Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
 
Dục 欲 Desire

[2020]



 



 
***



Nội dung

1. Tổng quan về Dục

1.1. Khái niệm về Dục.
                    1)Thiện dục.         2)Ác dục.
          1.2. Quan hệ giữa Dục và Nghiệp.

2. Dục theo quan điểm Phật giáo Nam truyền
               2.1.Lục căn.           2.2.Lục trần.       2.3. Lục thức.                 
          2.4.Lục dục. 
          2.5. Dục ái và Ái dục.
          2.6. Thực hành tu tập thiện dục bằng sám hối Lục căn.

3. Dục theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền :
3.1. Dục ở Thất tình-Lục dục.
3.2. Dục ở Ngũ dục.
3.3. Dục ở Tam dục.

4. Sắc dục.
          4.1.  Tính dục – Tình dục.
                    1) Tính dục Nhục dục.           2) Tình dục – Dâm dục – Ái dục.
            4.2.  Giáo dục tính dục(= Giáo dục giới tính)
                    1)Giáo dục nhân cách. 2)Giáo dục y học.      3)Giáo dục xã hội.            
          4.3.  Tính dục theo quan điểm của tôn giáo hữu thần.
          4.4.  Tính dục theo quan điểm của tôn giáo vô thần.
 
Bài đọc thêm 

1/. Các mốc lịch sử khoa học tính dục- BS. Đào Xuân Dũng.
            2/. Lệch lạc Ái dục- PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức.
        3/. Tính dục và con người - Nguyễn Kiến Giang.
 
NBS:  Minh Tâm (10/2012,  2/2020).
 
1. Tổng quan về Dục.    

1.1. Khái niệm về Dục.    

Dục là từ gốc Hán(;  P: chanda;  S: rajas;   E: desire;  impulse; will; wish)có ý nghĩa là  muốn;  sự ham muốn, lòng ham muốn được thỏa mãn, động lực thúc đẩy. Theo đây, dục được chia làm 2 loại là:

1) Thiện dục:  Đó làlòng ham muốn đem lại lợi ích cho mọi người, trong đó có mình. Biểu hiện của thiện dục là những nhận thức suy nghĩ và hành động có tính vị tha.
Các thiện dục thường là các ham muốn dính mắccủa các chúng sinh hướng thiện. Ở khía cạnh giải thoát, thiện dục dùng để chỉ các ham muốn không dính mắc của các bậc giác ngộ.

2) Ác dục:  Đó làlòng ham muốn chỉ đem lại lợi ích cho riêng mình, không phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Biểu hiện của ác dục là những nhận thức suy nghĩ và hành động có tính vị kỷ.
Các ác dục luônlà các ham muốn dính mắccủa các chúng sinh bất thiện.
Các từ ghép thường dùng:
- Dục thamlà lòng ưa thích, ham muốn hay chiếm giữcủa các chúng sinh ở cõi dục (dục giới).
- Tham dục 貪thường nói ngắn là tham 貪dùng để chỉ lòng ham muốn ích kỷ, là một dạng ác dục. 

-------

Ghi chú: Lưu ý rằng Dục còn có cách viết và nghĩa khác như sau:
- Dục :lòng ham muốn.
- Dục:  sinh, dưỡng, nuôi.  Như: giáo dụcthể dục 體育,  trí dục 育,  đức dục).
- Dục:  tắm (dục Phật )  
 
1.2. Quan hệ giữa Dục và Nghiệp.

Dục là ham muốn, là ý muốn; đây là khởi điểm của ý chí đưa tới hành động có tác ý, tức tạo Nghiệp. Do đó, Dục có thể xem là hạt nhân mà khi tùy duyên thiện hay ác, hay ngộ gặp phải mà trở thành Nghiệp quả tương thích:
- Về mặt Đạo đức:
+ Ác dục      =>  Ác nghiệp
+ Thiện dục  =>  Thiện nghiệp
- Về mặt Chân lý:
+ Mê dục              =>  Mê nghiệp
+ Ngộ dục    =>  Tuệ nghiệp
        Chúng sinh với Mê nghiệp sẽ dễ dính mắc vào Ác dục hay Thiện dục; ngược lại, Bậc giác ngộ chân lý Duyên khởi sẽ tự xả ly các nghiệp bằng Duy tác (P:  Kiriyā;  S: Kriyā;  E: Only-action).
 
2. Dục theo quan điểm Phật giáo Nam truyền:

Trong  Phật giáo Nam truyền, dục có mối tương quan với các yếu tố căn, trần, thức. Đó là hệ thống  Lục căn - Lục trần - Lục thức - Lục dục như sau:

2.1.Lục căn(六根;   P: Saḷāyatana;  S: Adāyatana;  E: Six organs;  F: Six organes): 
Lục căn hay 6 căn là 6 gốc rễ có sức nảy sanh. Lục căn chính là sáu cơ quan của con người dùng để nhận biết sự vật:

1/. Nhãn căn  =  (mắt)
2/. Nhĩ căn           =  (tai)
3/. Tỹ căn    =  (mũi)
4/. Thiệt căn   =  (lưỡi)
5/. Thân căn  =  (da)
6/. Ý căn      =  (não).
 
Sơ đồ Lục căn và Lục trần
 
2.2.Lục trần(六塵;  P: Bāhira-āyatana;  S: Bāhyu-āyatana;  E: Six objects of sense.   F: Six objets de sens). Lục trần còn gọi là:ngoại trần, lục cảnh, lục tặc (trần là bụi, chỉ cho cõi thế gian).  

Lục trần là 6 cảnh diễn bày ra trước lục căn, làm cho lục căn sanh ra lục thức. Lục trần gồm:
    1/.Sắc trần:         Hình dáng và màu sắc để thấy.
    2/. Thinh trần:      Âm thanh, lời để nghe.
    3/. Hương trần:     Mùi để ngửi.
    4/. Vị  trần:           Đồ vật ăn, uống.
    5/. Xúc  trần:                 Đồ vật tiếp (xúc), chạm.
    6/. Pháp trần:               Các suy tưởng, mưu tính thực hiện dựa vào ấn tượng của 5 trần đầu.

2.3.Lục thức(六識; P: Vinnana;  S: Vijnana;  E: Six knowledges;  F: Six connaissances): 
Lục thức là 6 hiểu biết của con người. Lục thức có được là do Lục căn tiếp xúc với Lục trần. Lục thức gồm:
    1/. Nhãn thức:               Cái biết của mắt do nhìn thấy.
    2/. Nhĩ thức:          Cái biết của tai do nghe.
    3/. Tỷ thức:           Cái biết của mũi do ngửi.
   4/. Thiệt:                        Cái biết của lưỡi do nếm, ăn, uống.
   5/. Thân thức:        Cái biết của da do tiếp chạm như (trơn-nhám, cứng-mềm, nóng-lạnh...)
   6/. Ý thức:              Cái biết của trí não do suy tưởng.
 
2.4.Lục dục(欲;  P;S: Chanda;  E: Six desires to act):  Lục dục là 6  điều ham muốn. Ham muốn đây hàm ý là tiếp nhận (tham) hay loại trừ (sân). Lục trần khêu gợi Lục căn, sanh ra Lục thức; Lục thức sanh ra Lục dục. Lục dục nơi đây được xem là Lục dục cơ bản, gồm có:
    1/. Sắc dục:           Ham muốn nhìn thấy (hình sắc).
    2/. Thinh dục:               Ham muốn nghe nói (âm thanh).
    3/. Hương dục:      Ham muốn ngửi thở (mùi).
    4/. Vị dục:            Ham muốn ăn uống (vật thực).
    5/. Xúc dục:          Ham muốn tiếp chạm (bề mặt + nhiệt)
    6/. Pháp dục:                Ham muốn suy tưởng.
 
Bốn thứ lục căn, lục trần, lục thức, lục dục ấy liên hệ mật thiết nhau, tương tác nhau, theo bảng sau đây:
 
LỤC CĂN + LỤC TRẦN
(hữu+vô)
=> LỤC THỨC
  (vô hình)
─> LỤC DỤC
 (vô hình)
Nhãn (=mắt)   Sắc trần   Nhãn thức   Sắc dục
Nhĩ (= tai)   Thinh trần   Nhĩ thức   Thinh dục
Tị (= mũi)   Hương trần   Tị thức   Hương dục
Thiệt (= lưỡi)   Vị trần   Thiệt thức   Vị dục
Thân (= da)   Xúc trần   Thân thức   Xúc dục
Ý (= não bộ)   Pháp trần   Ý thức   Pháp dục
 
 
Con người có lục căn nên mới có lục thức, đây là những thấy biết có tính tương đối, nhưng lại xu hướng tuyệt đối hóa chấp thủ, cực đoan. Lục thức bị lục trần cám dỗ mới sanh ra lục dục – đó chính là tham-sân, là đầu mối của sự bị động trong chuỗi sinh tử-luân hồi.
Vì thế, để tránh tai hại của dục, cho dù là thiện dục là cái nên khuyến khích trong đời sống hàng ngày – vì cái mà ta cho là thiện hôm nay, đến một lúc nào đó nó có thể sẽ trở thành bất thiện.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy người tu phải luôn cảnh giác để sống tốt với cuộc đời, song không phải dính mắc vào đó là đầu mối của nghiệp mà ta không ngờ được:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô-thượng. Những gì là sáu ?
        - Mắt thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
- Tai nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.  
- Lưỡi nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
- Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Ý suy tưởng đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
        Hoặc một nơi khác:

Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Bình an lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.

---------

Chú thích

1)Cụm từ  “hãy trụ tâm nơi xả” (tức tâm buông xả) cho thấy tâm vẫn biết rõ cảm giác và tri giác dễ chịuhay khó chịukhi Căn tiếp xúc với Trần (Cảnh). Tuy nhiên, khi quán chiếu cảm giác chỉ là sản phẩm của hợp Duyên, và sản phẩm này là không có thực tính, là ‘có, nhưng không thực là có, đến rồi sẽ đi’. Như thế tâm sẽ không dính mắc vào cảm xúc (= cảm thọ: Lạc – Khổ – Trung tính), nên tâm tỉnh sáng.

2) Có sự phân biệt giữa Cảnh và Trần:
- Cảnh, dùng chỉ cho ngoại cảnh được tâm cảm giác và tri giác, nhưng không dẫn đến cảm xúc (tâm không dính mắc => tâm Vô trụ).
- Trần, dùng chỉ cho ngoại cảnh được tâm cảm giác và tri giác và dẫn đến cảm xúc (tâm dính mắc => tâm Ái).  
 
2.5. Dục ái và Ái dục.
      
Dục ái và Ái dục là những từ gốc Hán, trong đó:
        Ái  (愛;  P: taṇhā;  S: tṛṣṇā;  E: craving, thirst):  Có nghĩa là yêu thương, yêu quý.  Bản chất của yêu là kết nối, gắn bó.  Trong đạo Phật Ái hàm ý là dính mắc.
Dục ái(欲愛;  P: kāmataṅhā;  S: kāmatṛṣṇā):  Là sự  dính mắcvì ham muốn của cõi Dục (Dục giới).
        Ái dục (愛欲;  P;S: kāma):  Là sự ham muốnbị dính mắc. Vì có 6 loại ham muốn (Lục dục), nên có 6 dính mắc (Ái) trên 6 ham muốn này.
Ái dùng định tính ‘dính mắc’ cho 6 dục, và gọi là 6 ái dục nhằm nhấn mạnh tính dính mắc của 6 dục nơi chúng sinh.

