Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 

ĐOÁ HOA VÔ ƯU XỨ TÂY TẠNG

  

Tôi thấy thực dẫu bao người thấy huyễn
mảnh trăng vàng dệt sông nước đầy vơi.

(MĐTTA)  

Tiểu Tự thành kính đảnh lễ trước những bậc Thiện Tri Thức: Khi tâm thức chỉ vượt qua tầng định (Samadhi) thì “thấy”  địa cầu như quả bóng và vạn pháp vận hành như nhiên…

.Đoá Hoa Pháp Xứ Tây Tạng :
  
Nhiên khứ lai hề mà thân phận con người như ốc đảo cô đơn trong vũ trụ vô thủy vô chung…!
  
Thiên thu giả mộng mà phong trần phiêu bạt lang thang khắp vạn nẻo đường đời đến đâu và về đâu…?
  
Cái bao la hằng chuyển như thế tuy có trước con người. Nhưng chỉ bắt đầu có ý nghĩa kể từ khi được loài người nhận biết và kết hợp trong mối tương quan thật chặt chẽ: Nhiên Giới và Con Người hay như trong Kinh còn gọi là: “Cõi Sắc Giới” … và ngày nay tri thức của con người càng được hiểu rõ hơn, nhiều hơn, đúng hơn trong tiến trình đi lên của nhân loại kinh nghiệm qua nhiều bộ môn khoa học thực nghiệm là một trong những điều kiện nhu yếu để con người sống còn tiếp nối và tiến hóa… Nhưng có phải tất cả đạt được toàn hảo để con người sinh sống hạnh phúc và thay thế tạo hóa chăng? Hãy thanh thản vứt bỏ mớ kiến thức như giày dép để bên ngoài cánh cửa vì Tâm - Trí đã huân tập, dung chứa nhiều những Tri Kiến: Thường Kiến hoặc Đoạn Kiến, rốt ráo nó chỉ là Tà Kiến vì vạn pháp duy thức cũng chỉ là vô minh (Avijja) khi Tuệ giác Minh Sát (Vipassana Nana) “thấy ra” thực tại hiện tiền như ánh sáng chiếu soi rọi vào bóng tối có đầy rẫy quan niệm chồng chất …!  Bây giờ với tâm trí vô ngại chúng ta bước vào  “thế giới quan” của dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) với dãy núi cao sừng sững chót vót quanh năm tuyết phủ trắng xóa, ẩn dưới những tầng mây mù dày dặc khiến ta có cảm giác cô phong lạnh lẽo hiu quạnh, tưởng chừng như không có sự sống của những sinh vật bình thường…! Nhưng, như chúng ta đã biết phiến diện hoặc thâm sâu trên những rặng tuyết sơn kia còn có dân tộc Tây Tạng (Tibetan) đã và đang sống với những nhu cầu giản dị, đơn sơ với thực phẩm phần lớn là ngũ cốc, hoa quả thiên nhiên, canh tác trồng từ vụ mùa luá mạch, ngô khoai, chăn nuôi gia súc giống trâuYak,trừu, dê và gà để đẻlấy trứng…cuộc sống rất khó khăn bởi thời tiết khắc nghiệt vừa đủ để sinh nhai, ít có của dư thừa, quần áo thô thiểu, lều vải tự chế chỉ để che ấm tấm thân kham nhẫn cực khổ…! Nhưng đặc biệt đời sống tâm linh của họ thì thật là phong phú, thanh tao…!  Vì họ thọ hưởng được nền minh triết Phật Giáo Kim Cang Thừa (Vajrayana), từ hiển lộ phổ thông tới quảng đại tầng lớp bình dân sơ cơ, cho đến được bí mật thu nhận Quán Đảnh với những lễ Điểm Đạo Tối Thượng, truyền thừa trong dòng phái Mật Tông cho những đệ tử có căn cơ, hữu duyên và vị thế của người Thầy, Bậc Đạo Sư, Chân Nhân Điểm Đạo được tôn trọng như hoá thân vị Phật Sống ảnh hưởng toàn thể cả hai phía Đạo và Đời. Đạo Sư Mật Tông Kim Cang (Vajrayana Guru) không phải chỉ với tư chất thông minh đặc biệt, miệt mài suy tư, quán xét thâm sâu mà còn phải dấn thân vượt lộ trình nan hành khổ hạnh công phu học luyện trên đường cô thân vạn lý du:

一 钵 千 家 饭
孤   身 万 里 游
睹   人 青 眼 在
问 路 白 云 头.
               
(长汀子)

Bình bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dậm xa
Mắt xanh nhìn trần thế
Mây trắng hỏi đường qua.

