Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN
 
Trong cuộc sống, từ công việc đến ý tưởng, nhất là trong lãnh vực tín ngưỡng, Tôn giáo, để gắn kết đi đến hoàn thành sở nguyện như ý, cần có ý chí, quyết định, phát nguyện là bước căn bản ràng buộc để không bị thời gian xao lãng ý nguyện ban đầu.

Nội dung trong đây, chú trọng đến Phật giáo qua hành trạng và hạnh nguyện, nhất là sở nguyện của hàng bậc Thánh.

Người tại gia, phát nguyện là hướng đến sự thánh thiện, hoặc từ bỏ thói hư tật xấu, hoặc quyết tâm thành đạt đến cảnh giới tâm linh.Đó là nền tảng cho việc hành trì.Trong quá trình hành trì thể hiện những công hạnh hướng đến mục đích,thể hiện hành trạng thông qua hạnh nguyện đặc thù.
Lịch sử truyền thừa chư Tổ của Bắc truyền, 33 vị  đều có một nét cá biệt theo hạnh nguyện riêng.

TỔ MA HA CA DIẾP (MAHA KASYAKA) có một sứ mạng duy trì mạng mạch Phật giáo sau khi đức Phật nhập diệt. Trong giáo đoàn của Phật, ngài đã được cho là khổ hạnh đầu đà đệ nhất.
Ngài là một trong 10 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca:

1. Xá Lợi Phất              Trí huệ đệ nhất.
2. Mục Kiền Liên         Thần thông đệ nhất.
3. Phú Lâu Na              Thuyết pháp đệ nhất.
4. Tu Bồ Đề                 Giải không đệ nhất.
5. Ca Chiên Diên         Luận nghị đệ nhất.
6. Ma Ha Ca Diếp        Đầu đà đệ nhất.
7. A Na Luật                Thiên nhãn đệ nhất.
8. Ưu Ba Ly                 Trì giới đệ nhất.
9.  A Nan Đà                Đa văn đệ nhất.
10. La Hầu La              Mật hạnh đệ nhất.

Tiếp theo các Tổ truyền thừa Thiền tông được 33 đời. Ngài Huệ Năng là Tổ thứ 6 của Thiền tông Trung hoa, nhưng là tổ thứ 33 theo dòng truyền thừa kể từ ngài Ca Diếp.Lục Tổ là đời cuối cùng chấm dứt truyền thừa y bát. Sơ Tổ Thiền tông Trung hoa là Bồ Đề Đạt Ma ( cũng là Vị Tổ thứ 28 của Ấn).
Mỗi vị mang một hạnh nguyện, điểm chung là “Truyền đăng tục diệm”để mạng mạch Phật giáo được trường cửu đến hôm nay.

Lần lượt điểm qua các đời Tổ Thiền tông để xuyên suốt các hạnh nguyện của chư Thánh thông qua kinh điển Bắc truyền, thể hiện tâm nguyện của các bậc xuất trần, đồng thời cũng thể hiện tâm đức của mỗi chúng sanh, đó là “Phật chúng sanh đồng bản thể đại bi”
 

Trước khi đi vào Bổn nguyện của Đức Địa Tạng Bồ Tát, ta hãy tìm hiểu sơ lược lịch sử của Ngài:

Theo kinh tạng Bắc truyền, Đức Phật bổn sư chúng ta thuyết giảng trên cung Trời Đao Lợi nói về nhân thân của Ngài Địa Tạng trước thời xa xưa vào kỷ nguyên hóa độ của Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai.

Vốn là con trai của một vị Trưởng giả, Ngài khởi tâm tán thán Đức Như Lai đương thời, và hỏi nguyên nhân nào Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai có được tướng hảo như vậy ?

Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai dạy rằng:
“Nếu con muốn chứng đắc thân tướng như thế này, con phải phát nguyện độ thoát hết thảy chúng sinh. Phải cứu giúp tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau và hoạn nạn.”