        2.6. Thực hành tu tập thiện dục bằng sám hối Lục căn.
        Trong thực hànhtu tập thiện dục, hành giả thường tự nhắc nhở mình bằng công phu sám hối Lục căn. Dưới đây là nguyên bản văn bài Sám hối Lục căn do vua Trần Thái Tông biên soạn trongKhoa-Nghi Sáu Thời Sám-Hối, có sẵn trong bộ Khóa Hư Lục.

Chí tâm sám hối
Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay ;
Bỏ mất bản tâm, không biết chính đạo.
Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm ;
Không sám lỗi trước, khó tránh lỗi sau.

Nghiệp Căn MẮT:
Nhân ác xem kỹ, nghiệp thiện coi khinh ;
Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.
Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh giành.
Chợt mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến.
Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai.
Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù
Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang ;
Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện mục.
Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn.
Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái.
Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô ;
Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu.
Hoặc đến Tam Bảo, hoặc vào chùa chiền ;
Gần tượng thấy kinh, mắt không thèm ngó.
Phòng tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai ;
Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.
Không ngại Hộ Pháp, chẳng sợ long thần ;
Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Đều từ mắt sanh, phải sa địa ngục.
Trải hằng sa kiếp, mới được làm người ;
Dù được làm người, lại bị mù chột.

Nghiệp Căn TAI :Ghét nghe chánh pháp, thích lắng lời tà ;
Mê mất gốc chơn, đuổi theo ngoại vọng.
Sáo đàn inh ỏi, bảo khúc Long ngâm ;
Văng vẳng mõ chuông, coi như ếch nhái.
Câu ví bài vè, bỗng nhiên để dạ ;
Lời kinh câu kệ, không chút lắng tai.
Thoảng nghe khen hảo, khấp khởi mong cầu ;
Biết rõ lời lành đâu từng ưng nhận.
Vài ba bạn rượu, năm bảy khách chơi ;
Tán ngắn bàn dài, châu đầu nghe thích.
Hoặc gặp thầy bạn, dạy bảo đinh ninh ;
Những điều hiếu trung, che tai bỏ mặc.
Hoặc nghe tiếng xuyến, bỗng nảy lòng dâm ;
Nghe nửa câu kinh, dường như tai ngựa.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Đầy ắp bụi trần, kể sao cho xiết.
Sau khi mạng chung, rơi ba đường ác ;
Hết nghiệp thọ sanh lại làm người điếc.

Nghiệp Căn MŨI :
Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào ;
Chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh.
Lan xông sạ ướp, chỉ thích tìm tòi ;
Giới định hương huân, chưa từng để mũi.
Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài ;
Nghểnh cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.
Theo dõi hương trầm, Long Thần chẳng nể ;
Chỉ thích mùi sằng, trọn không chán mỏi.
Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa ;
Cây giác hoa tâm, xây đi không đoái.
Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau ;
Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.
Chẳng ngại tanh hôi, không kiêng hành tỏi ;
Mê mãi không thôi, như lợn nằm ổ.
Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỷ đàm vàng ;
Bôi cột quẹt thềm làm nhơ đất sạch.
Hoặc say nằm ngủ điện Phật phòng Tăng ;
Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.
Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm ;
Không biết không hay, đều do nghiệp mũi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.
Trải nghìn muôn kiếp, mới được làm người ;
Dù được làm người, quả báo bệnh mũi.

Nghiệp Căn LƯỠI :
Tham đủ mọi mùi, thích xét ngon dở ;
Nếm hết các thứ, biết rõ béo gầy.
Sát hại sinh vật, nuôi dưỡng thân mình ;
Quay rán cá chim, nấu hầm cầm thú.
Thịt tanh béo miệng, hành tỏi ruột xông ;
Ăn rồi đòi nữa, nào thấy no lâu.
Hoặc đến đàn chay, cầu Thần lễ Phật ;
Cố cam bụng đói, đợi lúc việc xong.
Sáng sớm ăn chay, cơm ít nước nhiều ;
Giống hệt người đau, gắng nuốt thuốc, cháo.
Mắt đầy mỡ thịt, cười nói hân hoan ;
Rượu chuốc cơm mời, nóng thay nguội đổi.
Bày tiệt đãi khách, cưới gả cho con ;
Giết hại chúng sanh, vì ba tất lưỡi.
Nói dối bày điều, thiêu dệt bịa thêm ;
Hai lưỡi bỗng sanh, ác khẩu dấy khởi.
Chửi mắng Tam Bảo, nguyền rủa mẹ cha ;
Khinh khi Hiền thánh, lừa dối mọi người.
Chê bai người khác, che giấu lỗi mình ;
Bàn luận cổ kim, khen chê này nọ.
Khoe khoang giàu có, lăng nhục người nghèo;
Xua đuổi Tăng, Ni, chửi mắng tôi tớ.
Lời dèm thuốc độc, nói khéo tiếng đàn ;
Tô vẽ điều sai, nói không thành có.
Oán hờn nóng lạnh, phỉ nhổ non sông ;
Tán dóc tăng phòng, ba hoa Phật điện.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Ví như cát bụi, đếm không thể cùng.
Sau khi mạng chung, vào ngục bạt thiệt ;
Cày sắt kéo dài, nước đồng rót mãi.
Quả báo hết rồi, muôn kiếp mới sanh ;
Dù được làm người lại bị căm bặt.

Nghiệp Căn THÂN :
Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình ;
Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp.
Chấp cho là thật, quên mất pháp thân ;
Sinh dâm, sát, trộm bèn thành ba nghiệp.

Nghiệp SÁT SINH là :
Luôn làm bạo ngược, chẳng khởi nhân từ ;
Giết hại bốn loài, đâu biết một thể.
Lầm hại cố giết, tự làm dạy người ;
Hoặc tìm thấy bùa, đem về ếm đối.
Hoặc làm thuốc độc, để hại sinh linh ;
Chỉ cốt hại người, không hề thương vật.
Hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối ;
Buông chài bủa lưới, xuýt chó thả chim.
Thấy nghe tùy hỷ, niệm dấy tưởng làm ;
Cử động vận hành, đều là tội lỗi.

Nghiệp TRỘM CẮP là :
Thấy tài bảo người, thầm khởi tâm tà;
Phá khóa cạy then, sờ bao mò túi.
Thấy của thường trụ, lòng dấy khởi tham ;
Trộm của nhà chùa, không sợ Thần giận.
Không những vàng ngọc, mới mắc tội to ;
Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm.

Nghiệp TÀ DÂM là :
Lòng mê nhan sắc, mắt đắm phấn son ;
Chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh lòng dục.
Hoặc nơi đất Phật, Chánh điện phòng Tăng ;
Trai gái cùng nhau, đụng chạm đùa giỡn.
Tung hoa ném quả, đạm cẳng kề vai ;
Khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Đến lúc mạng chung, đều vào địa ngục.
Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng ;
Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.

Nghiệp Căn Ý :
Nghĩ vơ nghĩ vẫn, không lúc nào dừng ;
Mắc mứu tình trần, kẹt tâm chấp tướng.
Như tằm kéo kén, càng buộc càng bền ;
Như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt.
Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sanh ;
Não loạn tâm thần, đều do ba độc.

- Tội Tham là :
Âm mưu ghen nghét, keo cú vét vơ ;
Mười vốn ngàn lời, còn cho chưa đủ.
Của chứa tợ sông, lòng như hủ chảy ;
Rót vào lại hết, nên nói chưa đầy.
Tiền mục lúa hư, không cứu đói rét ;
Lụa là chất đống, nào có giúp ai.
Được người mấy trăm, chưa cho là nhiều ;
Mất mình một đồng, tưởng như hao lớn.
Trên từ châu báu, dưới đến tơ gai ;
Kho đụn chất đầy, chưa từng bố thí.
Bao nhiêu sự việc, ngày tính đêm lo ;
Khổ tứ lao thần, đều từ tham nghiệp.

- Tội Sân là :
Do tham làm gốc, lửa giận tự thiêu ;
Quắc mắt quát to, tiêu tan hòa khí.
Không riêng người tục, cả đến thầy tu ;
Kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích.
Chê cả sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha ;
Cỏ nhẫn héo vàng, lửa độc rực cháy.
Buông lời hại vật, cất tiếng hại người ;
Không nhớ từ bi, chẳng theo luật cấm.
Bàn thiền tợ Thánh, thấy cảnh như ngu ;
Dầu ở cửa không, chưa từng vô ngã.
Như cây sinh lửa, lửa cháy đốt cây ;
Những tội trên đây, đều do nghiệp giận.

- Tội Si là :
Căn tánh đần độn, ý thức tối tăm ;
Chẳng hiểu tôn ti, không phân thiện ác.
Chặt cây hại mạng, giết gấu gãy tay ;
Mắng Phật chuốc ương, phun Trời ướt mặt.
Quên ơn quên đức, bội nghĩa bội nhân ;
Không tỉnh không xét, đều do si nghiệp.
Những tội như thế, rất nặng rất sâu ;
Đến lúc mạng chung, rơi vào địa ngục.
Trả ngàn muôn kiếp, mới được thọ sanh ;
Dù được thọ sanh, lại mắc ngu báo.
Nếu không sám hối, đâu được tiêu trừ ;
Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.

Xem thêm:
- Hộ Trì Các Căn - VNBET

- Hộ trì sáu căn – Làng Mai
- Bài 22 Hộ trì sáu căn bằng chánh niệm –Làng Mai
- Khoa nghi sáu thời sám hối & Nghi thức sám hối và tụng giới
 
VIDEO
-Sám Hối sáu căn tại TV. Trúc Lâm Yên Tử
- Sám Hối Sáu Căn- Thầy. Thích Pháp Hoà tụng
- Hộ trì sáu căn - Thầy Thích Trí Chơn- Tu Viện Khánh An
- Trái Tim Của Bụt | Bài 22 - Hộ Trì Sáu Căn Bằng Chánh Niệm ...
 
 
3. Dục theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền :

3.1. Dục ở thất tình-lục dục (-):
        Thất tình là 7 thứ tình cảm biểu lộ ra bên ngoài và Lục dục 6 ham muốn của con người, gồm chung trong câu nói ngắn gọn là "Thất tình Lục dục".

