Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
GIÓ NGÀN
 
 
 
Đi sông bến lạnh lên ngàn
Khóc thời xa cũ đã tàn thanh âm.
Hoài Khanh
I
 
1
 
Nhân đang theo chiếc thuyền lớn bằng 2 bàn tay chạy vào bờ thì nghe tiếng nói: Anh ấy đây. Anh Nhân ơi… Nhìn lên, nhận ra người gọi là Dũng, người bạn đi thảthuyền với Nhân hơn một tuần nay, Nhân cúi xuống vớt chiếc thuyền cầm tay, bước lên bãi cát, cười gật đầu chào lại cô gái đứng cạnh Dũng, rồi nói:
- Tưởng hôm nay cậu không đi, tôi ra đây cảtiếng rồi.
- Em đi hơi trễ, vì chịĐiệp em đây cũng muốn đi coi thảthuyền, rồi lại tìm anh ởphía bên kia mất khá lâu.
- Mình thay chỗcoi xem sao, phía này gió dìu hơn – Nhân nói, rồi nhìn cô gái: Điệp đã đi thảthuyền bao giờchưa?
- Dạchưa. Mấy hôm nay nghe Dũng nói nhiều vềchuyện thảthuyền với anh, nên Điệp muốn đi coi cho biết.
- Vậy Điệp xuống nước thảthuyền với chúng tôi hay đứng trên bãi cát.
- Điệp ởtrên bờcoi thôi.

Trong khi Nhân và Dũng lội ra xa, Điệp nhìn cảnh tượng xao động dưới nước, cảtrên trăm người thả thuyền với những tiếng gọi và tiếng cười. Những con sóng nhỏtrào vào bãi cát vàng thoai thoải, nhưng những con thuyền nhỏlại không bịsóng cuốn theo. Chúng dập dềnh chạy ngang hay chạy theo vòng tròn. Thỉnh thoảng có chiếc bịlật úp thì chủchiếc thuyền bịlật vội vớt thuyền lên, dốc cho nước chảy hết, điều chỉnh lại buồm và bánh lái, rồi lại thảcho thuyền đuổi theo những chiếc đang chạy trước. Theo những lượn sóng, những chiếc thuyền dài chừng 2 hay 3 gang tay với những cánh buồm nâu, trắng, xanh, đỏtỏa rộng khắp khu vịnh nông, đã đem đến nguồn vui trong buổi chiều lộng gió cho cảngười trẻlẫn người già.

Ở phía xa, nước sâu quá đầu gối, Dũng nhập vào một toán cảchục cậu ngang tuổi, còn Nhân đang thảthuyền một mình. Nhìn chiếc thuyền chạy vát quanh mình mấy vòng, Nhân vớt thuyền lên, điều chỉnh bánh lái và buồm cho thuyền chạy vát vào bờ, rồi bước theo con thuyền cho tới khi những con sóng sắp trào lên giải cát thì Nhân vớt thuyến lên đi đến chỗĐiệp.
- Vui nhỉ, anh Nhân. Ra Cát Bà mấy hè mà hôm nay Điệp mới biết trò chơi thảthuyền.

Nhân nói:
- Điệp ra đây mà không vào khu vịnh làng chài thì làm sao thấy. Chỉvùng vịnh này, biển nông, bãi cát thoai thoải chạy ra xa, mới có thểlội xuống nước thảvà đi với thuyền. Hè năm ngoái ra đây, đi lang thang gặp mấy cậu cỡtuổi Dũng, mỗi cậu cầm một chiếc thuyền, tôi hỏi đem thuyền đi đâu? Mấy cậu ấy trảlời là đi thảthuyền. Tôi đi theo, thấy trò chơi thú vịnên kết. Rồi mấy ngày sau tôi tới đây nhập bọn với chiếc thuyền tôi làm.
- Làm thuyền có khó không, anh?
- Tôi đi coi hai buổi, quan sát những chiếc thuyền lớn nhỏ, chiếc nào cũng làm bằng một khúc gỗthông khô. Phải gọt thành thuyền, rồi đục khoang, làm bánh lái, làm cột buồm và buồm. Khó thì không khó, nhưng phải làm tỉmỉ. Rồi tới lúc thả, phải tập điều chỉnh bánh lái, buồm, cho thuyền chạy thẳng, chạy vòng, chạy vát theo gió, theo sóng – Nhân cười: Điều chỉnh khó, tôi phải quan sát người thảđiều chỉnh ra sao, phải hỏi mấy cậu thành thạo, rồi tựtập một mình cảtuần mới có thểnhập toán đua. Mấy tháng hè, sẵn gỗ, tôi làm cảchục chiếc thuyền lớn, nhỏ, thay đổi hình dáng theo ý mình.

Điệp đưa tay:
- Anh cho Điệp coi chiếc thuyền.
Cầm chiếc thuyền, nhìn trên dưới, bánh lái và buồm, Điệp nói:
- Anh khéo tay, chiếc thuyền này đâu có thua gì những chiếc thuyền bày bán trong mấy cửa hiệu đồchơi ởHà Nội.
Nhân cười, lắc đầu:
- Không bằng thuyền của cửa hiệu đâu. Tôi chưa thấy những chiếc thuyền đó, nhưng biết chắc là nó đẹp và tinh sảo hơn, vì do thợchuyên môn làm. Họlàm nhiều và có đủdụng cụ. Còn mình thì làm bằng mấy con dao nhà bếp với chiếc đục cùn.
Điệp cười, đưa lại Nhân chiếc thuyền:
- Cảtuần nay, ngày nào Dũng cũng say sưa nói vềchuyện đi thảthuyền và đang làm một chiếc lớn hơn chiếc này. Mê thuyền đến độquên cảsách vở.
- Nghỉhè mà sách vởgì.
- Nghỉnhưng vẫn phải ôn toán cũ và học toán mới đểkhi vào lớp mới học cho dễ.
- Điệp và Dũng chăm chỉđến vậy đấy hả. Còn tôi thì hè chỉđi chơi và đọc truyện.
- Anh đọc loại truyện gì?
- Kiếm hiệp, tiểu thuyết và trinh thám... Ngày ởtiểu học thì chỉđọc kiếm hiệp, còn bây giờđọc thêm tiểu thuyết và trinh thám. Điệp có đọc truyện không?
Điệp đáp:
- Ởtiểu học không đọc, nhưng lên trung học  Điệp đọc tiểu thuyết của một sốnhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan và Hoàng Công Khanh.
Có tiếng cười reo hò ởphía xa. Nhân quay nhìn bật cười. Cảmấy chục người lớn nhỏđang đua thuyền. Họreo hò, hình như đểtrợlực cho thuyền của mình. Điệp nhìn chăm chú xuống đám người đua thuyền, bỗng hỏi:
- Dũng thảthuyền thạo chưa anh Nhân?
Nhân cười:
- Học rất nhanh. Bây giờđua thuyền với Dũng, tôi thua luôn, nên Dũng kết với mấy người khác đểthi có hào hứng hơn. Tôi ít đua, thường chỉcho thuyền chạy một mình đểxem sựđiều chỉnh bánh lái và buồm được chính xác tới đâu. Quê tôi cũng đảo, nhưng không có trò chơi làm thuyền, thảthuyền. Ra đây mới biết thú vui này.
- Quê anh ởđảo nào?
- Đảo Vạn Hoa.
- Tên hay quá, Điệp chưa nghe.
- Tên hay nhưng không hùng vĩ, ngoạn mục bằng đảo Cát Bà.
- Bây giờanh vẫn ởVạn Hoa?
- Không, tôi đã theo ba tôi vào Quảng Yên đểđi học. Đảo Vạn Hoa nhỏ, ít dân, nên trường học chỉcó tới lớp ba. Muốn học lên, phải vào thành phốnhư Cửa Ông, Cẩm Phả.
Điệp hỏi:
- ỞQuảng Yên có mấy trường trung học?
- Một trường, trường Trần Quốc Tuấn và chỉcó tới lớp đệtứ. Muốn học lên phải qua Hải Phòng hay lên Hà Nội. Ởtỉnh lẻđi học khó lắm, chứkhông có sựthuận lợi như Điệp là gia đình ởHà Nội.

Nhân ngừng lại, quay nhìn đám đông đang reo hò. Họreo hò cho những chiếc thuyền đang trên sóng nước hay sắp tới mức đến. Cảmột bên bầu trời ngoài biển vàng đỏchói chang. Những dãy núi cao như những lớp trường thành của đảo biến thành xanh, xám và tím. Dưới biển đã bớt người thảthuyền, nhưng những tiếng reo hò xa gần vẫn vang lên. Đểý tìm Dũng không thấy, Nhân nói: Mải tranh đua, Dũng quên cảvề- Rồi hỏi: Lên trung học, Điệp học trường nào?
- Trưng Vương, anh ạ. Thi vào đệthất khó lắm, nhưng Điệp may mà đỗđược.
Nhân nói:
- Chăm chỉvà thông minh như chịem Điệp thì thi đỗlà chuyện thường. Nghỉhè, tôi chỉcầm mấy cuốn truyện, còn Điệp vẫn cặm cụi với sách vở.
Điệp cười:
- Điệp cũng đọc truyện, nhưng đọc vào buổi tối, còn ban ngày học ôn. Anh bảo học chăm thì đúng, còn thông minh thì không. Điệp học toán, lý, hóa chậm lắm. Có điều đặc biệt là mấy năm nay, từngày ba Điệp ra đây làm việc, cứđến hè là Điệp háo hức nghĩ đến cái vui đi nghỉhè xa. Bạn bè đa sốởlại Hà Nội, còn Điệp ra biển mà biển đó lại là biển vịnh HạLong.
Nhân hỏi:
- TừHà Nội ra đây, đi như thếnào, mất bao lâu?
- Mất hai ngày, anh ạ. Một ngày xuống Hải Phòng, sáng hôm sau đi tàu từHải Phòng ra Hòn Gai. Rồi từHòn Gai đi tàu hoặc thuyền ra Cát Bà. Tàu Hải Phòng – oHòn Gai dừng lại Bến Ngựcảtiếng, nhưng Điệp chưa lên phốQuảng Yên lần nào.
- Ông còn làm việc ởCát Bà thì Điệp sẽcó dịp biết Quảng Yên. Tỉnh nhỏ, chỉcó mấy con phố, nhưng buổi chiều thì đầy lính, vì Quảng Yên có nhiều trại lính với mấy trung tâm huấn luyện lính mới.
Điệp hỏi:
- Học xong ởQuảng Yên, anh sẽtiếp tục học ởđâu?
- Hải Phòng, vì tôi có gia đình ông chú ởHải Phòng. Nhưng hy vọng một, hai năm nữa trường Trần Quốc Tuấn sẽcó những lớp tam, nhị, nhất thì khỏi phải đi xa.

