giữ bí mật và sẽ không bao giờ tiết lộ.

         
Nếu tôi giữ lời thề này một cách thành khẩn, tôi sẽ được an hưởng đời tôi và thực hành nghề tôi, được mọi người kính trọng mãi mãi; nhưng nếu tôi đi trái đường và vi phạm lời thề, những điều ngược lại sẽ đến với tôi”.  


Qui ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới(World Medical Association)

- Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc:
Người thầy thuốc phải:
1.  Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chuyên môn ở mức độ cao nhất.
2.  Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc.
3.  Không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân biệt đối xử. 
4. Hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân.
5. Hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp.  Báo cáo cho giới chức có trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi lừa đảo.
6. Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính hay quà cáp.
7. Tôn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân.
8. Có trách nhiệm giáo dục công chúng về những khám phá mới trong y học, nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng thử nghiệm.
9.  Cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân và cộng đồng.
10. Tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh.
11. Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức địa phương và quốc gia.

- Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân: Người thầy thuốc phải:
12. Tôn trọng sinh mạng của con người.
13. Hành động vì lợi ích của bệnh nhân.
14. Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến một chuyên gia khác.
15. Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu không có sự đồng thuận của bệnh nhân.
16. Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.
17. Không quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân.

Ngày nay, nếu người thầy thuốc vi phạm y đạo, tức kỹ năng chuyên môn, thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xử lý nghiêm khắc. Còn khi một người thầy thuốc vi phạm y đức thì trước hết họ phải được xử lý trong hội nghề nghiệp của mình. Tự quản là một hình thức rất hữu hiệu để giữ gìn y đức trong ngành Y tế. Những việc hành nghề quá quyền hạn, quảng cáo sai sự thật, bán thuốc giả,… phải được ngăn chặn kịp thời.
Xem thêm:
-4 Pillars Of Medical Ethics - SYTYCDism
-Y đức và các tiêu chuẩn y đức - Cao Đẳng Y Tế Phú Yên
-Y đức và vấn đề nâng cao hiệu quả giáo dục y đức - Viện Triết học
- Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học - Vien Sot ret Ky Sinh Trung ...
 
VIDEO
- Đạo đức y khoa -TT. Thích Chân Quang 
- Vấn đáp: Tinh thần đạo đức y khoa | TT Nhật Từ
- Nền tảng đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học
 

        2)  Đạo đức học kinh doanh.
Image result for business ethics 
Business ethics - Wikipedia

 Đạo đức kinh doanh– Wikipedia tiếng Việt
 
Đạo đức kinh doanhlà một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Thuật ngữ này xuất hiện khoảng chừng đầu thập niên 1970 từ những vụ bê bối trong doanh nghiệp.

Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức nghề nghiệp được  vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh. Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.

Đạo đức kinh doanh được các nhà kinh tế học nhìn thấy trong hai tình huống chung như sau:
- Loại một là phi đạo đức trong kinh doanh:  
Ví dụ:
        + Một doanh nhân Việt kiều về Việt Nam làm ăn, do không thể đứng tên công ty, đã nhờ một người bạn chí cốt đứng tên giùm và cho hùn một phần vốn vào đó. Thời gian sau, công ty ăn nên làm ra, người bạn chí cốt vì mê tiền và danh vọng nên đã tìm cách hất luôn người chủ thật sự của công ty ra khỏi doanh nghiệp.
        + Hai người góp vốn làm ăn chung. Lợi dụng sự cả tin của đối tác, một người đưa người thân vào những vị trí then chốt và lén lút rút bớt lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Loại hai là cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ.
 Ví dụ:
        + Có doanh nghiệp nhờ vào thế chính trị, hay quen biết, tìm cách không cho công ty có cùng ngành nghề thành lập, hay triển khai sản phẩm mới.
        + Có doanh nhân tìm cách làm hỏng sản phẩm của đối thủ, hoặc thu gom sản phẩm rồi tung tin bất lợi về đối thủ.
        +Có doanh nghiệp gài người hoặc thâm nhập vào hệ thống máy tính của đối thủ để lấy cắp thông tin.
        + Có doanh nhân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, sao chép, làm nhái 100% sản phẩm của người khác và dán mác của mình lên.

Các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh:
1) Hãy trung thực trong cả giao tiếp và hành động.
2) Duy trì tính liêm khiết cá nhân.
3) Hãy trung thành khuôn khổ các nguyên tắc đạo đức.
4) Thể hiện lòng thương yêu và sự quan tâm thật sự đến hạnh phúc của những người khác.
5) Xây dựng, bảo vệ, gây dựng danh tiếng và đạo đức tốt cho bản thân cũng như cho công ty.
6) Chịu trách nhiệm với hành động và lời ăn tiếng nói chung.
 
Xem thêm:
- Đạo đức kinh doanh -VnExpress
- Đạo đức trong kinh doanh - ChúngTa.com
- Quy tắc Đạo đức và Ứng xử trong Kinh doanh
- Bàn về đạo đức trong kinh doanh - doanh nghiệp
- TS. BÙI QUANG XUÂN. MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.
 
