Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 

Đốt thân thể cúng dường chư Phật

*
Lê Huy Trứ
2/18/2016
 
Sau khi Phật thành đạo 5 năm, di mẫu (dì) của Phật là Mahà Prajàpatì Gautamì cùng với 500 phụ nữ dòng họ Sakya (Thích Ca) đến nơi Đức Phật đang ngụ tại Vaisàli và xin Phật cho phép nữ giới xuất gia, từ bỏ gia đình sống cuộc sống tu sĩ không gia đình trong pháp và luật do đức Phật giảng thuyết. Các vị ấy cầu thỉnh 3 lần và đức Phật cũng 3 lần từ chối. Di mẫu ngài và 500 phụ nữ kia cùng nhau cắt tóc, mặc y vàng, đi đến chỗ Phật lần nữa để xin.  Ananda, vị thị giả thân cận của Phật, ngỏ lời xin giùm cho họ, nhưng 3 lần xin, 3 lần bị từ chối.  Sau đó, Phật chấp nhận họ với điều kiện là nếu phụ nữ thọ trì được 8 nguyên tắc không bao giờ có ngoại lệ sau đây thì có thể thay thế cho lễ truyền giới, và như thế họ mới có thể chứng đạt thánh quả trong nếp sống xuất gia phạm hạnh.  Di mẫu và 500 phụ nữ vui vẻ chấp nhận đề nghị đó và với tâm hoan hỷ như vậy, họ đều được đắc giới. Tuy nhiên, với thân phận mới như thế họ không thể chứng thánh quả ngay lập tức được. Sau đó, khi họ được Tôn giả Nandaka giáo thị vài lần, họ mới thấy tiến bộ lần trong tiến trình giải thoát và chứng thánh; vì ngay cả vị tỳ kheo ni nổi tiếng nhất cũng chỉ chứng được Tu Đà Hoàn trong giai đoạn này.
 
Có điều mà tôi không hiểu là đi tu vui sướng gì mà đám phụ nữ này rũ nhau năn nĩ được xuất gia tập thể?  Vô lý hơn là họ tu tiến bộ cở nào cũng chứng tới Tu Đà Hoàn là cao nhất, không thể thành Phật được?  Nói theo quan niệm bây giờ thì tất cả các tôn giáo đều kỳ thị đàn bà.  Đạo Ki Tô và những đạo khác đã giải thích rất rõ ràng tại sao và bắt buột người nữ phải vâng lời người nam.  Đạo Phật không giải thích rõ ràng về vấn đề này, chúng ta chỉ biết qua kinh điển là phái nữ chỉ có thể đạt tới Tu Đà Hoàn cho dù có tu tiến bộ cở nào cũng khó đạt được vị quả cao hơn.  Theo tôi, chữ ‘kỳ thị nam nữ’ không phải là ý tốt nhưng ‘phân biệt nam nữ’ có vẻ tương đối dễ nghe hơn dù cả hai cùng có một nghĩa là ‘phân biệt đối xử.’  Ai cũng biết rằng nam nữ sinh ra khác biệt, hay tất cả chúng ta sinh ra ‘độc nhất, đặc thù’ (unique.)  Tất cả chúng sinh đều sinh ra là duy ngã độc tôn.  Mỗi cá nhân của mỗi con người, mỗi chúng sinh kể cả con vật lẫn cây cỏ ngay cả tất cả vạn vật trong vũ trụ đều không một thứ gì tuyệt đối đồng nhất thể cả cho dù có clone hay copy cũng vẫn không giống bản chính gốc.  Vì vậy mà mới có danh sắc, có căn cước (ID,) và có Ngã.  Trở lại công án trên, tất cả các giáo chủ của tôn giáo đều là nam giới cho nên dễ dàng giải thích là chỉ có nam giới mới đạt được trình độ tột cùng của tâm linh và trí tuệ.  Cho đến một ngày nào đó chúng ta có một Đức Thế Tôn nữ giảng đạo giác ngộ thì nhân sinh mới hiểu nỗi cái bất khả tư nghì nầy.  Hay đây là trò chơi thuần lý trí, sáng tạo bởi đàn ông vì bản tính của người nam, dương, là lý tính.  Trong khi đó, người nữ sinh ra với bản chất cảm tính, âm?  Âm không thể thành Dương hay ngược lại?  Âm là Âm; Dương là Dương!  Đó là thực tại, là luật của vũ trụ.
 
Trong Đạo Phật Siêu Khoa Học, Phần 1: Quang Minh, Minh Giác Nguyễn Học Tài chép: “Trong băng giảng về “Chết,” Sư cô Như Thủy kể rằng sau khi Phật nhập diệt, bà Kiều Ðàm di mẫu (dì của Phật) và bà Da Du Ðà LA cùng 500 ni tăng đã dùng một thứ lửa gọi là Hỏa Quang Tam Muội để tự thiêu. Sư cô nói thêm rằng trong thế gian này có một số người tự phát ra lửa để đốt cháy thân thể của họ. Ví dụ một bác sĩ đang ngồi làm việc, bỗng trong người ông phát ra một thứ lửa đốt cháy cơ thể của ông ra tro trong khi bàn làm việc, giày dép và quần áo vẫn y nguyên.”
 