(Cô Thân Vạn Lý Du - Trường Đinh Tử)

Với tâm tu chứng, liễu ngộ Đạo Pháp, bậc Đạo Sư ung dung, tự tại trong vạn pháp và lịch lãm dụng Pháp hành trạng thiện xảo như loại “văn dĩ tải đạo” tuy cư trần mà chẳng nhiễm uế trần, ắt hẳn  không bận tâm và cần thiết với những danh vị mà người đời ham chuộng, vì đấy cũng chỉ là phiền não, ô nhiễm và là thói tật của phàm phu hệ lụy mà thực chất với tâm Bi (karuna) thương chúng sinh vô điều kiện, hành thiện như Như, có lưu giữ gì mà phải cho đi, có đeo mang gì mà phải buông bỏ, có gieo nhân gì  mà phải nhận quả, có phạm gì đâu mà phải giới cấm…? Tâm viên dung vô ngại, tự tại giữa cuộc đời thuận pháp… Xưa kia Đức Phật Sakya Muni sau khi giác ngộ trong đêm khuya thứ nhất, dưới cội bồ đề (Bodhi), với tuệ nhãn Ngài đã “thấy” tất cả vạn pháp trên thế gian vận hành theo “qui luật” Nhân - Quả như dòng chảy tự nhiên không có gì là bất toàn và nếu Ngài tự ý xen vào, can thiệp thì lại chính là gây thêm nghiệp quả chồng chất mà thôi, có gì để tu, có gì để đắc ?

. Đoá Tuyết Liên Hoa:   
   
