Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 

Đng cu mong vô ích

 

 

Sau đây là những điều Tâm Niệm của trở ngại, đừng cầu mong vô ích. Tôi xin phóng tác từ trong 10 Điều Tâm Niệm, những điều khuyên này không biết xuất xứ từ Khổng Tử, Phật Giáo Đại Thừa hay thượng tri thức vô danh?

 

Đừng ckhông bệnh khổ, đừng cầu không khó khăn hoạn nạn, đừng cầu không khúc mắc, đừng cầu được đền đáp.

 

Đừng mong không bị ganh ghét, phá hoại, đừng mong dễ thành công, đừng mong lợi riêng mình, đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình.

 

Đừng cầu mong những điều trên không bao giờ đến với mình vì nếu cứ cố chấp mong cầu thì bảo đảm sẽ được, ghét của nào trời trao của nấy, cầu tắc ứng nghiệm. Tốt hơn là cầu cho chúng nó đến với mình rồi mong nó sẽ không bao giờ đặng - cầu bất khả đắc chí.

 

Điều này rất dễ chứng minh, cứ đi mua vé số rồi cầu Trời cầu Phật đừng cho mình trúng số thử xem thế nào?

 

Hiểu được triết lý trên thì dù ở trong chướng ngại cũng vượt qua tất cả, không bị bất ngờ, dễ kịp chuẩn bị, đối phó. Nên chấp thuận trở ngại thì thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Đó là ý nghĩa, sống ‘thuận dòng’ của kẻ phàm phu và sống ‘nghịch dòng’ của đấng bồ tát mà Phật đã thuyết trong kinh điển Phật Giáo.

 

Ðức Thế Tôn thực hiện huệ giác Bồ Ðề ngay trong sự trở ngại, như Ương Quật hành hung, Ðề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Lấy chống đối làm sự thuận lợi và lấy phá hoại làm sự tác thành. Đó cũng là nguyên tắc cương nhu trong võ học: Mượn sức đánh sức; tứ lạng đả ngàn cân. Thay vì lấy mạnh chọi mạnh, lấy cứng chọi cứng, lấy trứng chọi đá, lấy chống đối/phá hoại chống lại phá hoại/chống đối.

 

Người học đạo, trước hết phải dấn thân vào mọi sự trở ngại, kinh nghiệm với trở ngại để khi trở ngại đến thì sẳn sàng biết cách ứng phó. Có kinh nghiệm và chiến thắng trở ngại mới bảo vệ được Chánh Pháp chí thượng.

 

Lê Huy Trứ

 

____________


Tru Le gởi