ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA THẤT BẠI
Tình hình Châu Á-Thái Bình Dương ngày càng nguy hiểm bất chấp những lời tuyên bố đầy hy vọng về sự bình yên cùng phát triển trong khu vực có ba nền kinh tế lớn và hiện đại nhất thế giới: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Cộng.
Nguy cơ về một trận chiến khó lường vẫn rình rập tại Châu Á-Thái Bình Dương nên các quốc gia liên quan cố tìm mọi cách ngồi lại bên nhau mà tìm giải pháp qua Hội nghị An ninh Châu Á Đối Thoại Shangri-La ở Singapore trong hai ngày 11 và 12/6/2022.
Đáng tiếc, kết quả chỉ như trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Hai nhân vật chính: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Cộng, Ngụy Phượng Hoà không hề lùi một li (millimeter) nào trong các tuyên bố sau khi kết thúc hội nghị.
Sự thất bại này liên quan đến các vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất, Chính quyền Joe Biden vận động cho Bộ trưởng Austin đối thoại với Tướng Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, chỉ đứng sau Chủ tịch Tập Cận Bình. Hồi tháng 5/2021, Austin đã từ chối gặp mặt người đồng cấp Ngụy Phượng Hoà (Wei Fenghe) tại Singapore để ép Bắc Kinh chấp thuận cuộc gọi với Tướng Hứa (quyền lớn hơn Nguỵ).
Trên nhật báo South China Morning Post, các quan chức của Bắc Kinh nói rằng sự khăng khăng lặp đi lặp lại về một cuộc gặp với Hứa Kỳ Lương là “hành vi giả mạo ngoại giao”. Thất bại vì Chính quyền Joe Biden không hiểu hệ thống chính trị Bắc Kinh buộc Austin phải đối thoại với Ngụy Phượng Hoà theo đúng thông lệ bang giao quốc tế. Do đó, mà lợi thế đối thoại nghiêng về phía Trung Cộng vì mọi quyết định tuỳ thuộc vào Quân uỷ Trung ương. Nguỵ cứ nói vung vít, nhưng, quyết định thuộc về Quân uỷ Trung ương.
Ngày 11/6/2022, Austin đã tổ chức cuộc gặp mặt với Ngụy bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore nhằm đề cập tới “nguyên tắc quản trị cuộc xung đột, cạnh tranh có trách nhiệm và duy trì đường dây liên lạc cởi mở hầu giảm thiểu rủi ro chiến lược”.
Nguỵ nhấn mạnh và chi tiết “Hoa Kỳ không được tấn công và bôi nhọ Trung Quốc, kiềm chế và đàn áp Trung Quốc và “không được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc cũng như không làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc”.
Bản tin của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ không đề cập tới Biển Nam Trung Hoa (SCS) dù cho đã có 9 quốc gia Đông Nam Á tham dự Hội nghị An ninh Châu Á Đối Thoại Shangri-La ở Singapore hàm ý coi thường trong khi bản tin của Bắc kinh thì có đề cập tới nhằm kéo họ vào phe.
Austin và Ngụy đều đề cập tới vấn đề độc lập Đài Loan liên quan tới Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 được Tổng thống Richard Nixon ký với Thủ tướng Trung Cộng, Chu Ân Lai về “một nước Trung Hoa”.
Vào lúc ấy, Đài Loan do Thống chế Tưởng Giới Thạch đưa Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cai quản di tản tới Đài Loan và lập kế hoạch tái hồi Hoa Lục nên Hoa Kỳ công nhận “một nước Trung Hoa” là lưu lại con đường giải Cộng hợp pháp. Vì thế, Hoa Kỳ giúp đỡ mọi mặt để Đài Loan mang danh nghĩa Trung Hoa Dân Quốc cần bảo vệ. Hoa Kỳ đã giúp Tưởng Giới Thạch chống trả cuộc xâm lăng Quần đảo Kim Môn (Kinmen cách thành phố Hạ Môn 2 km và cách Đài Loan 210 km) của 19,000 Giải phóng quân Trung Quốc trong 2 ngày kể từ 25/10/1949 làm thiệt mạng 3,900 và 5,000 tù binh. Xe tăng M5A1 cùng Pháo đài bay B-25 và B-26 của Mỹ đã giúp Đài Loan chiến thắng.
Ngày 18/3/1950, Quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Đài Loan đã mở cuộc tấn công vào ven biển Hoa Lục cách Thượng Hải 200 dặm về phía Nam suốt mấy tuần lễ rồi rút quân nhằm chứng minh quyết tâm khôi phục chế độ Trung Hoa Dân Quốc.