Nhìn chiếc thuyền trên cát, Nhân cười thầm là mê mải chuyện trò, quên cảviệc thảthuyền. Nhân tính lên bảo Điệp xuống gần nước đểchỉcho Điệp thấy việc điều chỉnh bánh lái và buồm cho thuyền chạy theo ý muốn ra sao, nhưng Điệp đã dẫn Nhân đi xa, và Nhân cũng bỏmất ý định ban đầu. Điệp hồn nhiên và phong phanh chiếc áo cánh lụa trắng và chiếc áo đã làm nổi lên khuôn cổcao tròn với nét mặt tươi rạng rỡởđôi môi và đôi mắt đen sắc. Theo những điều Điệp hỏi cùng với sựhồn nhiên, Nhân cảm thấy một nguồn vui dâng lên khi thấy Điệp tựnhiên như đã quen biết Nhân từlâu. Bỗng nhớlại việc đọc truyện, Nhân hỏi:
- Từngày đọc truyện, Điệp đã đọc truyện kiếm hiệp bao giờchưa?
- Chưa, anh.
- Tôi có đem theo mấy bộ. Muốn đọc thửthì ngày mai qua tôi, lấy một bộvềđọc cho biết.
- Vâng, ngày mai anh cho Điệp mượn một bộ- ngừng một lát, Điệp hỏi: Lại sắp hết hè, hôm nào anh vềQuảng Yên?
- Khoảng cuối tháng, vềtrước ngày tựu trường một tuần.
- Vậy Điệp vềHà Nội trước anh một tuần. Anh cũng đi tàu thủy?
- Không, tôi đi xe hàng từHòn Gai vềQuảng Yên.
Điệp trầm ngâm một lúc, rồi nói:
- Tàu thủy hay xe thì anh cũng chỉmất một ngày, còn Điệp phải mất hai ngày. Nhưng vềHà Nội lại nhớtrời xanh, biển xanh buổi sáng và nhớnhững con sóng lóng lánh leo lên những ngọn núi chơ vơ giữa biển.
- Cát Bà ởgiữa núi non trùng điệp, uy nghi hùng vĩ, nhưng tôi nhớnhất là những cánh buồm ởngoài khơi vào buổi chiều, vì nghĩ đến con thuyền cô độc giữa biển trong đêm – Nhân nhìn ra biển một lúc – Dũng đua thuyền quên cảvề. Bây giờphải qua bên kia tìm cậu ấy.
Bỗng Điệp chỉtay nói:
- Dũng đang chạy tới kia.
Nhìn theo hướng tay Điệp, Nhân bật cười:
- Từđây mà đưa thuyền đua tới bên kia.
 
 
2
 
 
Trên đường vềnhà, Nhân dừng lại coi toán lính chơi bóng chuyền trước sân dinh Phó Tỉnh Trưởng Quảng Yên, bỗng nhận ra một người:
- Dũng ơi.
Cầu thủnhỏnhất trong đội bóng quay lại, vẫy tay cười vui, chạy băng ra đường, ôm lấy Nhân:
- Em tìm anh cảtuần nay.
- Không biết địa chỉ, tìm ởđâu?
- Em hỏi mấy ông lính.
- Bằng tên anh hay tên ba anh?
- Cảtên anh và tên ba anh.
Nhân cười nói:
- Anh không quen mấy người lính gác dinh phó tỉnh trưởng, còn ba anh mấy năm nay đều làm việc ởcác quận, nên họkhông biết đâu.
- Vậy nếu anh không qua đây thì phải chịu chớlàm sao tìm.
- Rồi cũng sẽgặp, vì anh ởphía sau dinh phó tỉnh, trên phốHoàng Hoa Thám. Cổng sau dinh đi ra Hoàng Hoa Thám, gần căn nhà anh.
Nhân nắm tay Dũng băng qua đường đi tới một quán nước lộthiên dưới một cây bàng lớn. Đến trước chịbán quán, Nhân nói: Chịcho 2 cốc thạch găng - Rồi cùng Dũng ngồi xuống hai cái ghếthấp, bên chiếc bàn gỗtạp.
- Quán này gọi là quán Cây Bàng, chỉbán thạch găng và nước chanh. Không biết thạch găng ởHà Nội thếnào, chớởQuảng Yên thì thạch găng quán này đứng hạng nhất - Chủquán nghe khen, cười nhìn Nhân - Thấy thếNhân hỏi:
- Thạch găng ởđây làm bằng lá găng trên rừng hay găng trong vườn, chị?
- Phần lớn làm bằng găng trên rừng, khi nào không đủmới phải dùng găng vườn. Lá găng trên rừng xanh trong và ngon hơn như em vừa nói.
- Nhà chịcó trồng không?
Chủquán lắc đầu:
- Không, trồng găng phải có nhiều đất. Chịkhông có đất. Chịcó mối lá găng rừng, người ta cung cấp khá đều.
Dũng khuấy cốc thạch găng, rồi xúc uống mấy thìa:
- ỞHà Nội chỉcó thạch đen, thạch trắng, chớem không biết loại thạch này.
Nhân nói:
- Thạch găng tựnó có mùi thơm của lá găng, còn mùi thơm của thạch đen, thạch trắng là mùi thơm của dầu chuối… Cũng có người cho thêm vài giọt dầu chuối vào thạch găng. Còn anh thì không. Em thửăn không dầu chuối xem sao…. À, thếgia đình em xuống đây ngày nào, còn ba em vẫn ởCát Bà?
- Không, anh. Ba em vềQuảng Yên từtháng trước, còn gia đình em xuống đây đã hơn 2 tuần rồi.
Nghĩ đến cái mê thảthuyền của Dũng, Nhân cười hỏi:
- VềHà Nội có thảthuyền không?
Dũng cười:
- Dạ, có. Em thảthuyền trong ao nhà, chỉmình em. ChịĐiệp ởCát Bà thì đòi đi xem thảthuyền, còn ởHà Nội thì không đểmắt tới.
- ỞCát Bà, mấy trăm người thảmấy trăm chiếc thuyền, đông vui như ngày hội. Còn ởHà Nội chỉmột mình cậu, một chiếc thuyền trong ao tù thì có gì vui mà coi.
Dũng gật đầu:
- Hai năm trước ởCát Bà vềHà Nội, em không có gì nhớ. Còn năm ngoái vềthì nhớnhững buổi chiều thảthuyền và cứmong tới hè ra Cát Bà. Nhưng từnay thì hết được ra đó. Ởđây có chỗnào thảthuyền không anh?
- Ởđây có sông, có những hồnước cạnh sông, nhưng không thểthảthuyền như ởbiển, vì sông  hồsâu, mình chỉđứng trên bờchớkhông lội xuống được. Thảthuyền ởsông hồthì thuyền đi luôn hay mình phải xuống bơi theo nó.
Ăn hết cốc thạch găng, Dũng đặt cốc xuống nói:
- Thạch găng ngon hơn thạch đen, thạch trắng.
- Vậy ăn thêm một cốc nữa.
Dũng lắc đầu:
- Thôi anh ạ, đểlần khác. Em còn ởđây lâu.
Nhân đứng dậy vào quán trảtiền, mượn cây bút ghi địa chỉđưa cho Dũng.
- Sáng mai tới anh chơi. Đi cổng sau tới nhà gần hơn. Bây giờmình về.
 
3
 
Nghe tiếng nói: Nhà số8 đây, Nhân bước ra cửa, vừa lúc Điệp và Dũng bước lên thềm. Nhân nắm tay Dũng: Năm ngoái Điệp ước được lên Quảng Yên thì nay điều ước đã thành. Câu nói đã giúp Nhân che bớt sựlúng túng trước cái nhìn của Điệp. Mới một năm mà Điệp đã thay đổi nhiều, cao lên với những đường nét mềm mại, thuôn thả, mặc dù Điệp vẫn mặc chiếc áo lụa cổtròn.
Vừa ngồi xuống ghế, Điệp nói:
- Chỉ ở cách nhau khoảng 400 mét mà hai tuần không nhìn thấy nhau. Điệp ởtrong nhà không nói làm gì, còn Dũng có mấy khi ởtrong nhà.
Nhân cười nói:
- Dũng ởngoài sân, nên chiều qua tôi mới nhìn thấy. Gần thếchớcũng khó gặp, vì tôi ởphía sau và từ đầu phố Hoàng Hoa Thám có thểbăng qua sân vận động đểra phốchợmà không cần đi ngang qua phốLê Lợi trước dinh. Vậy mà gặp được nhau cũng là nhanh rồi.
Điệp mởcái xách lấy ra 1 hộp bánh Petit Beure và 1 cuốn sách đểlên bàn:
- TừHà Nội xuống mà đi như chạy loạn, nên Điệp không kịp mua cho anh quà Hà Nội. Em và Dũng đem cho anh hộp bánh và cuốn truyện.
- Cám ơn Điệp và Dũng, chạy loạn mà vẫn nhớđến bạn. Nhân nhìn bìa tập truyện, rồi nói:
- Cuốn Nắng Đào của Nguyễn Xuân Huy, tôi đã đọc bài phê bình trong báo từlâu, nhưng nhà sách ởđây không có.
- Còn Điệp thì có người bạn giới thiệu, đọc thấy hay nên mua thêm một cuốn dành cho anh - Điệp nói rồi hỏi:
- Chỉcó một mình anh ởnhà thôi ư?
- Có hai em, chúng nó đang chơi với chịngười làm ởphía sau. Còn mẹtôi bán hàng ởchợ, mãi đến tối mới về. Ba tôi đã vềQuảng Yên, nhưng đã đi làm từsáng. Nghe Dũng nói ông Bang đã vềQuảng Yên từtháng trước.
- Sau Hiệp Định Đình Chiến, ba Điệp lên Hà Nội đón gia đình xuống đây.
- Hà Nội như thếnào mà Điệp nói là chạy loạn?
- Người ta hoảng sợ, bỏnhà cửa, lũ lượt chạy xuống Hải Phòng đểdi cư vào Nam. Gia đình Điệp cũng bỏnhà chạy như thế.
- Hiệp Định có ấn định thời gian cho từng tỉnh. Hà Nội thì Việt Minh được tiếp thu sớm, nên dân Hà Nội phải chạy. Quảng Yên thì còn thời gian. Bây giờngười ta gặp nhau chỉđểnói chuyện đi chuyện ởvới nhiều lo lắng tương lai.
Nhân đứng dậy tới kệsách lấy ra cảchục cuốn đểxuống bàn:
- Có mấy bộkiếm hiệp hay, tôi tặng Điệp bộGiao Trì Hiệp Nữ, còn Dũng bộNhất Chi Mai – Rồi chỉlên mấy kệsách: Trên này hầu hết là truyện kiếm hiệp, trinh thám và tiểu thuyết. Điệp và Dũng cần đọc cứqua lấy.
Thấy Điệp và Dũng xếp gọn bộtruyện cầm trong tay, Nhân nói:
- Cứđểtruyện lại đây, lúc vềsẽlấy, bây giờmình đi ăn sáng. Năm ngoái ởCát Bà, Điệp và Dũng cho tôi ăn nhiều thứ: mì, bánh bao, phẳn, cháo gà ởmấy hiệu Tàu. Hôm nay đến phiên tôi mời lại, Quảng Yên có nhiều thứnhư mì, phở, xôi, bánh bao, bánh tôm và bún riêu cua đồng…, Điệp và Dũng chọn thứgì, tùy ý.
- Điệp ăn bánh tôm.
Dũng lưỡng lựmột lát rồi nói:
- Em ăn bún riêu.
Nhân cười:
-  Bánh tôm và bún riêu đều là món đặc biệt của Quảng Yên. Bây giờchúng ta tới một quán có cảhai thứđó.
Nhân ra sau, đóng cửa lại, dẫn hai người đi hết phốHoàng Hoa Thám, rồi đi dọc phốLê Lợi bên Sân Vận Động.
Dũng chỉsân vận động:
- Sân rộng và có tường đẹp thếmà như bỏhoang.
- Sân này dài hơn cây số, chiều rộng cũng tới 7 hay 800 mét. Do chiến tranh không được tu sửa, nhưng vẫn đẹp, vì có nhiều loại cây như phượng vĩ, đại và bàng.
Dũng nói:
- Chiều nay em đãi anh và chịĐiệp thạch găng ởquán Cây Bàng.
Điệp cười, nói:
- Không biết thạch găng quán Cây Bàng ngon thếnào mà từchiều qua Dũng nói mãi vềcái quán này.
- Quán lụp sụp, nhưng món thạch găng thì ngon. Chiều tới sẽbiết – Nhân nói, rồi ra dấu cho Điệp rẽvào một cái cổng gỗđầy hoa giấy màu tím. Quán ởtrong sân, ngay cổng một ngôi nhà gạch lớn kiểu cổ.
Nhìn thấy Nhân, bà chủquán nói:
- Cậu Nhân hôm nay lại có bạn nữa.
- Thưa bà, bạn cháu từHà Nội xuống đấy ạ.
Nhân ngồi xuống chiếc bàn ởngoài sân, rồi nói:
- Bà cho hai đĩa bánh tôm, mỗi đĩa 3 cái, và một bát bún riêu.
Điệp nói lại:
- Bà cho 1 đĩa 2 cái thôi.
Dũng lưỡng lự, rồi nói với Nhân:
- Em đổi, anh cho em bánh tôm luôn.
Nhân hướng vềphía bà chủquán:                    
- Chú em tôi đổi ý bỏbún riêu, lấy bánh tôm. Bà cho thêm một đĩa bánh tôm.
Khi bà quán đem bánh đến, Nhân cắt bánh cho Điệp và Dũng. Đẩy đĩa bánh đến trước Dũng, Nhân nói:
- Ngày khác mình sẽăn bún riêu, xem bún riêu Quảng Yên hơn thua bún riêu Hà Nội ra sao.
Trong khi ăn kẹo chè lam và uống nước chè tươi, Điệp nói:
- VềHà Nội sau kỳ nghỉhè năm ngoái, Điệp và Dũng cứnhắc lại việc anh dẫn đi thảthuyền, đi đáp cá, đi vào làng mua hồng, và những lần đi trên con đường đá sát biển từBang vào làng chài, đường dài trên cây sốmà nước đập vào những khe đá, bắn tung tóe lên chân, lên quần và nao nức nghĩ đến hè năm nay… Thếlà vĩnh biệt Cát Bà.
Nhân nói:
- Không ra Cát Bà thì xuống Quảng Yên. Ởđây cũng có nhiều chỗ, nhiều thứđặc biệt, chẳng hạn đê sông Chanh, buổi chiều trong những ngày nắng đẹp có thểnhìn thấy những ngọn núi của Vịnh HạLong. Làng La Khê có nhãn, hạt nhỏnhư hạt bắp. Làng Quỳnh Lâu có những đồi ổi, từdưới đồi đã dậy mùi thơm. Có hai rạp ciné là Lido và Majestic. Có phởBạch Đằng, kem Á Đông, và gần chúng ta hơn là một gia đình chuyên làm bánh dầy, bánh giò và bánh khoai sọcó tiếng. Có thểđêm nay Điệp và Dũng sẽnghe tiếng rao: Bánh dy, bánh giò… bánh khoai…Đó là tiếng rao của cụNhâm đẩy xe đi bán ba thứbánh đã gần 40 năm.
- Hè năm ngoái đi với anh, Điệp mới biết nhiều nơi đẹp và những thú vui ởCát Bà, còn trước đó chỉbiết khu bãi biển trước Bang, khu phốchợvà những ngọn núi giữa biển.
- Tôi đi chơi với mấy người bạn ởlàng chài nên mới biết được nhiều nơi. Bây giờởQuảng Yên, tôi lại làm hướng đạo.
 