1) Thất tình (): Là bảy loại tình cảm  mà mọi người đều có. 
- Theo Phật giáo Bắc truyền, thất tình gồm:
Hỷ 喜,     Nộ 怒,     Ái 愛,     Ố 惡,     Ai 哀,     Lạc 乐,     Dục 欲
      Mừng,     Giận,       Thương,  Ghét,     Buồn,     Vui,           Muốn
- Theo Nho giáo(kinh Lễ): thất tình gồm:
Hỷ 喜,     Nộ 怒,     Ái 愛,     Ố 惡,     Ai 哀,     Cụ 懼,     Dục 欲
       Mừng,     Giận,       Thương,  Ghét,     Buồn,     S,           Muốn
, , , , , ,

2) Lục dục():  Là sáu ham muốn cụ thể của con người nơi một đối tượng, đó là phân tích và phối hợp hai thứ dục cơ bản là Sắc dụcThinh dục.
Theo Đại Trí Độ luận quyển 2, Lục dục là chỉ cho 6 thứ dục vọng của phàm phu đối với người khác phái.  Lục dục này (khác với Lục dục cơ bản, xem mục 2.4 ở phần trên), đó là:
                 1/  Sắc dục :  trang sức, y phục đẹp.
                 2/  Hình mạo dục :  khuôn mặt đẹp, khôi ngô.
                 3/  Oai nghi tư thái dục :  dáng đi, đứng, ngồi, nằm.
                 4/  Tế hoạt dục :  làn da, phần cơ thể phô bày ra ngoài.
                 5/  Nhân tướng dục :  thân hình đẹp.
                 6/  Ngôn ngữ âm thanh dục :  lời nói khéo léo, êm dịu, thanh
VIDEO
- Thất Tình Lục Dục 1- Thầy Thích Pháp Hòa
- Thất Tình Lục Dục 2- Thầy Thích Pháp Hòa
- Thất Tình Lục Dục Là Gì -Thầy Thích Phước Tiến 
 
3.2. Dục ở Ngũ dục.
Ngũ dục(五欲)        theo Phật giáo Bắc truyền còn gọi là Ái dục(欲). Tương tự như ở Phật giáo Nam truyền, trong đó: 
Ái (;P: taṇhā;   S: tṛṣṇā;  E: love, craving) chỉ chosự hay vật (= tinh thần hay vật chất) mà ta có sự gắn bó, dính mắc.
        + Dục (;P: chanda;   S: rajas;   E: desire)  chỉ cholòng (= tâm) khát khao, ham muốn.
Ngũ dục hay Ái dục gồm có : 
- 4 dụcthuộc về vật chất :
1./ Tài dục (của cải):  động sản và bất động sản.
2./ Sắc dục (cái đẹp):  giới tính (tính dục).
3./ Thực dục (cái ăn):  món ăn, thức uống.
4./ Thùy dục (cái ngủ):  chỗ ăn ở (nhà cửa)
- 1 dụcthuộc về tinh thần :
5./ Danh dục (cái ta):  tiếng tăm.
Đây là 5 hình ảnh biểu trưng ham muốn nơi mỗi con người bình thường, mà mỗi hình ảnh là tổng hợp của 6 dục cơ bản từ Lục căn. Ngũ dục còn gọi là Ngũ độc tiển (năm mũi tên độc hại), là 5 món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến nhân, thiên, nếu ta không điều phục Ngũ căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) để cho sa đắm ngũ dục thì dễ sa vào nẽo ác. Tham đắm Ngũ dục tức cuộc đời bị trói buộc bởi năm thứ độc hại ham muốn.
        - Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, chương 24 có ghi : “Trong các thứ Ái dục, không gì bằng Sắc dục.  Sự ham muốn sắc dục mạnh hơn mọi thứ khác.  Chỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như sắc dục thì người trong thiên hạ không có ai có thể tu tập được cả”.
- Trong kinh Niết Bàn quyển 21 chép rằng: “Bồ Tát Ma Ha Tát biết pháp Ngũ dục cho nên chẳng vui thích, chẳng tạm ngừng lại đó. Người mê theo Ngũ dục tỷ như con chó gặm xương khô, như kẻ cầm lửa đi ngược gió, như nuôi nhốt con rắn độc, như được của trong giấc mộng, như một miếng thịt cả bầy chó tranh ăn, như dấu vẽ trên nước, như bọt nước, Ngũ dục như của tạm bợ thế nên chẳng đặng lâu dài.”
(Đây có lẽ là bản dịch theo tinh thần hệ PGBT với 5 căn và 5 dục, khác với hệ PGNT thì đó là 6 căn và 6 dục như trong kinh Tăng Chi Bộ đã trình bày trên).
- Trong kinh Di Giáo, đức Phật có dạy rằng: “Tỳ Kheo các ông ! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kềm chế Ngũ căn chẳng để buông lung theo Ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho tuông rông vào lúa mạ người, nếu thả lỏng Ngũ căn…chạy theo Ngũ dục… gây tai hại rất nặng cũng như ngựa chứng chẳng dùng dây cương chế ngự chính nó sẽ đưa ta  sa vào hầm hố…”
- Trong bia chùa Linh Xứng có ghi:
Ba cõi luân hồi, bốn đời lăn lóc,
Vọng niệm sinh ra, tâm hình điên đảo.
Theo đuổi tham sân, triền miên Ái dục.”
---------------
Ghi chú:
1)Dục ái:  đó là ái (= quyến luyến, ràng buộc) nơi cõi dục – một trong 3 cõi (tam giới = 3 cảnh giới ) được phân biệt như sau :
                    1/Dục ái :  là ái nơi cõi dục (dục giới), đó là trạng thái tâm dính mắc với cảm thọ lục dục cơ bản ở trần cảnh.
                    2/ Sắc ái :  là ái nơi cõi sắc (sắc giới ), đó là trạng thái tâm dính mắc với cảm thọ hỷ, lạc, xả của 4 tầng thiền tịnh sắc (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền).
                    3/ Vô sắc ái :  là ái nơi cõi vô sắc (vô sắc giới ), đó là trạng thái tâm dính mắc với cảm thọ xả và định của 4 tầng thiền tịnh vô sắc (không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ).
          2) Dục lậu :  đó là lậu hoặc(phiền não) gây ra bởi dục vọng.
3) Dục vọng(untrue desire) :  lòng ham muốn không đúng như thực,  ở các mặt vật chất, tình cảm, lý trí;  đây được xem là ác dục.
4) Dục chân(true desire) :  lòng ham muốn đúng như thực, ở mặt chân lý.  Ví dụ  dục như ý túc  trong  tứ như ý túc ( P,S : iddhipada )  của 37 phẩm trợ đạo;  đây được xem là thiện dục.

3.3. Dục ở tam dục  (三欲):  
Có 2 loại tam dục sau:
1) Tam dục của phàm phu: 
Là ba mối ham muốn:
1/.Hình mạo dục : say mê ham muốn, mặt mày, hình dáng tươi đẹp của kẻ khác.
2/.Tư thái dục : ưa thích dung nghi cốt cách, sang đẹp của người khác.
3/.Tế xúc dục : say mê ưa thích sự đụng chạm mịn màng, mềm mại của kẻ khác.
  1. Tam dục của người tu:
Là ba mối ham muốn độc hại làm chướng ngại việc tu hành giải thoát.
1/.Ác dục :  Đó là lòng ham muốn xấu bậy, như vị Tỳ Kheo sanh lòng:
- Muốn đứng đầu tất cả Đại chúng, khiến Tăng chúng đều theo chân mình.
- Muốn tứ bộ (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di) đều cúng dường tôn trọng mình hơn hết.         
- Muốn thuyết pháp để thính chúng đều tin thọ lời mình.
-Muốn vua quan thần dân đều cung kính mình.
- Muốn được nhiều áo quần, đồ ăn uống, thuốc men, nhà cửa to đẹp.
Những sự ham muốn này có tính cách sanh tử luân hồi, nên gọi là  ác dục vậy.
2/.Đại dục :  Đó là lòng ham muốn thái quá, như vị Tỳ Kheo sanh lòng muốn rằng phải làm thế nào để cho tứ bộ chúng biết rằng ta đã đắc Sơ trụ.... hoặc Thập Trụ, đắc quả Chánh giác, quả A La Hán... hoặc quả Tư Đà Hoàn, Tứ Thiền vô ngại trí... Sự ham muốn có tính cách lợi dưỡng như vậy kêu là đại dục.
3/.Dục dục :  Đó là lòng ham muốn và ham muốn nữa, như vị Tỳ Kheo muốn rằng sau khi thác mình sanh làm Phạm thiên, Ma thiên, Tự tại thiên, Chuyển luân Thánh vương, hoặc sinh vào các dòng sang quý như vua chúa, quan thần...được hưởng mọi sự khoái lạc. Lòng ham muốn này có tính cách lợi dưỡng nên kêu là dục dục.
        Trong kinh Niết Bàn có viết : “Người nào quán tưởng cái thân người, chỉ thấy là một bộ cốt, do khoang xương chống đỡ mà thôi. Quán như vậy thì toàn bộ xương cốt đều phân ly, do đó dứt Tam dục.”
 
Image result for six roses
 
4. Sắc dục(trong cơ cấu Ngũ dục):
       Dục (E : desire) chỉ các lòng ham muốn của con người được phân ra và trình bày ở mục 2.và 3.trên.  Trong kinh điển cũng như trong thực tế, Sắc dục [= tínhdục, bao gồm 6 thứ dục vọng (Lục dục cơ bản) của phàm phu đối với người khác phái, xem mục 3.1]. Sắc dục được xem như đứng ở vị trí quan trọng hàng đầu, sẽ được tìm hiểu sau:
          4.1.  Tính dục  –  Tìnhdục.
1) Tính dụcNhục dục.
- Tính dục(性慾;  E: sexuality)có thể tạm lý giải như sau:
Tính:  Là bản chất tự nhiên của sự vật, có liên quan tới bản năng vốn có tự nhiên của người hoặc vật (nói cho tính chất).
Dục慾:    Là sự ham muốnxung động sinh lí giữa hai giống đực và cái, nam và nữ.  
Theo đó,  tính dục  có ý nghĩa là bản năng ham muốn giao tiếp sinh lý thể xác giữa nam và nữ.
-Nhục dục (肉慾;  E: carnal desire)có thể tạm lý giải như sau:
Nhục肉:  Là thịt, xác thịt.
Dục慾:  Là sự ham muốn xung động sinh lí giữa hai giống đực và cái, nam và nữ. 
Theo đó,  nhục dụclà sự ham muốn xác thịt bằng mối quan hệ giới tính .  Vì thế, nhục dục còn có thể xem là đồng nghĩa với tính dục(E: sexuality).
Có thể thấy rằng, tính dục hay nhục dục suy cho cùng là kết quả biểu hiện của lục dục cơ bản ở Phật giáo Nam truyền hay lục dục phối hợpở Phật giáo Bắc truyền. Và vì thế xưa cũng như nay, con người luôn tìm đủ mọi cách để thỏa mãn nhục dục của mình thông qua tính chất của cơ chế lục dục, bằng các hình thức khiêu dâm hay kích dâm.
---------
Chú thích:
Giới tính(E: gender)có thể tạm lý giải như sau:
- Giới:  Là loài, loại, phái (động-thực vật giới).  Như nam giới 男界,  nữ giới女界.
- Tính :  Là bản chất tự nhiên của sự vật.  Như tính chất 性質,  tính cách  性格, nam tính 男性,nữtính 女性.
          Theo đó, giới tính là tất cả những đặc điểm phân biệt người nam với người nữ.
          Quan hệ giới tính (E: gender relations), còn gọi là hành vi giới tính bao gồm quan hệ khác giới (heterosexuality) nam-nữ và quan hệ đồng giới (homosexuality) nam-nam (gay) hay nữ-nữ (lesbian).  Quan hệ giới tính không hàm nghĩa phải có tình cảm yêu thương.
2) Tình dụcDâm dục– Ái dục.
- Tình dục(情慾;  E: sex) có thể tạm lý giải như sau:
Tình情:  Là sự liên quan tới thân ái, luyến ái, giao tiếp giữa nam và nữ (nói cho hành động).
Dục慾:    Là sự ham muốnxung động sinh lí giữa hai giống đực và cái, nam và nữ. 
Theo đó,  tình dục có ý nghĩa là  sự giao tiếp sinh lý thể xác giữa nam và nữ.
        - Dâm dục (慾;  E: concupiscence)có thể tạm lý giải như sau:
Dâm:   Là say đắm.
Dục慾:    Là sự ham muốnxung động sinh lí giữa hai giống đực và cái, nam và nữ. 
Theo đó, dâm dục là sự ham muốn giao tiếp sinh lý thể xác quá nhiều.
- Ái dụchayÁi(慾;  E : love).
Đây là  biểu hiện tình cảm sâu đậm của nam-nữ hay chồng-vợ.  Ái dục theo đó đồng nghĩa với Tình dục (E: sex, couples sex) có ý chỉ  “tình yêu (nam-nữ hay chồng-vợ) + nhục dục”, tức biểu hiện lòng ham muốn về  tình cảm  bản năngnơi một sinh vật.
Image result for six roses
4.2.  Giáo dục tính dục(Xin xem bài đọc thêm“Các mốc lịch sử khoa học tính dục”):
        Tính dục được khoa học quan tâm cũng chính là Sắc dục, khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội đều tham gia vào việc nghiên cứu này, từ đó kết quả được ứng dụng vào trị liệu và giáo dục con người. Đặc trưng cho việc nghiên cứu về tính dục là hình thức giáo dục tính dục, hay còn gọi làgiáo dục giới tính
Tập tin:VictorianPostcard.jpg
Một postcard đầu thế kỷ 20 đề cập tới vấn đề mang thai ngoài ý muốn.
          Giáo dục tính dục có thể chia làm 3 nội dung chính :
        1) Giáo dục nhân cách:  Gồm hành vi, đạo đức, phép ứng xử của từng giới. Ví dụ:  thái độ với vợ, với chồng, với con;  tính dịu dàng và bản năng làm mẹ của nữ,  tính quyết đoán của nam …
        Đạo đức thường phân thành 2 đối cực thiện-ác, vì thế đạo đức tính dục có những biểu hiện sau:
        - Tính dục chân chánh đối cực với dâm dục phóng đãng.
        - Sự âu yếm đối cực với sự thô bạo.
        - Sự lịch thiệp đối cực với sự vụng về.
        - Sự tự nguyện đối cực với sự cưỡng bức.
        - Sự thủy chung đối cực với sự phản bội.
        - Sự tôn trọng đối cực với sự khinh rẻ …
        Tất nhiên con người sẽ hạnh phúc hay bất hạnh khi ở vào những tình huống nói trên.

