Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh
 
Dieu Dung Cua Su Nhan Nhuc
Dieu Dung Cua Su Nhan Nhuc Dieu Dung Cua Su Nhan Nhuc
 
Dieu Dung Cua Su Nhan Nhuc
 
Dieu Dung Cua Su Nhan Nhuc
Dieu Dung Cua Su Nhan Nhuc
 



Diệu dụng của sự nhẫn nhục


H.T Tuyên Hoá



"Dung thứ ngã tội Từ Thị nhẫn
Nguyên lượng tha phi đại bi tâm
Bình đẳng nguyện lực tinh tấn hành
Trí huệ thiền định giới châu minh".

"Dung thứ ngã tội từ thị nhẫn"
Bất luận người nào có tội lỗi, đều có thể tha thứ khoan hồng, không phải đợi người khác thỉnh cầu mới tha thứ, lúc không có người thỉnh cầu cũng tha thứ không khác.

"Dung thứ ngã tội" : Ý nói bất cứ tội của người nào cũng đều có thể tha thứ, hoặc bất cứ tội của ai cũng như tội của mình.

"Từ Thị nhẫn" : Từ Thị là Bồ Tát Di Lặc. Bụng của Ngài rất mập mạp, ai có lỗi lầm gì Ngài cũng đều tha thứ, Ngài luôn cười hì hì. Cho nên nói :

 

"Bụng to hay chứa,
Chứa những chuyện thiên hạ khó chứa".

Ai không thể dung nhẫn, Ngài đều dung nhẫn.

"Mở miệng liền cười,
Cười người thế gian đáng cười".

Ngài nhìn người thế gian đều dính mắc trong vòng danh lợi, tài, sắc, danh, ăn và ngủ.

Bồ Tát Di Lặc lại nói bài thơ rằng :

"Lão quê mặc áo vá,
Cơm lạc no đầy bụng,
Áo vá che đỡ lạnh,
Vạn sự tuỳ duyên đến,
Có người mắng lão quê
Lão quê chỉ nói tốt,
Có người đánh lão quê,
Lão quê nằm lăn ra,
Nhổ dãi vào mặt lão,
Ðể nó tự nhiên khô,
Ta cũng chẳng mệt nhọc,
Người cũng không phiền não,
Ðây là Ba La Mật,
Tức là báu vô giá,
Nếu hành được như thế,
Lo gì đạo chẳng thành".

Bạn thấy Ngài nói mấy câu đơn giản mà thật là vi diệu, có thể hình dung ra sự độ lượng của Bồ Tát Di Lặc. Kệ nói : "Tôi là một lão quê ngu si không có trí huệ, mặc thì toàn là đồ rách rưới, ăn thì không màng ngon hoặc dở, ăn no bụng thì thôi. Y phục rách thì vá, để che cho đỡ lạnh thì tốt rồi. Việc gì cũng đều tùy duyên mà đến, không có vấn đề gì hết".

 

"Có người mắng lão quê". Thật ra không có ai mắng chưởi Ngài, Ngài chỉ là đa sự, cố ý không đau mà rên rỉ. Sự thật không có bịnh hoạn mà Ngài than thở : "Tôi chịu không thấu, khổ quá đi thôi, làm sao đây ?" Bạn xem Ngài mở miệng liền cười, ai lại mắng chưởi Ngài ! Nhưng Ngài muốn nói khéo mà thôi. Ngài nói : "Có người mắng lão quê, lão quê chỉ nói tốt". Ðương nhiên không có người mắng Ngài, tự nhiên Ngài nói tốt. Nếu thật có người mắng Ngài, Ngài cũng nói tốt, không thể không nói tốt vì độ lượng của Ngài quá rộng lớn. Giả như có người muốn đến đánh Ngài, Ngài liền nằm lăn ra, nếu người khác nhổ nước dãi vào mặt Ngài, Ngài để nó tự nhiên khô đi, giống như không có chuyện gì xảy ra. Nếu bạn có thể nhổ thêm vài lần, thì Ngài dùng nước dãi để rửa mặt, rửa sạch bụi bặm, bạn xem diệu hay không diệu ! Ngài cũng không cần dùng sức lực để lau chùi nước dãi. Bạn không thể tìm được vấn đề để sinh sự, phiền não cũng chạy mất không để lại dấu vết. Ðó là Ba La Mật (đến bờ kia). Thật là báu vô giá, nếu hành được như thế, lo gì đạo chẳng thành ? Trên đây là mấy câu kệ nói rõ

"Từ Thị nhẫn".
"Nguyên lượng tha phi đại bi tâm".