 
4
 
Ciné Majestic đã đầy người khi Nhân, Điệp và Dũng tới. Người dẫn ghếđưa 3 người tới khoảng giữa, chỉvào 3 ghếtrống, Dũng vào trước, đến Điệp rồi Nhân. Chương trình đang chiếu phim phụ. Chợt nhớmấy gói lạc rang mua của ông già Tàu khi Điệp và Dũng vào mua vé, Nhân đưa cho Điệp và Dũng mỗi người một gói. Gần 2 tuần, sau khi Nhân gặp lại Điệp, ngày hôm qua chịem Điệp tới Nhân cho biết là gia đình Điệp sẽqua Hải Phòng đểđi vào Sài Gòn bằng máy bay. Chuyện di cư vào Nam là chuyện người ta nói hàng ngày sau Hiệp Định Đình Chiến Geneve, và qua báo chí, Nhân biết là Hiệp Định Geneve đã chia đôi Việt Nam ởvĩ tuyến 17, phía bắc tỉnh Quảng Trị. Chính phủQuốc Gia Bảo Đại và Pháp được phần lãnh thổtừphía nam vĩ tuyến 17 trởvào nam. Còn chính phủViệt Minh được phần lãnh thổtừvĩ tuyến 17 trởra bắc. Theo Hiệp Định, các tỉnh phía Bắc và phía Nam đều có thời gian ấn định đểquân và dân chúng ởhai miền có thời gian chuẩn bịvào Nam hay ra Bắc theo ý muốn. Với miền Bắc thì Hải Phòng là địa điểm tập trung quân và dân và cũng là địa điểm cuối cùng đểngười dân tới và đi vào Nam bằng tàu thủy hay máy bay.
Việc gia đình Điệp xuống Quảng Yên đểdi cư là chuyện Nhân đã biết, nhưng không ngờlại đi sớm như thế. Khi gặp Điệp và biết chuyện, Nhân nghĩ là gia đình Điệp sẽởlại Quảng Yên lâu, vì thời gian ấn định còn tới bốn tháng và nghĩ thầm là biết đâu hai gia đình sẽcùng đi trên một chiếc tàu.
Chương trình đã đi vào phim chính. Đó là một phim Cao Bồi miền viễn tây Hoa Kỳ. Nhìn lên màn ảnh, nhưng Nhân không đểý gì đến phim mà chỉnghĩ đến ngày Điệp vào Nam và sẽkhông cách nào gặp lại. Năm ngoái ởCát Bà, hơn một tháng biết Điệp đã đem đến cho Nhân một cái nhớvà một niềm vui khi nhìn thấy Điệp. Những lúc ấy nhìn ánh mắt Điệp, Nhân cảm được là Điệp cũng ởtâm trạng như mình, nhưng chỉcó thế. Và hàng ngày nguồn vui sẽkéo dài trong một buổi thảthuyền, một buổi đi vào thôn xa, một buổi đi ăn mì ởphốchợ, bên bờvách đá nước xanh của biển. Điệp vềHà Nội một năm Nhân không biết tin, cảhai trong ngày từgiã không có lời hẹn, tuy vậy Nhân vẫn nghĩ là tới hè sẽgặp lại. Hè là một lời hẹn. Nhưng lần này thì muốn hẹn cũng không được, vì người đi trước, người đi sau, đều không biết mình sẽtới đâu. Vì thếNhân nghĩ lần này là lần gặp cuối cùng của người mới lớn đi vào vòng hệlụy.
Nhân tựa đầu vào nệm ghế, đặt cánh tay sát cánh tay Điệp. Hai đầu gần nhau. Người Điệp toát ra một mùi thơm, mùi hương Nhân đã gặp theo làn gió biển khi ngồi với Điệp trên một tảng đá hay đi trên đường ven biển. Nhân nhìn ngang và bắt gặp ánh mắt Điệp. Trong bóng tối của màn ảnh trong đêm trăng mờ, ẩn hiện đàn ngựa đi dưới chân đồi. Điệp ngồi thẳng và mùi hương vẫn phảng phất. Một nỗi sợcùng với sựkhao khát bỗng dâng lên đưa bàn tay Nhân nắm lấy bàn tay Điệp và cảm thấy bàn tay Điệp ấm lên trong tay mình theo nhịp đập của tim. Nhân buông tay Điệp khi ánh sáng bừng lên trên màn ảnh. Khi màn ảnh đi vào bóng đêm, Điệp ngồi thẳng lên, nắm bàn tay Nhân một lúc và đểlại trong tay Nhân chiếc khăn tay. Nhân bỏchiếc khăn tay gấp nhỏvào túi, rồi tìm bàn tay Điệp và hai bàn tay không rời nhau nữa.
Trên màn ảnh trận chiến giữa hai phe trải rộng trên một cánh đồng mênh mông với những dẫy đồi thấp. Ngựa phi từng lớp băng qua cánh đồng, tiếng súng và những kỵmã trúng đạn, thân bật vềphía sau. Qua trang phục và phụđề, Nhân hiểu đây là một trận chiến giữa một bộtộc Da Đỏvà những người da trắng trên đường lấn chiếm.
Nhân nhắm mắt lại nghĩ đến dụng ý của Điệp trong việc mời Nhân đi ciné và khi đi vào cửa Điệp đã đi giữa Dũng và Nhân. Hôm nay, lần đầu tiên Nhân thấy Điệp mặc áo dài lụa màu mỡgà. Tà áo vàng nhạt vời quần trắng mỏng đã biến Điệp thành một giải lụa mềm khi bước nhẹtrên hè đường và Nân đã ngẩn ngơ bên mái tóc xõa trên giải lụa ấy.Còn những ngày ởCát Bà và tuần vừa qua đi đâu cũng chiếc áo cánh cổtròn. Trưa nay hai chịem qua Nhân sớm và Điệp đã nói với Nhân là cho Điệp đi qua một con đường đẹp nhất Quảng Yên đểnhớmột thành phốchỉđến được một lần. Nghe thế, Nhân bảo Quảng Yên có mấy con đường đẹp, theo cảm quan của mình, nhưng không thểnói con đường nào là đường đẹp nhất, vì mỗi đường có cảnh sắc và nét riêng của nó. Chẳng hạn con đường đê ởBến Ngự, đi vềphía phốKhê Chanh, quanh bước đi là sông, ao đầm, còn phía xa tít mù tắp là những dãy núi của Vịnh HạLong. Con đường đó Điệp đã đi và khen là đẹp. Con đường thứnhì, Điệp cũng đã đi và khen là đường Lam Sơn, chạy dọc một bên Sân Vận Động, nhà nào cũng cổng xây theo lối cổvới bờtre, dậu dâm bụt, và trong sân nhiều nhà có hàng chục gốc hồng, hoa nởquanh năm. Và trưa nay Nhân đã dẫn hai chịem Điệp đi qua con phốYết Kiêu, đường dài khoảng hơn cây số, hai bên đường có những ngôi nhà cổ, nhà mới xây và cảnhững nhà lợp tranh, nhưng nhà nào cũng có dàn hoa giấy đỏtím lan theo bờtường hoặc bờdậu. Cạnh đó là những cái ao nhỏnuôi bèo và thảrau muống. Đi hết con đường sẽvào giữa phốĐộc Lập, con phốthương mại, trung tâm thịtứcủa thành phố. Khi ngồi ăn kem ởÁ Đông đểchờtới giờvào Ciné, Điệp nói là trong ba đường Điệp đã đi thì đường hôm nay đẹp nhất.
Nhân cười hỏi:
- Đẹp nhất, tại sao?
- Con phốyên tĩnh, đơn sơ mà đậm đà. Điệp chưa thấy ởđâu nhiều hoa giấy như ởphốYết Kiêu, hai bên đường như hai tường hoa tím thẫm.
Nhân gật đầu:
- Mấy năm ởQuảng Yên, khi nào ra phốĐộc Lập tôi cũng đi theo phốYết Kiêu và nhận ra rằng từsựồn ào, người xe và bụi bặm của Độc Lập mà rẽvào Yết Kiêu sẽthấy nhẹngười.
Qua mấy lời yên tĩnh, đơn sơ mà đậm đà, Nhân chợt nghĩ đến chiếc áo cánh lụa Điệp thường mặc. Lâu nay Nhân cảm một điều gì đó, nhưng không nghĩ ra thì hôm nay Điệp đã nói lên thành lời. Cảm nghĩ ấy đã dấy lên trong lần đi với chịem Điệp vào một thôn sâu trong đảo mua hồng. Dũng chạy tung tăng từcây này qua cây kia, hình như cậu ấy không biết dừng ởđâu vì cây nào cũng trĩu quả. Còn Nhân ởtrên cây hái hồng đưa xuống cho Điệp, và lúc ấy mỗi lần Điệp giơ tay đỡtúi hồng, Nhân chỉnhìn thấy đôi mắt đen sắc và cái cổáo tròn bọc khuôn cổĐiệp, và rồi cái cổáo cũng biến mất chỉcòn cái cổvà đôi vai.
Bây giờkhông như ởCát Bà, người trên cây kẻdưới đất, mà tay trong tay, nhưng Nhân lại cảm thấy bâng khuâng lo sợ. Gặp lại sau một năm, Điệp tặng cuốn Nắng Đào, có ý nghĩa sâu đậm hơn là Nhân tặng lại bộGiao Trì Hiệp Nữ, vì mỗi trang Nắng Đào đượm tình, còn Giao Trì Hiệp Nữchỉlà những trang giấy mua vui, tiêu khiển. Tặng rồi mới nhận ra là với Điệp, Nhân đã hiểu sau và đi sau.
Nhân buông bàn tay Điệp khi trên màn ảnh bừng lên với đoàn kỵmã đi thành hàng bên rừng, còn phía sau là ánh lửa dài cảcây sốcủa ngôi làng bịđốt.
 