Tại vùng Tsaparang xứ Tây Tạng trong một đêm,mây kéo nhau qua dầy đặc trên bầu trờilàm giôngbão đổ ập xuống ngôi cổ điện thờ tôn tượng đức PhậtSakya Muni (Thích Ca MâuNi) hoang phế,xưakia vốn là thủ phủ của một vương quốc hùngmạnh, thịnh thời…!  Ngôi cổ điện đã bị hư hoại nhiều gần như chỉ còn là đống gạch đá và vài góc tường loang lỗ rêu phong trơ với thời gian !  Nhưng vì bởi tâm thức của con người hoài niệm, khơi dòng tâm tưởng từ đống cát đá hoang tàn, đổ nát ấy lại vươn lên cung điện uy nghivà toàn thể ngọn núi hùng vĩ hiện ranhư một khối ngọc thạch to lớn khắc họa một thành quách hoang đườngxa xưa với lâu đài, cung điện, tháp vách, cao dựng đứng thẳng cheo leo như muốn đụng đến trần mây cao vút trên đỉnh ngân sơn …! Ơ hay ta là ai, một tâm thức viễn du vô định mười phương hà xứ, tới đây nhìn cảnh quang và số phận của Tsaparang như đã an bài ! Công trìnhcủa con ngườivới tạo tác của thiên nhiênvà tâm tưởng trong trạng thái “định” đã trở thành một,ngưng đọng, vạn pháp trống rỗng và tịch nhiên… Nhưng cũng chính tự trạng thái Thiền Định (Samadhi  - Dhyāna)sơ cơ này tuy không dễ mấy ai có được vội vô trí “điên đảo mộng tưởng” lấy làm “sở đắc”, thực chất đấy chỉ là vận dụng một Tâm Sở (Cetasika) để giữ yên những Tâm Sở khác trên đối tượng làm đề mục qua một khoảng thời gian lâu dài bao nhiêu tuỳ  thuộc trình độ và trạng thái Tâm an trú với đối tượng làm đề mục … Tạm mượn từ chế định gọi là “Định” hay “Thiền Định”:  Tâm của ta trở nên yên tịnh, vắng lặng có thể quán chiếu mọi vật từ nội thân và ngoại giới một cách rõ ràng… Trạng thái  như nhất này là cả quá trình quán niệm từng sátna, từng sátna trực ngộ, vượt qua khỏi những ngôn từ và Danh - Sắc thuộc Quy Ước Chế Định trong thế gian pháp, Tâm - Thân đồng nhất thể, Tâm - Vật trực ngộ như nhất…. Trong Kinh Cựu Ước Thiên Chúa Giáo có thuyết kể đoạn tiên tri Moses xuống núi sấp mình quỳ lạy và hôn mặt đất rồi xuất thần thảng thốt nên lời: “ Ôi… Mặt đất thật mầu nhiệm… ! ” ...?, bấy giờthân tâm của Moses trực ngộ với đất, Moses là đất mà đất cũng là Moses, hai thực thể đã hoà nhập thành một đồng nhất, cảm nhận của đất về Moses như thế nào thì Moses cũng có cảm nhận về đất như y như vậy…!  Đến nay đã qua đi hơn 3.000 năm… Có ai trong số hàng triệu Kytô hữu thấu hiểu và chứng nghiệm được trạng thái “xuất thần” của thánh Moses ? Ngàn năm trước, chính nhà Sư Padma Sambhava (Liên Hoa Sanh) khi đem Đạo Phật truyền vào Tây Tạng (Tibet), ngài nhận thấy  khí hậu và thổ ngơi trên dãy núi tuyết Hymalaya rất khắc nghiệt và nguồn thực phẩm khan hiếm, đời sống sinh hoạt rất khổ cực, nghèo khó của cư dân… làm trở ngại cho giới tu sĩ muốn tu hành Thiền Định...! Ngài đã thiện xảo truyền dạy bí pháp luyện luồng Chân Hoả Tam Muội (Khundalini ) vận chuyển qua 7đại huyệt (Cakra ) trong thân thể. Theo lời chỉ dạy của Đạo Sư Vajrayana thì phương pháp Khundalini này xuất xứ từ đạo Hindhu - Bà La Môn Du Già do Thần Shiva (có tôn danh khác nữa là Deva Avalokistesshvara - Quán Thế Âm là Tổ Sư của dòng Mật Tông Vajrayana) huyền bí truyền dạy, song hành với giáo lý Đạo Phật và Mật Chú - Thủ Ấn cho tu sĩ Tây Tạng làm nên nền Phật Giáo Mật Tông với nét đặc thù “Bí Mật Truyền Thừa”. Đặc biệt bộ pháp luyện Luồng Chân Hoả bí truyền đã hầu như gần mất trong thế gian nầy từ lâu, có lẽ chỉ còn một vài Đạo Sư đắc pháp hiếm quí màđời thường khóhạnhngộ…! Luồng Chân Hỏa khi tập luyện thành tựu sẽ xuyên suốt qua bẩy Đại Huyệt vốn là  trung tâm sinh lực của thân thể,  khai mở cho ta chứng đắc Thế Giới Quan nhiệm mầu của từng Cakra từ dục giới, sắc giới, vô sắc giới, đưa Tâm Thức vượt ra khỏi thân xác và Thế Gian Pháp vốn chật hẹp, thô kệch và có nhiều phiền não … ! Từ dãy tuyết sơn lạnh lẽo Himalaya ngàn năm trước, hành giả Du Già  Milarepa đã được vị đạo sư Marpa làm lễ Quán Đảnh với bổn tôn dòng pháp Mật Thừa và ban cho giáo lý Mật Tông Chân Ngôn - Ấn Chú Bí Truyền và kỹ  thuật vận hành Luồng Chân Hoả. Milarepa đã nan hành khổ hạnh trên dãy tuyết sơn, thành tựu viên mãn Đạo  - Quả Arahan…và bấy giờTổ Sư Bodhi Dharma (Bồ Đề Đạt Ma) hành trình từ Tây Trúc đến Đông Độ (Trung Hoa), rồi Ngài Iại vượt qua sa mạc mênh môngxứ Mông Cổ, đến hội kiến với Milarepa, thọ lãnh bí pháp luyện Luồng Chân Hỏa,rồitrở về lại Trung Hoa,diện bích tọa Thiền9 năm ròng rã trong hang động núi Thiếu Thất - Hồ Nam… Sau Ngài rời núi, phóng bè lao vượt sông trở về lại Tây Trúc- Ấn Độ (trong số cổ thư quí báu của Tây Tạng đã được lưu giữ hơn thiên niên kỷ qua có văn bản: Hành Giả Áo Vải Milarepa. Milarepa