Ðại bi tâm là gì ? Là rộng lượng tha thứ, bất luận người khác có gì không đúng, đều cảm thấy giống như mình không đúng, đều tha thứ cho người,không thấy lỗi lầm của chúng sinh, để người có cơ hội sửa lỗi làm mới lại, đó là đại bi tâm.

"Bình đẳng nguyện lực tinh tấn hành".
Nếu bạn có nguyện lực đại từ bình đẳng, thì đó chính là pháp môn tinh tấn đại hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền.

"Trí huệ thiền định giới châu minh".
Nếu được như thế thì có trí huệ, cũng có thiền định, giới luật cũng giữ rất viên mãn, giới châu phóng đại quang minh, chiếu sáng thế giới.

"Dung nhẫn ngã tội hứa tự tân,
Ðại từ hóa vật cảm ứng chân,
Phổ độ hữu tình thành chánh quả,
Trí quang thường chiếu soi cổ kim".

"Dung nhẫn ngã tội hứa tự tân".

 

Chư Phật Bồ Tát đều từ bi, không thấy lỗi lầm chúng sinh, bất luận chúng sinh có bất cứ lỗi lầm gì, chỉ cần sửa đổi thì chư Phật Bồ Tát đều bao dung, tha thứ. Nếu không ăn năn hối cải thì Phật, Bồ Tát cũng không có biện pháp gì. Hứa tự tân là cơ hội sửa đổi lỗi lầm làm con người mới.
"Ðại từ hóa vật cảm ứng chân".

Tâm chân thì sự thật? nếu tâm thành thật sửa đổi lỗi lầm thì Phật tự nhiên sẽ biết. Phật thì đại từ đại bi giáo hóa hết thảy chúng sinh, ai thấy được chân tâm, thì người đó liền có cảnh giới cảm ứng đạo giao hiện tiền. Nhưng khi cảnh giới đến, trước hết bạn phải nghĩ cảnh giới này là chánh hay tà ? Nếu là chánh tức là Phật, Bồ Tát thị hiện ; nếu tà là ma nhiễu loạn, khiến cho bạn tu hành không được tam muội. Muốn đầy đủ trạch pháp nhãn, phải nhận chân thật, thấy rõ ràng, biện rõ thị phi, chọn lựa chánh tà. Thế nào là chánh ? Thế nào là tà ? Nếu là đại công vô tư thì là chánh pháp, nếu là ích kỷ, tự lợi thì là tà pháp. Nếu do tâm tham mà được cảnh giới, tức là ma vương đến nhiễu loạn bạn, khiến bạn tu hành không được thành tựu, khiến bạn đọa lạc. Vì bạn đọa lạc thì trở thành quyến thuộc của ma vương. Bạn tu hành thành công, ra khỏi ba cõi thì là quyến thuộc của Phật. Chúng ta người tu hành phải nhận thức cảnh giới, nhận thức được cảnh giới thì không bị ma vương gạt được. Ðoạn trước có nói qua Phật thì từ bi độ chúng sinh. Nếu bạn có chân tâm thì được cảm ứng đạo giao, nếu bạn tu hành không có chân tâm, thì không có cảm ứng. Cho nên muốn đem chân tâm ra thì không nên tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không nói dối. Chân tâm phải tìm ở bên trong, chẳng phải ở bên ngoài, cũng do tự tính trí huệ sinh ra, cho nên Lục Tổ Huệ Năng nói :

"Không ngờ tự tính vốn thanh tịnh,
Không ngờ tự tính vốn không giao động,
Không ngờ tự tính vốn tự đầy đủ,
Không ngờ tự tính thường sinh trí huệ".

