Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Đạo lý cho  cả ĐỜi... lẫn ĐẠO
 

- Có người hỏi tôi: Có kiếp trước; kiếp sau hay không? Tại sao mỗi con người sanh ra lại khác nhau quá vậy?

Có kẻ đẹp kẻ xấu xí; ăn nói thì thô tục. Có người ngu si khờ dại. Có kẻ sanh thì nghèo hèn; kiếm không đủ ăn. Nhưng cũng có người sinh ra khôi ngô tuấn tú; sống trong nhung lụa; tiền của dư dùng; lại có người phục dịch; thưa bẩm;  họ đi đến đâu cũng có kẻ đưa người rướt...

Tất cả những sự vật sinh ra trên đời đều do PHƯỚC QUẢ của kiếp trước họ đã GIEO TRỒNG và hiện KIẾP NÀY họ được Y-BÁO và PHƯỚC BÁO do họ tạo ra như Đức Shiddhatta Gauttama khi sinh ra đời được 32 tướng tốt, và 80 vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Nhưng; Ngài không vì những danh; lợi đã có; mà Ngài quyết chí tầm phương học Đạo để tìm phương thuốc giải cứu cho ĐỜI thoát KHỔ bằng ĐẠO GIẢI THOÁT.

Đức Phật sau ki chứng ĐẠO; ngài thấy:Máu của mọi người cùng đỏ; và nước mắt cùng mặn; thì bạn và tôi cũng giống nhau.Nhưng xấu hay đẹp, khôn hay ngu, sang hay hèn... là do người tạo nó ra...Chứ bản thân mỗi người đều là mỗi tuyệt tác đấy thôi.

Máu ai cũng đỏ. Nước mắt ai cũng trong. Trái tim ai cũng đập.Sự phân biệt đến do  cái thấy và nhìn như vậy.

- Có người lại hỏi tôi: Có kiếp sau hay không?

Tôi mới hỏi lại : Bạn cần kiếp sau để làm gì?

Để thấy người sống thiện được đền đáp, người tội lỗi bị bỏ vào chảo dầu sôi, người tu đạo được giải thoát ? hay về Tây phương để hưởng an nhàn ?

Nhưng quí vị ơi¡ đâu cần tới kiếp sau; mà trên đời này NHÂN QUẢ xảy ra nhanh lắm:
Thiện-Ác đáo đầu chung hữu báo.
Chỉ tranh lai tảo dữ lai chùy.
Nhân quả nhãn tiền; nhanh hay chậm mà thôi.
Chỉ do bạn không thấy đó thôi.
Bạn có bao giờ nhìn sâu vào cuộc sống?

Người có lòng Từ, khuôngmặt sẽ dịu nhẹ bao dung, vòng tay sẽ ân cần rộng mở.
Kẻ thủ ác, trong tim chứa đầy lửa dữ. Tựnóđốt mình,  địa ngục xa xôi. Đôi mắt láo liên, hằn những đường gân máu. Luôn cau mày, luôn nhức nhối thân , và tâmluôn cắn rứt.
Ai xức nước hoa, người sẽ thoang thoảng hương thơm.Ai có lòng từ thì xạ sẽ bốc mùi thơm bay ngược gió; bay xa tới tận Trừi xanh

Trái tim ai an nhiên tự tại thì vẻ đẹp sẽ lung linh như vầng trăng sáng chiếu rọi đến cả màn đêm chan hòa tình thương ấm áp,và bạn ơi ¡ phút giây này hạnh phúc đến tất cả mọi bề.
Miệng bạn mỉm cười, có nhiều niềm an vui; khiến ai ai cũng chiêm ngắm...bạn không cần tìm cầu chi quá khứ đã qua rồi, và tương lai thì chưa tới...Chẳng nơi nào đẹp như hiện tại ta đang có trong giây phút tuyệt vời. Bên ta có đoá sen trắng đang vươn mình trong nắng của ban mai.
 
