Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
Dat Ma Su To Do Chim Oanh Vu
Dat Ma Su To Do Chim Oanh Vu
Dat Ma Su To Do Chim Oanh Vu Dat Ma Su To Do Chim Oanh Vu
Dat Ma Su To Do Chim Oanh Vu
Đạt Ma sư tổ độ chim oanh vũ
Dat Ma Su To Do Chim Oanh Vu
Dat Ma Su To Do Chim Oanh Vu
Đạt Ma Sư Tổ độ chim oanh vũ

H.T Tuyên Hoá giảng ngày 23/02/1987

Phật Thích Ca "niêm hoa thị chúng" trên pháp hội Linh Sơn, truyền pháp môn tâm ấn vi diệu. Tổ Sư Ca Diếp đương thời hiểu ý chỉ của Phật, thỏa thích phá lên cười. Từ đó pháp môn Phật Tổ tâm ấn bắt đầu truyền thừa. Tổ Sư Ca Diếp vốn đã hơn trăm tuổi. Ngài tu hạnh đầu đà, thường tinh tấn dụng công, không tùy tiện cười, lần này cười là vì Ngài biểu thị tâm ấn tâm của Phật.

 

Phật Thích Ca đem pháp môn này truyền trao cho sơ Tổ Ca Diếp. Ngài Ca Diếp lại truyền cho Ngài A Nan. Ngài A Nan truyền cho Tổ Thương Na Hòa Tu. Tổ Thương Na Hòa Tu lại truyền cho Tổ Ưu Bà Cúc Ða. Các vị Tổ Sư đời đời truyền vớI nhau, truyền đến đời thứ 28, tức Bồ Ðề Ðạt Ma Tổ Sư. Ðạt Ma Tổ Sư thấy đương thời người Ấn Ðộ căn tính chưa thành thục, mà căn tính người Trung Hoa đã chín mùi, có thể tiếp thọ pháp đại thừa, cho nên Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma từ Ấn Ðộ đi bằng đường biển đến cửa Quảng Châu. Cho nên Quảng Châu có câu :"Tây lai sơ địa" (mảnh đất đầu tiên mà Tổ Sư Ðạt Ma đến). Nhưng lúc đó người Quảng Châu, chưa có thể tiếp thọ pháp đại thừa, không nhận ra Ðạt Ma Tổ Sư, gọi Ngài là "Ma La Xoa". Ðạt Ma Tổ Sư mới lên đường đi Nam Kinh. Ngài vốn muốn độ Ngài Thần Quang trước. Ngài Thần Quang lúc đó đang ngồi giảng Kinh thuyết pháp, biện tài vô ngại, giảng đến nỗi trời rải hoa, đất vọt hoa sen.

 

- Ðạt Ma Tổ Sư hỏi Ngài :"Tại sao ông giảng Kinh ?"

- Ngài Thần Quang đáp :"Tôi dạy người liễu sinh thoát tử".

- Tổ Ðạt Ma lại hỏi :"Kinh toàn giấy trắng mực đen, ông làm sao liễu sinh thoát tử ?"

- Thần Quang nghe rồi, nổi giận, cho rằng Tổ Ðạt Ma hủy báng Tam Bảo, liền cởi sâu chuỗi bằng sắt ở cổ ra đánh Tổ Ðạt Ma, làm Ngài rụng hết hai cái răng. Người xưa đa số hiểu biết võ thuật, nhưng người xuất gia không thể mang vũ khí tùy thân, chỉ mang một sâu chuỗi bằng sắt rất nặng, nếu Hòa Thượng nóng giận, tùy lúc có thể cầm đánh người.
 