Ngày 23/8/1958, thi hành lệnh của Mao Trạch Đông hàng trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Cộng bố trí trên chiều dài 30km ở Hạ Môn đồng loạt nhã đạn lên đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát có 50 ngàn dân và 100 ngàn binh sĩ Quốc Dân Đảng. Cuộc “đấu pháo” kéo dài 21 năm chỉ chấm dứt sau khi Trung Cộng và Hoa Kỳ thiết lập bang giao vào năm 1979.
Một hòn đảo nhỏ như Kim Môn chỉ các bờ 2 km mà không chiếm được làm sao dám mơ tưởng tới xâm lược Đài Loan. Đoạn đường biển 150 km từ Hoa Lục tới Đài Loan làm sao an toàn trước các đợt tấn công của các lực lượng Hải quân hùng hậu nhất toàn cầu?
Thứ hai, Hoa Kỳ và Trung Cộng đóng vai trò chính trong thời gian 10 năm xây dựng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) với 168 nước tham gia mà chỉ có 157 ký khi có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, và 60 quốc gia phê chuẩn. Quốc hội Mỹ không phê chuẩn, nhưng, tuân theo quy định của UNCLOS vì phù hợp với các quy tắc hàng hải đã có từ trước. Tuy Bắc Kinh đã ký và phê chuẩn UNCLOS mà hành động theo quy luật do Bắc Kinh soạn thảo trong mưu đồ biến Châu Á-Thái Bình Dương thành chiếc ao nhà.
Bắc Kinh liên kết với nhiều nước khác để mở rộng lãnh hải từ 3 hải lý lên thành 12 hải lý. Theo thời gian, Trung Cộng sử dụng vũ lực để thu hẹp chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán của Các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, Brunei).
Yêu sách “Đường 9 Đoạn” của Trung Cộng bị Toà án Trọng tài Thường trực (PCA) do UNCLOS lập ra bác bỏ.
Bắc Kinh liền đưa ra yêu sách Tứ Sa gồm Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Hoàng Sa, Paracel Islands), Trung Sa (Bãi ngầm Macclesfield), Nam Sa (Trường Sa, Spratly Islands) để đòi quyền có Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) bao trùm toàn bộ Biển Nam Trung Hoa.
Từ đầu năm 2021, Trung Cộng công bố “Luật Hải cảnh” có hiệu lực từ tháng 1/2021 cho phép nổ súng vào tàu, thuyền trên biển. Tháng 4/2021, Bắc Kinh ban hành “Luật An toàn Giao thông Hàng hải” buộc các loại tàu kể cả tiềm thuỷ đỉnh hạt nhân, tàu chở nguyên vật liệu phóng xạ, dầu, chất hóa học, khí thiên nhiên hóa lỏng và các chất độc hại khác đều phải cung cấp thông tin chi tiết khi đi qua vùng mà Bắc Kinh đặt tên “vùng lãnh hải” của Trung Cộng.
Đầu tháng 6/2022, Gia Nã Đại tố cáo chiến đấu cơ Trung Cộng thường bay rất gần hoặc cắt đường bay của các phi-cơ-không-tuần đang thi hành nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc trên Biển Đông Trung Hoa.
Ngày 5 tháng 6, Úc Đại Lợi cũng tố cáo chiến đấu cơ J-16 của Trung Cộng đã bay rất gần chiếc phi cơ hải tuần P-8A đang hoạt động trong không phận quốc tế của Biển Nam Trung Hoa để thả mảnh vụn kim khí trước P-8A rồi tăng tốc và cắt mặt ở khoảng cách rất gần.
Chưa bao giờ ECS và SCS là tài sản riêng của bất cứ quốc gia nào. UNCLOS đã quy định rõ ràng ranh giới, quyền hạn của mỗi quốc gia duyên hải mà Trung Cộng đã ký và phê chuẩn.
Vùng biển Quốc tế sẽ là nơi mà mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều bình đẳng về lợi ích và hoạt động, kể cả quy định liên quan đến khai thác hải sản.
Đã đến lúc Cộng đồng Quốc tế phải hợp lực tẩy chay bất cứ quốc gia nào, dù cường quốc hoặc nhược tiểu dám chà đạp lên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Nhân loại cần Hoà Bình, nhưng, không hèn nhát trước bạo quyền.
Đại-Dương
______________
usaelection gởi