          2) Giáo dục y học: Gồm giải phẫu sinh dụcsinh sảnquan hệ tình dục, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, vệ sinh và các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (STIs) và làm sao để tránh chúng …:  tất cả nói lên các đặc điểm và những điều cần biết cho mỗi lứa tuổi, mỗi giới, trong hôn nhân và đời sống vợ chồng,
        3) Giáo dục xã hội:  Gồm nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của từng giới đối với xã hội và ngược lại thể hiện qua các mặt sau:
        - Sự bình đẳng nam-nữ (xem them bài đã soạn ‘Bình đẳng’).
        - Công khai mối quan hệ tính dục với niềm tin vào tương lai, chứ không được xem đó là chuyện làm nhất thời chỉ cần biết cho hiện tại.
        - Nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi.
 
Tập tin:Youth and his father.jpg
Chàng trai tìm kiếm lời khuyên của người cha về tình yêu
 
Giáo dục tính dục có thể được dạy một cách không chính thức, như khi một ai đó nhận được thông tin từ một cuộc trò chuyện với cha mẹbạn bè, người lãnh đạo tôn giáo, hay qua truyền thông. Nó cũng có thể được truyền dạy qua các tác gia với các tác phẩm về giới tính, chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về giáo dục tính dục. Những cách giáo dục tính dục thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.
          4.3.  Tính dục theo quan điểm của tôn giáo hữu thần :
 
Religion and sexuality - Wikipedia
 Tôn giáo và tính dục – Wikipedia tiếng Việt
          Do Thái giáoKitô giáo và Hồi giáo hiện đại coi quan hệ tính dục như một hành động do Thượng Đế phú ban và soi sáng, và việc sinh sản là cộng tác vào công trình sáng tạo của Thượng Đế.  
        “Nhãn giới Kitô giáo xác nhận thân xác và tính dục là công trình của Đấng Tạo Hóa, nó là quà tặng lớn lao đặt để trong thân xác con người khả năng sinh sản, cho con người tham dự vào năng lực sáng tạo. Tính dục như một thứ tinh thần nhập thể trong con người” (x. FC 11).

Dieu aime le sexe : sexe et religion, malentendu et réconciliation

Sự sa ngã của người đàn ông và cảnh bị trục xuất ra khỏi thiên đường
Tranh của Michael Angelo, toà thánh Vatican, La-mã

Theo các tôn giáo hữu thần này, tính dục chỉ có giá trị nhân linh đích thực, nếu nó là thành phần không thể thiếu được của tình yêu, nghĩa là thể xác, tinh thần và tâm linh phải hướng đến đời sống hôn nhân và gia đình – đó là tình dục.

Thiên Đường và Địa Ngục
 
          Hơn nữa, trong các giáo huấn, giáo hội vẫn nhấn mạnh việc sinh sản và trách nhiệm nuôi dạy với con cái. Đặc biệt, các biện pháp tránh thai nhân tạo (như dùng thuốc tránh thai, dùng bao cao su)vàphá thai luôn bị kết án gay gắt,và chỉ chấp nhận tránh thai bằng biện pháp quan hệ có trách nhiệm và tiết chế. Tuy nhiên, gần đây Giáo hoàng Biển Đức XVI nói rằng việc sử dụng bao cao su có thể là hợp lý trong những trường hợp đặc biệt. Đây là dấu hiệu cởi mở hơn về vấn đề sử dụng bao cao su. Ngoài ra, Giáo hội Công giáo cũng không chấp nhận vấn đề quan hệ đồng giới.

Nếm trước niềm hoan lạc mai sau nơi tiệc cưới Nước Trời
 
Vấn ngừa thai, phá thai.
  • Ngừa thai:
Giáo hội Kitô giáo quan niệm rằng, sinh sản là quyền năng của Thiên Chúa, con người chỉ cộng tác vào sứ mệnh này qua bí tích hôn nhân. Ngừa thai là hình thức tự mình loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi sứ mệnh ấy. Do đó, Giáo hội không cho phép sử dụng mọi biện pháp tránh thai nhân tạo mà chỉ được dùng cách tính theo chu kì kinh nguyệt, mọi biện pháp có sự can thiệp từ tác nhân bên ngoài đều bị cấm. Tuy ngăn cấm quyết liệt việc ngừa thai nhân tạo (đặt vòng tránh thai, dùng thuốc tránh thai, dùng bao cao su...) và việc phá thai, nhưng Giáo hội cũng khuyến khích giáo dân sinh sản có trách nhiệm, nghĩa là trước khi có ý định sinh con thì cha mẹ nên có đủ điều kiện để chăm sóc cho con cái cả về mặt vật chất cũng như tinh thần.
  • Phá thai:
Giáo hội Kitô giáo quan niệm rằng, phá thai cũng là một hình thức giết người, vì vậy lên án gay gắt việc phá thai và coi đó là trọng tội theo điều răn thứ năm, có thể dẫn đến vạ tuyệt thông cho người phạm phải. Do vậy đây là vấn đề đang gây tranh cãi gay gắt giữa Giáo hội và nhà nước dân sự về việc kiểm soát dân số.
Xem thêm:
-Bài 8: Tình Dục Và Hôn Nhân -Simonhoadalat
- Tính Dục Trong Tình Yêu| Học viện Đa Minh
- Quan hệ tính dục trong hôn nhân - Cong Giao Viet Nam
- GIÁ TRỊ TƯƠNG GIAO TÍNH DỤC TRONG HÔN NHÂN CÔNG ...
- Tương quan tính dục trong cái nhìn Kitô giáo |Ủy Ban Mục Vụ ..
 
4.4.  Tính dục theo quan điểm của tôn giáo vô thần :
          Tính dục theo quan điểm củaPhật giáo có những đặc điểm sau:
1)Phật giáo không xem thân xác và thế giới này là những gì xấu xa và tính dục cũng thế. Thân xác thường được ví như một cỗ xe quý giá, một phương tiện đưa tâm thức đến giác ngộ, thế nhưng thân xác cũng được mô tả như một gánh nặng cho tâm thức. Tính dục liên hệ trực tiếp đến sự cảm nhận của thân xác, vì thế khi tính dục bị lạc thú dẫn dắt đến sự chiếm hữu (bám víu, ích kỷ), nó sẽ làm tâm thức bị mù quáng (vô minh) và khổ đau sẽ phát sinh. Đấy là thông điệp chính yếu của Phật giáo.
2)Phật giáo xem hôn nhân không phải là một sự chiếm đoạt, hôn nhân cũng không mang tính cách thiêng liêng bằng các lễ nghi ban phép lành. Giáo lý nhà Phật chỉ đòi hỏi phải có sự tương kính, hy sinh cho nhau và tránh mọi hung bạo (Từ bi-Trí tuệ).
3)Phật giáo không quan tâm đến việc nối dõi tông đường hay hôn phối vì đấy chỉ là các thể dạng khống chế cơ cấu sinh lý và trói buộc mối tương giao giữa con người trong cuộc sống.
4) Tánh Không của tính dục :  tánh Không toàn diện sẽ giúp người tu vượt lên trên khuôn khổ giới tính của thân xác, đó là loại bỏ được mọi bám víu vào ảo giác của hiện hữu. Câu chuyện giữa ngài Xá-lợi-phất và vị nữ Thần trong kinh Vimalakirtidesasutra minh họa sự việc như sau:
http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Books/phatgiaovatinhduc-03-content.jpg
Cakrasamvara(Hộ thần Hung tợn) và Vajravarahi(Nữ thần tượng trưng cho trí tuệ)
[Tranh Tây tạng (chi tiết) thế kỷ XVI] 
 
“- Này nữ Thần tại sao không đổi giới tính đi, [vì] bà chỉ là một người nữ ?
- Từ mười hai năm nay ta ra sức tìm kiếm các thuộc tính của một người đàn bà,thế nhưng ta chưa nhìn thấy chúng một cách minh bạch. Vậy thì ta phải thay đổi cái gì đây ? Thí dụ như một nhà ảo thuật tạo ra một người đàn bà ảo giác và hỏi người đàn bà này sao không thay đổi giới tính, thế thì sự đòi hỏi ấy đúng hay sai ?
- Quả là sai. Một sáng tạo ảo thuật không mang những thuộc tính được xác định rõ rệt thì không thể giúp nó có thể biến đổi được.        
- Chính như thế, tất cả mọi hiện tượng đều không có thuộc tính xác định rõ rệt. Vậy tại sao ngươi lại hỏi ta sao không thay đổi thân xác?       
Tức khắc vị nữ thần sử dụng uy lực của mình chuyển đổi hình tướng của mình sang cho Xá-lợi-phất và đồng thời biến mình thành hình tướng của Xá-lợi-phất, sau đó cất lời hỏi Xá-lợi-phất đang mang hình tướng của mình như sau :      
- Này sao không thay đổi giới tính đi ? – Này Xá-lợi-phất, nếu ngươi có khả năng thay đổi được giới tính, thì tất cả đàn bà cũng làm được việc ấy. Này Xá-lợi-phất nếu ngươi không phải là đàn bà nhưng chỉ mang hình tướng bên ngoài của người đàn bà, thì tất cả đàn bà cũng thế thôi [chỉ mang hình tướng bên ngoài của người đàn ông]. Vì thế mà Đức Phật bảo rằng tất cả mọi hiện tượng đều không mang giới tính đực hay cái.      
Sau đó vị nữ thần lại dùng uy lực của mình trả lại hình tướng cho Xá-lợi-phất và cất lời hỏi :  
- Thế vẻ duyên dáng của người phụ nữ của ngươi đâu rồi ?   
- Nào tôi có cái vẻ duyên dáng phụ nữ nào đâu, nó cũng chẳng có ở bất cứ nơi nào khác ?       
- Đối với tất cả mọi hiện tượng cũng tương tợ như thế : chúng chẳng có ở bất cứ nơi nào và cũng chẳng nơi nào có chúng. Đấy là những gì Đức Phật giảng dạy.
Kinh Về Sự Tự Do Siêu Việt
[tức là kinh VimalakirtidesasutraDuy-ma-cật Sở thuyết Kinh, theo bản dịch tiếng Pháp của Patrick CARRÉ, Fayard, 2000.] 
Xem thêm:
- Phật giáo và vấn đề tính dục |Người Phật Tử
-Phật Giáo Và Vấn Đề Tính Dục - Phật Học- THƯ VIỆN HOA ...
- Quan điểm của Phật giáo về tính dục, hôn nhân và đồng tính ...