Người Siêu Việt , Một Ngàn Bài Hát Của Milarepa do những đại đệ tử của Milarepa như : Rechungpa và Gambola,… ghi chép lại tiểu sử và hành trình tu chứng của Đạo Sư Milarepa, trong nội dung có đề cập dấu ấn Tổ Sư Bodhi Dharma hội kiến Đạo Sư Milarepa trên dãy tuyết sơn và thọ nhận pháp môn Luồng Chân Hoả. Văn bản Milarepa trong Cổ Thư đã được chuyển dịch qua nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Hán, Nhật, Ý, Ấn Độ, …riêng bản dịch Việt ngữ: Con Người Siêu Việt của Đỗ Đình Đồng đã bỏ xót, hoặc cố ý loại bỏ phần này, bản dịch của tác giả Nguyễn Tường Bách có đề cập tới chi tiết Bodhi Dharma hội kiến Milarepa và thọ nhận pháp môn Luyện Luồng Chân Hoả).(Trong tác phẩm Thiền Đạo Tu Tập (The Practice of Zen) tác giả Chang Chen Chi (Trương Trừng Cơ), Bản dịch của Như Hạnh, tác giả cũng là một hành giả tu Thiền đã du phương qua nhiều những thiền viện Trung Hoa, Tây Tạng … Ông đã có đề cập đến: “ có một phương pháp môn tu tập Thiền Định độc đáo khác do các Đạo Gia phát minh ra gọi là “Nhất Tự Quyết” nhờ đó một hành giả có thể đánh thức dậy cái Khundalini (sinh lực) trong một vài ngày bằng một số cách vận động đặc biệt hai ngón tay cái. Cách chính xác của vận động này được giữ tuyệt đối bí mật...”(ngưng trích).Thật vậy phương pháp tập luyện vận hành Luồng Chân Hoả  trong thân thể đã hầu như mất hẳn ở thế gian hiện tại, chỉ còn lại tên gọi và  lý thuyết, thực tế khó  tìm được những ai có được cơ duyên lớn trong đời được thọ học pháp môn “Nhất Tự Quyết” (Khundalini) vi diệu nầy ? Đạo Sư Nagar Nuci là tôn trưởng của dòng phái Karma Vajrayana Du Dà đã chỉ dẫn, giảng dạy thật tường tận từng chi tiết phương pháp luyện Luồng Chân Hoả để tập trung một phần nhiệt năng trong thân xung vào Đại Huyệt dưới cùng là trung tâm sinh lực của con người, được hiểu biết như con rắn lửa và là năng lực của dục tính (không hiểu phiến diện chỉ là sinh hoạt tình dục của giới tính) là nguồn của sự sinh sản, là sự sống của con người và luồng chân hoả nầy gồm có hai luồng Âm và Dương chuyển động xoắn lấy nhau dọc theo xương sống từ dưới lên trên: luồng Âm tính chất mát mẻ chính là chân nguyên Khí Âm của toàn thể  Dịch Thuỷ luân lưu trong thân gọi chung là Huyết, và luồng Dương tính chất ấm nóng chính là chân nguyên Khí Dương của toàn thể lưu lượng thúc đẩy Huyết luân lưu trong thân thể. Cả hai luồng nguyên khí Âm - Dương gọi chung là Khí Huyết là gốc của Hệ Sinh Lý thân thể… Với kỹ thuật vận động tinh xảo của bí pháp luyện Luồng Chân Hoả theo thời gian công phu nhiếp thu, luồng chân hoả Âm và Dương sẽ được khéo điều động hợp nhất, đưa vào đường Kinh Susuma dọc theo tuỷ xương sống xuyên suốt thông qua tất cả 7 Cakra … và biểu tượng để Quán Trung Tánh của hai đối cực Âm và Dương luân lưu trong thân để quân bình, cân bằng hai luồng chân hoả Âm – Dương. Để chỉ hoạ khai tính chất hoà hợp như nhất khi luân lưu trong đường Kinh Susuma là hình vẽ Thangka Mandala (thế giới quan) hoặc tượng khắc tạc nữ nhân là thể tánh của nữ thần Shakti và nam nhân là thể tánh của thần Shiva trong tư thế Liên Hoa Giao Hoan gốc ở đạo Hindhu (Bà La Môn, Ấn Độ Giáo có trước thời Đức Phật). Những hành giả kham nhẫn luyện tập luồng chân hoả là hạng bậc có trình độ cao thượng thừa, chứ không thể là kẻ sơ cơ mà được truyền giáo pháp, vì tính chất là con đường đi tắc thu ngắn thời gian tu hành để thành đạt Thiền Định, và cũng rất nguy hiểm như dao hai lưỡi “nó” không dành cho những đệ tử, tu sĩ thiếu căn cơ và không đủ năng lực ý chí sắt thép chỉ cầu thành tựu để giải thoát ! Trong thời gian luyện tập tuy chưa được thành tựu rốt ráo, luồng chân hoả tiệm tiến vẫn phát triển ảnh hưởng trở thành năng lực hỗ trợ cho thân thể khang kiện chịu đựng và dung hợp, hoá giải được sự khắc nghiệt của thời tiết, mọi tế bào cấu thành thân thể tự hấp thụ khí trời tiên thiên khí, và năng lượng vi tế trong vũ trụ để sinh sống, khiến cho thân không cần phải dung nạp số đủ lượng thực phẩm cần thiết cho sự sống khi cần phải ẩn cư trong hang động hiểm trở trên núi tuyết thanh khiết để tu tập Thiền Định trên tiến trình Tứ Thiền – Bát Định . Nhưng chỉ cần một tư tưởng dục lạc khởi lên trong Tâm thì luồng chân hoả sẽ bị nghiêng lệch, xáo trộn, tán loạn sẽ thiêu đốt, phá hư hoại hệ thần kinh và thân thể phát bệnh, thân nhiệt sẽ bốc thoát ra khỏi cơ thể làm mạng vong, trạng thái chân hoả thoát ra khỏi thân rồi sẽ chết trong y lý gọi là “tẩu hoả nhập ma” và cho dù có thành tựu khai mở toàn thể bảy (7) Cakra cũng chẳng phải là yếu tố dẫn đến Giác Ngộ (Buddha)…!
  