 
 
Các khoa học gia Nhật Bản loan báo khi nghiên cứu chiều sâu của tế bào, họ đã khám phá ra những cánh quạt máy thiên nhiên ti vi nhất quay với một tốc độ rất mạnh trong mỗi tế bào.  Quan sát trực tiếp sự chuyển động, họ đã nhận thấy một phân tử Protein F1-ATPase hoạt động như một cánh quạt máy với đường kính của nó chỉ bằng một Namometer đang quay trong một cái không gian có đường kính 10 Nanometer.  Tôi xin giải thích đơn giản dễ hiểu hơn, khỏi phải nghiên cứu thí nghiệm mất công.  Tế bào trong cơ thể ta cần thở, điều đó ai cũng từng trải với kinh nghiệm đầy mình, mà thở có nghĩa là hít Oxygen vào thở thán khí ra như cái máy quạt điều hòa không khí.  Để đàm luận cho vui, có thể lửa Tam Muội là từ những vi năng tử phát ra và được những phân tử Protein F1-ATPase, hay những cánh quạt thiên nhiên vi ti trong mổi tế bào đưa tới. Trường hợp những vị đạo sĩ hay những đấng Bồ Tát có hào quang, lửa nội thân là do tu luyện đắc đạo mà thành tựu quang minh tam muội. Trường hợp vị bác sĩ ‘tự thiêu bằng lửa’ trong người phát ra và những người trong cơ thể có lửa là do bẩm sinh mà có từ kiếp trước.  Những người này dùng ‘lửa tam muội’ biến thân như Star Trek chứ không phải đốt cháy thành than bởi lửa thế gian.  Ông bác sĩ, các bật tu luyện có thần thông biết họ làm gì chứ không phải tự thiêu.  Họ dùng thần thông cúng dường tam bảo có nghĩa là về với Phật chứ không phải tự thiêu đốt chết để cúng dường tam bảo như chúng ta vô minh hiểu như vậy khi đọc như vậy trong kinh.  Cho nên, trường hợp của bà Kiều Ðàm di mẫu và 500 ni tăng đã ‘tự thiêu bằng hỏa quang tam muội,’ cũng như trường hợp của Mã Minh Bồ Tát đã dùng Long phân tán tam muội tự biến thành một vầng mặt trời sáng chói trước khi tịch diệt là họ đang đằng vân giá vủ từ giả cỏi Ta Bà, tịch diệt chứ không ô hô ai tai chết vì phỏng lữa.  Cho nên đọc vậy, nghe vậy, thấy vậy mà không phải như thị tri kiến, hiểu như vậy mà phải biết dùng một chút trí tuệ, một chút tưởng tượng lẫn luận lý (logic) khoa học hiện tại để giải mật ngôn ngữ ý xưa của tiền nhân.
 
Theo bản thống kê thì mỗi cá nhân là những nguyên tử với số lượng tương đương là 1028 trong khi đó cơ thể con người ta có cở 100 tỉ tỉ tế bào (100,000,000,000,000, hay 1014), mỗi tế bào có khoảng 100,000 vi năng tử, tức là cơ thể chúng ta có tất cả: 100,000 x 100,000,000,000,000 = 1019, hay 10 triệu tỉ tỉ vi năng tử. Nếu biết số nhiệt lượng của mỗi vi năng tử đem nhân với 10 triệu tỉ tỉ vi năng tử, chúng ta sẽ biết tổng số nhiệt lượng bất khả tư nghị trong mỗi người.  Tuy nhiên, nhiệt lượng trung bình hay thân nhiệt (body temperature) của chúng ta là 97.6o F.  Muốn đốt một cơ thể một con người ra tro phải mất 1,200o F.  Mà muốn ‘phân tán tam muội’ thì phải cần một nhiệt lượng tương tương với nhiệt độ của mặt trời, nóng hơn cả núi lửa, mới về chầu chư Tổ chầu chư Phật và các Bồ Tát được còn dùng nội lực kém hơn thì chỉ có nước đi chầu Diêm Vương.
 
Hoả giới tam muội,  (火界三昧) Phạm: Agni-dhàtu-samàdhi. Hay Hỏa quang tam muội, Phạn ngữ là tejoprabhàsamàdhi, cũng gọi Hỏa quang định, tức một loại thiền định khiến cho thân thể bốc lửa.  Cũng được gọi Hỏa giới định, Hỏa quang tam muội, Hỏa sinh tam muội.  Tiếng Tây Tạng gọi là tummo, Ấn Độ gọi là Kundalini, nghĩa là cuộn xoắn, hay hỏa xà,  Trung Hoa gọi là luồng khí hỏa hầu.  Theo thiền định trong đó từ thân Thiền giả phát ra lửa.  Theo đạo gia thì chân hỏa có thể khiến cho âm nghiệp tan hết, chuyển thức thành trí, luyện hình.  Những nhà tu huyền bí thuộc dòng áo vải Kargyupa của Milarepa hay đề cao huyền thuật này. 
 