Đức Phật mỉm cười lấp lánh bên đoá  hoa Vô Ưu.
Nếu bạn quá bận đến độ không thể dành ra vài phút gửi đến cho ai khác và tự nhủ: “Mai mốt chi đó rồi tôi sẽ gửi...” thì mai mốt đó có thể là một ngày thật xa hoặc là bạn sẽ không bao giờ gửi được. Hãy tĩnh Tâm học 7 điều này như 7 đoá SEN mỗi bước SEN tượng trưng mà Đức Gauttama khi Đản Sanh đã bước:
 
1/ Trước khi CẦU NGUYỆN; ta hãy vững LÒNG TIN.
2/ Trước khi NÓI RA; ta hãy SUY NGHĨ cho kỹ
3/ Trước TƯ DUY; ta hãy nhẫn nại LẮNG NGHE.
4/ Trước khi TIÊU XÀI; ta hãy làm RA TIỀN.
5/ Trước khi TỪ BỎ; ta hãy XEM XÉT lại.
6/ Trước khi KÝ THÁC; ta hãy đọc qua CHO KỸ.
7/ Trước khi CHẾT; ta hãy SỐNG cho có ý nghĩa.
Và lời cuối cùng tôi trao cho bạn:
Muốn thấy KIẾP SAU; trước hết phải làm người cho đúng kiếp này cái đã.
 
Most Ven. Thích Tuệ Minh/Viện Chủ Chùa Tam Bảo/Ca.
Chủ Tịch Phật giáo Tăng Già Thế Giới.


 
Học hạnh quét rác
 

Khi đưa Phật Pháp truyền vào đại chúng; mà gặp trở ngại thì; chúng tôi vẫn phải tiếp tục làm đến chết mới thôi, và làm thế nào cùng ở chung với những người kiến chấp,không  hận rõ phải; trái, và tự cho hành động mình là đúng; nên cố chấp sai lạc.

Người lãnh đạo của một Tự-Viện phải đi tìm ra nguyên lý, và nhất định phải có tính nhẫn nại, chịu khó rất lớn mới có thể làm được. Nhất là phải tỉnh thức và suy gẫm đến lời Phật dạy: "Thế gian là vô thường, các cõi nước không an". Chúng ta cùng tất cả đại chúng, không luận họ làm thiện hay tạo ác, thời gian chúng tôi làm việc với nhau đều bị vô thường chi phối, thời giờ đều rất ngắn, đâu cần để ý, hà tất lại để ở trong lòng?

Người nào hành thiện; chúng tôi đem tâm tán thán, và hoan hỉ.Nhưng giả sử họ đem tâm nghi kỵ; cố chấp. Chúng tôi đem tâm học Phật; Bồ Tát, đem tâm an ủi đối với họ mà không tán thán việc họ làm. Đây là một đọan trong Hoa Nghiêm, Bồ Tát Phổ Hiền đã dạy. Nếu như họ có thiện căn, xem thấy thái độ này của chúng ta đối với họ, thì họ  sẽ dần dần phản tỉnh.

Họ cung kính đối với ta, tại vì sao ta không tán thán? Nghĩ lại chính mình có khuyết điểm gì, họ liền cải lỗi, tự sám hối. Cho dù họ không thể cải lỗi tự làm mới, chúng ta cũng không kết oán thù với họ.

Họ tức giận với ta, ta liền nhận chịu, “thôi vậy, công việc của chính mình vẫn phải chăm chỉ nỗ lực mà làm, quyết không bởi vì họ vũ nhục đối với ta, họ làm cho ta tức giận, công việc của ta liền giải đãi”. Công việc của ta không còn chăm chỉ, thoái chuyển, nản lòng, thiện tâm làm việc tốt, vì tất cả chúng sanh làm việc tốt, vì Phật -Pháp làm việc tốt, còn phải chịu nhiều oan uổng, tức khí để làm gì ?
 
Sự việc như vậy thường có, quá nhiều quá nhiều rồi. Ta chính mình ở rất nhiều nơi chốn, đem Phật Pháp giới thiệu cho đại chúng, có người hoan hỉ tán thán, cũng có người đố kỵ oán hận, cũng có người nghĩ ra vô số phương pháp chướng ngại. Thế nhưng chúng ta vẫn phải làm, không thể nói họ đố kỵ, họ vũ nhục, họ hãm hại, họ chướng ngại thì ta liền không làm.

Nên khi ta đưa Phật Pháp truyền vào đại chúng; mà gặp phải trở ngại.Ta vẫn là phải làm, làm đến chết mới thôi, sống một ngày thì làm một ngày với Tâm tín hạnh nguyện rằng: THƯỢNG BÁO TỨ TRỌNG ÂN; HẠ TẾ TAM ĐỒ KHỔ; ĐÓ LÀ ĐỀN ƠN CHƯ PHẬT VÀ CHƯ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ.

Ta là cái cổi quét nhà
Quét từ cữa Phật; quét ra ngoài đường.
Quét cho sạch phố sạch phường.
Quét Chùa là để dọn đường về Tây.
 