Sau cơn giông bão, trời quang, mây tạnh, hé lộ vầng trăng sáng soi rõ ngôi đền cổ vùng Tsaparangtịch liêu và thời gian quá vãng như đã  không còn hiện hữu trong trí nhớ mù mờ phai nhạt của nhân tình thế thái …!  Bỗng trong đêm nay, khuôn mặt tượng Phật Sakya Muni toạ  Thiền trong tư thế  hoa sen và ngôi đền đượcchiếu sáng bởi ánh trăngnhư thực thể linh hoạt huyền ảo, không gianbỗng đầy tiếng kêu thanvà cả ngôi đền như oằn mình kham nhẫn dưới sức nặng của nhiều thế kỷđè lên và ngự trị …! Bỗng từ kẽ nứtcủa tượng đá bên cạnh bức họaThiên Nữ Tara có một cánh Tuyết Liên Hoa trắng tinh khiết huyền diệu hé lộ, thần thứcbé nhỏ mong manh trong cánh hoahoảng sợ nhảy ra khỏi trú xứ của mình, hai tay chắp lại cung kính hướng về Thần Tarathỉnh cầu:

-  Om … Padma Bhagavaya Tara Bodhisattva  S’vaha …  Con là thần thức của đoá Tuyết Liên Hoa ngàn năm trú xứ trên dãy tuyết sơn, cung kính đảnh lễ  Thiên Nữ  Tara với bẩy (7) thủ ấn Liên Hoa trên thân huyển sátna vô thường, xin Ngài vô lượng từ bi thậm thâm vi diệu cứu độmọi loài sinh linh, xin hãy cứu chúng con và ngôi đền thiêng liêng này thoát khỏi bị hoại diệt!
 
Thiên Nữ  Tara hướng ánh mắt như hồ thuỷ xanh biếc, dịu hiền, buông toả năng lực từ bi nhìnđoá Tuyết Liên Hoa bé nhỏ lung linh dưới ánh trăng huyền ảo rồi hỏi:

-  Hỡi thần thứcnhỏ bé Tuyết Liên Hoa kiaơi, ngươi chỉ là một thần thức ẩn mình trong thảo mộc sao lại khẩn cầu cho sự tồn tại của ngôi đền vốn dĩ biến thiên với qui luật vô thường tự nhiên: thành -  trụ - hoại - diệt …?

-  Kính bạch Ngài, … Tuy con là thần thức của cái đẹp, trú xứ trong cánh hoa Tuyết Liên bên cạnhbức Thangka Tara tôn trí trong ngôi đền cổ kính này, nhưng chính tất cả Sắc Pháp vật chất từ hạt vi trần li ti trôi lăn miên viễn trong không gian vô định, vương  bám trên vách đá của ngôi đền cho tới tất cả cát sỏi, gạch đá, kèo cột gỗ, bệ thờ, tôn tượng, linh ảnh thangka bày thờ trên bệ cao kia và những mảng rêu xanh ẩm mốc gá trên tường loang lỗ kia … cũng đã diên niên thấm nhuần biết bao năng lực, vô lượng tâm từ của muôn loài chúng sinh phát tâm và thần thức chú nguyện cộng hưởng với tâm lực kham nhẫn tu hành tiệm tiến  hoặc hốt nhiên giác ngộ ngay trong sátna hiện tại bây giờ, ở nơi đây và như thị đang là của chư Tăng - Ni giới tử của Đức Thế Tôn mà tạo thành linh hiển … Do vậy, con cúi  xin Chư Thiên Tara bảo vệ ngôi đền cổ kính này !
 
Chư Thiên Tara nở một nụ cười từ bi, an lạc như mẹ hiền và đưa tay chỉ vào gốc khuất của ngôi đền:

-  Này thần thức Tuyết Liên Hoa bé nhỏ, nhưng con có thần thức bi mẫn vô lượng vượt qua thế gian pháp thường hằng mà thoát khỏi thân phận loài thảo mộc cộng sinh.  Ta chỉ cho con ở trong hốc đá hoang phế của ngôi đền này có cất giữ bộ kinh Prajñāpāramitā (BátNhã Balamật)là Kinh Điển ghi chép lại lời giảng dạy của Đức Thế Tôn: Sắc Pháp (Rupa): Thân:  thể chất có tính thay đổi, biến hoại vô thường không bền vững như ảo ảnh, như giấc mộng chóng tan… Danh Pháp (Nāmadhamma): Tâm: thọ - tưởng - hành - thức là pháp có trạng thái hướng biết đối tượng vốn là các tâm sở vận hành… Tất cả vốn không có tự tánh tức vô ngã, thay đổi liên tục tức vô thường và thật tánh là đau khổ (Abhidhammatthasangaha – Vi Diệu Pháp - Tạng Luận. Nhưng nếu không thấu đáo mà chấp vào Tạng Luận này lại là chồng chất thêm lớp đại ngã có khác gì giới cấm thủ)… ! Do vậy chớ bám vào Danh - Sắc ! Các bậc Đạo Sư Kim Cang tu chứng trong ngôi đền cổ kính này đã thường giáo huấn truyền thừa cho đệ tử trong dòng phái Vajrayana thật là bí mật, không gián đoạn từ khởi thuỷ có Đạo Phật cho những đệ tử thuộc hạng cư sĩ tại gia, và chư Tăng xuất gia có căn cơ và duyên nghiệp đặc biệt với Phật Giáo Đồ được vị Đạo Sư điểm đạo, ấn chứng và truyền pháp để dấn thân vào nơi u tịch khổ hạnh tu hành cho đến giác ngộ (trong Đạo Phật từ ngữ “Giác Ngộ” là tri chứng Đạo và Quả Niết Bàn Nibbàna tức Tâm đã loại trừ rốt ráo ô nhiễm, nghiệp cũ đã đoạn tận, nghiệp mới không gieo… hiểu một cách khác tức đắc Đạo và Quả Arahan)  là tầng Thánh Đạo cuối cùng của hành trình tu hành viên mãn … Giáo thuyết như thế có nghĩa là Đức Thế Tôn giảng dạy giáo pháp với bàn tay này mở ra hiển lộ và bàn tay kia nắm giử lại chăng ? Những Đạo Sư của dòng phái Karma Vajrayana Du Già đã truyền dạy  bộ kinh Prajñāpāramitā và những bí pháp Tông Truyền, Đàn Pháp (Tantra), Ngũ Bộ Thủ Ấn ,Thần Chú (Dharani) chân ngôn vô lượng nghĩa thậm thâm vi diệu, chủng tử vi tế, hạt nguyên tố Akaska, Prãnã tạo thành Sắc Pháp và cũng bị luật Vô Thường hằng chuyển biến đổi sinh diệt trùng trùng duyên khởi… Sắc (Rupa) nầy là phần Vật Lý dù là thô hay vi tế và Danh (Nama) là phần Tâm Lý: Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Ngũ Uẩn nầy trong Trí Tuệ Bát Nhã Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Bodhisattva Avalokiteshavaraya) Tổ của dòng phái Mật Tông đã quán xét thâm diệu ngay trong sátna tự tại bằng Tuệ Bát Nhã Balamật (Pãnnã Paramita) không có gì ngăn trở, chướng ngại và Ngài đã tuyên Đạo: “ngũ uẩn giai không” và hãy: “… viễn ly luôn cả “điên đảo mộng tưởng” lẫn “cứu cánh Niết Bàn… ” ?  Vì ngay cả Niết Bàn (Nibbana) trong Kinh thuyết cũng chỉ là Niết Bàn hữu dư và hãy còn trong Tưởng và còn phiền não  ! Do Phúc hay Họa của Thiện Nghiệp hay Ác Nghiệp, Tà Kiến hay Chánh Niệm mà hành giả hành Thiền, Tâm chứng ở cõi Sơ Thiền thường hay thích dụng “tâm thức ” vân du qua những cảnh giới Atula (cõi Thần) hay dạo chơi vô quán ngại ở các cảnh Trời Sắc Giới… sở “đắc” nầy là phiền não và là trở ngại trên tiến trình “tu chứng” chánh niệm và tỉnh giác Tứ Thánh Đạo  - Quả và Giác Ngộ (Buddha) Nibbana…!
 
Thần thức Tuyết Liên Hoa hoan hỷ, xúc động bi cảm tán thán: “Ôi,… ân sũng Bodhisattva Tara karuni thánh mẫu từ bi đã ban cho con những lời dạy  Chân - Thiện - Mỹbiết bao… như tiếng rống của sư tử vương làm thức tỉnh muôn loài, đem an lạc hạnh phúc cho chúng sinh sáu cõi lục đạo và khai mở tuệ nhãn cho con (siddhi pãnnõ ca maha nanam akasevan ca kavale anatam sihuna basa bahusukan  bahupanna dicbakcaku basiddhime (viết theo âm)lành thay lời tán thán của chư thiên các cõi trời sadhu sadhu sadhu …!!! ( sau khi Đức Phật giảng bài kinh Tứ Diệu Đế đầu tiên cho năm vị  Ajnata Kaundinya - Anna Kondanna  (Kiều Trần Như) thì các vị Trời hoan hỷ tán thán và xưng tụng là “Đức Thế Tôn giảng Kinh Chuyển Pháp Luân …).
 