Luận Đại tì bà sa quyển 177 chép, đức Phật Để sa trải ni sư đàn (tọa cụ), ngồi kết già, vào Hỏa giới định.  Kinh Tần bà sa la vương nghinh Phật trong Trung a hàm quyển 11 chép, tôn giả Uất tì la ca diếp vào Hỏa định, thân phát ra những ngọn lửa. Cũng có trường hợp vào định phát ra lửa để tự thiêu thân mà nhập Niết bàn, cũng gọi là Hỏa giới tam muội, như kinh Đại bát niết bàn (bản 3 quyển) quyển hạ chép, ngài Tu bạt đà la vào Hỏa giới tam muội ở trước Phật mà nhập Niết bàn. Ngoài ra, Tam muội của Bất động minh vương trong Mật giáo từ thân mình phát ra lửa cũng gọi là Hỏa sinh tam muội, biểu thị cho việc dùng lửa trí tuệ của tâm Bồ đề thanh tịnh đốt sạch phiền não tam độc, ngũ dục. [X. kinh Tần bà sa la vương; kinh Để lí tam muội da Q.thượng; phẩm Phổ thông chân ngôn tạng trong kinh Đại nhật Q.2; luật Ma ha tăng kì Q.32; luận Đại trí độ Q.4; Đại nhật kinh nghĩa thích Q.7.]
 
Qua cuốn Từ điển Phật học Huệ Quang do hòa thượng Thích Minh Cảnh chủ biên.  Theo đó, “hỏa quang tam muội” còn gọi Hỏa giới tam muội, Hỏa diệm tam muội hoặc Hỏa sinh tam muội, tức là ngọn lửa phát ra từ thân mình “biểu thị cho việc dùng lửa trí huệ của tâm Bồ đề thanh tịnh mà thiêu sạch phiền não và tam độc (tham – sân – si) cùng ngũ dục (tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống và mê ngủ)”. Ngọn lửa ấy cũng có trường hợp “phát ra để tự thiêu thân mà nhập Niết bàn.”
 
Khi đức Phật Thích ca Mâu ni nằm nghiêng hông bên phải an nhiên thị tịch trong rừng Tala song thọ, ngài Ca-diếp từ xa về thấy “Tam muội chân hỏa trong kim quan của Phật cháy đỏ rực với ánh sáng xá lợi chiếu khắp đất trời.”  Trong Bản Hạnh Tập Kinh tờ 40, "Bấy giờ Đức Như Lai cũng vào hỏa quang tam muội như thế, thân mình bốc ra ngọn lửa lớn" (Như Lai dĩ thời diệc nhập như thị hỏa quang tam muội, thân xuất đại hỏa.) 
 
Đoạn văn sau đây được trích từ Theo gót chân Bụt trong tác phẫm Ðường Xưa Mây Trắng của Thiền Sư Nhất Hạnh, khi Tôn Giả Ca Diếp dùng Lửa Tam Muội để châm lửa hỏa đàn trong lễ trà tỳ:
 
“Mặt trời vừa đứng bóng thì Tôn Giả Ca Diếp (Mahakassapa) và đoàn khất sĩ tới được đền Makuta-Bandhara, nơi dựng hỏa đàn của lễ trà tỳ.  Tới nơi, Tôn Giả Ca Diếp trật áo tăng già lê bên vai phải, chắp tay, cung kính và im lặng đi nhiễm quanh hỏa đàn ba lần. Rồi Tôn Giả Ca Diếp dừng lại, chắp tay hướng về nhục thân Bụt để lạy xuống.  Năm trăm vị khất sĩ đi theo cũng đồng thời lạy xuống. Tôn Giả Ca Diếp vừa lạy xong ba lạy và đứng lên thì hỏa đàn tự nhiên bốc lửa.” 

Không biết Thiền Sư Nhất Hạnh lấy sự kiện lịch sử này từ đâu ra nhưng đa số chúng ta vì tôn kính các bật sư ni nên không dám chất vấn.  Tuy nhiên, những lối tả chân này cũng không khó chứng minh trong thời đại bây giờ, cứ tới nhà hòm xem họ thiêu xác, chỉ cần một bấm nút là lửa tam muội hơn 2000 độ phọt ra ngay.
Trường hợp hai thiền sư Việt Nam Bảo Tánh và Minh Tâm tự phóng hỏa quang tam muội để lại thất bảo không chỉ là chuyện đồn đại ngoài xã hội đương thời mà còn ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư với thông tin: “Vua xuống chiếu đem thất bảo ấy về chùa Trường Thánh để hương đèn thờ cúng.”   Thời đại bây giờ chưa thấy cụ nào tự phóng hỏa quang tam muội để biểu diễn trước khi tiêu diêu cực lạc cho chúng ta thưởng thức một tí.
 
Trong Lăng Kính Ðại Thừa, cụ Nghiêm Xuân Hồng kể rằng Ngài Mã Minh Bồ Tát lúc thị hiện tịch diệt, Ngài nhập Long Phân Tán Tam Muội, thân bay lên hư không, bay luôn và chói sáng như mặt trời trong một hồi lâu rồi như con nhạn là đà đáp xuống mặt đất, ngồi kiết già mà thị tịch.  Cụ Nghiêm Xuân Hồng có sinh vào thời đó hay có đích thân chứng kiến là Ngài Mã Minh Bồ Tát biểu diễn thần thông bay lên bay xuống, bay đi bay lại, bay về rồi ngũm củ tẻo?  Ngài Mã Minh muốn dạy chúng ta bay chơi trước khi thăng thiên?
 