                               Tu Hạnh Quét Rác

Khi mới vào Chùa học đạo; tôi còn nhớ lời dạy của Sư-Phụ dạy rằng:

CẦN TẢO GIÀ LAM ĐỊA.
DẦN DẦN PHƯỚC HUỆ SANH.

Quét rác, việc tưởng chừng như không cần phải học nhiều ấy, mà sao Thế Tôn lại ân cần dạy bảo một cách cặn kẽ.

Nghĩ cũng lạ, tu hành theo suy nghĩ của nhiều người là thực thi và trải nghiệm những gì cao siêu và huyền nhiệm như giữ giới, thiền định cho đến phát huệ, thần thông quảng đại, thấu rõ quá khứ và vị lai. Ít ai ngờ rằng, quét nhà quét vườn cũng là một pháp tu thông dụng - tu hạnh quét rác. Càng ngạc nhiên hơn, người tu hạnh quét rác này lại thành tựu công đức lớn. Như vậy, hẳn trong pháp tu quét rác này ẩn chứa điều gì bí mật mà không phải bất cứ ai quét rác mỗi ngày cũng đều khám phá được. Đức Thế Tôn đã dạy về pháp tu “quét rác” như sau:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Phàm người quét đất thì có năm việc chẳng được công đức. Thế nào là năm? Ở đây, người quét đất chẳng biết ngược gió, chẳng biết thuận gió, lại chẳng gom nhóm, chẳng trừ phẩn, chỗ đất quét lại chẳng sạch sẽ. Ðó là, này Tỳ-kheo! Người quét đất có năm việc chẳng được công đức lớn.

- Lại nữa, này Tỳ-kheo! Người quét đất thành tựu năm công đức. Thế nào là năm? Ở đây, người quét đất biết lý thuận gió, ngược gió, cũng biết gom nhóm, cũng có thể trừ bỏ chẳng để dư sót, khiến đất hết sức sạch sẽ, tốt đẹp.

- Ðó là, Tỳ-kheo! Có năm việc này thành tựu công đức lớn. Thế nên, các Tỳ-kheo! Nên trừ năm việc trước, tu năm pháp sau. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Ngũ vương, ấn hành, 1998, tr.289)

Thì ra, quét rác mà “thành tựu công đức lớn” là quét trong chánh niệm. Nhìn bên ngoài, quét rác là một công việc bình thường nhưng nếu biết tu thì đó chính là pháp môn thực tập niệm thân rất hữu hiệu. Chánh niệm sẽ soi sáng thực tại, luôn biết rõ mình đang quét rác. Ngay đó, thân và tâm rỗng rang không còn gì khác, chỉ đơn thuần là rõ biết quét rác mà thôi. Nhờ chánh niệm nên người quét rác biết quét thuận với chiều gió. Không quét ngược gió nên rác đi theo ý của mình. Quét xong phần nào thì gom lại thành đống rồi hốt đi. Đặc biệt là nhờ có chú tâm nên không hề để sót. Quét xong thì mặt đất trở nên hết sức sạch sẽ.

Ngược lại, có người cũng quét rác mà lại thiếu chánh niệm. Quét cho mau để nghỉ ngơi hay làm việc khác. Quét trong bực bội vì phải làm công việc quá tầm thường. Quét trong thất niệm như vậy thì chẳng những không sạch rác bên ngoài mà rác trong tâm lại sanh trưởng nhiều thêm, do đó mà “chẳng được công đức”.

Mới hay, ‘Cần tảo già-lam địa.Thời thời phước huệ sanh”. Chỉ cần siêng năng quét dọn chùa; viện trong chánh niệm thì lần hồi sẽ thành tựu phước đức và trí tuệ. Có lẽ vì vậy mà khi xưa Tôn giả Bàn-Đặc chỉ niệm “chổi, quét” thôi mà chứng đắc Thánh quả, thành tựu giải thoát. Cho nên, nếu biết tu thì mọi hành động trong đời sống hàng ngày cũng trở nên mầu nhiệm. Chưa cần làm những gì to tát cho cuộc đời và hết thảy chúng sanh mà chỉ cần quét rác cho sạch sẽ, sạch bên ngoài và cả bên trong thì công đức đã vô lượng, phước báo đã đủ đầy.

_()_ Nam Mô A Di Đà Phật _()_
 
Most Venerable Thích Tuệ Minh/Viện Chủ Chùa Tam Bảo.