VIDEO
- Đạo đức trong kinh doanh
- Đạo đức và triết lý kinh doanh- TT. Chân Quang
- Vấn đáp: Đạo đức trong kinh doanh...| TT. Nhật Từ
 
 
3. Đạo đức học Nho giáo.
Related image

Khổng Tử
Bàn về tư tưởng Đạo đức trong Nho giáo, có năm đức hạnh chủ yếu được gọi là Ngũ thường, và năm mối liên hệ là Ngũ luân để phân tích.

3.1. Ngũ thường 五常.

 
  1. Nhân
Nhân có nghĩa đen là lòng thương người. Do đó, đạo Nho còn gọi là đạo Nhân. Nhân là muốn làm cho kẻ khác điều ta muốn làm cho chính ta. Mạnh Tử cho rằng lòng vị tha phải hoàn toàn vô vị lợi : Bạn nên làm điều phải vị tự thân nó chứ không phải vì tiếng tốt và được khen ngợi.
 
  1. Nghĩa
Nghĩacó nghĩa đen là thích hợp, hành động thích hợp với Nhân, hợp với đạo lý Nho giáo, đối lập với lợi. Nghĩa tức là thể hiện Nhân bằng hành động. Do đó, Nho giáo nguyên thủy xem Nghĩa là tiêu chuẩn của mọi hành động. Nho giáo chuyên chú theo điều nghĩa, không lợi lộc, chỉ vì muốn sáng đạo mà không tiếc sức.

3) Lễ

Lễ có nghĩa đen là thái độ và động tác biểu thị tôn kính tôn trọng đối với mọi người. Giữ đúng mọi lễ nghi được xem là làm nên lối sống thiện hảo của con người.

4) Trí

Trí có nghĩa đen là óc khôn ngoan, sáng suốt, hiểu thấu sự lý. Hiểu biết và đánh giá lẽ đúng-sai, thiện-ác đối với nguyên tắc, biết tiên liệu, tính toán để hành động hợp đạo lý.

5) Tín

Tín có nghĩa đen là sự thành thực, lòng thành thực. Giữ đúng hẹn, thực hiện đúng những gì mình đã hứa, xứng đáng với lòng tin tưởng của người khác.
Trong chương Cáo tử thượng, Mạnh Tử tóm kết: “Lòng trắc ẩn, đó là Nhân; lòng hổ thẹn và biết ghét điều xấu, đó là Nghĩa; lòng cung kính, đó là Lễ; biết phân biệt phải trái đúng sai, đó là Trí. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, không phải từ bên ngoài đúc nên, ta vốn có vậy.”
Image result for japanese meeting and greeting

3.2. Ngũ luân 五倫.
Ngũ luân tức là năm mối quan hệ trong xã hội và được khái quát cách hành xử giữa năm quan hệ đạo thường thời xưa phải noi theo như thế nào mới được gọi là hợp Lễ, gồm: quân-thần, phụ-tử, huynh-đệ, phu-thê, bằng-hữu.
Image result for Mạnh Tử

Mạnh Tử
Ngũ luân của Mạnh Tử đề ra gồm có:
1) Phụ tử hữu thân: Có ý nghĩa cha con phải yêu thương, có tình thân, con phải tôn trọng cha.
2) Quân thần hữu nghĩa: Vua tôi phải có nghĩa vua tôi, vua hành xử đúng bổn phận của vua, bầy tôi phải làm đúng bổn phận của mình.
3)Phu thê hữu biệt:  Trong đạo vợ chồng có sự phân biệt nam/nữ phân chia công việc.
4) Trưởng ấu hữu tự:  Anh em phải có thứ tự trước sau.
5) Bằng hữu hữu tín:  Bạn bè phải có lòng tín nhiệm.

Các mối liên hệ và quy định trên đều có tính hai chiều, ví như vua mà không làm tròn bổn phận là vua mà ăn chơi vô độ, bỏ bê việc nước, thì vua đó không còn là vua nữa, vị vua đó đã mất đi chính danh, mất đi mối liên hệ quân-thần, nên thần không có bổn phận trung nữa, lúc này giết vua đối với thần cũng như một kẻ bình thường. Như Mạnh Tử nói: Ta chỉ biết vua Chu giết một người tên Trụ chứ không biết có Trụ vương nào cả.
Tuy nhiên đây chính là điểm khiến cho các vua và chư hầu các nước thời Xuân Thu – Chiến Quốc không chấp nhận Nho giáo. Cho đến khi Đổng Trọng Thư, rút Ngũ luân lại thành Tam Cương 三綱(quân–thần, cha–con, vợ–chồng) và giới hạn lại tính một chiều để bảo vệ giai cấp thống trị :
- Quan hệ quân – thần (vua – tôi):  Là quan hệ phục tùng.
- Quan hệ cha – con:  Lấy Từ 慈và Hiếu 孝để duy trì mối quan hệ.
- Quan hệ vợ – chồng:  Chồng có bổn phận – Vợ vâng lời làm thước đo đạo đức trong quan hệ vợ chồng.
Như vậy để sử dụng Nho giáo làm công cụ cai trị và quản lý đất nước, Đổng Trọng Thư đã bóp méo đi mối liên hệ trong xã hội theo hướng có lợi và tập trung bảo vệ quyền lợi của vua, tập trung quyền lợi vào vua để từ thời Hán Vũ đế, Trung Hoa từ nước Phong Kiến trở thành nước Quân Chủ chuyên chế.
Xem thêm:
- Nho giáo và đạo đức ở Việt Nam –Đại Phong
- CÁC GIÁ TRỊ TÍCH CỰC TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO ...
- Về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo -Viện Triết học
- Quan niệm của Nho giáo về đạo làm người - Tạp chí Văn hóa Nghệ An
 