Tôi xin dài dòng một tí về Ngài Mã-Minh (Asvaghosa): Niên đại xuất thế của Mã Minh Bồ Tát có nhiều thuyết khác nhau. Lại căn cứ nơi luận Thích Ma Ha Diễn thì có đến sáu ngài Mã Minh. Nhưng theo sự nhận xét của phần đông các nhà học Phật thì trước sau chỉ có một Mã Minh Bồ Tát. Và, riêng về thời đại trứ tác, bộ Đại Thừa Khởi Tín đưa ra thuyết ngài xuất thế khoảng sau Phật diệt độ 600 năm, là có phần chính xác hơn hết.
 
Ngài Mã Minh dòng dõi Bà La Môn, người thành Sa Kỳ Đa (Sakera) thuộc xứ Trung Ấn. Ngài là bậc học vấn uyên bác, biện tài vô ngại, văn chương, thi phú hơn người, thông suốt Phệ Ðà cùng những môn học phụ thuộc, rành về các giáo quỹ chân ngôn. Ngài có những biệt danh là: Nan Phục, Nan Phục Hắc, Dõng Mẫu Nhi, Phụ Nhi, Pháp Thiện Hiện, Thể Huệ... Ban sơ ngài học theo ngoại đạo, biện luận thắng tất cả các học giả Phật Giáo tại nước Ma Kiệt Đà. Nhưng sau gặp Đại Đức Hiếp Tôn Giả và Phú Na Sa (Pùrnayasas) ngài bị chiết phục, suy kính hai vị ấy làm bậc thầy.  Khi đã nương về chánh pháp, ngài du hành các miền Trung, Bắc Ấn, đem tài hùng biện chiết phục ngoại đạo, tuyên dương Phật Giáo, thanh danh vang dội khắp nơi. Tương truyền ngài có tài vừa đàn vừa ca, làm cho loài ngựa cảm động chảy nước mắt, kêu lên tiếng bi thương. Và, lúc vua Ca Nị Sắc Ca tiến đánh thành Hoa Thị, đòi một trong hai điều kiện: dâng ngài Mã Minh, hoặc nộp vàng chín ức. Chủ thành không có đủ vàng, đành phải đem ngài Mã Minh ra thay thế. Khi vua được ngài Mã Minh, liền rước về Bắc Ấn để hoằng dương Đại Thừa Phật Giáo. Có thuyết nói, trong thời kỳ kiết tập Kinh Điển lần thứ tư, ngài Mã Minh đã tham gia với phận sự nhuận sắc văn chương.
 
Về phần trứ thuật, tương truyền ngài có soạn hơn 100 bộ Kinh Luận, nhưng hiện nay chỉ còn mười tác phẩm như sau: Phật Sở Hành Tán, Đại Trang Nghiêm Luận Kinh, Thập Bất Thiện Nghiệp Đạo Kinh, Lục Thú Luân Hồi Kinh, Sự Sư Pháp Ngũ Thập Tụng, Ni Kiền Tử Vấn Vô Ngã Nghĩa Kinh, Đại Tôn Địa Huyền Văn Bản Luận, Đại Thừa Khởi Tín Luận, Bách Ngũ Thập Tán Phật Tụng, và Bản Sanh Mạng Luận. Trong bài tựa quy kính của Đại Trang Nghiêm Luận Kinh, ngài đã viết:

Phú Na, Hiếp Tỷ Khưu
Các học giả Di Chức
Chúng Tát Bà Thất Bà
Bậc Ngưu Vương chánh đạo
Những luận sư như thế
Nay tôi đều kính thuận.
 
Phú Na Sa và Hiếp Tôn Giả là bậc thầy của ngài. Di Chức là dịch âm của danh từ Mahìsàsakà, tức Hóa Tha Bộ. Tát Bà Thất Bà là dịch âm của danh từ Sarvàtivàsda, tức Nhất Thế Hữu Bộ. Ngưu Vương, có học giả cho là dịch âm của danh từ Kaukkutika, tức Kê Dẫn Bộ. Xem thế thì biết sở học của ngài kiêm cả Đại Thừa, Tiểu Thừa. Bài tựa quy kính trên biểu lộ thái độ khoan hòa của một nhà học Phật, biết dung hợp tất cả giáo lý không cuộc hạn tông phái nào, cốt để tìm cầu chỗ hay, gạt bỏ chỗ kém. Có thể cho tư tưởng của ngài Mã Minh như một chiếc cầu nối liền giữa hai lãnh vực Tiểu Thừa, Đại Thừa vậy.  (http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu/thien1_12.htm)
 
Tức phẩm Dược Vương Bồ Tát bản sự của kinh Pháp Hoa, chép sự tích Bồ Tát Dược Vương tự đốt mình để phụng sự Đức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức (Diệu pháp liên hoa kinh tờ 53a.)  Như vậy, Đức Như Lai,  Bồ Tát Dược Vương, bà Kiều Ðàm di mẫu cùng 500 ni tăng và vị bác sĩ nói trên đã phải dùng thân nhiệt hay lửa Tam Muội với độ nóng cao hơn 1.200o F nhiều.  Vậy thì làm sao có thể đưa từ một nhiệt độ của cơ thể 97.8 o F tới một độ nóng của mặt trời? (The core of the Sun has a temperature of about 15.6 million Kelvin, about more than 27 million degrees Fahrenheit.) 
 
