Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
ĐƯỢC và MẤT
 

Hôm rồi có đứa bạn ở Mỹ về chơi, chở nó đi ngang qua nhà cũ của nó, nó hỏi :

- Giờ nhà tao trị giá khoảng bao nhiêu tiền mầy ?
 
Mình đoán ngôi biệt thự của nó giờ phải trên hai ngàn lượng nên phán đại khoảng tầm 3 triệu đô la. Nó thở dài rồi nói :

- Hồi đó ba tao bán chưa tới 200 cây, đi rớt hai vụ gần như hết sạch. Tới chuyến thứ ba toàn bộ cái thuyền là ba tao vay mượn của bạn bè.

Nếu không bán nhà mà ở lại thì giờ cầm 3 triệu cũng có thể đàng hoàng làm công dân Mỹ mầy ha, mà tiền vẫn còn nguyên ở đó.
 
Đang suy nghĩ coi phải đối đáp với nó thế nào thì nó lại tiếp lời :

- Nhưng mà mầy biết cái được của việc đi là gì hay không ?

- Là gì ?

- Cái được là có ba thế hệ được sống trong môi trường văn minh, tự do, được làm mọi điều mình thích, được nói mọi điều cần nói, tóm lại là được sống ra một con người.

- Bộ tao sống không ra con người hả ?

- Nhìn cái cách mầy chạy xe trên đường, mầy dụi tàn thuốc lá tao biết rằng dù mầy cố sống khác đi nhưng những thói xấu vẫn theo mầy từ trong tiềm thức.

Mầy biết không, khi mầy phải sống trong một hũ mực thì dù có tránh né hay bằng cách gì đi nữa thì mầy vẫn bị lem, chỉ có điều nếu không được gần đèn thì mầy sẽ không nhận ra mình bị lem ở chỗ nào và vì sao như vậy.

Cái người ta nhìn thấy mất đi đa phần là những thứ vật chất hữu hình nhưng thứ quý hơn là những giá trị phi vật chất, những thứ thuộc về đạo đức, văn hoá, đó mới là những mất mát lớn lao mà cần rất, rất nhiều thời gian người ta mới xây dựng lại được.
 
Nhớ hồi trước nó cũng là đứa hời hợt, thậm chí đoảng hơn mình. Vậy mà giờ nó nói ra những điều mà mình không nghĩ tới, không nhìn thấy. Thế mới biết nền tảng văn hoá, giáo dục nó ảnh hưởng đến con người ta ở mức nào.

Phải ! Thứ tàn phá lớn nhất đối với dân tộc này không phải là môi trường, không phải là tài nguyên, không phải là những món nợ khổng lồ.

Cái mất lớn hơn nhiều là giờ đây người ta  không còn sống và ăn ở với nhau như những con người thực sự.
 
Trương Quang Thi

____________________


Đặng Hữu Phát gởi