- Vấn đề tình dục dưới góc nhìn Phật giáo- Redsvn.net
- Tình yêu và tình dục trong tư duy Phật giáo| Đọt Chuối Non
- Sự thật về tượng Phật "sắc dục"
- Phật Dạy Về Ái Dục Nam Nữ - Tai Hại Của Ngũ Dục
- Lý giải hình ảnh “sắc dục” trong tượng Phật giáo -Soha
 
Image result for vườn hồng đẹp
 
 
Bài đọc thêm.
1/. Các mốc lịch sử khoa học tính dục.
Những nhân vật tiên phong
     Thời Hy Lạp cổ đại, hành vi tính dục người đã được các danh y và các triết gia đề cập đến. Hippocrates, Plato và Aristotle có thể coi là những người đầu tiên đã đưa ra những quan sát và những lý thuyết sâu sắc về các vấn đề sinh lý và rối loạn chức năng tính dục, sinh sản và tránh thai, phá thai, luật lệ và đạo đức của hành vi tính dục.
     Thời kỳ Đế chế La Mã, những thầy thuốc Hy Lạp như Soranus và Galen đã tiến thêm bước nữa và đã hệ thống hóa những hiểu biết về tính dục thời cổ đại. Cao trào nghiên cứu về vấn đề giải phẫu trong thế kỷ 16, 17 và 18 đã làm cho những tên tuổi gắn liền với những bộ phận giải phẫu có liên quan đến chức năng tính dục người như Fallopio (mô tả vòi trứng), De Graff (nang noãn), Berthelsen (tuyến Bartholin) và Cowper (tuyến ở bộ phận sinh dục nam).
     Thời đại ánh sáng mở đầu cho việc bàn luận mạnh dạn hơn về khía cạnh đạo đức tính dục và phân loại mới về hành vi tính dục người.
     Thế kỷ 19 với những quan tâm về nạn nhân mãn, và tâm lý bệnh tình dục và về đạo đức xã hội suy thoái đã ra đời khái niệm tính dục (sexuality) và khoa học tính dục được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn. Những nghiên cứu của các nhà khoa học về sinh học, y học, lịch sử, và nhân học đã đặt nền móng cho những nghiên cứu về tính dục trên cơ sở hiện đại.
     Thế kỷ 20, những công trình nghiên cứu tiên phong của Havelock Ellis, Sigmund Freud và Iwan Bloch đã khẳng định việc nghiên cứu những vấn đề tính dục là những công việc hoàn toàn xứng đáng.
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQVx7unDaAOJoJPlCwQMeRJFKKYHZqcl9C9GbIsoFNLHC602Mey
Ivan Bloch(1872-1922)
 
     Ivan Bloch (1872-1922) là người đầu tiên đặt tên cho khoa học này - tiếng Đức là "Sexualwissenschaft" - nhưng khi dịch ra tiếng Anh thì gây tranh cãi vì tiếng Đức "Wissenschaft" vừa bao hàm cả nội dung khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Thuật ngữ Sexology được chấp nhận hơn vì gốc Hy Lạp "Logos" hàm ý năng lực lý trí hiểu biết cho nên Sexology được hiểu là khoa học nghiên cứu tính dục trên phương diện lý thuyết với những phân tích khách quan chứ không phải là khoa học nghiên cứu tính dục trên phương diện thực hành (Erotology) như một số sách viết về tính dục của Ần Độ xưa kia (Kama Sutra) hay của phương Tây gần đây, chủ yếu đề cập đến kỹ thuật làm tình.
     Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu và thuần túy lý thuyết về tình dục có trước cả Bloch vài thập niên. Ngay từ năm 1834, một thầy thuốc Nga tên là Heinrich Kaan đã cho xuất bản cuốn sách Tâm lý bệnh tính dục (Psychopathia sexualis) đưa ra phân loại mới về các bệnh tâm thần do nguyên nhân tình dục.
     Iwan Bloch đã vượt ra khỏi giới hạn y học và sinh học để giải thích về những biểu hiện tính dục bị coi là suy đồi. Bloch cho rằng rất nhiều hành vi tính dục bị cho là bệnh hoạn và suy đồi đều đã từng có ở nhiều nơi trên trái đất và ở cả những dân tộc "nguyên thủy" cũng như văn minh. Từ đó, Bloch đi đến kết luận rằng quan điểm y học thuần túy để giải thích về hành vi tính dục là hạn hẹp và cần phải được chỉnh lý bằng những công trình nghiên cứu lịch sử và nhân học.
     Bloch đã viết trong công trình nghiên cứu Đời sống tính dục của thời đại chúng ta (1907) đại ý rằng: "Do tầm quan trọng của tình yêu trong đời sống của mỗi cá nhân và trong xã hội với mối liên quan của nó trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại thì bộ môn khoa học đặc biệt này phải được coi là một bộ phận của "khoa học về loài người" - một khoa học tổng hợp của sinh học, nhân học, dân tộc học, triết học, tâm lý học, lịch sử văn học và lịch sử nền văn minh.
Những tạp chí đầu tiên về tính dục
http://image2.findagrave.com/photos/2006/59/13494733_114126109629.jpg
Magnus Hirschfeld(1868-1935)
    Tạp chí đầu tiên nghiên cứu tính dục như là một khoa học ra đời năm 1908 do sáng kiến của Magnus Hirschfeld (1868-1935), xuất bản mỗi tháng một số và ngay trong số đầu đã có bài viết của Sigmund Freud "Huyễn tưởng Histêri và mối liên quan với trạng thái lưỡng tính dục". Phân tâm học cũng được coi là một bộ phận của nghiên cứu tính dục. Hirchfeld còn lặn lội sang cả Ý để xin bài viết của 2 đọc giả "gạo cội" là Mantegazza và Lombroso. Ngoài ra, tạp chí còn có những bài nghiên cứu về lịch sử, triết học, sinh học, y học, dân tộc học... Sau khi được 12 số thì tạp chí sát nhập với một tạp chí khác không hoàn toàn chuyên sâu về tính dục do Max Marcuse chủ biên.
     Vào năm 1914, trước khi xảy ra thế chiến thứ I, Iwan Bloch và Albert Eulenburg lại cho xuất bản một tạp chí chuyên sâu về khoa học tính dục, coi như cơ quan ngôn luận của Hội nghiên cứu về tính dục và ưu sinh học (Medical society for sexology and Eugenis) và mục tiêu tạp chí là nghiên cứu những khía cạnh y học, tự nhiên và văn hóa tính dục. Tạp chí có tầm quan trọng lịch sử không thể chối cãi, nó đã tồn tại cho đến năm 1932, trong gần 2 thập niên, nó đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về tính dục của nhiều trí tuệ lỗi lạc nhất đương thời.
Những Hội đầu tiên
     Hội đầu tiên là Hội nghiên cứu về tính dục và ưu sinh học, được thành lập bởi Bloch, Hirschfeld và nhiều người quan tâm khác vào ngày 21/2/1913 và thông qua tạp chí nói trên có ảnh hưởng lớn trong nước và trên quốc tế. Lúc đầu chỉ có, 15 thành viên nhưng sau một năm đã tăng lên hơn 100, gồm của những người ngoài ngành y nhưng có hiểu biết rộng. Hội họp mỗi tháng một lần, thường kéo dài hơn 2 giờ để thảo luận về những báo cáo khoa học. Vài tháng sau đó đã ra đời ở Berlin một Hội thứ hai mang tên Hội quốc tế nghiên cứu tình dục do Albert Moll lãnh đạo, sau này cũng trở thành một hội có uy tín và đã tổ chức những hội nghị quốc tế.
Những cuốn sách đầu tiên viết về tính dục
     Ngay từ thế kỷ 19 đã có rất nhiều bài viết, sách và công trình nghiên cứu về tính dục. Những tác giả quan trọng nhất vẫn là Bloch, Moll, Hirschfeld và Max Marcuse.
     Bloch tuy là "cha đẻ thực sự về khoa học tính dục" nhưng lại là người ít được biết đến nhất. Ngoài cuốn Đời sống tính dục trong thời đại chúng ta nói ở trên (1907), Bloch còn viến một cuốn sách 3 tập về nghề gái điếm (1912 và 1925) và Tính dục đồng giới nam và nữ, 2 tập (1914). Tuy nhiên chính những công trình chưa hoàn thành của Bloch mới thật đáng chú ý, ông coi vấn đề mại dâm là trung tâm của khoa học tính dục vì kết hợp 2 khía cạnh văn hóa và sinh học.
     Cuối thế kỷ 19, Albert Moll viết cuốn sách chuyên đề đầu tiên về tính dục đồng giới (1891) và bản chất của Ham muốn tính dục (1897) - cuốn này có ảnh hưởng đến Freud vì đã dựa trên sự phát triển tính dục ở trẻ em. Năm 1909, Moll công bố công trình nghiên cứu đầu tiên về "Đời sống tính dục trẻ em"...
     Tuy nhiên người viết nhiều nhất phải kể đến Magnus Hirschfeld với 2 công trình lớn là cuốn sách giáo khoa 3 tập về Bệnh học tính dục (1916-1920) và Những hiểu biết về tính dục gồm 5 tập (1926-1930).
Những bộ phim đầu tiên về tính dục
     Iwan Bloch là cố vấn đầu tiên cho bộ phim về tính dục nói về bệnh giang mai do Richard Oswald đạo diễn (1916-1918), sau đó Oswald lại cộng tác với Magnus Hirschfeld làm một bộ phim trong đó có một bộ phim nổi tiếng nhất là "Khác với mọi người" (1919) lần đầu tiên bênh vực hành vi tính dục đồng giới. Hãng phim Steinach cũng có đóng góp quan trọng vào vấn đề này.
Viện nghiên cứu đầu tiên về tính dục
     Hirschfeld đã thực hiện được tham vọng thành lập được Viện nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về tính dục ở Berlin năm 1919. Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng và nhiều hoạt động điều trị và sớm nổi tiếng trên thế giới. Viện A4 sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành và tập trung vào 4 khu vực: sinh học tính dục, bệnh học tính dục (y học), xã hội học tính dục và dân tộc học tính dục. Viện có hơn 20.000 cuốn sách và nhiều tài liệu lưu trữ.
     Trong số những hoạt động của viện, có 3 hoạt động đáng lưu ý là: tư vấn trước hôn nhân - một hoạt động mới chỉ có lần đầu ở Đức; thường xuyên tổ chức nói chuyện cho công chúng nghe về các vấn đề tính dục; dịch vụ pháp y trong các vụ án hình sự. Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đã đến thăm viện như Margaret Sanger, Harry Benjamin, Jawaharlal Nehru, Andrre Gide... Thế mà chỉ 3 tháng sau khi Hitle lên cầm quyền, ngày 6/5/1933, viện bị bọn phái xít Đức phá hoại và sách bị đốt. Động cơ nào khiến bọn phát xít tấn công ngay vào viện nghiên cứu tính dục. Levy-Lenz, người đã làm việc tại viện hồi đó cho rằng viện đã biết quá nhiều về bệnh sử tính dục của những tên trùm phát xít.
Những Hội nghị quốc tế đầu tiên về tình dục.
     Hirschfeld vẫn là người tiên phong. Năm 1921, ông đã tổ chức Hội nghị quốc tế đầu tiên ở Berlin để bàn về những cải cách trên cơ sở những nghiên cứu khoa học về tính dục. Hội nghị đã kéo dài 6 ngày, với 36 báo cáo về 4 khu vực chính: Nội tiết học, tình dục và luật pháp, kiểm soát sinh đẻ, giáo dục tính dục. Albert Moll cũng đứng ra tổ chức 2 hội nghị quốc tế khác vào năm 1926 và 1930 với nội dung tương tự như hội nghị đầu tiên do Hirschfeld tổ chức. Sau đó còn có 4 hội nghị quốc tế nữa cũng do Hirschefld tổ chức. Ngay tại Hội nghị quốc tế ở Copenhagen (1924) đã thành lập được Liên đoàn Thế giới nghiên cứu về tính dục với những chủ tịch đầu tiên là Hirschfeld, Auguste Forel và Havelock Ellis. Liên đoàn đã tan ra sau khi Hirschfeld qua đời.
Khoa tính dục sau thế chiến thứ II
     Lại tiếp tục phát triển ở Mỹ với những cố gắng của Alfred C. Kinsay, một nhà động vật học. Những công trình khoa học quan trọng của Kinsay và cộng sự về hành vi tính dục của nam (1948) và nữ (1953) đưa trên những khảo sát thực nghiệm đã đem lại những cống hiến quan trọng cho việc nghiên cứu khoa học tính dục. Kinsay qua đời vào năm 1956 và Viện Kinsay chuyển giao cho Paul H. Gebhard lãnh đạo nhưng việc nghiên cứu đã bị thu hẹp lại.
     Trong vài thập niên gần đây, khoa học tính dục học được nghiên cứu nhiều trên phương diện y học, tâm lý học, chủ yếu do ảnh hưởng của 2 công trình nghiên cứu có tính cách khai phá mang tên "Đáp ứng tính dục ở người" (1966) và "Thiểu năng tính dục ở người" (1970) của William H. Masters và Virginia Johnson, hướng chủ yếu vào việc điều trị những rối loạn chức năng tính dục của cá thể hoặc của cặp vợ chồng, do đó đã không quan tâm lắm đến các ảnh hưởng xã hội và lịch sử.
BS. ĐÀO XUÂN DŨNG
Image result for palette knife rose paintings
 