Mới nghe qua danh từ Hỏa Diệm Tam Muội, chúng ta không khỏi hoài nghi, nhưng với chứng nghiệm của Ðạo Sư Brahmachari và của những nhà thám hiểm như Evans Wentz, David Neel thì Tam Muội Hỏa là có thật. Tác giả David Neel trong cuốn Magic and Mystery in Tibet có nói về phép luyện lửa Tam muội, nhiệt công này.  Theo tôi, vũ trụ chân hỏa (energy) có nhiều loại khác nhau cũng không phải là loại hỏa hữu hình hậu thiên sa vào quang sắc tướng mà có thể như những bức xạ ảnh (Radiation.)  
 
Những điều nói trên về tam muội chân hỏa (energy, chân khí) cho đến bây giờ vẫn là huyền thoại, khó tin đối với khoa học thực dụng nhưng được chấp nhận trong khoa học giả tưởng và khoa học huyền bí. 
 
Theo Robert Lamb thì tia chớp từ búa thiên lôi, 5 lần nóng hơn mặt trời; một tia sét chứa đựng một năng lực kinh khủng, 30,000o kelvins  = 53,540 degrees Fahrenheit, có thể đưa chúng ta du hành trong vũ trụ, tiêu diêu cực lạc, chầu Tổ, chầu Phật trong sátna.  Như đã nói trên, những công án này chỉ đàm luận cho vui chứ nói ra bây giờ nghe có vẻ huyền bí, phản khoa học, mê tín dị đoan nhưng biết đâu trong một tương lai rất gần, khoa học có thể teleportation như khoa học giả tưởng thì những điều chúng ta hồ nghi đây sẽ trở thành quá hiển nhiên như lên cung trăng, hay lên hỏa tinh ngày nào?  Chẳng hạn, bây giờ chúng ta mới biết, và hiểu được ý của Kinh Hoa Nghiêm khi diễn tả về những hoa tạng, xum la vạn tượng với nhiều màu sắc như con mắt, như hình trục, như xoáy ốc,... trong vủ trụ, vũ trụ trong lỗ chân lông, hay Phật đã nhìn thấy những vi trùng trong nước mà ngày nay khoa học đã chứng minh, trình bày trong thuyết lượng tử, và NASA đang dùng viễn vọng kính vũ trụ cho chúng ta thấy được vũ trụ bằng mắt trần lúc đó mới ngạc nhiên thán phục trí tuệ siêu khoa học, vượt thời gian của Đức Phật.  Cho nên, tốt nhất vì vậy mà im lặng, nên bất khả cải cọ trong những vấn đề nầy, chỉ nên cười mĩm chi để nghe những người mù sờ voi cải nhau ‘cho từ cho bi.’
 
 
First, it's important to realize that the sun's surface is actually its coolest layer. Dive down to its core, and you'd encounter plasma temperatures of about 15 million kelvins (about 27 million degrees Fahrenheit). Things also heat up just above the sun's surface, as its atmosphere exceeds temperatures of 500,000 kelvins (about 900,000 degrees Fahrenheit).
 
 
 
Nên biết, vàng nóng chảy ở 1945o F, và khi luyện kim, có một loại sắt nóng chảy ở 1490o F. như vậy, lửa Tam muội không những làm vật nóng chảy, thay hình đổi dạng, mà còn làm vật chất biến thành lượng tử để du hành tận cùng vũ trụ tới các cỏi khác.  Trong những trang kinh xưa đã nói có sự liên hệ giữa Vật chất, vận tốc của Tạng Quang Minh và Năng lượng, lẫn không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật. Ðiều này có nghĩa là Vật chất là Năng lượng mà Einstein ngày nay đã triển khai với công thức E = mc2.  Einstein cũng đã thú nhận: Những gì tôi khám phá kinh Phật đã từng nói đến rồi.
 