VIDEO
- Vấn đáp: Tư tưởng Nho giáo về Tài và Đức| Thích Nhật Từ 
- Vấn đáp: Sự khác biệt giữa Nho giáo Lão giáo và Phật giáo | Thích ...
- Tam giáo : Thích - Đạo - Nho | Tư tưởng triết học 
 
 
4. Đạo đức học tôn giáo hữu thần – Ki-tô giáo.
 
File:Moses dore.jpg

Moses - LookLex Encyclopaedia
 
Đạo đức trong Ki-tô giáo hay còn gọi là Đạo đức Chúa Trời có nội dung là mười điều răn sautrong sách Cựu Ước:
1) Chỉ thờ phượng Giê-hô-va Đ.c Chúa Trời.​—Xuất Ai Cập 20:3.
2) Không được thờ thần tượng.​Xuất Ai Cập 20:​4-6.
3) Không được dùng danh Đức Chúa Trời một cách thiếu suy xét.​—Xuất Ai Cập 20:7.
4) Hãy giữ ngày Sa-bát (Chủ Nhật).​—Xuất Ai Cập 20:​8-​11.
5) Hãy hiếu kính cha mẹ.​—Xuất Ai Cập 20:12.
6) Không được giết người.​—Xuất Ai Cập 20:13.
7) Không được phạm tội ngoại tình.​—Xuất Ai Cập 20:14.
8) Không được trộm cắp.​—Xuất Ai Cập 20:15.
9) Không được làm chứng dối.​—Xuất Ai Cập 20:16.
10) Không được tham muốn những gì thuộc về người khác.​—Xuất Ai Cập 20:17.
Mười điều răn được thấy trong sách Tân ước:
1) Chỉ thờ phượng Giê-hô-va Đ. Chúa Trời- Khải huyền 22:​8, 9
2) Không được thờ thần tượng- 1 Cô-rinh-tô 10:14
3) Tôn vinh danh Đức Chúa Trời- Ma-thi-ơ 6:9
4) Đều đặn thờ phượng Đức Chúa Trời- Hê-bơ-rơ 10:24, 25
5) Hiếu kính cha mẹ- Ê-phê-sô 6:1, 2
6) Không được giết người- 1 Giăng 3:15
7) Không được phạm tội ngoại tình- Hê-bơ-rơ 13:4
8) Không được trộm cắp- Ê-phê-sô 4:28
9) Không được làm chứng dối- Ê-phê-sô 4:25
10) Không được tham muốn những gì thuộc về người khác- Lu-ca 12:15

Mười Điều răn được cho là giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi, cho con người con đường sống và được sống đời đời (Mt 19,16-19). 
Là một tôn giáo hữu thần, cho nên đạo đức học Ki-tô giáo được xem là dạng đạo đức học thần bản 神本(lấy thần linh là Chúa Trời làm gốc).

Đạo đức học trong Ki-tô giáo đã chú giải Đạo đức Chúa Trời nơi “Kinh 10 Điều răn” theo sách Giáo lý Công giáo công bố năm 1992 (số trong ngoặc là số theo sách Giáo lý) như sau:

1) Điều răn một: Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự (You shall not have other gods besides me) (2084-2141):  Nhờ điều răn này, người ta được tránh khỏi thờ cúng tà thần.

Điều răn nhất bao gồm đức Tin, đức Cậy, đức Mến, đức Tôn thờ một Đấng không thay đổi và rất công minh. (2086).
a- Đức Tinđòi ta giữ gìn đức tin cách thận trọng. Tránh những cố ý nghi ngờ những điều Giáo hội dạy phải tin, tránh chối bỏ điều phải tin, tránh bỏ đạo Công giáo.
b- Đức Cậyđòi ta chờ đợi sự chúc lành của Chúa và được hưởng phúc đời đời. Tránh tuyệt vọng về phần rỗi, hoặc tự cao tự đại nghĩ tự mình có thể đạt phần rỗi không cần ơn Chúa giúp. (2090-91)
c- Đức Mếnđòi ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, mọi loài. Tránh thái độ lãnh đạm, vô ơn, biếng nhác, nguội lạnh, thù ghét Chúa (2093-94).
d-Đức Tôn thờ đòi ta:
- Tôn thờ Chúa với niềm cung kính và suy phục tuyệt đối. (2096-97).
- Cầu nguyện, hy sinh và giữ lời khấn hứa (cách riêng bậc tu trì) (2098-2103).
- Phải Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người (2104-09).
- Cấm không được thờ thần linh nào khác ngoài một Thiên Chúa (2110).
- Cấm tin kiêng dị đoan, thờ đa thần, ngẫu tượng, tin bói toán, ma thuật, phù thủy, cậy nhờ Satan ma quỉ, gọi hồn người chết, đoán định tương lai, lấy số tử vi, chiêm tinh, tướng số, giải điềm, bói bài, lên đồng cốt... vì nó đi ngược lòng tôn vinh, kính sợ dành cho Thiên Chúa (2111-17).
- Cấm lời nói việc làm thách thức Thiên Chúa, phạm Thánh (nhất là phạm đến phép Mình Thánh), và mua bán thần Thánh (2118-22).
Việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ, các thiên thần, các Thánh của đạo Công Giáo không đi ngược điều Thiên Chúa cấm "tạc tượng ảnh" trong Cựu Ước, vì ngày nay việc tôn kính ảnh tượng dựa trên hình ảnh Ngôi Lời đã nhập thể (2129-33).