2/. Lệch lạc Ái dục.
Trong những ngày qua, báo chí thông tin về việc một người đàn ông ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã sống cùng với hài cốt của vợ trong nhà trong suốt 5 năm qua. Một số nhà chuyên môn y học cho rằng người có hành động bất thường này đã bị mắc chứng “ái tử thi” (necrophilia) ở dạng nhẹ. Có nhận định như thế vì ông ta đã lén bốc mộ đem tử thi người vợ về nhà, giữ gìn trong tượng thạch cao mà ông ta khẳng định có bộ xương vợ ông trong đó, và có giả thuyết có thể ông đã ôm ấp ngủ chung với tử thi. Giống y như một số nhân vật đã được ghi trong y văn thế giới là bị mắc bệnh “ái tử thi”.
Trước hết ta cần biết, hoạt động tình dục của con người không phải luôn luôn suôn sẻ mà có những trục trặc được gọi là bệnh. Đặc biệt có một số bệnh thuộc chuyên khoa tâm thần và được gọi là “lệch lạc ái dục” (paraphilias). Sau đây là một số lệch lạc ái dục rất đặc biệt mà y văn thế giới đã ghi nhận nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về hoạt động tình dục khá phức tạp của con người.
Có thể chia các lệch lạc ái dục ra làm 2 loại chính: loại có sự lệch lạc về đối tượng tình dục và loại có sự lệch lạc trong hành vi tình dục.
1) Lệch lạc đối tượng tình dục:
Phần lớn của chủ nhân của lệch lạc ái dục này là nam giới. “Đồng tính luyến ái” là một loại lệch lạc đối tượng, nhưng đặc biệt, “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các bệnh rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, viết tắt DSM III-R) do Hiệp hội các chuyên gia Tâm thần học Hoa Kỳ ấn hành năm 1987 cho rằng “đồng tính luyến ái” cũng giống như sinh hoạt tình dục bình thường ở chỗ có sự cảm thông, chia xẻ tình cảm giữa hai người (mặc dù cùng phái), có sự thỏa thuận trong cuộc chơi nhằm thỏa mãn cảm giác và đạt được ý nghĩa gọi là “tình yêu” là đặc điểm chỉ có ở con người. Chỉ khác là hoạt động tình dục này không thể sinh con đẻ cái nối dõi tông đường được. Chính vì vậy, ở nhiều nước “đồng tính luyến ái” không còn được xem là một bệnh, và DSM II-R nay là DSM IV không còn ghi đồng tính luyến ái là rối loạn tâm thần nữa. Ở ta, nhiều người đã biết “đồng tính luyến ái” là gì rồi, xin nêu một số lệch lạc ái dục đặc biệt là lệch lạc đối tượng như sau.
Ái nhi(pedophilia): Người bị bệnh “ái nhi” là người có sự ham muốn và thực hiện hoạt động tình dục với đối tượng là trẻ con dưới 13 tuổi. Theo DSM III-R, chỉ có thể bị bệnh này khi trên 16 tuổi và có sự cách biệt đối với nạn nhân (trẻ con) ít nhất 5 tuổi. Phần lớn người bệnh là nam giới nhưng nạn nhân có thể là trẻ nam hoặc nữ. Nhìn bề ngoài người bệnh không khác gì người bình thường, vẫn có vợ con. Như một trường hợp xảy ra ở Mỹ, một người đàn ông 52 tuổi có vợ và 4 con, bị bắt vì tội lạm dụng tình dục ở trẻ con, khi ấy mới biết ông đã xâm phạm hơn 50 bé trai dưới 13 tuổi. Hiện nay đang có tình trạng các pedophilia từ các nước phát triển thông qua con đường du lịch, làm ăn, xâm nhập vào các nước đang phát triển (đặc biệt các nước khu vực Đông nam Á) và tìm cách thỏa mãn tình dục lệch lạc kiểu này
Ái thú(zoophilia): theo DSM II-R, người “ái thú” là người thường xuyên dùng thú vật (chó, heo…) làm đối tượng để thỏa mãn tình dục. Người “ái thú” cũng thường bị các lệch lạc ái dục khác như ái nhi, ái đồ vật.
Ái đồ vật(fetishism): Người “ái đồ vật”  là người thường xuyên dùng đồ vật không có sự sống (non-living objects) để đạt được sự kích thích tình dục. Ở các nước phương Tây có những tiệm (sex shop) bán những dụng cụ phục vụ người “ái đồ vật” thí dụ búp bê to bằng người thật. Có người “ái quần áo phụ nữ” (transvestic fetishism), chỉ cần mặc quần áo phụ nữ vào là có thể đạt khoái cảm. Ở đây cần phân biệt người “ái quần áo phụ nữ” với người “xuyên giới tính” (transexualism). Người “xuyên giới tính” có cơ thể là người nam nhưng toàn bộ tinh thần họ cứ nghĩ là nữ nên phải mặc quần áo nữ.
Ái lão(gerontophilia): Người “ái lão” là người có ham muốn tình dục với người lớn tuổi với sự cách biệt tuổi ít nhất là 40 năm.
Ái tử thi(necrophilia): Người “ái tử thi” là người có xu hướng hấp dẫn bởi xác chết và có ham muốn tình dục với xác chết. Từ năm 1895, tạp chí y khoa nổi tiếng Lancet đã có 2 bài viết về hiện tượng giữ xác người thân trong nhà xuất phát từ rối loạn gọi là “ái tử thi”.
2) Lệch lạc hành vi  tình dục: 
Là loại lệch lạc ái dục  không nhằm vào đối tương mà hành vi tình dục có những quá đáng để gọi là bệnh. Có thể kể:
Ác dâm (sadism): Người “ác dâm” là người chỉ đạt được khoái cảm tình dục khi làm nhục, hành hạ, gây đau đớn người khác. Người ta ghi nhận trong các vụ hãm hiếp, có thể có tới 8% kẻ hãm hiếp là “ác dâm”. Khác với kẻ hãm hiếp thông thường, ngưới “ác dâm” dùng bạo lực một cách quá đáng và càng “ác” chừng nào thì càng thỏa mãn chừng ấy. Kẻ ác dâm không chỉ “dị tính luyến ái” mà còn có thể “đồng tính luyến ái” hoặc có những lệch lạc ái dục khác thí dụ như “ái nhi” chẳng hạn.
Khổ dâm(masochism): Kẻ khổ  dâm là người chỉ đạt đạt khoái cảm  tình dục khi bị làm nhục , bị hành hạ đau đớn, khổ sở. Bởi vì khổ dâm tính liền với ác dâm đồng thời có thể đóng vai trò ác dâm nên có từ chung gọi là khổ-ác dâm (sado-masochism)
 Thị dâm (voyeurism): Kẻ “thị dâm” là người có sự thỏa mãn tình dục khi rình xem kẻ khác khỏa thân trong động tác thay đồ, sinh hoạt tình dục. Ở đây cần phân biệt “thị dâm” với chuyện thích xem phim hình khỏa thân, xem phim “sex” mà một số nam giới thường hay mắc phải. Đối với kẻ thị dâm thì “chuyện đó” trở thành nổi ám ảnh và được xem là một hoạt động tình dục thực sự.
Thích sờ mó(frotteurism): Kẻ thích sờ mó” là người ham thích sờ mó, cọ xát thân thể người khác mà không có sự đồng tình của người này. Và chính sự sờ mó, cọ xát cũng đủ làm cho chủ nhân của nó đạt khoái cảm. Đặc biệt, người “ thích sò mó” thường thực hiện những lệch lạc ái dục của mình ở nơi đông đúc như trên xe buýt.  
Thích phô bày(exhibitionism): Là tình trạng có sự thôi thúc phải phơi bày “chỗ kín” của mình cho người xa lạ xem và lấy đó thỏa mãn tình dục. Có 99% nạn nhân lệch lạc tình dục này là phụ nữ. Ở Mỹ, có người thực hiện lệch lạc ái dục này cả ngàn lần rồi mới bị cảnh sát bắt.
Trở lại trường hợp người đàn ông đã sống với hài cốt vợ trong suốt 5 năm qua ở ta vừa xảy ra, chỉ có thể xác định đó là lệch là ái dục “ái tử thi” khi nào thông qua thẩm định, đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Ta cần biết, chỉ khi nào một người được bác sĩ chuyên khoa khám, đánh giá dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán, và chắc chắn hội đủ các tiêu chuẩn xác định thì mới được cho là có bệnh. Chứ không thể dựa vào những nhận định mơ hồ rồi võ đoán cho rằng người đó mắc bệnh, nhất là mắc bệnh tâm thần.. Để xác định bị một bệnh lệch lạc ái dục nào đó, nhất thiết phải dựa vào sổ tay chẩn đoán như DSM III-R hay hiện nay là DSM-IV- xem có hội đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán hay không. Nhìn vào hiện tượng thì người đàn ông này có hành động kỳ lạ ở ta rõ ràng có xu hướng bị hấp dẫn bởi xác chết. Nhưng người bị “ái tử thi” thực sự hay thuộc loại bệnh “ái tử thi nặng” (morbid necrophilia) thường có quan hệ tình dục với xác chết, thậm chí có hành động xem như ác dâm hành hạ thân xác người quá cố. Còn người đàn ông ở ta đã có hành động lạ thường xuất phát từ tình thương vợ, quá lưu luyến người vợ qua đời (có chuyện ngủ chung, âu yếm vợ đã chết hay không bây giờ vẫn còn là câu hỏi) có thể xem bị bệnh “ái tử thi nhẹ” (pseudo necrophilia) hoặc bệnh “ái tử thi kềm chế” (inhibited necrophilia) hay không? Câu hỏi đặt ra chỉ có thể được trả lời bởi những nhà y học sau khi trải qua việc thăm khám đúng bài bản và mang tính khoa học.