Một số nhà khoa học cũng đã nghiên cứu phương thức vô tuyến vận tải (Télétransport) bằng cách biến đổi một vật thể thành lượng tử rồi truyền chúng qua không gian, tại nơi đến, người ta biến lượng tử trở lại thành vật thể như ban đầu. Khoa học đã thực hiện thành công với photons (hạt ánh sáng) và electron (điện tử) mà ngày nay đã áp dụng phổ biến với các bit thông tin điện tử qua các mạng viễn thông và internet. Nhưng với sinh vật thể thì chưa tìm ra phương cách, bởi phải cần tới một năng lượng vô hạn để biến hoàn toàn một nguyên tử vật chất thành lượng tử, khoa học hiện nay chưa có thể làm được nhưng với quantum technology thì những mơ ước nầy sẽ trở thành sự thật trong một tương lai rất gần đây. Phật Giáo đã biết dùng cái năng lực vô lượng tam muội chân hỏa của Tâm Linh đó từ lâu.
Tôi không hoàn toàn phủ nhận những lý thuyết này, thực tế đây là những mơ ước của con người.  Hy vọng khoa học sẽ thực hiện được trong tương lại rất gần.  Những điều thần thông mơ ước trên đã được chấp nhận trên lý thuyết dã tưởng (fiction) vì khoa học chưa có thể thực hiện được.  Tuy là dã tưởng bây giờ nhưng không phải là không bao giờ xãy ra (impossible.)  Trong vòng 40 năm nay, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều chuyện, đã thấy khoa học khám phá rất nhiều thứ không tưởng để phục vụ nhân loại cho nên tôi cũng mơ ước một ngày nào đó có những chuyện nghe hoang đường thần thoại sẽ thành sự thật như chuyện Đường Minh Hoàng du nguyệt điện đã thành sự thật vậy.  Còn bây giờ thì nên công tâm để phân biệt ngụy kinh hay chân kinh như Phật dạy:
 
Trên tinh thần khoa học đầy trí tuệ của Phật Giáo: đến để mà thấy, thấy để mà biết, biết để mà tin, tin để mà tự ứng dụng và trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy 4 điều tham chiếu lớn là:
1. Không vội tin dù người đó nói rằng đã nghe lời Phật giảng dạy.
2. Không vội tin dù người đó là một vị Đại Trưởng Lão.
3. Không vội tin dù người đó có nhiều đồ chúng.
4. Không vội tin dù người đó giảng dạy hay.
 
Trong Đạo Phật và Khoa Học, Tuệ Chiếu viết, “Chỉ tin khi đem những điều được nghe về so sánh và đối chiếu lại với những lời Phật dạy. Nếu đúng thì mới tin. Đây nói lên tinh thần khoa học của Đạo Phật. Đến khi Phật nhập diệt, Vua A Xà Thế có hỏi là khi Phật nhập diệt rồi thì tin vào ai? Ngài A Nan trả lời là đã có Pháp. Chính vì thế sau này có từ Pháp Thân. Pháp đây chính là lời Phật dạy. Nếu chúng ta đi đúng theo con đường của Phật thì chính là con đường giác ngộ và giải thoát.” (http://www.tanhkhong.org/a336/dao-phat-va-khoa-hoc)
 
Chỉ từ một niệm, tâm ý có thể di tản (teleportation) những rối lượng tử (quantum entanglement) với một tốc độ siêu việt (tốc độ không thể nghĩ bàn) vượt xa và nhanh hơn tốc độ của ánh sáng, trong không gian cuộn thời gian (space-time entanglement.) Tốc độ này dường như đồng độ với tốc độ tư duy, nó không bị sự hạn chế của không gian, lẫn thời gian, Nó đi xuyên qua vật chất hay nói đúng ra vật chất đi xuyên qua nó. 
 
Tóm lại, kinh muốn giảng ý ‘tạng quang minh’ nhưng ngôn ngữ diễn tả và thí dụ dễ bị hiểu lầm là mê tín dị đoan nên không có tính thuyết phục cho lắm.
 
Chư Phật là gì?
Là tạng quang minh
Là thần thông biến hóa tràn đầy thế gian
 
Xin đi lại là:
 
Chúng sinh là gì?
Là tạng quang minh
Chúng sinh là vũ trụ
Vũ trụ là chúng sinh.
 
Căn cứ vào Kinh Phật nguyên thủy và giới luật Tỳ kheo, thì hủy hoại, làm thương tổn, đầy đọa thân xác của mình đều là những việc Phật không cho phép.  Theo tôi, hủy hoại thân thể của chính mình cũng là phạm tội sát sinh, đó là một hành động ngu si, cuồng tín và đại vô minh.
 
Trong ‘Ngụy kinh điển Đại Thừa’ có ghi chép việc đốt đỉnh đầu, đốt cánh tay và đốt ngón tay. Ví dụ, trong kinh "Phạm Võng Bồ Tát giới" điều 16 có nói: "Nếu không đốt cánh tay, ngón tay của mình cúng dường chư Phật thì không phải Bồ Tát xuất gia." Trong Phẩm "Bán sự Bồ Tát Dược Vương" cũng có ghi chép về đốt thân để cúng dường Phật. Trong đó có nói : "Nếu đã phát tâm muốn trở thành Vô-thượng-chánh-đẳng-chánh-giác thì có thể đốt đầu ngón tay, đầu ngón chân để cúng dường tháp Phật." Điều này hơn cả việc xem đất đai, thành quách, vợ con, núi rừng, sông ngòi và các báu vật để cúng dường.  Đem mấy thứ này cúng dường làm vật tế thần nào đây?
 