Khi ấy, Địa Tạng Vương Bồ Tát, với nhân duyên là con trai của trưởng giả, đã phát nguyện rằng:

“Con nguyện từ nay cho đến vô lượng kiếp về sau, dù trải qua thời gian không thể tính đếm, con sẽ cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu nẻo luân hồi đang chịu khổ đau vì tội nghiệp.”

Đó là phát nguyện thứ nhất của Ngài lúc bấy giờ đang ở thời đại giáo hóa của đức. Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Theo phát nguyện này, có nghĩa: : Độ tận chúng sinh được ghi lại trong phần Phẩm Phân Thân Tập Hội của Kinh Địa Tạng.

“Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ Đề”
(Chúng sinh độ hết mới chứng Bồ Đề)
 
Nội dung trên đây, có ba vấn đề cần lưu tâm: một là –cư địa, hai là  - Phật địa ba là đại nguyện. Nơi xuất hiện đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai chắc chắn không phải trên tinh cầu này. Kinh tạng từng đề cập tam thiên đại thên thế giới. Trong quyển Đạo Phật và Khoa Học cũng cùng quan điểm: “Một Thái dương hệ là Tiểu thế giới, một nghìn Tiểu thế giới là một Tiểu Thiên thế giới, một nghìn Tiểu Thiên thế giới là một Trung Thiên thế giới. Một nghìn Trung Thiên thế giới là một Đại Thiên thế giới, một nghìn Trung Thiên thế giới trải qua ba lần nhân với một nghìn, nên gọi là Tam Thiên Đại Thiên thế giới”.

Như vậy trong Tam thiên đại thiên thế giới, tiền thân của ngài Địa Tạng vương  và  Đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai thuộc thế giới nào, riêng cõi ta bà này thuộc địa giới của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni giáo hóa.?

Gần ba ngàn năm trước Đức Phật đã nói đến Tam thiên đại thiên thế giới mà khoa học ngày nay đã xác nhận vũ trụ bao la ngoài sự vận hành của thái dương hệ này

Aristotle (384 322 trước D lịch), (Đạo Phật và Khoa Học, trang 214) nhà khoa học kiêm triết học nổi tiếng người Hy Lạp (sau Phật 240 năm) nói: “Tất cả vạn vật đều được cấu tạo bởi Đất, Nước, Gió, Lửa; những chất này hoạt động nhờ hai lực:   Hấp lực khiến đất và nước chìm xuống. Tính nhẹ phiêu bồng khiến gió lửa lên cao.

Trong khi đó, Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy: “Vạn vật, vũ trụ được cấu tạo bởi sáu thứ đại là Đất, Nước, Gió, Lửa, Thức đại, và Không đại”.Tức là đi trước Aristotle 240 năm.

Riêng Đại nguyện thứ nhất của Ngài, xét về sự, với đại nguyện đó có lẽ luôn chờ cho chúng sanh không còn ngài mới đắc thành đạo quả.Chúng sanh luôn luân lưu trong 6 cõi ba đường từ vô lượng kiếp trước đến vô tận kiếp sau; phải chăng -đó như là lời tuyên thệ sách tấn những sơ tâm cầu đạo, đức hy sinh gương mẫu vị tha sẵn có trong mỗi con người?

Mỗi lời phát nguyện là mỗi kiếp khác nhau vào thời giáo hóa mỗi Phật khác nhau, lần lượt sẽ trình bày bổn nguyện của Ngài.

 

Một kiếp khác trên một tinh cầu do đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai hoằng hóa, tiền thân của Ngài là người nữ thuộc dòng dõi đầy oai lực và phúc báu trong giới Bà La Môn, mẹ Ngài lại không tin nhân quả tội phước, phạm nhiều ác nghiệp;quả báo không tránh khỏi,Ngài làm bao nhiêu phước lành đều hồi hướng cho mẹ.Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho  biết là mẹ của Ngài đã được ra khỏi địa ngục và thoát hóa về cõi trời. Vô cùng hoan hỷ trước tin ấy, Ngài đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”
 
Theo luật nhân quả, phước ai nấy hưởng, tội ai nấy chịu, với lập nguyện của tiền thân Ngài như vậy có ngược với luật nhân quả?
 