Các đặc trưng này được xem như những biểu hiện tương cận với các phân biệt chính trong khoa học tâm lý ngày nay là thể xác (sắc), tình cảm (thọ), lý trí (tưởng), tâm lý (hành) và ký ức (thức).
Thông thường, tuy đặc trưng con người sống với sự hiện hữu của 3 yếu tố nổi bật là vật chất, tình cảm và lý trí, nhưng lại được nhìn theo một trong 3 tính cách hay 3 khuynh hướng sống là: nặng về vật chất và xem nhẹ tình cảm, lý trí; nặng về tình cảm và xem nhẹ vật chất, lý trí;  nặng về lý trí và xem nhẹ vật chất, tình cảm.
Chú thích:   Theo khoa học tâm lý, bán cầu não phải thiên về tình cảm có tính tổng hợp hơn, có quan hệ mật thiết với xúc cảm, chủ quan và khả năng trực giác; trong khi bán cầu não trái thiên về lý trí có tính phân tích hơn, có quan hệ với tư duy, khách quan và khả năng suy lý. Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng, song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Phật giáo cho rằng người chưa giác ngộ chân lý (lẽ thật) xem 5 uẩn hay 6 cơ cấu căn-trần-thức hoặc vật chất-tình cảm-lý trí là thực có, và tìm mọi cách để thỏa mãn chúng để được xem là hạnh phúc của đời người. Đối với người đã giác ngộ thì họ thấy biết rằng tất cả chúng đều do duyên hợp không ngừng biến hiện và hủy diệt, nên tuy thấy biết chúng là có, nhưng thấu rõ chúng là không thực có; vì thế, họ dễ dàng thích nghi, sống hài hòa và hợp lẽ với các yếu tố này một cách rất tự nhiên. Điều này cũng cho ta thấy là sống với nhận thức chân lý của Phật giáo, sẽ  là yếu tố giúp 2 bán cầu não hữu hiệu tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức
Đại học Y Dược TP.HCM
 
3/.Tính dục và con người.
 
Tính dục – Wikipedia tiếng Việt
Human sexuality - Wikipedia, the free encyclopedia
 
VIDEO
Sexuality Explained Series
Gender and Sexuality Animation
Quyền LGBT là Quyền Con Người
Hiểu về Giới và Tính dục/Understanding Gender and Sexuality
 
Nói thật chính xác, đầu đề bài này phải là “Tính dục của con người”. Nói như vậy để phân biệt với “Tính dục không phải của con người”. Trong tiến trình phát triển của các loài động vật, kể từ khi xuất hiện sự phân chia giới tính “đực” và “cái”, hoạt động tính dục có mặt ở mọi nơi và mọi lúc. Nghĩa là câu chuyện tính dục chẳng có gì mới mẻ cả, ít ra nó đã có từ hàng chục triệu năm nay. Và hoạt động tính dục ở con người, kể từ homo sapiens sapiens, cũng đã có từ ba mươi nghìn năm nay. Với con người, hoạt động tính dục bước sang một giai đoạn mới về chất mà ở các loài động vật khác, ngay cả những động vật có dạng người (như các loài khỉ cao cấp gần với người nhất) chưa thấy có.

Sự phân biệt giữa tính dục của con người và tính dục không phải của con người là hết sức quan trọng. Vì việc giáo dục về tính dục (hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bó hẹp ở nhà trường, gia đình mà cả trên những phương tiện văn học, nghệ thuật, truyền thông...) phải được bắt đầu từ điểm này. Những năm gần đây, làn sóng “đổi mới” trong xã hội nước ta đã lan vào cả lĩnh vực rất tế nhị này, một lĩnh vực từng bị đặt vào vòng “cấm kị” trong một thời gian rất dài, mặc dầu con người vẫn tiến hành hoạt động tính dục không ngừng.

Ngày nay, đề tài tính dục không còn bị cấm kị nữa. Có thể đọc thấy nó trên nhiều sách báo, trong đó có những cuốn sách hướng dẫn rất kỹ về “kỹ thuật tính dục”. Nhưng nói chung, do một thói quen nặng nề, người ta vẫn đối xử với đề tài này một cách dè dặt. Một bằng chứng: việc giáo dục tính dục chưa được đặt thành một nội dung giảng dạy trong các nhà trường cho các em đến tuổi dậy thì, chứ chưa nói tới ở các lứa tuổi nhỏ hơn (như đã thấy có ở một số nước, Canada chẳng hạn).

Người ta cũng chưa hết lúng túng khi phải phân biệt thế nào là đời sống tính dục đúng và đời sống tính dục sai (do đó, cũng không phân biệt được những sản phẩm văn hóa chính đáng với những sản phẩm văn hóa đồi trụy trong lĩnh vực này). Ðã có không ít bài bàn về vấn đề này trên sách báo, nhưng vấn đề vẫn chưa ngã ngũ. Quan niệm của chúng tôi về vấn đề này thật rõ ràng: nên và phải giáo dục tính dục cho những người từ tuổi dậy thì trở
Nhưng, xin nhắc lại, điểm xuất phát cả việc giáo dục này là sự phân biệt giữa tính dục của con người và tính dục không phải của con người. Sự phân biệt này không phải bao giờ cũng dễ dàng, nhất là về hoạt động tính dục ở cấp độ sinh học (sinh lý), vì nói như R. de Gourmont, một nhà nghiên cứu về tình yêu, thì tình yêu của con người có “phần động vật”, và về mặt này, “chúng ta là chính động vật (con người trước hết vẫn là một thứ “con” mà!). Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, thì tính dục lại chưa phải của con người, vì hoạt động tính dục của con người - ngoài yếu tố sinh học ra - còn bao hàm những yếu tố tâm lý và (như dưới đây sẽ thấy) cả những yếu tố tâm linh nữa. Thiếu những yếu tố này, hoạt động tính dục chưa phải thật sự của con người.

Nói theo nhà tâm lý học Italia nổi tiếng này (xem Sự phát triển siêu cá nhân, Nxb Khoa học xã hội, 1997), vì con người là “một cấu thể sinh học - tâm lý - tâm linh”, nên hoạt động tính dục của nó phải mang đầy đủ các yếu tố đó. Trong ba yếu tố này, hai yếu tố đầu (sinh học và tâm lý) cũng thấy có ở nhiều loại động vật, đầy đủ hoặc một phần, riêng yếu tố tâm linh thì chỉ con người mới có. Nhưng xin đừng hiểu điều này một cách giản đơn: hoạt động tính dục của con người, ngay cả ở hai yếu tố đầu, cũng đã khác với động vật rồi. Nói đúng hơn, con người đã “người hóa” đời sống tính dục về mặt sinh học và nhất là về mặt tâm lý.
1) Về mặt sinh học:  

Psyché ranimée par le baiser de l'Amour par Antonio Canovamusée du Louvre.
Ở tất cả các động vật có giới tính (sexuée) - con người không phải là ngoại lệ -, hoạt động tính dục gắn liền với sinh đẻ. Tính dục trước hết có chức năng sinh đẻ. Một giống loài không sinh đẻ sẽ bị tuyệt diệt, vì thế, sinh đẻ qua tính dục là một nguyên lý tồn tại và phát triển của mọi giống loài. 

Nhu cầu sinh đẻ qua tính dục là một nhu cầu bản thể của mọi giống loài. Ngay cả về mặt này, tưởng chừng như có sự đồng nhất giữa con người và các loài động vật khác, nhưng hóa ra không phải thế. Ở con người, chức năng sinh đẻ của hoạt động tính dục chịu tác động của nhiều yếu tố phi tự nhiên, nghĩa là của các yếu tố xã hội - lịch sử nữa: đẻ nhiều hay đẻ ít, đẻ con trai hay con gái, thậm chí có đẻ hay không..., những điều này không chỉ có tính thuần túy sinh học, mà ở một mức độ lớn, còn mang tính xã hội sâu sắc (tập quán, “đạo lý”, chính sách, v.v...).

Ngay cả về hoạt dộng tính dục thuần túy sinh học, con người cũng khác với các loài động vật khác. Trong cuốn Con người không thể đoán trước, nhà nhân học Pháp André Bourguignon nhấn mạnh rằng ở con người, chức năng sinh đẻ có khả năng tách khỏi hoạt động tính dục. Nếu ở các loài động vật khác, hoạt động tính dục chỉ được thực hiện theo chu kỳ sinh đẻ (ứng xử tính dục được khởi phát từ trạng thái động đực của con cái là một ví dụ), thì ở con người, hoạt động tính dục có thể thực hiện ngoài chu kỳ sinh đẻ, thậm chí không tính đến chu kỳ này, hay có thể nói “không theo thời vụ”. 

Ở con người, ngoài chức năng sinh đẻ ra, hoạt động tính dục còn mang chức năng đem lại khoái cảm và, trong nhiều trường hợp, chức năng khoái cảm được coi trọng hơn, hoặc chỉ có chức năng đó. Theo ông, đó là do sự chênh lệch giữa thần kinh - tâm thần được tính dục hóa và sự chín muồi muộn của các tuyến tính dục cần thiết để sinh đẻ (hay với sự chấm dứt sớm của các tuyến này). Nói dễ hiểu hơn, khi chưa có khả năng sinh đẻ hay khi đã hết khả năng đó rồi, hoạt động tính dục vẫn có thể xuất hiện hay còn kéo dài. Nhưng tại sao lại có các hiện tượng đó, hiện nay vẫn chưa ai giải thích đầy đủ và có sức thuyết phục (Cần nói thêm rằng hiện tượng tách sinh đẻ khỏi hoạt động tính dục cũng đã có ở các loài khỉ dạng người, ở một mức độ nào đó. Phải chăng cũng là do chúng cũng đã bắt đầu có sự tính dục hóa thần kinh - tâm thần?).

Nhưng giả thuyết thú vị hơn của nhà nhân học Pháp này là sự khác nhau về tư thế hoạt động tính dục của con người và của các loài động vật khác. Nếu như ở các loài động vật có vú, kể cả các loài khỉ gần giống người, tư thế giao hợp nói chung là tư thế “lưng-bụng” (phần cuối bụng con đực áp vào phần lưng cuối của con cái), thì ở con người, tư thế đó là tư thế “bụng áp bụng”, do đó, là tư thế “mặt áp mặt”. A. Bourguignon viết: “Những cái nhìn biết nói (khi hoạt động tính dục), những cặp môi gắn nhau, những bàn tay ve vuốt và nắm chặt nhau, những cánh tay ôm chặt thân thể, sự hài hòa của lối liên hệ ấy đã biến hành vi tính dục thành một nguồn khoái cảm thể chất và tâm thần phong phú vô tận”. Thậm chí ông còn đi xa hơn: “Phương thức liên hệ ấy có nhiều tiềm năng phong phú, vì nó nuôi dưỡng những tưởng tượng, những lời nói, chữ viết của con người và tất cả những tác phẩm nghệ thuật của nó...”. 