2) Điều răn hai: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ (You shall not take the name of The Lord, your God, in vain) (GlCg92 2142-67):  Nhờ điều răn này người ta biết tôn vinh Danh Chúa cho phải đạo.
Điều răn hai đòi tôn kính, tuyên xưng Danh Chúa, vì Danh Chúa là Thánh, con người chỉ nói đến Thánh Danh Chúa để chúc tụng, ngợi khen. Không được dùng Danh Chúa cách bất kính (2143).
a/Phải tuyên xưng Danh Chúa cách nào?
- Bằng cách tuyên xưng đức tin của mình không sợ gì hết. Khi rao giảng và dạy Giáo lý phải có tâm tình tôn kính Danh Chúa Giêsu Kitô (2145).
- Khi bắt đầu ngày sống, khi gặp cơn cám dỗ, gặp nguy khó, ta làm dấu Thánh giá kêu cầu Chúa Ba Ngôi (2157).
-  Mỗi người Công Giáo có tên Thánh Bổn mạng Rửa tội, là để thánh nhân cầu bầu cho, và là gương sống thánh thiện cho ta (2156).
b/Cấm bất kính Danh Chúa là thế nào?
- Là cấm sử dụng cách bất xứng Thánh Danh Chúa Kitô, Đức Mẹ và các Thánh.
- Không giữ lời hứa nhân Danh Chúa.
- Nói phạm thượng (nói trong lòng hay ngoài miệng những lời oán trách, thách thức, nói xấu Chúa) là trực tiếp phạm giới răn này. Nói phạm thượng, tự nó là tội trọng (2148).
- Cấm chửi thề nhắc tới Danh Chúa, và nêu Danh Ngài vào những lời phù phép (2149).
- Cấm thề gian (lấy Danh Chúa làm chứng lời thề dối trá của mình. Cấm phản lời thề (thề rồi bỏ không giữ) (2146-52).

3) Điều răn ba: Giữ ngày Chúa nhật (Remember to keep holy the Sabbath day) (Glcg92 2168-95):  Nhờ điều răn này ta được nghỉ ngơi phần xác để hưởng ngày của Chúa, kỷ niệm Chúa Phục sinh.
Điều răn ba đòi buộc điều gì?
a/Dự lễ:  Đòi người Công giáo dự lễ Chúa nhật (chính ngày hoặc chiều áp). Cũng phải dự Thánh lễ các ngày lễ buộc (tại Hoa kỳ có 6 lễ), trừ khi được miễn vì lý do nghiêm trọng (bị bệnh, săn sóc trẻ sơ sinh) hay được vị chủ chăn mình miễn chuẩn. Ai lỗi phạm nghĩa vụ này một cách có suy nghĩ thì phạm tội trọng (2181).
b/Kiêng việc xác: Ngày Chúa nhật (Ngày của Chúa) được đặt ra để mọi người được nghỉ ngơi và rảnh rỗi để vun trồng đời sống văn hoá, nội tâm cá nhân, gia đình, từ thiện xã hội và tôn Giáo (2184-86).
- Những truyện khẩn cấp của gia đình, hoặc lợi ích của xã hội là những lý do chính đáng để miễn chuẩn việc buộc nghỉ ngơi ngày Chúa nhật. Nhưng đừng để sự miễn chuẩn thành tập quán có hại cho tôn Giáo, đời sống gia đình, cho sức khỏe (2185).
- Người có quyền, phải tránh đòi hỏi người khác làm những điều có thể ngăn cản họ giữ ngày của Chúa.
       
4) Điều răn bốn: Thảo kính cha mẹ (Honor your father and mother) (2197-2257):  Nhờ Điều răn này ta thực hiện đức công bằng với những ai ta có bổn phận.
Điều răn bốn nói về điều gì?
- Điều răn này dạy phải tôn kính, yêu mến, biết ơn cha mẹ, Ông bà, Tổ tiên; học trò với thầy; công nhân với chủ nhân; cấp dưới với cấp trên; công dân với chính quyền, với quê hương, và ngược lại (2199).
- Gia đình Công Giáo phải tôn trọng vấn đề : sinh sản, giáo dục con cái, cầu nguyện, đọc lời Chúa hằng ngày củng cố đức ái trong gia đình, loan báo Tin mừng của Chúa.
- Con cái phải yêu mến, tôn kính, biết ơn, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ khi các ngài còn sống, và cầu nguyện khi đã qua đời. (2218).
- Anh chị em trong gia đình, hãy chịu đựng lẫn nhau (2219).
- Các Kitô hữu phải biết ơn những ai đã đưa mình vào Giáo hội (bà con, ông bà, đỡ đầu, chủ chăn, Giáo lý viên, thầy dạy, bạn bè).
- Gia đình công Giáo với xã hội: Gia đình phải biết chăm sóc các em nhỏ, người lớn, người đau yếu, tật nguyền, nghèo khó (2208).
- Bổn phận cha mẹ (người Giám hộ): Sinh, dưỡng, Giáo dục luân lý, đào  tạo tinh thần. Tôn trọng con cái như những "con người" và "con Chúa", làm gương sáng cho con (2221-23). Cha mẹ chọn trường cho con học, hướng dẫn con chọn nghề nghiệp và bậc sống (2229-30).
- Bổn phận các nhà  cầm quyền: Phải dùng quyền bính để phục vụ, không được truyền dạy những điều trái phẩm giá con người và trái luật tự nhiên (2235). Thượng cấp phải xử sự công bằng phân phối đồng đều, khôn ngoan nhắm lợi ích công cộng (2236).