Làm tội , khỏi cần tu, sau đó thân nhân cứ tụng kinh, bố thí, cầu nguyện sẽ thoát tội chăng ?
 
Nghi lễ, cầu siêu, sám hối, mọi công hạnh làm lành là một năng lượng.Ngay cả sóng biển, thủy triều, gió, mọi động lượng đều tạo ra một năng lượng. Hoạt động cơ  thể cũng đều tạo ra năng lượng.Khác nhau là biết sử dụng năng lượng thế nào cho thích hợp.
 
Ví dụ năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, năng lượng địa nhiệt…khoa học đã biết tận dụng phục vụ cho mọi tiện nghi  trong cuộc sống. Thế thì năng lượng tự thân do vật lý và tâm thức sản sanh, điều hướng đến thiện lương sẽ nâng cao nhân cách và tâm thức, ngược lại nếu hướng đến tiêu cực thì  sẽ dẫn đến u trược trầm mịch thiếu trí tuệ.
 
Trong nội thể, tim gan tỳ phế thận mỗi cơ phận mang một tố chất tương sanh hoặc tương khắc. Nếu quá nóng giận, sẽ tổn thương cho gan, còn ảnh hưởng những cơ phận khác như sản sinh ra chất catecholamine tác hại hệ thần kinh, đường huyết tăng từ đó axit béo độc tố hại cho gan.Các trạng thái tâm bất bình thường như hỷ nộ ái ố… cũng đều ảnh hưởng nội tạng như thế.
 
Một trạng thái tâm tiêu cực đều ảnh hưởng chung cho nội tạng khiến người mau già.Từ đó cho ta hiểu rằng, tâm thái tích cực sẽ đưa đến chiều hướng ngược lại.Người tập thể dục có thể lực to khỏe nhưng tâm thái tiêu cực vẫn mau đưa đến già nua hơn người không tập thể dục (vấn đề này sẽ bàn ở phần khác).
 
Người làm chủ cảm xúc hay hành giả tu Thiền đều sản sanh ra những năng lượng tích cực, ngũ tạng trong cơ thể ít bị tác động bởi năng lượng tiêu cực.
 
Người thường đã thế thì một hành giả, một bậc Thánh làm chủ thân tâm, làm chủ sanh tử, sản sanh ra nhiều năng lượng tích cực thông qua các dạng  nuetron, quark, proton…mà y cụ khó kiểm soát khi thử nghiệm, lẽ nào nguyện lực không thành sự thật!
 
Những hành giả Yoga có thể chôn vào đất, ngâm vào nước…nín thở, cho tim ngường đập trong thời gian rất lâu, máy móc theo dõi mọi họat động trong cơ thể đều ngưng, chỉ có não bộ siêu âm kim giao động rất yếu.
 
Thế thì những năng lượng do tâm tác động qua quá trình tu luyện biến thành năng lực đạt được như thế hà huống những bậc có tâm nguyện vị tha to lớn của Bồ Tát, Thánh nhân, minh sư lẽ nào không đủ hóa giải nghiệp lực cho một đối tượng như thân quyến?
 
Nhân quả nghiệp ai nấy lãnh phước ai nấy hưởng là nói với phàm phu,do nghiệp lực như nhau không ai độ ai ai, không ai lãnh nghiệp cho ai. Thánh nhân độ những ai có duyên –thì chắc chắn sẽ hóa giải duyên nghiệp như lời nguyện của các Ngài.
 
(còn tiếp)

 
 
MINH MẪN
16/02/25
 
________________


MinhManNguyen gởi