Có đúng thế không, có lẽ hơi sớm để khẳng định, nhưng dù sao tác giả này cũng nêu lên một luận điểm đáng chú ý: tư thế hoạt động tính dục này bắt nguồn từ việc con người đi hai chân, làm cho hoạt động thuần túy thể chất ấy của con người tự nó tạo ra những yếu tố tâm lý và văn hóa của chính nó. Nghĩa là, theo ông, những yếu tố tâm lý và văn hóa chỉ riêng con người mới có ấy đã bắt nguồn từ một tư thế hoạt động tính dục. Ý tưởng của ông về sự phát triển của những yếu tố sinh học thành những yếu tố tâm lý và văn hóa (mà thiếu những yếu tố này, hoạt động tính dục không thể được coi là của con người), ý tưởng ấy thật đáng ghi nhận.Cũng có thể nói như vậy về vẻ đẹp thân thể của con người. Ở một mức độ rất lớn, nó đã đem lại tính riêng của hoạt động tính dục ở con người.  Vẻ đẹp, hay “vẻ đẹp thân xác” như có người gọi, vâng, chính nó là một yếu tố sinh học nhưng đã mang tính tâm lý và văn hóa, chỉ có thể tìm thấy trong đời sống tính dục của con người.

2) Về mặt tâm lý:  

Từ mặt sinh học, ta bước sang mặt tâm lý. Ở đây, thật ra chúng ta đụng tới nhiều yếu tố tâm lý khác nhau: ý thức, vô thức, cảm xúc, nhận thức..., tất cả những gì có liên quan với đời sống trí tuệ và tình cảm của con người, được nhận biết hay không. Ở các loài động vật khác, ta đã thấy có các yếu tố tâm lý ấy trong đời sống tính dục của chúng: những cử chỉ âu yếm, những ve vãn, những chăm sóc và cả những khoái cảm (kể cả trạng thái cực khoái)... Nhưng ở con người, những yếu tố tâm lý ấy phát triển tới trình độ cao, còn ở các động vật khác, chúng thể hiện gần như những bản năng. Có lẽ không nên lầm lẫn sự giao cảm về tâm lý ở con người với sự cộng sinh của các động vật khác, mà về hình thức, có khi không khác nhau mấy.

Khuôn khổ bài viết này không cho phép chúng tôi đi sâu phân tích từng yếu tố tâm lý gắn với hoạt động tính dục ở con người, chỉ xin nói tới cái tổng hợp của các yếu tố ấy: tình yêu. Nó được một nhà triết học Ðan Mạch, Kierkegaard, gọi là “tổng hợp tâm lý nhạy cảm” (synthèse psychosensible). Tình yêu thật ra không chỉ thuộc về tâm lý, nó còn có cơ sở thể chất, đúng hơn, đó là một sự liên kết tâm lý - thể chất vô cùng chặt chẽ. Nhưng, theo đúng nghĩa, tình yêu mang trong bản thân nó yếu tố tâm lý như một nét trội. Nói như Nietzsche: “Trong một tình yêu đích thực, chính tâm hồn bao bọc lấy thân thể”. Trong tình yêu, liên hệ tính dục có thể vừa là khởi điểm, vừa là kết tinh của nó, nhưng tình yêu không chỉ giới hạn vào tính dục. Nó còn là một cái gì rộng lớn hơn, cao hơn, sâu hơn rất nhiều. Biểu hiện tâm lý đặc trưng của tình yêu là quan hệ “cho” và “nhận” của hai cá nhân yêu nhau, trong đó “cho” tức là “nhận”, “cho” càng nhiều thì “nhận” sẽ càng nhiều, “cho” và “nhận” hòa thành một, đến mức “hiến tất cả” cũng là “được tất cả”. Và điều đó không chỉ ở liên hệ tính dục mà chủ yếu là ở tâm hồn, ở các lĩnh vực đời sống cá nhân khác.

Trong tình yêu, qui luật lựa chọn cá thể chi phối mọi cái: người ta chỉ yêu người “này” mà không phải người “khác”, do chính tác động được nhận biết hay không được nhận biết của qui luật này. Nó đã có ở mặt sinh học của con người, với tư cách con người. Ở các động vật khác, đã thấy có mầm mống của sự lựa chọn cá thể ấy. Như đã biết, một giống loài càng phát triển thì sự cá thể hóa ấy càng đẩy sâu. Những hiện tượng “quần hôn”, “tạp hôn” là phổ biến ở các loài động vật, nhưng dần dần nhường chỗ cho sự cá thể hóa, đặc biệt ở các loài có đời sống thần kinh - tâm thần phát triển cao hơn trong quá trình tiến hóa.

Riêng ở con người, mỗi cá thể - nam hay nữ - không bằng lòng với các đối tác “chung” nữa, nó muốn có các đối tác “riêng” hơn, và cái “riêng” này được chính nó lựa chọn, có ý thức hay không, như đã nói. Như vậy về mặt này, chỉ ở con người mới có những liên hệ tính dục cá nhân đúng nghĩa.
Trừ những trường hợp cưỡng dâm (do bạo lực) hay ép buộc (do tập quán) ra, con người bao giờ cũng muốn tự mình lựa chọn lấy “đối tác tính dục” (partenaire sexuel). Ðời sống tinh thần và văn hóa càng phát triển, sự lựa chọn đối tác tính dục càng cá thể hóa. Sự lựa chọn này đạt tới đỉnh cao khi đó là sự lựa chọn hợp ý (hay nói đúng hơn, hợp tình - ý) của cả hai. Vì thế, ngoài những liên hệ tính dục dựa trên tình yêu ra - mà đến lượt nó, tình yêu phải là sự lựa chọn cá thể hoàn toàn tự nguyện - thì mọi liên hệ tính dục khác đều không phải là của con người thật sự.

Từ kẻ hiếp dâm (dưới các dạng khác nhau) đến kẻ bán dâm, không kẻ nào được coi là có liên hệ tính dục mang tính người theo đúng nghĩa. Ở một số nước văn minh, gần đây người ta phản đối (thậm chí trừng trị theo luật pháp) cả kẻ hiếp dâm trong đời sống vợ chồng, chứ không phải chỉ ở ngoài phạm vi gia đình mà thôi. Những kẻ mắc chứng bạo dâm (sadisme) trong đời sống vợ chồng không bao giờ biết tới liên hệ tính dục mang tính người cả.
Giáo dục tính dục ngày nay, theo chúng tôi, phải mang một nội dung chủ yếu: chỉ có liên hệ tính dục trên nền tảng tình yêu mới là chính đáng, vì đó mới là liên hệ tính dục của con người.

Nhân đây, xin nói tới một hiện tượng thường gặp trên một số sách báo viết về tính dục: người viết quá chú trọng tới “kỹ thuật” hơn là tới tâm lý. Sự chú trọng này, trong nhiều trường hợp, là có cơ sở. Nhiều cặp vợ chồng, sau hàng chục năm chung sống, vẫn chưa biết “i-tờ” về liên hệ tính dục, thậm chí có người thổ lộ mình chưa bao giờ thụ hưởng niềm vui cao nhất của liên hệ tính dục vợ chồng cả.

Nhưng, “kỹ thuật” không là gì cả đối với hai cá nhân không muốn có liên hệ tính dục với nhau (hay như thường thấy, đối với trạng thái không muốn có nó). Những thống kê về tính dục học lâm sàng cho thấy có tới một nửa số trường hợp trục trặc về tính dục là do những yếu tố tâm lý mà không phải do thiếu “kỹ thuật”. Trong việc chữa trị những trục trặc này, vì vậy, chỉ sau khi tìm hiểu đúng là không có những trục trặc tâm lý, mới nên chuyển sang hướng dẫn về kỹ thuật.

Một lần nữa, xin nhắc lại rằng các yếu tố sinh học (thể chất) và các yếu tố tâm lý (bao hàm cả văn hóa, vì như G. Devereux nói, tâm lý là sự phóng chiếu văn hóa vào nội tâm con người) thường nằm trong một tổng thể, không thể tách khỏi nhau mà thâm nhập nhau trong liên hệ tính dục của con người.
        3) Về mặt tâm linh:  

Cuối cùng, liên hệ tính dục của con người cũng mang tính tâm linh ư? Một điều “trần tục” như liên hệ tính dục, thoạt nhìn, người ta tưởng chừng đó là hai cái xa nhau đến mức không đi đôi với nhau được. Không phải thế. Cái thiêng liêng - nền tảng và cốt lõi của đời sống tâm linh con người - chính là một nét bản chất (và là nét cao nhất) trong đời sống tính dục của con người. 

Không rõ yếu tố tâm linh gắn với đời sống tính dục của con người từ bao giờ, nhưng trong những tín ngưỡng có từ thời xa xưa, và cả trong nhiều tôn giáo nữa (như Ấn Ðộ giáo, Ðạo giáo, Mật giáo, Kitô giáo ...), người ta thấy không những quan hệ vợ chồng được coi là một phúc lành, mà cả những liên hệ tính dục cũng được coi như một điều gì thiêng liêng phải sùng kính. Cái được gọi là “tín ngưỡng phồn thực” (sùng kính những liên hệ tính dục) là một tín ngưỡng rất xưa và rất phổ biến trên trái đất này. Nó bắt nguồn từ mong ước sinh con đẻ cái thật nhiều. Tại Trung Hoa, chữ phúc trước hết có ý nghĩa đó, đi liền với hai chữ lộc và thọ trong tam đa, từ mong ước mùa màng tươi tốt, gia súc sinh sôi, con cháu đủ đầy trong đời sống hàng ngày. Nhưng không chỉ có thế, nó còn bắt nguồn từ những tín niệm cao sâu về vũ trụ luận (sự hòa hợp âm-dương).

Cách đây hàng nghìn năm, người ta đã thấy có những sách kinh về tính dục, như Kama Sutra ở Ấn Ðộ hay Hoàng đế nội kinh ở Trung Quốc ... Khía cạnh tâm linh trong đời sống tính dục là một chủ đề đáng đi sâu, nhưng khuôn khổ bài viết không cho phép làm như vậy. Chỉ xin nhấn mạnh: nếu không nói tới yếu tố tâm linh ấy là chưa nói hết được những gì thuộc về bản chất đời sống tính dục của con người.

Những đề xướng “cách mạng tính dục”, “giải phóng tính dục”... (như đã xuất hiện ở một số nước phương Tây cuối những năm 60) không mang lại những kết quả mong đợi, trái lại, còn làm biến dạng đời sống tính dục của con người theo hướng “giảm giá trị” của nó. 

Ngày nay, lại nghe vang lên khẩu hiệu đề xướng “phản cách mạng tính dục”. Tất cả những đề xướng về lĩnh vực này chỉ có thể coi là đúng và có lợi cho sự phát triển nhân cách con người, khi mà đời sống tính dục được quan niệm đầy đủ về cả ba mặt “sinh học - tâm lý - tâm linh”. Làm ngược lại, đời sống tính dục sẽ bị phá hỏng và, tệ hại hơn, sẽ làm hỏng cả nhân cách con người.
Nguyễn Kiến Giang
(1931-2013)
 

Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !
 

Huy Thai gởi