Cứ theo truyền thuyết rằng, nếu răng Thánh nhân rơi xuống đất, thì xứ đó sẽ hạn hán ba năm, khiến chết đói nhiều người. Ðạt Ma Tổ Sư tuy nhiên bị đánh rụng hai cái răng, nhưng vì từ bi không muốn chúng sinh thọ khổ, cho nên không để răng rơi xuống đất, mà nuốt vào bụng. Cho nên Trung Quốc có câu tục ngữ :

 

"Ðánh gẫy răng, nuốt vào bụng" tức bắt nguồn từ đó.
 

Ðạt Ma Tổ Sư thấy lúc đó không khế cơ với Ngài Thần Quang, liền hướng về núi Nam Tung đi, trên đường đi gặp con chim oanh vũ, chim hỏi Ngài :"Tây lai ý, tây lai ý ! Xin Ngài dạy tôi kế xuất lồng". Ðạt Ma Tổ Sư đáp :"Kế xuất lồng, kế xuất lồng, hai chân duỗi thẳng, hai mắt nhắm, đó là kế xuất lồng ".
 

Chim Oanh vũ nghe rồi liền hiểu, bèn duỗi thẳng hai chân, nhắm hai mắt lại, nằm trong lồng giả chết. Chủ nhân trở lại xem :"Ê ! Chim oanh vũ thế nào rồi ?", bèn mở lồng ra, cầm chim oanh vũ lên, để trong tay, nhìn qua nhìn lại, chủ nhân nghĩ, chim oanh vũ không cử động gì hết, chắc đã chết rồi, nhưng tại sao thân còn ấm ? Trong lúc do dự, bèn xòe bàn tay ra. Chim oanh vũ thấy cơ hội đã đến, lập tức vỗ cánh bay đi, do đó mà thoát được tự do.
 

Từ câu chuyện đó, quán rộng ra, chúng ta ngày ngày chẳng giống như chim oanh vũ ở trong lồng chăng ? Tuy nhiên có người hằng ngày chăn nuôi chúng ta, nhưng sinh tử không được tự do. Sinh ra trong hồ đồ, chết đi cũng hồ đồ, chưa thật biết được bộ mặt thật. Muốn được sinh tử tự do, trước hết lúc còn sống phải giả như người chết, cho nên :"Nếu muốn người không chết, phải hạ thủ công phu", chân chánh tu hành, đến lúc chết cũng biết, mà đi cũng biết, phải biết mình từ đâu sinh ra ? Chết sẽ đi về đâu ? Tại sao mình không làm chủ được ? Nếu nói "Thân thể này của tôi", tại sao không thể khiến nó trẻ mãi ? Người từ nhỏ rồi trưởng thành, trưởng thành rồi đến già, già rồi thì chết. Tại sao bạn không thể khiến thân thể không già ? Ðến lúc bệnh thì bạn không làm chủ được, đến chết thì buông xuôi tất cả. Do đó phải thấy rõ vấn đề sinh tử. Cho nên có câu :
 

"Ðến thì u mê, đi thì sầu,
Uổng tại nhân gian đi một vòng,
Chẳng như đừng đến cũng đừng đi,
Cũng không vui vẻ cũng không sầu".

Người sinh ra thì u mê, chết đi cũng u mê. Chết thì ưu bi khổ não, nếu bị cảnh giới chuyển thì làm người thật không có ý nghĩa. Nếu không đến không đi, thì chẳng phải tốt chăng ? Như vậy thì không vui không sầu, đắc được tự tại.
Con người không nên bị nhốt ở trong lồng, như chim oanh vũ không thể xuất lồng. Bây giờ bạn nghĩ muốn xuất lồng, phải học vô quái ngại, không sầu, không buồn, không phiền, không não, tức là phải có định lực, cho nên phải ngồi thiền. Mỗi người phải tự mình chấm dứt sinh tử, người khác không thể thay thế làm cho bạn, chỉ có thể chỉ rõ con đường, nhưng phải tự bạn đi, nếu thật muốn xuất lồng, phải tự mình nỗ lực, hạ một phen khổ công phu.

Tải về xem

Dat Ma Su To Do Chim Oanh Vu