Nhận ra được tự tính vốn thanh tịnh, một chút nhiễm ô cũng không có, tự tính vốn không giao động, không đến, không đi, không quái, không ngại, không hình, không tướng. Tự tính vốn tự đầy đủ hết thảy vạn pháp. Từ trong tự tính bèn sinh ra trí huệ, người có trí huệ thì không đem so sánh với kẻ khác, không cho mình là hơn người. Phàm là cho rằng giỏi hơn người khác, đều là ma vương đến nhiễu, cho bạn một vố ma khí, khiến bạn sinh tà tri tà kiến. Ma vương lợi dụng pháp dụ đến nhiễu loạn bạn, biết bạn tham chút tiện nghi. Nếu bạn có thể sửa đổi, không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối, thì ma vương không cách chi làm được, bằng không ma vương biết bạn ham thần thông, quỷ thông, yêu thông, thất thông, bát thông, nó liền gạt bạn.

Tu hành tuyệt đối đừng tham phương tiện, tham lợi nhỏ, tham quả vị, hoặc tham ăn ngon, những thứ đó chẳng có giá trị gì. Cho nên Phật tại thế thì, người tu hành tá túc dưới gốc cây, ngày ăn một bữa, không tham người đời cúng dường, thường hành cước tham phương các nơi, ở một chỗ không quá ba ngày. Vì sao ? Vì quá ba đêm, sợ người ta biết mà đến cúng dường. Không thể nói với người ta đến cúng dường cho mình, để tự hào rằng : "Nhìn xem rất nhiều người cúng dường tôi", không biết có nhiều người cúng dường cho bạn chăng, nếu có thái độ như thế thì phúc báo của bạn bị tiêu hao, nguy hiểm liền đến. Người không có phước báu thọ cúng dường là một việc rất nguy hiểm, cho nên ngày xưa Ðại Ðức cao Tăng một chút tâm tham cũng không có, tuyệt đối thanh tịnh, tuyệt đối không ô nhiễm. Không được ăn nói bậy bạ, sai nhân quả, khẩu nghiệp không thanh tịnh thì thân nghiệp không thanh tịnh và ý nghiệp cũng không thanh tịnh, ba nghiệp đều không thanh tịnh. Cho nên muốn được cảm ứng đạo giao, phải dùng chơn tâm để tu đạo.

"Phổ độ hữu tình thành chánh quả".
Phật nguyện độ hết thảy loài hữu tình có huyết, có khí đều thành chánh quả,không phải tà quả, hoặc ma quả.

"Trí quang thường chiếu soi cổ kim".
Người có đại trí đại huệ thì luôn luôn đều có trí huệ hiện tiền, không thể bị cảnh giới yêu ma quỷ quái giao động. Vì sao không bị giao động ? Vì không có tâm tham, tức là trên con đường đạo nghiệp cũng không sinh tâm tham. Cho nên tu đạo phải triệt để hiểu rõ, đừng vì tham đồ người khác cúng dường. Tu đạo là vì khai phát trí huệ chân chánh, tiêu diệt tà ma ngoại đạo. Hiển lộ chánh pháp, chánh giáo, khiến cho chánh pháp vĩnh viễn trụ thế. Không thể tin vào một quyển sách nói làm thế nào để đắc được thần thông, liền mê quyển sách đó. Nếu bạn tìm Phật pháp trong quyển sách đó thì chắc chắn sẽ không có Phật pháp, trong sách nói chỉ là một đạo lý, bạn không nên bị sách mê hoặc. Cho nên nói người không có trí huệ thì mê nơi sách vở, người có trí huệ thì giác ngộ nơi sách vở, nhìn xem đến đâu thì giác ngộ đến đó, không thể bị sách mê hoặc. Tại sao không bị sách mê hoặc ? Vì có trí huệ quang minh chiếu sáng thế gian, chiếu cổ soi kim.


 






 

 
Tải về xem

 
Dieu Dung Cua Su Nhan Nhuc