II
 
1
 
Dựng chiếc xe đạp trước nhà sách Phú Nhuận, Nhân cầm xấp báo đi vào, vừa nói: Chào bà - vừa đặt tờTựDo trên quầy. Bà chủtươi cười: Chào cậu - Rồi như chợt nhớra, bà nói: A, hôm nay cuối tháng rồi, đểtôi đưa cậu tiền báo – Bà mởngăn kéo lấy tiền đưa cho Nhân.
- Cám ơn bà, chào bà.
Nhân bỏtiền vào túi, vừa định bước ra thì có người cầm tay kéo lại. Nhân ngước nhìn chưa kịp nói thì người kéo tay hỏi:
- Anh còn nhớem không?
- A, Dũng! Nhân vừa nói vừa choàng tay qua vai Dũng kéo ra ngoài.
Dũng nói:
- Nghe tiếng “chào bà”, em nhìn lại, nhận ra anh ngay.
- Thời buổi loạn ly mà chúng ta vẫn gặp lại nhau. ỞQuảng Yên thì tôi nhìn thấy cậu trong dinh phó tỉnh, còn ởSài Gòn thì cậu nhận ra tôi trong tiệm sách.
Dũng giơ cuốn “Kim ChỉNam Của Học Sinh” ra trước mặt Nhân:
- Nhờvào nhà sách tìm cuốn này mà gặp được anh, thật may.
Nhân nói:
- Cậu ghi cho tôi địa chỉ. Bây giờphải đi, ngày mai tôi sẽtới.
Dũng nói:
- Nhà gần đây, anh ghé nhà ít phút cho biết, rồi hãy đi.
- Nhà gần đây ư, vậy thì tốt quá – Nhân cười, bỏxấp báo vào cái giỏởtrước ghi đông, rồi nói: Cậu ngồi lên đây, tôi chởđi cho nhanh.
Dũng nói:
- Em cao lớn thếnày, ngồi lên sợgẫy xe mất. Thôi đi bộ, anh ạ.
Buổi chiều, giờđi làm về, đường Võ Di Nguy, dưới mặt đường là những dòng xe đạp, xe gắn máy đi sát nhau, còn trên lềthì người đi bộ, có chỗgần như chen nhau. Dũng muốn đi ngang Nhân, nhưng rừng người cứđẩy Nhân với chiếc xe vềphía sau, nên Dũng phải đi trước.
Tới ngã tư Phú Nhuận, Dũng quẹo trái đường Võ Tánh, đi chừng hơn 300 mét thì dừng lại trước một ngôi nhà lầu có giàn hoa giấy trên cổng.
- Nhà đây anh – Dũng nói rồi đẩy cánh cổng cho Nhân dắt xe vào sân.
- ChịĐiệp ơi, chịĐiệp. Ra đây em cần nói chuyện này.
Điệp xuất hiện ởcửa, chợt sững người lại khi nhìn thấy người đứng với Dũng ởgiữa sân.
- Chịnhận ra ai không?
- Anh Nhân! Điệp bước vội ra như muốn ôm chầm lấy Nhân, nhưng Nhân đã giơ tay cầm tay Điệp cùng đi vào nhà.
Điệp kéo Nhân tới ghếsalon:
- Anh ngồi đây, đểĐiệp đi lấy nước.
Điệp đi vào đem ra một chai cam vàng và một cái ly có nước đá, rồi rót nước vào ly đểtrước Nhân.
- Anh uống nước.
- Cám ơn Điệp.
Điệp ngồi xuống ghếđối diện với Nhân:
- Đường phốđông người mà nhận ra nhau. Sao lại có chuyện ngẫu nhiên như vậy nhỉ?
Dũng nói:
- Không phải gặp ngoài đường. Em vào nhà sách Phú Nhuận tìm cuốn “Kim ChỉNam Của Học Sinh” của Nguyễn Hiến Lê và gặp anh trong nhà sách.
Nhân nói:
- May mà cùng vào nhà sách, chớởngoài đường Võ Di Nguy thì khó có thểnhận ra nhau. Dũng cao lớn, mập mạp, thay đổi nhiều.
Điệp nhìn Nhân:
- Anh cao lên, nhưng gầy đi, khuôn mặt thì vẫn vậy.
Bà mẹĐiệp bước ra, Nhân đứng dậy:
- Chào bác, con là bạn của Dũng ởQuảng Yên.
Bà nhìn Nhân một lát, vui vẻ:
- Tôi nhớrồi. Ngày chúng tôi rời Quảng Yên sang Hải Phòng, cậu đã ra bến xe tiễn chúng tôi với một gói bánh giò và một gói bánh khoai sọ…, Mấy năm rồi mới gặp lại, ai nhận ra ai trước.
- Thưa bác, Dũng nhận ra con trước.
- Vào Sài Gòn, bây giờgia đình cậu ởđâu?
- Dạ, con ởkhu ngã ba Ông Tạ.
- Vậy thì cũng không xa đây, nhưng khu Ông Tạvới khu Phú Nhuận trái đường nên gặp được nhau cũng khó lắm. Mới đó mà đã 3 năm, người nào cũng cao lớn cảrồi. Thôi, cậu ngồi chơi với các em. Đã gặp lại nhau, nhớnăng đến chơi.
- Dạ, cám ơn bác. Con sẽđến luôn ạ.
Sau khi mẹĐiệp vào nhà được một lát, Nhân uống cạn ly nước, rồi nói:
- Bây giờtôi phải đi có việc. Đểhôm khác sẽđến chơi.
Điệp và Dũng đi với Nhân ra đường. Khi Nhân ngồi lên yên xe, Điệp nói:
- Anh nhớđến chơi, đến buổi sáng. Buổi chiều Điệp đi học.
- Tôi cũng học buổi chiều – Nhân gật đầu cười nói, rồi đạp xe trởlại ngã tư Phú Nhuận, ngược lên đường Chi Lăng, vào mấy hẻm bỏnốt những sốbáo TựDo, Ngôn Luận còn lại.
Trên đường về, khi qua nhà Điệp, Nhân nghĩ hơn một năm đi bỏbáo qua con đường này mà không bao giờgặp Điệp hay Dũng. Đêm nào Nhân cũng dừng lại chiếc xe chiên bánh tiêu và dầu cháo quẩy gần phía đối diện với nhà Điệp, mua một cái bánh tiêu, rồi vừa đạp xe vừa ăn. Gặp lại Điệp lòng Nhân trĩu nặng và giao động vì thấy sựcách biệt giữa hai đời sống.
Vào Sài Gòn ba Nhân giải ngũ và thất nghiệp. MẹNhân buôn tần bán tảo ởchợÔng Tạ.  Có cái may là được bạn hàng chỉdẫn, cha mẹNhân mua được một mảnh đất diện tích trên 500 mét vuông trong ấp CảTrắc. Với cây, gỗ, ván tạp, ba Nhân và một người bạn đã làm được ngôi nhà lá 3 gian. Thếlà yên được chỗở, nhưng còn sinh kếthì khó khăn, nên Nhân đã phải theo mấy người bạn đi bỏbáo tháng đểtìm cách tựtúc cho việc đi học.
Còn gia đình Điệp, chỉnhìn bềngoài qua ngôi nhà hai tầng lớn ởmặt tiền đường phốvà qua nét đài các của mẹĐiệp và Điệp, Nhân thấy là dù di cư, nhưng gia đình Điệp vẫn ởtầng lớp giàu có hay trung lưu như ngày còn ởngoài Bắc. Gặp Điệp Nhân sửng sốt trước sựthay đổi của Điệp, vì Điệp đã trởthành một thiếu nữkhuê các lồlộđường nét căng đầy. Nhìn lại mình, quần một manh áo một mảnh, mỗi tối đi bỏmấy chục tờbáo với chiếc xe đạp đểởđâu cũng không cần khóa, Nhân cảm thấy Điệp đã quá xa cách. Gặp Nhân, Điệp mừng cũng như Dũng đã cầm tay Nhân kéo lại, nhưng Nhân thầm nghĩ có lẽgiờnày Điệp đang nghĩ vềmình cũng như mình đang nghĩ vềĐiệp. Đừng đểcho Điệp phải khó xửvềchuyện gặp lại - Nhân lẩm bẩm: Phải giải thoát cho cô ấy. Và lòng Nhân bỗng chùng xuống khi đi đến quyết định là cứđến Điệp một, hai lần, rồi sẽđi luôn không trởlại nữa.
 