5) Điều răn năm: Chớ giết người (You shall not kill) (2258-2330): Nhờ điều răn này, mạng sống ta và người thân yêu được bảo vệ.Điều răn này:
a/ Cấm cố ý giết người trực tiếp. Giết trẻ thơ (phá thai), giết anh em, cha mẹ, vợ chồng, làm chết sớm... đều là những tội thật nặng nề. - Cũng không được cố ý gián tiếp gây nên cái chết của một người. Không được để chết đói, buôn bán trục lợi gây nên chết đói (2268-69)
b/ Cấm tự tử(2280), làm hại sức khoẻ: như ăn uống quá độ, hút thuốc quá đáng, say rượu, lái xe, lái tầu quá lẹ gây nguy hiểm chết người (2290), xài ma túy, buôn bán ma túy là lỗi nặng (2291).
c/ Cấm gây gương xấu. Gương xấu có thể sinh ra từ thời trang hoặc dư luận (2286).
d/ Cấm giận ghét tha nhân. Giận ghét tới mức muốn giết hoặc đả thương cách có suy nghĩ, thì phạm đức ái cách nặng (2302). Chúa dạy tha thứ, yêu thương cả kẻ thù.

6) Điều răn sáu: Chớ làm sự dâm dục (You shall not commit adultery) (2331-2400):  Nhờ điều răn này năng lực và phái tính mỗi người được tôn trọng.
Điều răn này đòi tránh những lỗi phạm đức Khiết tịnh theo bâc sống (2349).
a/ Những lỗi phạm đức Khiết tịnh:
- Thủ dâm (masturbation) là tự ý kích thích bộ sinh dục mình để tìm khoái cảm xác thịt).
- Thông dâm (fornication) là quan hệ xác thịt giữa người nam và người nữ ngoài hôn nhân.
- Khiêu dâm (Pornography) qua Sách báo và tranh ảnh: chủ ý phô bày cho người khác những tác động tính dục, thực hiện qua tưởng tượng hoặc từ thân mật nam nữ.
- Mãi dâm (Prostitution): Tự hiến những lạc thú tình dục cho người khác.
- Cưỡng hiếp (Rape): Dùng bạo lực cưỡng bức người ta ân ái với mình.
- Đồng tính Luyến ái (Homosexuality): Hai nam hoặc hai nữ có những hành vi phái tính với nhau.
        b/ Những vi phạm trong đời sống vợ chồng:
- Ngoại tình (Adultery): Người đã có vợ chồng ân ái với người khác (2308),
- Li dị (divorce): Vợ chồng muốn đứt đoạn cam kết tự do chung sống trọn đời (2382).
- Đa thê (Polygamy): Một chồng nhiều vợ, điều này không hợp kế hoạch của Thiên Chúa,
- Loạn luân (Incest): Quan hệ ái ân giữa bà con ruột thịt, bà con thông gia, ở cấp bậc họ hàng cấm không được kết hôn với nhau (2388).
- Sống chung không hôn thú (Free union): Quan hệ ân ái như vợ chồng, nhưng không chấp nhận hình thức pháp lý công khai, - Hôn nhân thử (Trial marriage): Giao hợp trước hôn phối với ý hướng lấy nhau.       
Tất cả những hình thức này đều nghịch luân lý và không được rước lễ (2390).

7) Điều răn bảy: Chớ lấy của người (You shall not steal) (2401-2463):  Nhờ điều răn này của cải của ta và người thân được tôn trọng.
a/Điều răn 7 cấm trộm cắp (nghĩa là chiếm tài sản tha nhân trái ý họ).
b/Cấm chiếm đoạt hoặc giữ của cải của người khác cách bất công (giữ của cho mượn, giữ của đánh mất, gian lận trong việc mua bán, trả công thiếu công bằng, nâng giá cả lừa người quẫn bách).
c/Đầu cơ để thay đổi giá cả, hối lộ làm sai lệch quyết đoán của người thi hành pháp luật, tự chiếm cho mình tài sản công, làm ăn cẩu thả gây hại cho chủ, gian thuế, giả mạo hóa đơn, chi tiêu lãng phí, cố ý gây hại của tư, của công (2409).
d/Không giữ lời hứa, không giữ hợp đồng đã ký kết (2401).
đ/Cờ bạc hay cá độ, nếu người chơi bị tước hết những gì cần thiết để lo cho bản thân và gia đình. Cá độ bất công hay gian lận cờ bạc là tội nặng, trừ khi thiệt hại nhẹ hay người bị hại coi là nhẹ (21413).
e/Thú vật: không xứng, khi tiêu xài những món tiền lớn cho chúng hơn dành cho anh em nghèo khổ. Cũng không xứng khi dành cho loài vật những trìu mến chỉ dành cho con người (2416-18).