Nữ chư thiên Tara ung dung buông thả chân trái xuống khỏi toà sen, ngón tay ngài mở ấn hiện ra viên ngọc Mani màu đỏ lưu ly trong suốt, các chư thần hộ pháp đồng tụng thần chú với pháp âm thấm nhuần thấu suốt sáu cõi địa ngục, ma quỉ, súc sanh, atula, người, trời an lạc trong nhất thời:” Om mani jôtí  rásô  yáthá  jôsô váthá - nguyện như ngọc Mani chiếu sáng làm cho sự chú nguyện của con được thành tựu mỹ mãn “  và tiếng tán thán sadhu sadhu sadhu lành thay của chư thiên vang vọng khắp tầng trời…!!!
Thần thức Tuyết Liên Hoa hoan hỷ khẩn khoản cầu xin:

-  Kính bạch mẹ hiền Chư Thiên Tara, không phải chỉ vì riêng cho con thôi, con xin Ngài cứu độmặc dù con vẫn biết ngôi đền cổ kính và kinh điển cất giữ trong các hòmđá kia rồi cũng sẽ bị hoại diệttheo lý vô thường … Nhưng điều con mong cầu là đừng để cho các kinh điển đó mất đi trước khi chúng ta truyền được thông điệp tối thượng của Đức Thế Tôn đã được ghi chép trong đóđến với những chúng sinh có ít bụi trần vướng trong mắt xanh, tìm cầu thọ học lần theo vết “Niêm Hoa Vi Tiếu cho đặng Chân Đế Vi Diệu (Paramattha) mà đạt Lý, ngộ “Đạo” (Giác Ngộ - Buddha) vượt qua  khỏi những ngã chấp, quy ước, lệ thường của vạn cảnh cuộc đời sống trải qua đều chỉ là trong Tục Đế, Danh Sắc Chế Định tù ngục mà thôi !  Kính bạch hiền mẫu Tara, con cúi xin Ngài cứu độ thoát mê lầm cho biết bao nhân sinh hữu tình mai hậu qua phế tích của ngôi đền cổ kính này !

Nữ Chư Thiên Tara động bi tâm bởi lời van xin, khẩn cầu vô lượng từ ái của thần thức Tuyết Liên Hoa nhỏ bé mong manh, dễ tan vở mà kham nhẫn chuyện ơn ích cho muôn loài chúng sinh, Ngài mở to đôi mắt xanh biếc làm rơi rớt những giọt kim cương lấp lánh xuống mặt đất nở thành những nụ sen tinh anh rực rỡ trong đêm, Ngài cất tiếng chú nguyện pháp âm ngân vang lay động khắp mười phương, khiến cho tất cả loài hữu tình như thoát nhiên đại ngộ, hoa Mạn Đà rơi xuống thế gian cúng dường Bodhisattva Tara :

- Om … padme  cinta mani maha guru Tara titdhajiavala casaya hum bhat s’vaha…

Hỡi thần thức Tuyết Liên Hoa bé nhỏ của mẹ, con há chẳng biết chính thần thức từ bi của con khởi lên cộng hưởng với tứ vô lượng tâm của ta khởi lên đã trở thành ngã vi tế là bản chất từ mong muốn được thành tựu thô hay vi tế thì cũng là dụcvọng, tức lại cột thêm lớp dây ngã chấp ràng  buộc trong Tưởng và làm nên trùng trùng duyên khởi cấu thành đời sống nhân sinh trôi lăn miên viễn, nhưng đứng lại tấc sẽ bị chìm đắm, do vậy Đức Thế Tôn đã xa rời hai triền cái mà nhập lưu Nibbana hay sao  (Dìgha Nikàya- Trường Bộ Kinh) ?
 
- Thần thức Tuyết Liên Hoa kiên trì khẩn khoản cầu xin:
- Kính bạch hiền mẫu Tara, Đức Thế TônSidhartha Gautama (ThíchCa MâuNi) ngày xưa cũng được các chư thiênkhẩn cầuEvam me sutam: “ xin Đức Thế Tôn bậc giác ngộ khoan hãy nhập Đại Niết Bàn…” ! Nay con cũng khẩn thiết cúi xin hiền mẫu Tara hãy vì lợi lạc của chúng sinh mà ra tay cứu giúp cho ngôi đền cổ kính này và những tạng Kinh Điển đã được cất giữ trong đó được tồn tại thêm thời gian nữa…?
  
Thần thứcTuyết Liên Hoa hai tay kiết ấn quyết Liên Hoa đảnh lễ bẩy biến trướctượng Phật Sakya Muni uy nghisáng rực vớitất cả mười phương chư Phật và chư vị  Arahan tề tựu xung quanh.

Nữ  Chư Thiên Tara kiết ấn cứu độ trước gương mặt sáng rực ánh hào quang của Đức Phật Sakya Muni mỉm cười viên dung an lạc…! Ngài cất tiếng tụng kệ ngôn:

 Tiasệnê pạcwít kasa ạ mê ụ
 Tiasệnê packúi kasa ạ  mê ụ

(viết theo âm vì khẩu truyền không lập văn tự)