 
 
 
2
 
Sáng chủnhật Nhân đến cà phê Gió Bấc ởđường Phan Đình Phùng được chừng 15 phút thì Điệp tới. Điệp mặc áo dài màu xanh dương, khóa chiếc Velo Solex, rồi xách một gói lớn đi vào quán. Điệp cười khi nhìn thấy Nhân và thản nhiên trước những cái nhìn của khách cà phê.
- Anh đợi em có lâu không?
Nhân cầm tay Điệp khi nàng ngồi xuống ghế:
- Không lâu, anh cũng mới đến – Nhân đáp, rồi nói: Bên cạnh đây có quán bánh cuốn. Em ăn bánh cuốn?
- Em ăn ởnhà rồi, uống cà phê thôi anh ạ.
Cô tiếp viên đến, Nhân hỏi Điệp: Em uống cà phê sữa?
- Dạ.
- Cô cho tôi hai cà phê sữa.
Khi cô tiếp viên bước đi Nhân nói:
- Mấy năm, anh vẫn nghĩ là gia đình chúng ta đều sống ởSài Gòn cả, loanh quanh ởnhững khu tập trung nhiều dân di cư như Phú Thọ, ngã ba Ông Tạ, ngã tư Bảy Hiền, đường Trương Minh Giảng, đường lê Văn Duyệt, khu Bàn Cờvà vẫn hy vọng là một buổi chiều nào đó sẽgặp em trên đường Lê Lợi.
Điệp nhìn Nhân một lúc:
- Em cũng nghĩ như anh, nhưng thời gian cứđi, nên hy vọng cũng nhạt dần.
- Có một điều, sau khi gặp em, anh mới chợt nhận ra là nếu anh thông minh, nhanh trí một chút thì anh đã gặp em từlâu. Đầu óc quá chậm nên đến nay mới nhờcái đụng đầu Dũng trong nhà sách mà tìm lại được cô Điệp Cát Bà.
Điệp bật cười, rồi nói:
- Anh nói em không hiểu.
Nhân cười:
- Có gì mà không hiểu. ỞHà Nội em là học sinh Trưng Vương thì vào đây em cũng học Trưng Vương. Nếu nghĩ ra sớm, anh đến đứng ởtrước cổng Trưng Vương thì sẽthấy Điệp. Một việc đơn giản như thếmà mấy năm không nghĩ ra.
Điệp ngẩn ra một lúc, nhìn Nhân:
- Không nghĩ ra nên mới mất ba năm... Nhiều lần đi ăn kem với Dũng ởMai Hương, em thường ngồi lâu vì hy vọng sẽtrông thấy anh trên hè đường Lê Lợi. Thật tiếc, khi chạy khỏi Hà Nội, mọi người hoảng loạn cả, em đâu biết Trưng Vương sẽdi cư. Nếu biết Trưng Vương cũng vào Sài Gòn thì em đã dặn anh. Khi từgiã, em sợmình sẽlạc nhau, vì chúng ta cùng đi tới một nơi không có địa chỉ.
Nhân hỏi:
- Gia đình em ởlại Hải Phòng bao lâu?
- Trên hai tuần, anh ạ. Gia đình em vào Sài Gòn bằng máy bay, ởtrại tạm cư Bình Đông 2 được hơn hai tháng thì ba em vào và đi làm ởBộNội Vụ, nên me em thuê nhà ởđường 20, nay là đường Phan Thanh Giản.
- Gia đình em lên đường Võ Tánh từnăm nào?
- Khoảng giữa năm 1955, chỉthuê nhà mấy tháng thôi. Me em mua nhà ởmặt tiền đểbán gạo.
Nhân cười:
- Vậy là trên một năm qua, ngày nào anh cũng đi qua nhà em mà không bao giờthấy người.
- Anh không thấy ai cũng phải, vì mặt ngoài là cửa hàng bán gạo. Em ít khi ra đó. Hơn nữa anh lại đi vào buổi tối khi nhà đã đóng cửa.
Thấy phin cà phê đã chảy hết, Nhân bỏphin ra, đổthêm nước vào 2 tách, khuấy cho sữa tan đều rồi đặt tách cà phê trước Điệp.
Nhìn Điệp hồn nhiên như những ngày ởCát Bà và Quảng Yên, Nhân băn khoăn vềnhững điều mình nghĩ vềĐiệp. Chủnhật tuần trước đến Điệp, Nhân đã ngạc nhiên trước những lời ân cần của nàng: Em đã lớn và được phép giao du bạn bè. Ởnhà khách ra vào mua gạo, rồi có me em, mình chẳng nói được gì. Có chỗnào, thỉnh thoảng mình đi chơi với nhau. Em vẫn nhớnhững ngày ởCát Bà và Quảng Yên. Nhân bảo: Chỗđi chơi trong thành phốcó Ciné, công viên và những quán cà phê yên tĩnh, còn ngoài thành phốởđâu anh không biết mà mình cũng không có phương tiện đi xa. Nghe thế, Điệp đã chọn quán cà phê và Nhân đã hẹn Điệp ởCà phê Gió Bấc, đường Phan Đình Phùng, nơi thỉnh thoảng Nhân đã tới đểlàm quen với hương vịcà phê miền Bắc, cảmùi thơm lẫn phong cách uống.
Nâng tách cà phê uống mấy hớp, rồi Nhân nói:
- Gia đình em may mắn, đi sớm, lại đi máy bay. Rồi vào đây, gia đình vẫn giữđược nếp sống ởngoài Bắc. Còn gia đình anh khó khăn hơn. Mãi tháng 10 mới qua Hải Phòng, 3 tuần sau đi tàu Mỹvào Sài Gòn, ởtrại tạm cư Bình Đông 3 được chừng một  tháng thì ra ngoài thuê nhà ởcho thoải mái và phải tính chuyện làm ăn.
- TừBình Đông 3, gia đình di chuyển thẳng tới ngã ba Ông Tạ?
Nhân lắc đầu:
- Đâu có nhanh và gọn vậy em. TừBình Đông 3 tới Phú Thọtrường đua, rồi Phú ThọHòa. Cuối năm 55 mới tới khu Ông Tạ. Đó là chuyện ở, còn chuyện sống thì vào Nam, ba anh thuộc quân đội nên phải giải ngũ và thất nghiệp. Cách đây mấy tháng ông mới xin được một việc trên tàu đánh cá biển. Mẹanh vào đây phải tần tảo ngay sau khi ra khỏi trại tạm cư. Tới chợÔng Tạ, khởi đầu bán bún riêu, sau đó kiếm được một chỗtốt, bà đổi sang bán cơm.
Nhân dừng lại, nâng tách cà phê uống mấy hớp:
- Trước hoàn cảnh gia đình như thế, anh may mắn xin được vào trường Chu Văn An, vì là học sinh trường trung học Trần Quốc Tuấn, và là con binh sĩ, nhưng phải tìm cách tựtúc đỡcho cha mẹ, nên anh đã theo mấy người bạn, xuất thân từTrại Học Sinh Phú Thọ, đi bán báo TựDo và Ngôn Luận vào buổi tối. Khởi đầu phải bán rao, nhưng sau đó nhiều gia đình mua thường xuyên nên chuyển thành mối. Cứ7 giờchiều tới nhà in lấy báo, rồi đi bỏmối. Bỏmấy chục mối báo mất nhiều thì giờ, vì phải đi nhiều đường. Trước kia anh lên cảXóm Mới, nhưng xa quá nên phải bỏ…. Thời gian đầu đi rao báo, thường thì đi vào mấy ngõ hẻm, anh nhớlại tiếng rao “bánh dầy, bánh giò, bánh khoai” của cụNhâm ởQuảng Yên. Tiếng rao của cụlanh lảnh, nhất là trong những đêm mưa. Anh không biết tiếng rao của mình ra sao trong những đêm mưa, nhưng vào mấy ngõ sâu, anh nghe tiếng rao như lạc mất trong mưa.
Nhân nâng tách cà phê lên, rồi lại bỏxuống:
- Buổi chiều gặp được Dũng là do anh tới đưa báo cho nhà sách Phú Nhuận. Anh bỏbáo ởđó cảnăm rồi. Và khu vực anh bỏbáo là đường Võ Di nguy, Chi Lăng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Huệ, vòng trởlại Võ Di Nguy nối dài. Hơn năm nay, anh thường đi lại đường Võ Tánh và đêm nào khi bỏbáo xong, anh cũng phải đi qua Võ Tánh đểvềnhà.
- Vậy từngày mai anh bỏbáo TựDo cho nhà em, có Văn NghệTiền Phong thì bỏcho em luôn.
- Hiện tại em lấy báo của ai?
Điệp lắc đầu:
- Không, nhà không lấy báo của ai. Hàng ngày mua ởsạp báo đối diện trước nhà. Rồi em sẽgiới thiệu cho anh mấy mối nữa trên đường Chi Lăng.
- Em phải hỏi những gia đình đó là đang lấy báo của ai. Nếu họbảo đã có người bỏbáo thì thôi. Vì sốanh em đi bỏbáo không nhiều mà cũng biết nhau cả.
Nhìn mấy ông đọc báo TựDo với tách cà phê và điếu thuốc, Nhân nói:
- Quán này là của dân Bắc, chắc là đồng hương Hà Nội với em, và khách cũng toàn dân Bắc. ỞQuảng Yên, mấy tiệm ăn đều có ghi cà phê, nhưng cà phê hình như không thông dụng, thành ra mấy năm ởQuảng Yên anh chỉđược uống ít lần, loại cà phê sữa bột Nestlé của Pháp. Vào đây chỉmột thời gian ngắn là quen vịcà phê đen, quán cà phê ởkhắp nơi.
Điệp hỏi:
- Nhà ởkhu Ông Tạmà sao anh lên tận đây uống cà phê?
- Chỉthỉnh thoảng thôi, nhưng tới đây vì cà phê có hương vịđặc biệt, quán của người lớn tuổi và yên tĩnh. Mình bỏmiền Bắc vào tuổi mới lớn, chưa được sống nhiều, nhưng hai chữGió Bấc có âm hưởng quyến rũ gợi nhớgió biển Cát Bà, gió bấc mưa phùn Quảng Yên và những rặng núi xanh, xám mùa đông.
Thò tay vào túi quần, Nhân lấy ra chiếc khăn tay màu hồng lợt và từtúi áo lấy ra tấm ảnh nhỏkẹp trong mảnh giấy vuông. Vừa nhìn thấy chiếc khăn tay, Điệp xúc động:
- Anh vẫn còn giữđược…
Nhân nhìn Điệp: Cảcuốn Nắng Đào – Nhân cũng xúc động nên yên lặng một lúc lâu mới tiếp: Mảnh giấy nhỏtrong khăn tay em ghi ít chữvới địa chỉởHải Phòng. Tháng 10 qua Hải Phòng, anh đã tìm đến hiệu bánh Phúc Châu, nhưng tiệm đóng cửa và nhà bên cạnh cho biết là gia đình Phúc Châu đã di cư vào Nam.
- Gia đình em đi với gia đình Phúc Châu. Căn nhà ởVõ Tánh cũng do người em của Phúc Châu giới thiệu.
Điệp nhìn tấm ảnh bán thân nàng chụp cuối năm 1953, gói trong chiếc khăn tay tặng Nhân buổi đi coi Ciné ởQuảng Yên:
- Bây giờem khác nhiều, anh nhỉ?
Nhân không đểý đến điều Điệp hỏi mà tiếp tục theo dòng ý nghĩ của mình:
- Hy vọng gặp em ởHải Phòng sẽcó địa chỉởSài Gòn, nhưng em đã đi, nên chỗcuối cùng anh bấu víu là ba anh, vì hy vọng ông sẽbiết ba Điệp ởđâu. Nhưng anh đã sai, vì hành chính và quân đội không có liên hệgì với nhau, vào Nam thời gian cũng khác nhau. Rồi ba anh giải ngũ, thếlà hết dấu vết.
Điệp gấp lại chiếc khăn với tấm ảnh và rót cho Nhân chén nước:
- Anh uống nước, rồi mình về. Chẳng cần dấu vết mà mình vẫn gặp nhau, ngẫu nhiên như ởCát Bà và Quảng Yên.
Quán còn ít khách, Điệp nhìn lên những bức tranh treo trên tường, và chú ý bức ảnh chụp HồHoàn Kiếm trong mưa phùn và Tháp Rùa như lẫn vào màn mưa. Điệp bồi hồi nhìn bức ảnh, nhớlại những ngày mưa phùn trắng thành phố, nàng đã đi qua đây. Giờthì đã xa quá, nhưng mỗi lần nàng nghĩ đến Hà Nội thì hình ảnh tháp rùa lặng lẽtrong nắng, dưới mưa, uy nghi mà thân tình lại ập trởvề…
Khi Nhân uống cạn chén trà, Điệp cầm gói giấy mà nàng đã đem theo đưa cho Nhân:
- Em mua cho anh một ít vải đểmay quần áo và tập truyện “Trăng Nước Đồng Nai” của Nguyễn Hoạt.
Nhân nhìn Điệp một lúc lâu:
- Em còn là học sinh, sao lại cho anh nhiều thế?
- Ba và me cho, em đểdành. Vải quần áo cũng như mì, bánh bao, phẳn ởCát Bà hay bún riêu, thạch găng, kem Á Đông ởQuảng Yên.
Nhân cầm gói giấy: Cám ơn em - Rồi đứng dậy nói: Mình về, Điệp.
Nhân đứng lại quầy trảtiền, rồi theo Điệp ra chỗđểxe, dắt chiếc Solex xuống đường cho nàng. Dưới ánh nắng gắt, Điệp đưa tay cho Nhân nắm một lúc, rồi xỏtay vào đôi găng trắng:
- Thôi em về.
Chiếc Solex lao đi với tà áo xanh trong dòng xe đạp trên đường Phan Đình Phùng.
 
