Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
ĐẠO LUẬT MỚI CẤM PHÁ THAI
CỦA TEXAS
 
 
1. Tôi không phải là một nhà đạo đức, giả hay thật, cũng không chuyên về khoa đạo đức học. Tôi theo đạo Công giáo. Tuy không phải là một tín đồ thuần thành lắm, nhưng tôi tin có Thiên Chúa ở trên trời, thưởng phạt rất công minh, tin vào câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” và thuyết karma (quả báo), và kịch liệt chống đối phá thai. Bởi lẽ đạo giáo nào, ít nhiều, cũng cấm việc này, trừ những nhà chính trị “rối đạo” (của họ). Tôi đã viết hai bài về vấn đề này rồi, và lập trường của tôi sẽ không bao giờ thay đổi, hoặc suy suyển.
       
Mới đây, Quốc hội Tiểu bang Texas ra một dự luật khá nghiêm ngặt, đại khái: (a) lúc nhịp tim của thai nhi bắt đầu đập, nghĩa là được 6 tuần tuổi, không ai được quyền phá thai, và (b) những công dân riêng lẻ có quyền đệ đơn kiện bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào dính líu, tiếp tay, hay giúp đỡ cho việc phá thai. Dự luật được Thống đốc Greg Abbott, một người Công giáo, ký thành đạo luật. Dĩ nhiên, sau đó, có hàng loạt phụ nữ xuống đường, giơ biểu ngữ chống đối. Đó là quyền chính đáng của họ. Và bộ ba Bi-Đen, Nancy-Pest (là hai kẻ theo đạo Công giáo), Ká-Má-Là (Hinduism? Baptist?), và mụ Hilly Clinton (United Methodist), tổng thống hụt hai lần của nước Mỹ, đã chỉ trích và dọa sẽ tiêu diệt đạo luật. Bằng cách nào, không ai nghe bọn họ tuyên bố. Trong khi Tối Cao Pháp Viện từ chối (với lý do chính đáng, dĩ nhiên) “khóa sổ” (block) nó. Điều này khiến một số TB Bảo Thủ khác, “thừa thắng xông lên”, có thể bắt chước làm theo, chẳng hạn Alabama, South Dakota etc. Sáng nay, thứ bảy 4 tháng 9, NLGO tôi nghe trên TV Thống đốc Công giáo Florida, Ron DeSantis, đích thân tuyên bố sẽ ban hành một đạo luật cấm phá thai tương tự.
       
2. 
Trên nguyên tắc, mỗi Tiểu Bang có quyền hạn riêng, mà Liên Bang không có quyền pháp định xía vô. Và TCPV chỉ bác bỏ một đạo luật của TB khi nó vi phạm Hiến Pháp, nghĩa là sự tự do của mỗi công dân. Từ thời lập quốc, các vấn đề phá thai và hôn nhân đồng tính (kèm theo hệ lụy rắc rối về phòng tắm công cộng, toilet, chung cho phụ nữ, nữ sinh và những anh đực rựa chuyển giới, i.e. bị thiến, như các hoạn quan thời phong kiến, nhưng hormone nam vẫn còn đầy đủ chất lượng) không được đặt ra, và không nằm trong Hiến Pháp được các Cha già dân tộc viết vào thời ấy (trái với quyền mang súng hay các quyền tự do, như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo). Nghĩa là, theo ngu ý, phá thai và hôn nhân đồng tính có thể bị block hoặc sửa đổi bất cứ lúc nào, nếu giới hữu trách, đặc biệt các quan tòa, thấy cần thiết và hữu lý.
       
Đồng ý là phán quyết Roe vs Wade (vụ kiện về quyền phá thai, cũng đã xảy ra tại Texas, vào năm 1973) của TCPV Hoa Kỳ dành cho phụ nữ quyền tự do phá (pro-choice), hay giữ (pro-life), bào thai mình đang mang trong người, nhưng kèm theo điều kiện, hay giới hạn, rõ rệt: hai tam cá nguyệt (trimester), tức 6 tháng, đầu, sản phụ có tự do phá thoải mái, nhưng vào tam cá nguyệt thứ 3, tức 3 tháng cuối, khi bào thai đã lớn, chuẩn bị vào đời, không được đụng tới nữa (ngoại trừ trường hợp nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người mẹ). Xin mở ngoặc: Riêng ả dân biểu K-Rat của TB Virginia, gốc Mít Đặc, xem hình thấy còn trẻ (sinh năm 1978) nhà quê, xấu xí, nhưng tâm địa cực kỳ dã man đối với các thai nhi, có tên Kathy Trần, một người mẹ có bốn con, không biết theo tôn giáo nào, còn chơi bạo hơn dân bản địa, là ra dự luật cho phép phá thai tuốt luốt, vô tội vạ, bất kể tháng nào. Quốc hội Virginia đã bác bỏ dự luật quá quắt của ả, may quá!
     
3. 
Đạo luật Texas còn khắt khe hơn tất cả những đạo luật khác đã có về phá thai, nhưng phù hợp với khoa học, tức y học, và quan niệm của TCPV Hoa Kỳ: đầu thập niên 1990, trên tờ Paris Match, người ta thấy những bức hình chụp được của một bào thai, khi tượng hình, đã bắt đầu thở, nghĩa là sau 6 tuần, đã có sự sống, và như thế có thể được xem là một sinh vật, nếu không muốn nói một con người, nhỏ nhoi nhất, dễ bị tổn thương nhất, cần phải bảo vệ. Vì thế, ai cũng hiểu rằng, tiêu diệt nó là phạm tội giết người. Tại sao giết một hài nhi vừa được sinh ra khỏi lòng mẹ, ví dụ bóp mũi cho nó chết, hay bỏ vô thùng rác, thì bị kết tội sát nhân, mà giết một bào thai, sắp sửa trở thành hài nhi, và cũng là một con người, bị móc ra từ trong bụng mẹ, thì lại OK? Phải chăng bào thai, trong trường hợp này, bị xem là một vật phế thải cần phải trút bỏ qua cửa trước, cũng như những cặn bã tự nhiên cần phải trút bỏ qua cửa sau? Người ta gọi đó là tự do tuyệt đối trên cơ thể của mình sao? Thật là phi lý, bất công, và tàn ác!
 

người lính già oregon

Portland, Sat. 9/4/2021

____________________


usaelection gởi