Kinh giảng tiếp, việc tu khổ hạnh của Đại Thừa là xuất phát từ phương thức tu hành của Đức Phật Thích Ca. Trước đây, khi còn tu hành đạo Bồ Tát, Người đã nhiều lần xả thân để cúng dường. Thí dụ như để cầu một bài kệ của ác quỷ La-Sát, Người đã không tiếc hy sinh thân mình. Lại một trường hợp khác, thấy một con hổ đói vì thiếu thức ăn mà mấy con hổ con sắp chết đói, Người đã xả thân để cứu sống bầy hổ. Từ những chứng minh đần độn ở trên rồi kẻ viết ngụy kinh giải thích:  Này là căn cứ vào tinh thần Bồ Tát khó làm là có thể làm được, khó nhẫn nhục mà có thể nhẫn nhục được mà đề xướng hướng dẫn việc tu khổ hạnh. 
Câu kết luận trên nghe có lý, tạm chấp nhận, nhưng những ví dụ ‘cụ thể’ thì quá xuẩn động.  Phật nào, Tổ nào lại dạy cái điều ‘tế thân’ ngu xuẩn, rác rưới như vậy?  Cho nên, không phải kinh điển nào trích ra giảng dạy cũng là chân kinh để cuồng tín tin nghe.  Đây là điểm trí tuệ của người Phật Tử khi nghe giảng kinh và cũng là điểm khác biệt giữa phương tiện kinh điển Phật Giáo và Thánh Kinh tuyệt đối bất khả nghi của ngoại đạo.
 
Tội nghiệp có những người tu Phật vì quá sùng đạo nhưng kém trí tuệ và vô minh cho nên không hiểu thâm ý nghĩa của cúng dường tam bảo.  Trên đầu của những người xuất gia theo đạo Phật thường có những vết sẹo tròn, đây là vết tích của việc đốt hương cúng dường chư Phật. Trong Phật giáo lễ này còn được gọi là “Tấn hương” (đốt hương), “Nhiệt đãnh” (Đốt đầu) hay còn gọi là “Đốt Liều.”  Bây giờ, tôi không thấy người nào trọc đầu có những dấu tấn hương này nữa, đó như là một hình thức nghi lễ tự nguyện hiến dâng cho đạo Pháp, nhất là ở hải ngoại nhưng điều kiện này cũng không cần thiết phải duy trì nữa.   Sư cô Thích Nữ Thanh Hội ở Việt Nam tâm sự, “Ngay từ nhỏ mới xuất gia, nhiều người đã xem việc đốt hương là một hành động cao cả để cúng dường chư Phật. Tuy nhiên chỉ đốt ở cánh tay, cổ… chứ còn đốt trên đầu chỉ diễn ra sau khi thọ Đại giới (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni.)  Việc đốt hương này được những người con Phật xem là hành động thể hiện sự chân thành, quyết tâm tin và theo Phật. Có người còn đốt đi một hoặc hai ngón tay để cúng dường.”   Có người muốn thể hiện sự từ bi với tất cả muôn loài, Sư cô Thích Nữ Tuệ Nhã, thọ giới tại Đại giới đàn Trí Thủ (Nha Trang) chia sẻ: “Khi phát tâm thọ giới Bồ Tát, trong lòng khởi lên tâm nguyện từ bi rộng lớn để cứu độ chúng sanh, báo đền ân đức của Phật, thầy tổ, cha mẹ. Cho nên lúc được đốt hương không có gì gọi là đau đớn, nếu bảo đốt thêm ở đâu trên cơ thể mình tôi cũng đốt được, hy sinh cả thân mạng cũng không có gì lo sợ.”  Đốt ở đây không có nghĩa là đốt thành tro, hủy hoại thân thể mà chỉ làm cho nóng bỏng tượng trưng cho sự quyết tâm.  Thời đại bây giờ, những nghi lễ trên không cần thiết nữa và có thể được xem như là hủ tục và mê tín.  Từ trước tới nay không có chư Phật nào chứng cho cái lòng thành tự thiêu mê muội này cả.
 
Thờ Phật với quan niệm biểu trưng để nhắc nhở mọi người nhớ lại Tánh Giác của mình chứ không tín ngưỡng mê tín như các tôn giáo khác.  Đức Phật ngồi trên bàn thờ là biểu tượng, không phải là thật, chính Tánh Giác của mình mới là Phật thật.  Thế mà chúng ta quên Tự Tánh đi, tìm Phật ngoài tâm, quên hẳn Phật tánh trong mình. Thiền Sư Tùng Thẩm nói, “Phật vàng không độ được lò đúc, Phật gỗ không độ được lửa, Phật đất không độ được nước, Phật thật ngồi ở trong [tâm ta.]” Những hình tượng Phật chúng ta thờ, đều là tướng duyên hợp, đã duyên hợp làm sao không bị duyên tan.  Phật thật đang ngồi lồ lộ nơi thân ta, Phật tại tâm, chúng ta bỏ quên ông Phật thật, chạy theo ông Phật giả. Vì thế Thiền Sư Đơn Hà Thiên Nhiên mới làm việc kỳ quái này: Sư đến chùa Huệ Lâm gặp tiết đại hàn, bèn lên chùa thỉnh tượng Phật gỗ đốt để hơ. Viện chủ Hướng trông thấy quở trách, “Sao đốt tượng Phật của tôi?” Sư lấy gậy bới trong tro nói, “Tôi thiêu để lấy xá lợi.” Viện chủ bảo, “Phật gỗ làm gì có xá lợi?” Sư nói. “Đã không có xá lợi, thỉnh hai vị nữa thiêu.” Viện chủ nghe câu này, tất cả chấp đều tan vỡ.  Người sau nói “Đơn Hà thiêu mộc Phật, Viện chủ lạc mi mao” (Đơn Hà thiêu Phật gỗ, Viện chủ rụng lông mày.)  Hay Nhị Tổ Huệ Khả chẻ tượng Phật, đốn chùa làm củi đốt là những hành động tích cực khó ai theo kịp, không dễ tư nghị bởi những kẻ phàm phu.  Những người này có thể đã đại ngộ, hành vi phi thường hay đã không bình thường với những hành động bất thường?  Do đó, Thiền Tông chỉ thấy Tánh Giác hay Pháp Thân là Phật, chớ không chấp nhận thân tướng tứ đại hòa hợp làm Phật.
 