3
 
Nghe tiếng xe Solex dừng ởcổng, Nhân đi vội ra đỡxe cho Điệp:
- Em tìm nhà dễdàng chứ?
- Em theo những điều anh ghi và vẽtrên giấy.
Nhân dựng xe ởsân, rồi dắt Điệp vào nhà.
Ngồi xuống ghếĐiệp hỏi:
- Ởnhà chỉcó mình anh thôi ư?
Nhân đáp:
- Hai em đi học, ba anh đi biển đánh cá, còn mẹởchợtới 2, 3 giờmới về.
Điệp nói:
- Nhà rộng, vườn rộng, lại ởgiữa một cái làng đầy cây thếnày thì yên tĩnh và mát. Nhà trên phốquạt máy suốt ngày đêm, đến gió từquạt cũng nóng lên.
Nhân vừa rót nước trà ra tách, vừa nói:
- Cái làng này cũng gần giống con phốYết Kiêu, con phốem bảo là đẹp nhất Quảng Yên, phần lớn nhà cửa vách ván, lợp lá, chừng 1/3 lợp tôn và ngói. Đường đất nhỏ, nhưng chỉra khỏi làng là gặp những con đường lớn, xe và người tấp nập.
Điệp hỏi:
- Nhờai chỉdẫn mà ông bà lại mua được đất nhà trong làng, một chỗtốt như thếnày?
- À, khi mới tới khu Ông Tạ, phải ởnhà thuê và mẹanh sang được một cái sạp nhỏởchợÔng Tạbán bún riêu. Sau đó chuyển qua bán cơm, chính khách ăn cơm đã chỉcho bà khu đất này – Nhân ngừng một lát, rồi tiếp: Gia đình anh là dân di cư vào làng này đầu tiên. Hồi mới tới, con đường vào đây, hai bên là lũy tre với những khu vườn trồng hoa và rau. Ởđầu đường là một tiệm mì và cà phê vợt mà anh đã làm quen với cà phê ởtiệm này. Bây giờthay đổi khá nhiều. Dân di cư mua đất, đã phá bờtre ởphía đầu đường đểlàm nhà và mua tiệm mì, rồi phá đi xây thành nhà hai tầng, mởlò bánh mì Hạnh Phúc.
Điệp nói:
- Con đường đất cát lồi lõm, nhưng đi vào thấy mát mắt với màu xanh của bụi tre, vườn và cây cối.
Nhân gật đầu:
- Ngày đó em vào tới đây là thấy những vườn hoa cúc, hoa huệ, hoa mào gà và vườn rau cải, sà lách và rau thơm bao quanh những ngôi nhà nhỏ.  Dân Bắc di cư tràn tới, dân Nam bán đất đi chỗkhác. Bây giờchỉcòn một sốdân Nam sống vềnghềtrồng hoa, trồng rau ởmãi phía trong – Nhân chỉqua cửa sổ:  Nhà bên cạnh kia vách ván, lợp ngói cong, tiêu biểu cho nhà cửa của ấp này, họbuôn bán và chạy xe ngựa đường Ông Tạ- chợCầu Ông Lãnh.. Những buổi sáng dậy sớm, anh thường nghe tiếng chặc lưỡi gọi ngựa và tiếng vó ngựa lịch kịch kéo xe ra đường.
Điệp nói:
- Cách đường lớn không bao xa mà điện vẫn chưa vào tới đây. Ban đêm tối tăm quá, đúng là cảnh thôn dã chớkhông như đường Yết Kiêu, thôn dã mà có điện, có nước máy và đường trải nhựa.
Nhân chỉra sân:
- Trước bếp là cái giếng sâu trên 3 mét, nước ngọt và rất trong. Em thấy đời sống ởđây là nước giếng, rau vườn và đèn dầu. Những đêm mưa gió thì mịt mù với tiếng ễnh ương, ếch nhái. Còn những đêm trăng thì mờảo.
Nhân chỉlên kệsách:
- Anh có bộLiêu Trai Chí Dịdo Đào Trinh Nhất dịch. Đọc Liêu Trai trong những đêm mưa bên ánh đèn dầu mới cảm được sựhuyền ảo ma quái trong Liêu Trai. Em có đọc Liêu Trai không?
- Dạ, em mới đọc một sốtruyện do Nguyễn Hoạt dịch – Như chợt nhớra, Điệp hỏi: Anh đã đọc “Trăng Nước Đồng Nai” chưa?
- Đọc rồi. Trăng Nước Đồng Nai bắt mình nghĩ nhiều vềcái làng cù lao giữa sông Đồng Nai, ởgiữa 2 cây cầu dài… sông nước, trăng, người và hoa bưởi. Có dịp nào, chúng ta thửtới cái làng đó hái bưởi cũng như đi vào sơn thôn có mấy chục nóc nhà hái hồng ởCát Bà. Có thểem không đểý, nhưng do anh thường đọc Liêu Trai, lại đọc trong khung cảnh làng quê, tối tăm đèn dầu với tiếng giun dế, nên anh đểý đoạn Nguyễn Hoạt nói vềtính chất Liêu Trai của những cái cổng và những cái tháp trong mấy nghĩa trang ởbên đường đối diện với núi Châu Thới. Con đường Sài Gòn - Biên Hòa, mình đã đi biết bao nhiêu lần, nhưng không đểý đến những cái cổng và tháp nghĩa trang – Nhân cười – Có lẽNguyễn Hoạt dịch Liêu Trai Chí Dịnên ông đã bắt được khung cảnh ấy đểđưa vào Trăng Nước Đồng Nai.
Điệp hỏi:
- Ngoài Trăng Nước Đồng Nai, Nguyễn Hoạt còn có tác phẩm gì khác nữa không anh?
- Xuất bản thì hình như chỉcó Trăng Nước Đồng Nai, còn truyện đang đăng báo thì có TỵBái trên TựDo. Ông còn viết mục Đàn Ngang Cung trên TựDo với bút hiệu Hiếu Chân.
Nhân tới kệsách lấy một cuốn bìa nâu đưa cho Điệp:
- Đây là quà tặng của một người Hà Nội.
Nhìn mấy chữ: Nắng Đào - Nguyễn Xuân Huy, Điệp cười với ánh mắt lung linh nồng nàn:
- Anh đóng bìa đẹp thếnày ư? Em giữđược bộGiao Trì Hiệp Nữ, và thường đọc lại nhiều đoạn, nhưng em đã quên việc đóng bìa.
Nhân đặt tay lên vai Điệp:
- Thấy Nắng Đào cũng như thấy em, cảm được điều em muốn nói. Vì thế, ba năm em biệt tích anh đã sống với Nắng Đào, tấm ảnh và cái khăn tay. Ông bà mình kiêng tặng nhau khăn tay, vì khăn tay đểlau nước mắt… TừNắng Đào anh nhớCát Bà với những ngày đi trên con đường lát đá cạnh núi với sóng biển dạt dào, nhìn em kéo quần tránh nước đập vào đá tung tóe lên đường, nhìn sóng biển leo núi ngoài khơi, với ngày đi hái hồng, anh nhớcổáo tròn với đôi mắt sắc mà nồng nàn ngước lên đỡtúi hồng. TừNắng Đào, anh nhớQuảng Yên. Hôm đi coi Ciné, anh không đểý đến phim mà suốt buổi chỉnghĩ đến việc em đi. Buổi sáng từgiã ởbến xe, anh dõi theo chiếc xe hàng màu vàng cổdụt chạy ra đường, rồi mất hút trên đường Khê Chanh. Trên đường về, anh đi theo phốYết Kiêu, nghĩ là giờnày, chiếc xe vàng đã dừng lại ởbến Rừng, qua phà sông Rừng, rồi đi qua dãy núi Tràng Kênh. Đến trưa anh nghĩ giờnày xe đã qua núi Đèo tới bến đò Bính, qua phà, vào bến. Em xuống xe và mất hút, vì anh không còn …
Điệp bật khóc:
- Anh đừng nói nữa – Nàng lấy khăn tay lau nước mắt, yên lặng một lúc lâu, rồi nói:
- Khi vào Nam em sợ, nhưng mấy năm qua em vẫn tin là mình sẽgặp lại nhau, niềm tin mơ hồ, nhưng em vẫn tin như thế. Chúng ta còn đi học, hoàn cảnh của anh khó khăn hơn em. Đêm đêm lăn lộn với mấy chục tờbáo, nhưng đó là cách thích nghi với hoàn cảnh. Và bây giờ, nhà chỉmình anh mà khu vườn tươi tốt thếkia.
- Cám ơn Điệp đã nghĩ như thế. Ai cũng bận nên vườn không có gì nhiều. Cây ăn trái có ổi, đu đủvà chuối, còn rau thì chỉcó mồng tơi, rau đay và rau thơm.
Nhân đểcuốn Năng Đào lên kệsách, rồi nắm tay Điệp:
- Bây giờmình đi hái ít ổi và đu đủ.
Ra tới sân, Nhân đi nhanh xuống bếp lấy một cái rổvà một cái túi xách bằng cói. Đưa cho Điệp cái túi xách và chỉmấy cây ổi, Nhân nói:
- Em hái ổi, còn anh đi coi mấy cây đu đủxem có trái nào chín.
Nhân bưng 3 trái đu đủtrởlại hàng ổi, trong khi Điệp vẫn đang đứng nhìn từng cây, ngắm nghía những trái ổi vàng bóng.
- Em hái được nhiều chưa?
- Dạ, được chừng hơn chục trái, anh ạ, mà sao trồng cùng thời gian mà có những cây lớn nhỏkhác nhau?
Nhân cười:
- Mấy cây lớn là do chủcũ trồng, còn những cây nhỏmình trồng và phải 2 năm nữa mới có trái.
Nhân tới một cây cao, vin cành, chỉ: Em hái mấy trái này - Rồi cứthếvin cành cho Điệp hái.
Thấy giỏđã nặng, Điệp nói:
- Thôi anh ạ, nặng rồi. Em sợcái giỏnày không đựng hết 3 trái đu đủ.
- Có thểđủ, đểthửcoi – Nhìn trái thứba, gần sát miệng giỏ, Nhân cười: Em thấy chưa, vừa vặn. Rồi một tay xách giỏ, một tay dắt Điệp vào nhà.
Nhìn đồng hồ, thấy đã hơn 11 giờ, Điệp nói:
- Em về, anh ạ.
- Trưa rồi, phải kiếm cái gì ăn. Đi ăn phởvới anh.
Nhân đang loay hoay buộc giỏổi vào cái giỏsắt sau xe Solex thì nghe tiếng:
- Thưa anh, em đi học về.
- Chào chị.
Nhân nhìn lên, nói:
- Phượng, em gái út - rồi chỉĐiệp: ChịĐiệp, bạn của anh.
Điệp cầm tay Phượng:
- Phượng học trường xa hay gần em?
- Dạ, em học trường Khuông Việt gần đây.
Điệp lấy trong sắc tờ20 đồng đưa cho Phượng:
- Chịcho em đểmua sách, mua quà.
Phượng nhìn anh.
Nhân nói:
- Chịcho, em cầm lấy.
- Em cám ơn chị.
- Anh đi với chịĐiệp ra ngã ba Ông Tạ. Em hâm cơm và đồăn, chờThanh vềăn một thể- Nhân dặn em, rồi nói:
- Thôi, mình đi, Điệp.
Nhân dắt xe đạp đi trước, Điệp dắt Solex theo sau. Ra tới cổng, Nhân chỉkhu vườn đối diện:
- Kiểu nhà với vườn trồng hoa và rau kia là tiêu biểu của ấp này. Nhà mình lúc mới mua cũng thế, chỉkhác là nhà lợp tranh.
Điệp nhìn một lúc:
- Người ta trồng rau cải, hoa cúc và hoa huệ.
- Vào sâu một đoạn nữa, vườn nào cũng rau, hoa cúc, huệvà mào gà.
Đi hết đoạn đường nhỏ, tới đoạn có bờtre, đường rộng hơn, Điệp dắt xe đi song song với Nhân.
- Bốmẹmua nhà ởấp này, nên anh được sống giữa làng hoa, huệvà cúc, nhưng chỉcó thế. Anh không biết làng hoa Nghi Tàm ởHà Nội đẹp thếnào mà nhiều nhà văn đã viết vềcái làng hoa đó. Thời ởHà Nội, em đã tới Nghi Tàm chưa?
- Em đã tới những làng hoa này nhiều lần. Nghi Tàm ởbên HồTây, nên là một thắng cảnh. Làng hoa ởNghi Tàm trồng nhiều thứhoa như cúc, hồng, lay ơn, cẩm chướng, mẫu đơn, hoa ly…, đặc biệt là đào và quất. Cuối tuần dân Hà Nội thường xuống đây chơi, nhất là vào dịp Tết, người ta xuống Nghi Tàm đểmua đào và quất. Em có một ít ảnh chụp trong mấy làng hoa Nghi Tàm, hôm nào em đưa anh coi. Anh sẽthấy, vào đến làng hoa Nghi Tàm là vào rừng hoa với màu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng - Điệp cười - Chớkhông chỉmột màu xanh của lá cây và rau như làng hoa của anh.
- Đó là ban ngày, còn ban đêm em vào đây thì chỉthấy một màu đen với đom đóm lập lòe và thỉnh thoảng đôi ánh đèn dầu leo lét từmấy căn nhà vườn.
- Thếnhững đêm mưa tối tăm, đường lồi lõm thếnày thì đi làm sao?
- Ởđâu quen đó, em ạ.
Đến đầu ngõ ra Thoại Ngọc Hầu, Nhân nói:
- Bây giờem đi trước, Solex theo sau anh sẽkhó đi. Tới ngã ba Thoại Ngọc Hầu – Lê Văn Duyệt thì quẹo trái chừng hơn 200 mét sẽthấy phởThiên Thai ởbên trái.
Điệp gật đầu, lên xe, gài tà áo dài vào sau xe, đạp chừng chục mét rồi hạmáy, chiếc xe lao đi.
Nhân đạp xe theo sau và thấy tà áo dài xanh của Điệp bung lên như cánh buồm no gió.
 
