Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 

Đậu bắp và nước đậu bắp làm giảm lượng đường trong máu


 

 BM

Đậu bắp rất giàu chất xơ, vitamin A, ít calo, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, bài tiết; ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi niêm mạc. Lợi ích được biết đến rộng rãi nhất của đậu bắp là làm giảm đường huyết.

Ông Tô Thánh Kỳ, bác sĩ chăm sóc tại Khoa Chuyển hóa của Bệnh viện Kiện Nhân tại Đài Loan, nói rằng đậu bắp có thể giúp giảm lượng đường trong máu vì có chứa hợp chất flavonoid và chất xơ hòa tan.

Flavonoid giúp cải thiện khả năng chống oxy hóa của cơ thể và ức chế tác dụng của glucosidase, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường ở ruột non.

Chất nhầy trong đậu bắp có chứa chất xơ hòa tan, tức là polysaccharide, cũng có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể. Bác sĩ Lý Uyển Bình, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Vinh Tân (Đài Loan) cho biết, polysaccharide còn có tác dụng làm tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào.

 

BM

 

Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều chất phytochemical chống oxy hóa, chẳng hạn như catechin, epigallocatechin gallate, tanin, quercetin, myricetin, isorhamnetin, kaempferol, có thể làm giảm viêm tụy, và tăng khả năng sử dụng đường huyết của cơ thể.

Một cách phổ biến để giảm lượng đường trong máu trong những năm gần đây là uống nước đậu bắp. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc hạ đường huyết thì nên cắt hạt đậu bắp khi ngâm để các chất dinh dưỡng trong hạt hòa tan vào trong nước. Về việc này, bác sĩ Tô Thánh Kỳ cho rằng hàm lượng flavonoid trong hạt đậu bắp cao hơn trong phần vỏ và quả.

 

BM

 

Bác sĩ Lý Uyển Bình chỉ ra rằng tốt hơn hết là nên nấu chín cả trái đậu bắp hơn là uống nước đậu bắp sống, vì nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra hạt đậu bắp, chất nhầy và thậm chí toàn bộ trái đậu bắp đều có ích trong việc ổn định lượng đường trong máu.

Hơn nữa, đậu bắp không thích hợp để ăn sống, vì đậu bắp có chứa acid oxalic, ăn sống dễ gây kích thích dạ dày và có thể gây tiêu chảy. Vỏ đậu bắp có nhiều lông nhỏ, khiến một số người bị dị ứng khi ăn phải. Polysaccharide có chức năng làm giảm lượng đường trong máu sẽ không bị mất tác dụng khi luộc hoặc nướng.

Bạn có thể nấu đậu bắp với nước trước khi uống.

Để ổn định lượng đường trong máu, hãy dùng đậu bắp trước khi ăn

 

BM

 

Bệnh nhân tiểu đường khi ăn đậu bắp cũng cần có trình tự. Bác sĩ Lý Uyển Bình nói rằng bệnh nhân đái tháo đường trên 75 tuổi nên ăn thực phẩm đạm trước, sau đó là các loại rau như đậu bắp và cuối cùng là tinh bột. Còn nếu dưới 70 tuổi, thì nên ăn đậu bắp và các loại rau khác trước, sau đó mới đến thức ăn chứa đạm.

Nếu ăn tinh bột trước thì đường huyết rất dễ tăng cao, muốn ổn định đường huyết thì trước hết phải ăn chất xơ. “Nếu trong bụng có nhiều chất xơ thì chất xơ có thể bọc (chất đường) lại.”

Đậu bắp thích hợp cho việc ăn trước bữa ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường, người có đường huyết cao, người cao huyết áp, người có hàm lượng lipid trong máu cao.

Bệnh nhân tiểu đường ăn đậu bắp cũng phải phù hợp với toa thuốc của bác sĩ

 

BM

 

Nhiều bệnh nhân tiểu đường sau khi uống nhiều nước đậu bắp mà lại không uống thuốc hạ đường huyết khiến đường huyết bị mất kiểm soát, hoặc tăng kali máu, vì đậu bắp cũng có hàm lượng kali khá cao.

Theo các thí nghiệm trên động vật, đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Giả sử một người nặng 50kg sẽ cần phải ăn khoảng 700 – 800g đậu bắp mỗi ngày, nhưng điều này đơn giản là không thể thực hiện, trừ khi chiết xuất từ đậu bắp được phát triển trong tương lai. Vì vậy, quay trở lại quan điểm bổ sung rau, ăn đậu bắp quả thực có lợi hơn không ăn, nhưng chỉ cần tiêu thụ khoảng 60 đến 70g một ngày là đủ.

Về nguyên tắc, khi ăn đậu bắp hợp lý, cũng không cần phải giảm lượng thuốc tiểu đường và thuốc chích. Trừ khi do bệnh nhân uống nước đậu bắp hoặc ăn nhiều đậu bắp làm giảm lượng tinh bột ban đầu, thì cần sử dụng dữ liệu theo dõi đường huyết để thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Hoạt động tiêu hóa khỏe mạnh hơn với đậu bắp

 

BM

 

Ngoài tác dụng giúp hạ đường huyết, đậu bắp còn là loại rau chứa nhiều canxi và kali, có tác dụng bổ sung canxi và loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó cũng rất giàu chất xơ, 100 gram đậu bắp chứa 3.7 gram chất xơ, cao hơn 3 bó bắp cải.

 

BM

 

Chất xơ có thể làm tăng độ mềm của ruột và cũng giúp hạ lipid máu. Bệnh nhân bị ruột kích thích nên ăn đậu bắp, chất xơ dính của nó có thể giúp hút bớt nước trong phân và cải thiện tình trạng tiêu chảy.

 

Ngoài ra, đậu bắp rất giàu vitamin A, rất hữu ích cho việc tu bổ màng nhầy và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Vitamin A cũng rất tốt cho mắt, những người làm việc nhiều trên máy tính nên ăn thêm đậu bắp.

 

BM

 

Không có gì kiêng kỵ trong việc chế biến đậu bắp, nhưng vì đậu bắp có vị nặng nên nó thích hợp với các món ăn có mùi vị nhẹ, tương đối đơn giản như thịt gà và thịt lợn; hoặc đem xào với nấm, vì cả hai đều mềm và trơn trượt. Nhiều người không thích cảm giác dính dính của đậu bắp. Bạn cũng có thể dùng trứng hấp, trứng bác hoặc thêm cà ri để làm giảm tác dụng của chất nhầy. Ngoài ra, có thể dùng kèm món thịt xiên và sốt teriyaki để tăng thêm phần hấp dẫn, hoặc dùng thịt lát mỏng cuốn đậu bắp và nướng thêm măng tây cùng nấm kim châm.

 

BM

 

Cách ăn đơn giản nhất là luộc sơ đậu bắp và dùng trực tiếp với các loại nước sốt như xì dầu, mù tạt, sốt lanh, sốt mè, bơ đậu phộng và sốt Thái.

Mặc dù đậu bắp là một nguyên liệu tốt cho sức khỏe nhưng không nên tiêu thụ hoài mà nên ăn điều độ.

Tô Quán Mễ  _  Minh Sơn

_____________________



tle8464953 gởi