Xá lợi là cái tinh ba cô đọng lại sau khi thiêu thân Phật. Thân Phật đã hoại hơn hai ngàn năm rồi, mà xá lợi vẫn còn.  So sánh trong tương đối, thân Phật là giả, xá lợi là thật. Nương cái giả để thấy cái thật mới đúng tinh thần thờ Phật. Chỉ biết cái giả mà không thấy cái thật, tướng giả ấy trở thành vô nghĩa. Vì thế Thiền sư Đơn Hà bảo, “Đã không có xá lợi, thỉnh hai vị nữa thiêu.” Viện chủ liền nhận được ý này.  Nếu thỉnh thêm 2 tượng nữa để thiêu cúng dường thì có thể tìm ra toàn thân xá lợi thật dưới đây?
 
Câu chuyện về Hỏa Quang Tam Muội hay Long Phân Tán Tam Muội, hay những thứ Tam Muội khác mà Kinh Hoa Nghiêm đã diễn tả thoạt nghe qua như là những điều hư vọng, dễ bị ngộ nhận.  Có thể ý tiền nhân muốn diễn tả về uy lực của quang minh soi sáng khắp nơi trong vũ trụ lẫn thế gian nơi chúng sinh đang sở trụ nhưng ngày xưa không có đầy đủ kiến thức khoa học và ngôn ngữ phong phú như  ngày nay để chứng minh và diễn đạt chính xác ý tưởng của sự kiện.  Ngôn ngữ chú giải từ kinh văn của đa số những diễn giả dễ bị dư luận hiểu lầm là cuồng tín hay hoang đường như vài ví dụ điển hình trên đây đó là Bay, Đốt, tự thiêu, chết theo,...nhưng xem phim Star Trek chúng ta không thấy những điều thông thường tự nhiên như bay, biến mất hiện ra nó hoang đường kinh khủng như là đốt, tự thiêu hay thăng thiên.
 
Ví dụ, Tì Lô Giá Na là quang minh biến chiếu, là quang minh chu biến khắp cả vũ trụ. Như vậy quang minh của đức Tì Lô Giá Na tức là lửa tam muội rất nóng như lửa mặt trời. Được cho là bất khả xưng, bất khả sổ, bất khả thuyết, bất khả tư nghị.   Điều này cho biết, tiền nhân đã có chút khái niệm khoa học về nhiệt độ vô cùng của quang minh này.  Cho nên đốt thân cúng dường Phật không phải tự thiêu nhưng biến mất, hiện ra như thăng thiên, tàn hình đó là phương tiện di chuyển trong tam giới bằng cách di chuyển, vận tải vô lượng tử dùng máy tam muội chân hỏa, để du hành tới một không gian khác chiều bằng cách phân tán vô lượng lượng tử rồi kết hợp lại trong sátna ở một chiều không gian khác trong tam giới. Từ có tới không, từ vi tới vĩ, từ vô lượng tới hữu lượng và ngược lại chứ không tự đốt chết, cháy thành tro bụi vĩnh viễn.  Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là phải bướt qua cửa tử tới cửa tái sinh.  Điều mà những kẽ vô minh như chúng ta vẫn luôn hoài nghi là sau khi tình nguyện bướt qua cửa tử vong rồi có được tái sinh hay không?  Đa số chúng ta chưa bao giờ chứng kiến tận mắt người trở về từ cỏi chết, kể cho chúng ta những kinh nghiệm của họ. 
 
Hơn nữa, không có sự khác biệt giữa thế giới vi mô của hạt cơ bản lượng tử và cấu tạo vật chất của vĩ mô.  Cho nên, với đặc dị công năng, nhục thân của tôi không đi xuyên qua vật chất nhưng ‘Tôi’ đi.  Hay vật chất đi xuyên qua nhục thân tôi.  Tôi không đến với vật chất lượng tử nhưng nó đến rồi đi qua nhục thân ngũ uẩn của tôi.  Thâm diệu hơn nữa, Nó là Tôi; Tôi là Nó là Như Lai – không đến không đi.


Tle8464953 gởi