Nguyện như vầng hào quang chiếu sáng trên gương mặt Đức Phật bởi phước báu Balamật của Ngài đã viên mãn làm cho sự chú nguyện của con được thành tựu mỹ mãn. Này thần thức Tuyết Liên Hoa, Đức Thế Tôn và tất cả mười phương Chư Phật cùng hội chúng Chư Thiên, Chư Thần các cõi tề tựu nơi đây vì lời cầu của con xin cho “cái ” Chân - Thiện - Mỹ tích chứa trong Kinh Điển do chính kim ngôn của bậc từ phụ Sakya Muni giảng dạy đã được cất giữ trong ngôi đền phế tích hoang tàn này… Nên ta chú nguyện cho sự thỉnh cầu mong ướccủa con sẽ được toại nguyệnvà hình thể của con cũng như tất cả các sắc pháp trong ngôi đền cổ kính đứng âm thầm soi bóng thời gian lung linh này sẽ không bị hủy hoạicho tới khi thông điệpcủacác conchưa đến tận cùng thế gianthì mục đích thánh thiện của các concũng sẽ chưa được hoàn mỹ”. Có tiếng tán thán của Chư Thiên vang động các tầng trời:” sadhu sadhu sadhu lành thay, lành thay, lành thay thiện hữu Tuyết Liên Hoa …” !!!
 
.Mùa Xuân Năm Sau Trên Dãy Tuyết Sơn:
 
Đầu mùa xuân trên cao nguyên Hymalaya mênh mông, tiết trời còn khá lạnh. Bầu trời xanh thẳm trong suốt như ngọc, không có những tầng mây âm u dày dặc như mùa đông qua.  Hàng cây ven rừng đang vươn nhú những chồi lộc non mơn mởn xanh biêng biếc lấp lánh giọt sương mai còn đọng lại rất diễm tuyệt …!  Bây giờ cũng là mùa hoa anh đào chớm nở cùng với từng đám hoa cải vàng tươi ẩn trong bốn bề núi tuyết hùng vĩnhư có thần thức sinh động huyền bí giao cảm của đất trời và thần linh .  Từ dưới đồi cỏ xanh xa xa… có ba cô gái Nyima, Tenzin và Pema tuổi chừng đang độ xuân thì, đang vui vẻ trêu ghẹo cợt đùa, cười nói tíu tít như đám chim khuyên chuyền cành, lần theo lối tuyết tan lên ngôi cổ tự tìm hái nấm và tuyết liên hoa…Tenzin đã nhìn thấy nhánh bông Tuyết Liên nhỏ bé khép nép ẩn mình nơi kẻ đá rêu phong đang rung nhẹ theo làn gió xuân hây hây thổi lùa qua phiến lá …Tenzin nhìn vẻ đẹp sống động hiện thực như huyền diệu chưa từng biết cảm nhận qua thường ngày, bỗng trong sátna tâm thức của nàng chìm vào trạng thái yên lặng an lạc lạ thường …! Tenzin thấy cánh Tuyết Liên đứng im, bất động không còn lung linh dưới làn gió thanh xuân, không gian và thời gian như ngưng lại một chập bao lâu…cho tới khi dòng tâm thức xao động trở lại, nàng thấy cánh hoa và quang cảnh lại tiếp diễn sinh động nhộn nhịp sau  “cơn mộng” tịch tĩnh vừa qua…! Tenzin đưa tay nâng nhẹ cánh hoa và chú nguyện :” Buddhaya – Dharmaya – Sangaya Siddhi Bojjhanga Piti  Lokayadha - nguyện ơn Tam Bảo gia hộ hỷ lạc, khinh an, hạnh phúc cho đoá tuyết liên hoa, chủng tử bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm -  Namo saha sarabhuya arya Avalokisteshvara Bodhisattva…” ! Có tiếng gọi của Nyima và Pema tìm nàng, Tenzin nghe Pema đang tranh luận với Nyima :
 
-  Vạn vật với thực tánh trên dòng chảy thiên nhiên là thật, chỉ có vô thườngbiến đổi làm cho vạn pháp trở thành huyễn ảo không thật …?

-  Thế gian pháp cũng chỉ là tưởng pháp vốn không chân thật …?                                 

Tenzin nghe rất rõ hai bạn tranh luận, bất chợt nàng mỉm cười và nói:

- Thôi đi, … bóng nắng đã lên ngang đỉnh ngôi cổ tự rồi, “Ta“đói lắm và phải ăn bằng miệng chứ không phải vạn pháp hư ảo hay thật tế nhé hai cô luận sư lục đạo và Giác Ngộ cũng chẳng liên quan gì tới Thiền luận xảo ngôn biện giải, nói chi tới hành Thiền miên mật để đắc “cái”đạo vô thượng … cũng lại là dục vọng, là đại Ngã đó  …? Ô hay, …Tenzin nói cái gì vậy …?
  
Tiếng cười ròn rã của ba cô gái vang lên làm huyên náo ngôi cổ tự vốn đã im lìm, tịch tĩnh là phế tích của nét ấn chứng dòng thời gian vô thuỷ vô chung …!

.Tưởng niệm Anangavajra  Lama Anagarika Govinda– The Way Of The White Clouds – Con Đường MâyTrắng.


Trịnh Khải Hoàng

Westminster, California
 
 
Trinh Khai Hoang gởi