8) Điều răn tám: Chớ làm chứng dối (You shall not bear false witness against your neighbor) (2464-2513):  Nhờ điều răn này ta sống trong sự thật.
a/Điều răn tám cấm điều gì?
- Cấm dối trá trong mọi giao tiếp với tha nhân:
- Nói dối, nói xấu, nói hành, nói oan, nói  hay làm...hạ danh giá người ta, làm chứng gian , thề gian, lỗi lời thề.
Nói dối có thể thành nặng khi phạm công bình, bác ái cách nghiêm trọng. (2482- 86).
b/Bồi thường thế nào cho đúng phép?
- Bất cứ tội nào phạm đến đức công bằng và chống lại sự thật đều buộc phải bồi thường, dù kẻ phạm tội đã nhận được ơn tha thứ qua bí tích giải tội. Khi không thể sửa lại thiệt hại cách công khai, thì phải làm cách kín đáo. Nếu không thể trực tiếp đền bù cho kẻ bị thiệt, thì phải đền bù theo tinh thần. Đền bù thanh danh thường có tính cách tinh thần, nhưng cũng có khi bằng vật chất, tùy thiệt hại gây cho tha nhân. Đây là nghĩa vụ buộc lương tâm.
c/Cũng phải giữ bí mật toà giải tội và bí mật nghề nghiệp, bí mật quốc gia, trừ trường hợp ngoại lệ khi sự giữ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho người giữ hoặc nhận bí mật, cho đệ tam nhân, mà chỉ có thể tránh hại bằng sự tiết lộ bí mật đã nghe.
d/Cả những truyện riêng tư mà không có lời thề giữ bí mật cũng không được tiết lộ, nếu có hại cho tha nhân, trừ khi có lý do nghiêm trọng tương xứng (2491).

9) Điều răn chín: Chớ muốn vợ chồng người (You shall not covet your neighbor's wife) (2514-2533):  Nhờ điều tăn này tâm hồn ta được thanh sạch.
Điều răn chín cấm điều gì?
a/Cấm sự thèm muốn xác thịt (2515).
b/Sự trong sạch đòi phải có sự nết na.
 Nết na từ chối phơi bày ra những gì cần phải giấu kín, nết na hướng dẫn cái nhìn và cử chỉ cho phù hợp với nhân phẩm, tránh tò mò không lành mạnh. (2521-22). Sự nết na của thân xác chống lại những khai thác của tính khoái nhìn thân thể con người, nơi một số tranh quảng cáo, cũng chống lại một số phương tiện truyền thông đại chúng đa đi quá trớn trong việc phô bày những chuyện thầm kín. Sự nết na khuyên người ta chống lại những quyến dũ của thời trang.
Dạy sự nết na cho trẻ em và cho các thiếu niên là gợi cho chúng ý thức về sự tôn trọng nhân vị con người (2521-24).

10) Điều răn mười:  Chớ tham của người (You shall not covet anything that belongs to your neighbor) (2534-2557): Nhờ điều răn này ta tâm hồn ta thanh thản thoát khỏi tham lam.
Điều răn mười cấm không được ước muốn và tìm cách chiếm đoạt của cải tha nhân.
a/Cũng cấm để lòng phạm những điều bất công, làm thiệt hại tài sản tha nhân (2536).
b/Những con buôn ước ao thấy sự đói kém để họ bán hàng đắt lên, những kẻ mong ước thấy đồng bào sống cơ cực để họ kiếm lời, những y sĩ mong có nhiều bệnh nhân, những người thuộc giới luật pháp mong có nhiều vụ kiện quan trọng (2537).
c/ Cấm ghen tương tha nhân, buồn phiền khi thấy người khác có của cải, và rất ước ao chiếm cho mình dù bằng cách bất chính. Khi muốn làm thiệt hại nặng cho tha nhân, thì là tội trọng.

Xem thêm:
- MƯỜI ĐIỀU RĂN -Xuanha.net
- Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời là gì? -JW.org
- Đạo đức chúa trời có 10 điều răn Archives - Sống Đạo Công Giáo
- LUẬN BÀN VỀ 10 ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI | Thông Công ...
 