4
 
Nhân dừng xe bên đường đối diện với núi Châu Thới, nhìn vào cái cổng mái cong và mấy cái tháp. Điệp chỉvào phía cổng mái cong gần nhất:
- Khu này là khu Liêu Trai của Nguyễn Hoạt. Đồng hoang chỗthấp, chỗcao bát ngát màu xanh, xám, giờnày chớbuổi chiều thì đúng là miền đất của hồly, ma qủi.
- Em lên xe, mình vào chỗcái cổng kia tìm chỗnghỉchân – Nhân nói rồi đạp máy, cho xe đi chậm khoảng 300 mét thì quẹo vào con đường đất đỏ, hai bên đường là những bụi cây thấp. Nhân dừng lại trước cái cổng mái cong. Đó là khu nghĩa địa với những ngôi mộxây. Ởphía dưới chừng 500 mét có một cái cổng mái cong nhỏhơn.
Nhân dựng xe:
- Mình ngồi đây một lúc. Thật may, đi chơi lại gặp ngày nắng nhẹ, chớngày nắng gắt thì cái mũ không che kín hai má em đâu. Nhân lấy bình nước đưa cho Điệp. Hai người ngồi trên bực xi măng của cái cổng gạch mái cong.
- Khu này người Tàu mua làm nghĩa trang, nhưng họkhông xây qui mô như nhiều nơi ởngoại ô Sài Gòn – Nhân chỉlên mấy chữHán ởCổng: Anh đọc được hai chữTriều Châu, chắc là nghĩa trang của Bang Triều Châu thuộc Biên Hòa.
Điệp ngảngười tựa vào vai Nhân:
- Họlàm nghĩa trang theo từng Bang chớkhông làm chung hảanh?
- Người Tàu ởViệt Nam có tổchức chặt chẽvới những Bang Hội, qui tụnhững người cùng tỉnh thành một Bang, như ởSài Gòn anh thường nghe Bang Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu. Có lẽdân ởmấy tỉnh này qua Việt Nam nhiều. Họsống theo Bang đểtrợgiúp nhau và khi chết thì cùng nằm một chỗ, thành ra mỗi Bang có nghĩa trang riêng - Vừa nói Nhân vừa nắm tay Điệp đểlên đầu gối mình.
Từngày Điệp tới nhà Nhân tới giờ, nàng đã tới 3 lần nữa, một lần đi với Dũng đểăn giỗ, và lần nào nàng cũng xin phép mẹ. Còn Dũng đã kểlại chuyện gặp Nhân ởCát Bà và ởQuảng Yên mà theo Điệp nói thì bà vui vẻ, khen Nhân chững chạc và có chí. Còn Nhân và Điệp sau lần hẹn nhau ởCà phê Gió Bấc thì hai người còn hẹn nhau nhiều lần nữa, nhưng chỉloanh quanh ởtrung tâm thành phốnhư đi Ciné, nghe nhạc, vào SởThú hay công viên Tao Đàn. Mới đây mượn được chiếc xe gắn máy Capri của người bạn thân, Nhân đã chởĐiệp xuống Nhà Bè ăn ởnhà hàng bên sông. Hôm nay đi núi Châu Thới, đi tới vùng đất Liêu Trai của Nguyễn Hoạt và dựtrù vài tuần nữa sẽđi tới làng cù lao giữa sông Đồng Nai ởBiên Hòa. Thấy Điệp yên lặng, Nhân đặt tay vào trán vào cổĐiệp.
- Em có sao đâu – Nàng ngồi thẳng lại rồi nói: Buổi sáng mà ởđây vắng quá.
Nhân cười:
- Khu nghĩa địa, ai tới làm gì, ngoại trừnhững người đi tìm hồly, ma quái.
- Buổi chiều, buổi tối ai dám vào đây?
- Có BồTùng Linh, nếu ông ấy tái sinh ởViệt Nam.
Điệp cười rồi hỏi:
- Anh có nhớbài thơ Cô Vọng Ngôn Chi gì đó của một nhà văn, viết cảm đềcho Liêu Trai Chí Dị?
- A, bài tứtuyệt của Vương Ngư Dương, mỗi lần giởtập Liêu Trai của Đào Trinh Nhất đều đọc nên nhớ:
Cô vng ngôn chi, vng thính chi
Đu bng qua giá vũ như ti
Liu ưng yếm tác nhân gian ng
Ái đc thu phn qung thi.
Nghĩa của 4 câu này:
Nói lời lảm nhảm, nghe lời lảm nhảm
Mưa như tơ trên giàn dưa, giàn đậu
Giọng đời đã chán không muốn nhắc tới nữa
Chỉthích nghe quỷdưới mồmùa thu ngâm thơ.
Bài thơ hay nói lên được tâm sựcủa BồTùng Linh qua Liêu Trai Chí Dị, đã có nhiều người dịch, nhưng anh chỉnhớbài của Tản Đà, có thểnhớsai vài chữvì lẫn bài nọqua bài kia:
Nói láo mà chơi, nghe láo chơi
Giàn dưa lt pht ht mưa rơi
Chuyn đi âu hn ta đà chán
Thơ thn nghe ma hát my li.
Điệp nói:
- Như vậy chắc Vương và Bồlà hai bạn tâm giao.
- Không phải. HọVương đậu tiến sĩ, làm quan tới thượng thư và là nhà thơ, nhà văn. Còn họBồchỉdạy học ởtư gia và nghèo. Khi Vương làm quan ởSơn Đông, quê của BồTùng Linh, đọc Liêu Trai Chí Dị, khen và viết Liêu Trai đềtừgửi cho BồTùng Linh – Nhân ngừng lại nhìn ra xa một lúc rồi nói: Cảmột đời lận đận thi cửvà nghèo, nhưng BồTùng Linh đã giàu và phong lưu trong thếgiới hồly, ma quỷ. Ông tung hoành múa bút trong thếgiới này thành ra ông muốn lià thực đểsống trong mộng:
Chuyn đi âu hn ta đà chán
Thơ thn nghe ma hát my li.
- Bây giờđi được chưa cô? Nhân nâng cằm, nhìn vào mắt Điệp hỏi, rồi đứng dậy cầm tay Điệp kéo lên, nhưng Điệp đã quàng tay qua cổNhân, đu người khi Nhân bước xuống mấy bực xi măng.
Con đường đi vào núi Châu Thới khoảng hơn một cây số, cũng đất đá, đầy cỏnhưng rộng. Đến chân núi, Nhân dừng xe trước cổng đá, có mấy chữ: Châu Thới Sơn Tựbằng chữViệt và chữHán, rồi nhìn lên những bậc đá của đường lên chùa với cây rợp bóng và cỏmọc lan vào đá. Dắt xe đến một cây lớn, Nhân chỉvào mấy tảng đá:
- Ngồi đây một lúc em ạ.
Điệp chỉcon đường lên chùa:
- Nhìn những tảng đá mòn với rêu phong kia có thểđoán tuổi của chùa Châu Thới.
- Thếem đoán bao nhiêu?
- Trên trăm năm.
Nhân lắc đầu:
- Em đoán thếthì chùa này còn mới quá. Theo tài liệu anh đọc nhân câu chuyện mình nói vềvùng đất Liêu Trai của Nguyễn Hoạt và núi Châu Thới thì chùa Châu Thới được xây dựng từcuối thếkỷ17 và là một trong nhưng ngôi chùa cổnổi tiếng của đất Gia Định ngày xưa. Núi cao trên 80 mét và con đường kia phải trên dưới 200 bậc. Đi bộthì thú vịđấy…
- Em tưởng ởđây có đường cho xe hay có chỗgửi xe.
- Anh cũng nghĩ thế, nhưng chỉcó con đường bậc đá kia. Có lẽvào những ngày lễnhư Phật Đản, Vu Lan hay Tết, người ta mới làm bãi giữxe ởnhững khu đất dưới chân núi. Muốn viếng chùa thì phải đi vào mấy ngày lễđó.
Điệp nói:
- Thôi đểdịp khác, Sài Gòn tới đây đâu có bao xa. Hôm nay mình đi vòng dưới chân núi rồi tìm chỗnào mát ngồi chơi anh ạ.
- Phải vậy thôi.
Nhân đạp máy xe, nhìn con đường đi vào phía trong vắng vẻ, cây cối rậm rạp như rừng, nên đi trởra và vòng theo chân núi ởphía ngoài. Nhưng chỉđi được khoảng hơn nửa cây sốthì con đường đi vào khu rừng cao su, Nhân thầm nghĩ, phía ngoài này là rừng cao su thì không đi thêm nữa và cho xe đi vào giữa rừng phía gần chân núi. Gặp một vùng cỏxanh dưới bóng mát của cây cao su, Nhân dừng lại một khu nhiều bóng râm.
- Ởđây có thểngồi chơi được, mát mà có thểnhìn xa – chàng nói, rồi dựng xe cạnh một cây cao su lớn.
Sau khi lấy cái túi xách đựng đồăn, nước uống đểtrên tấm vải nhựa trải trên cỏ, Nhân đi quanh ra phía bờranh rừng cao su, vừa đểvận động chân tay, vừa quan sát khu nhiều cây cối rậm rạp  dưới chân núi. Khi trởlại, chàng thấy Điệp trong tà áo dài nâu, đang đi giữa những hàng cây. Lần đầu tiên nàng mặc áo dài nâu, nâu thẫm, còn lâu nay Nhân chỉthấy nàng mặc áo màu xanh, màu trắng và vàng nhạt. Sáng nay thấy Điệp mặc áo nâu, Nhân nghĩ, đi chơi xa và lên chùa nên nàng mặc áo nâu, nhưng Điệp có biết đâu là áo dài nâu cổthấp đã nâng khuôn cổcao và làm nổi lên làn da trắng như ngó cần ởcổvà ởhai chỗxẻtà.