VIDEO
- Mười Điều Răn Thiên Chúa 
 
 
5. Đạo đức học tôn giáo vô thần – Phật giáo.
Image result for hinh phât thich ca
Là một tôn giáo vô thần, cho nên đạo đức học Phật giáo được xem là dạng đạo đức học nhân bản 人本(lấy con người làm gốc).
Đạo đức học Phậtgiáođặt nền tảng trên chân lý Duyên khởi-Vô ngã mang tính tương đối, vượt lên mọi không gian và thời gian, với chuẩn mực sau:
Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
Tuy nhiên, do căn tính con người có khác biệt, nên có sự phân chia theo những mực độ khác nhau theo các hành động của thân-khẩu-ý. Đạo đức học Phậtgiáođưa ra việc thực hành Ngũ giới như dưới đây:

Five precepts - Wikipedia
Ngũ giới – Wikipedia tiếng Việt
Ngũ giới (五戒;  P: pañcasīla;  Sa: pañcaśīla;  E: The five precepts) là năm điều đạo đức, khuyến khích người Phật tử tại gia gìn giữ để hưởng được quả báo tốt đẹp. Người Phật tử không thể chỉ thọ Tam quy mà không trì Ngũ giới. Người đã quy y là đã bước một nấc thang đầu tiên, nếu không giữ giới có nghĩa là dừng lại tại đó, không tiến bước tới nữa. Năm giới này không những để tiến bước trên đường giác ngộ-giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội gồm có:

1) Tránh xa sát sinh(Pànàtipàtà veramanì):
Đó là tôn trọng sự sống, bao gồm không giết hại hay làm tổn thương từ con người đến các loài vật. Giữ giới sát sinh là nuôi dưỡng lòng từ, tránh được nhân quả báo ứng.
Người giữ giới không sát sinh luôn luôn có tâm an ổn. Nếu mọi người trên thế giới đều giữ giới không sát sinh thì thế giới không còn chiến tranh giết hại nữa.
Người Phật tử ngoài không giết hại cũng không bảo bày người khácgiết hại, không vui đối với việc giết hại, không khen ngợi đối với  việc giết hại.

2) Tránh xa sự trộm cắp(Adinnàdàna veramanì):
 Đó là tôn trọng sở hữu của người, là không cho thì không lấy, từ nhà cửa, ruộng vườn, của cải, tiền bạc cho đến các vật tư hữu nhỏ bé. Giữ giới trộm cắp còn thể hiện lòng từ, tránh được nhân quả báo ứng
Cũng gọi là trộm cắp, khi lấy của tư hay của công, của công ty hay của nhà nước, khi cưỡng ép người ta bằng vũ lực hay quyền hành hay dùng những thủ đoạn lừa gạt, mưu mẹo v.v… để đoạt chiếm sở hữu, tiền bạc như quỵt nợ, giật hụi, đầu cơ tích trữ, cân non đong thiếu, trốn sâu lậu thuế, v.v…. Tóm lại tất cả các việc gian tham, lấy của bất chính đều là trộm cắp.
Sự lợi ích của giới không trộm cắp là giữ được sự công bằng (không phải cào bằng) giữa con người với con người, tránh sự gian lận bất công. Mỗi người đều có quyền sở hữu riêng tư, xã hội không công bằng thì khó tồn tại lâu dài được. Về xã hội, nếu mọi người đều không gian tham trộm cắp, thì nhà không cần đóng cửa then cài nữa.
Người Phật tử ngoài không trộm cắp cũng không bảo bày người kháctrộm cắp, không vui đối với việc trộm cắp, không khen ngợi đối với  việc trộm cắp.

3) Tránh xa sự tà dâm(Kàmesu micchàcàrà veramanì):
Đó là tôn trọng hạnh phúc gia đình của người, không dụ dỗ hay dùng thủ đoạn để cướp vợ hay chồng của người khác, không ép buộc người khác phải thỏa mãn tình dục với mình, không hãm hiếp đàn bà, con gái.
Không tà dâm để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người, đồng thời tránh được oán thù và quả báo xấu. Mặc dù cấm tà dâm, nhưng giữa vợ chồng cũng phải giữ lẽ, điều độ, biết tiết dục, để cho thân được khỏe, tâm được trong sạch nhẹ nhàng. Còn với người xuất gia thì tránh hẳn dâm.
Người Phật tử ngoài không tà dâm cũng không bảo bày người kháctà dâm, không vui đối với việc tà dâm, không khen ngợi đối với  việc tà dâm.

4) Tránh xa sự nói dối(Musà vàdà veramanì):
Đó là tôn trọng sự thật trong giao tiếp, nhằm đem lại lợi ích cho mọi người. Tránh xa sự nói dối bao gồm cả bốn chi tiết sau:
 - Tránh nói lời không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có làm cho người nghe hành động sai vô cùng tai hại.
- Tránh nói lời hai lưỡi, đòn càn (xóc) hai đầu, làm cho hai người khác ghét nhau, thù nhau.
- Tránh nói lời thêu dệt, thêm bớt, có ít xít ra nhiều, nói châm chọc, bóng bẩy làm cho người nghe buồn phiền và khởi tà niệm.
- Tránh nói lời độc ác, thô tục, cộc cằn như nguyền rủạ chửi mắng thậm tệ làm cho người nghe sợ hãi đau khổ.
Người Phật tử ngoài không nói dối cũng không bảo bày người khácnói dối, không vui đối với việc nói dối, không khen ngợi đối với việc nói dối.

Trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, Phật bảo Tôn Giả A Nan, Thị giả của Phật: "Người ta sinh ra ở đời, họa từ trong miệng mà sinh ra, nên phải giữ gìn cửa miệng hơn cả lửa mạnh, vì lửa mạnh có đốt cháy cũng chỉ đốt cháy một đời này mà thôi, còn như nói ác sẽ đốt cháy trong vô số kiếp. Lửa chỉ đốt cháy nhà cửa, của cải của thế gian, còn lời nói ác đốt cháy bảy thứ của cải của Thánh nhân. Vì thế, này A Nan, chúng sanh họa từ trong miệng mà sinh ra, miệng lưỡi thực là búa sắc tự bổ vào mình, là cái họa để tự diệt mình".

5) Tránhxasi mê do dùng chất say như rượu, thuốc nghiện(Suràmeraya majjappamàdatthàna veramanì):
Đó là giữ cho tâm trí được sáng suốt nhằm tránh phạm phải bốn giới cấm bên trên là sát sinh, trộm cướp, nói dối, tà dâm. Giới cấm dùng chất say còn bao gồm cả việc dùng các thứ ma túy, vì nó cũng làm cho tâm trí người sử dụng mê dại.
        Người Phật tử ngoài không dùng chất say cũng không bảo bày người khácdùng chất say, không vui đối với việc dùng chất say, không khen ngợi đối với việc dùng chất say.
Trong Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân còn lưu ý người Phật tử tại gia giữ năm giới không nên làm các nghề như:
- Tránh làm nghề nuôi, buôn bán súc sinh, nếu có nuôi súc vật, sau khi thụ Ngũ giới được phép bán nhưng không được bán cho nhà đồ tể.
- Tránh làm nghề chế tạo, buôn bán cung tên, đao kiếm, súng đạn, mìn bom, v.v…, nghĩa là tất cả các thứ dùng vào việc giết người, khủng bố, chiến tranh.
- Tránh làm nghề sản xuất, buôn bán các loại rượu và các loại ma túy.
- Tránh làm nghề sản xuất hoặc buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng hóa có nguồn gốc không lương thiện ... do trộm, cướp, bóc lột, khai thác lao động nô lệ ... mà có.
Related image
NơiNgũ giới, thìcác giới1) 2) 3) thuộc Thân, giới4) thuộc Khẩuvà  giới5) thuộc Ý.  Gìn giữ Ngũ giới tốt thì Thân-Tâm thanh sạch, đạo đức trong sáng.  Hơn nữa, Phật giáo còn chỉ ra rằng, nguyên nhân và là động cơ chính yếu phạm phải Ngũ giới làtừ3 tâm bất thiện “tâm Tham, tâm Sân, tâm Si”.  Cả ba  Tham-Sân-Si  là vô minh chấp thủ, chỉ có thể hóa giải bằng tuệ giác Duyên khởi-Vô ngã.
+Trong kinh Tương Ưng Bộ IV, trang 404 nêu rõ:
“Đoạn tậnTham,đoạn tậnSân, đoạn tậnSi,đây gọi làNiết-bàn”.
+Trong kinh Tạp A Hàmcó ghi:
Niết Bàn (涅槃;  P:  nibbāna;  S: nirvāṇa)  có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ nghiệp gây ra từ  ba bất thiện làTham, Sân, Si.”
Vì thế, quán triệt Duyên khởi-Vô ngã là trọng tâm của sự hoàn hảovềđạo đức (đắc giới), và là con đường tối hậu dẫn tới Niết-bàn.
Ghi chú:
- Khổ đaulà trạng thái của tâm cố chấp biểu hiện bởi Tham-Sân-Si (Khổ đế).
-Niết-bàn là trạng thái của tâm xả chấp, do đã đoạn tận Tham-Sân-Si (Diệt đế).
          Do đó, Niết-bàn xác thực là trạng thái của tâm, mà không là một nơi, một cõi, một không gian nào đó!
Xem thêm:                         
Sách:
1- Dẫn luận về đạo đức học  Phật giáo (Buddhist Ethics) – Damien Keown (Việt dịch)
2- Đạo đức học Phật giáo (Buddhist Ethics: The Path to Nirvana) – H. Saddhatissa
3- Đạo đức Phật giáo: Con đường và sự biểu hiện – Thích Phước Toàn.
4- Đạo đức học Phật giáo – Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt nam 1995
- Đạo đức học Phật giáo -Học viện Phật giáo
- ĐẠO ĐỨC, NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG -Theravada ...
 
VIDEO
- Đạo Đức Học Phật Giáo
- Dẫn Nhập THPG (2013): Tổng quan đạo đức học Phật giáo
- Dẫn Nhập THPG (2014): Bản chất của đạo đức học Phật giáo
- Dẫn nhập đạo đức học Phật giáo(2018) - TT. Thích Nhật Từ
- Nền tảng lý trí và bản chất đạo đức học PG(2018) - TT. Thích Nhật Từ
- GS.TS. Phan Thu Hiền - ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO QUA MỘT SỐ CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN
- Vấn đáp: Năm điều đạo đức với doanh nhân | Thích Nhật Từ
- Phật Giáo Ứng Dụng 1 (2011) - Tổng quan phật giáo ứng dụng– T. NHẬT TỪ
- Phật Giáo Ứng Dụng 2 (2011) - Đạo đức học phương tiện truyền thông– T. NHẬT TỪ
- Phật Giáo Ứng Dụng 3 (2011) - Đạo đức học chính trị- T. NHẬT TỪ
 
 
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***     

Huy Thai g
ởi