Khi đến gần thấy Nhân nhìn mình đăm đăm, Điệp đi nhanh, vừa ngảngười vào Nhân, vừa nói: Quanh núi Châu Thới, chỗnào cũng vắng quá.
- Núi xa làng thì lấy đâu ra người, ngoại trừnhững người đi tìm BồTùng Linh – Nhân cười, đỡĐiệp rồi cầm tay đi đến chỗtấm vải nhựa:
- Lên chùa không được thì vào rừng. Bây giờăn, khoảng 1 giờmình về.
Điệp ngồi xuống tấm vải nhựa:
- Sáng ăn phởcòn no, anh cho em trái quít.
Nhân lấy trái quít, dùng con dao nhỏbóc quanh phần trên rồi đưa cho Điệp.
Điệp hỏi:
- Anh ăn pâté chaud hay croissant?
- Anh cũng còn no, thôi theo em ăn quít.
Điệp cười, đưa trái quít đã bóc vỏcho Nhân:
- Vậy anh ăn trái này, đưa em trái khác. Quít lớn quá, em ăn nửa trái thôi.
- Thếmỗi người một nửa, khỏi phải bóc thêm.
Ăn xong nửa trái quít, uống mấy hớp nước, Điệp ngồi tựa vào vai Nhân:
- Mẹem và Dũng quí anh lắm đó. Nghe Dũng kểchuyện đi đáp cá, hái hồng ởCát Bà và chuyện đi ăn bánh tôm, bún riêu ởQuảng Yên, bà bảo là sao ởQuảng Yên không cho bà đi theo.
Nhân nói:
- Như thếmay cho chúng ta. Bà vui tính và phúc hậu, còn gặp những bà mẹkhó tính thì rất khó.
Từthếtựa, Điệp xoay người nằm gối đầu lên đùi Nhân. Ánh mắt nồng nàn với đôi môi hồng đã kéo Nhân cúi xuống. Rừng cây im lặng như tờ, đây đó ánh nắng xuyên qua kẽlá thành những vệt sáng trên cỏ. Nhân ngước đầu lên nhìn cổĐiệp và phần căng lên ởngực, núm vú hằn lên dưới lớp vải nâu mỏng. Cái cổáo lụa tròn biến mất ngày đi hái hồng ởCát Bà đã theo Nhân suốt mấy năm, bây giờhiện hình, chỉcách mặt Nhân một gang tay. Chàng cúi xuống đặt môi mình lên hai phần căng ởngực. Điệp vòng tay qua ngực kéo khuy áo. Mấy tiếng kêu nhẹvà phần áo ởngực bung ra và Nhân đã tìm thấy chỗbiến mất theo cổáo lụa ởCát Bà. Nhân ngạt thởvà ngước lên. Bụng Điệp mịn trắng lồlộtrên phần vải ởđùi trong căng ra theo thếchân duỗi. Chàng cúi xuống, bỗng giật mình ngồi dậy với ý nghĩ xẹt qua đầu: Còn là học trò nghèo. Nhân không dám nhìn xuống dưới mà kéo lại vạt áo dài, cài lại khuy.
- Anh xin lỗi em.
Điệp nhìn Nhân một lúc, rồi ngồi dậy bật khóc. Nàng khóc nức nở, hai vai rung lên từng hồi.
- Đừng khóc nữa, anh xin lỗi em – Nhân nói như van xin, nhưng tiếng nói đã đưa tiếng khóc lên cao hơn.
Nhìn Điệp cúi đầu trên gối nức nởvới quần áo xộc xệch, Nhân cũng bật khóc và chàng muốn lấy tiếng khóc đểchuộc cái lỗi đã gây ra tình cảnh này, nên đểcho nước mắt dàn dụa cho đến khi thấy vai Điệp thôi rung mới lấy khăn lau mặt. Nắm chiếc khăn ướt đẫm, Nhân ngồi yên lặng nhìn những hàng cây cao su và không dám nói vì sợĐiệp khóc nữa.
Chừng nửa giờsau, Điệp đứng dậy nói:
- Cho em về.
Nhân gấp miếng vải nhựa đểvào túi xách, quàng lên xe, rồi không biết nói điều gì nên lặng lẽngồi lên xe đạp máy. Trên đường vềchàng dừng lại ởThủĐức đểđổsăng và vào một tiệm kem đểĐiệp có chỗlau mặt.
Đêm ấy Nhân nghĩ là chỉmột, hai ngày mọi chuyện sẽqua và Điệp sẽlại vui cười đón Nhân khi chàng đến đưa báo. Nhưng mấy buổi tối kếtiếp không có Điệp đón chờ. Rồi đêm thứtư, Dũng đưa cho Nhân bức thư của Điệp. Nóng lòng muốn biết Điệp nói gì, Nhân đã dừng xe bên một cột điện, nghĩ là Điệp sẽviết nhiều đểbày tỏnỗi lòng, nhưng không, cảmột tờgiấy chỉcó mấy hàng:
Anh Nhân,
Em không nganh li như thế. Anh coi thưng và xúc phm em. Em ân hn và xin nói vi anh mt điu là chuyn ca chúng ta kết thúc đây. Vĩnh bit anh.
Nhân bỏtờgiấy vào túi, rồi lảo đảo đạp xe đi. Trời đêm gió mát, nhưng Nhân toát mồhôi ướt áo. Chuyện đến thếkia sao? Tình cảm trai gái, nếu là lỗi thì đâu phải lỗi một người… Ánh mắt nồng nàn đắm đuối của Điệp ngày gặp lại ởQuảng Yên, tiếng kêu “anh Nhân” như reo lên khi gặp lại ởPhú Nhuận và tiếng khóc giữa rừng cao su Châu Thới, tất cảđều là sựbiểu lộtình cảm… Nhưng sao tình cảm ấy lại có thểlấy kéo cắt như cắt sợi dây… Nhân không hiểu và mải nghĩ nên quên rẽvào con đường ấp CảTrắc. Chàng quay lại, đi vào con đường hai bên bờtre tối tăm, từxa chỉcó những ánh đom đóm lập lòe.
 
 
III
 
1
 
Nhân bước ra khỏi Barracks trong khi mọi người còn ngủ. Chàng đi lên dốc đường, rẽvào quán cà phê. Chủquán cười, gật đầu chào.
- Chào chị. Chịcho tôi ly cà phê sữa.
Chịchủquán đem cà phê đến, đặt ra bàn, rồi nói:
- Hôm qua phái đoàn Mỹđến, anh lại bận rộn cảtuần.
Nhân nói:
- Bận rộn mà vui, chịạ. Vui vì bà con, anh em đến tấp nập đầy phòng, đầy sân chờvào phỏng vấn và vui vì nghĩ là sắp đến phiên mình.
- Diện của anh nhanh lắm, chỉ4 hay 5 tháng thôi - Chủquán vừa bước đi vừa nói.
 Nhìn hộp thuốc Dunhill màu nâu với ly cà phê và nghe Hà Thanh hát Mấy Dặm Sơn Khê từmáy cassette, Nhân thấy những năm tháng vừa qua ởViệt Nam như một giấc mộng dữ, và nay chàng hy vọng là sẽtìm lại được đời sống của mình. Đời sống đó là yên vui, không sợhãi những người quanh mình, và có thểnghĩ đến tương lai. Trên tàu Cao Ủy TỵNan đi nhặt những người vượt biển bịtrôi giạt vào những đảo nhỏthuộc Indonesia, Nhân đã hỏi người đại diện Cao Ủy là ởGalang chúng tôi có thểlàm gì? Ông cười trảlời: “Đảo chứa mấy chục ngàn người, nên phải có những cơ sởphục vụnhư bệnh viện, Kho thực phẩm, vệsinh, trường học… Các anh có thểlàm việc trong những cơ sởấy. Nhưng quan trọng hơn là các anh phải học tiếng Anh đểchuẩn bịcho ngày đi định cư”. Vì thếchỉmới lên đảo được hai tuần chàng đã nhận lời làm trưởng toán phụgiúp cơ quan JVA (Joint Voluntary Agency) của Mỹthay thếông thiếu tá không quân tên Long đi định cư, qua sựgiới thiệu của Ban Đại Diện Người Việt TỵNạn Cộng Sản ởGalang.
Khách cà phê đã bắt đầu vào nhiều. Hai người mới vào đến bên Nhân:
- Chào anh.
- Chào hai anh – Nhân chào lại, rồi nói: Nhìn sắc diện, tôi đoán hai anh có tên vào phỏng vấn kỳ này.
- Anh đoán thật hay. Bọn em nghe tên trên loa phóng thanh từchiều hôm qua.
- Xin mừng hai anh – Nhân đứng dậy bắt tay hai người, rồi nói: Uống cà phê rồi lên cho sớm.
Hai người chào Nhân, rồi nhập bọn với hai người khác mới vào đi đến chiếc bàn ởgóc trong.
Một người trong toán hỏi với qua một bàn khác:
- Sơn, mày cũng có tên kỳ này?
Người tên Sơn cười:
- Gia đình tao và cảhọnhà thằng Phong nữa. Kỳ này đi hết, giã từGalang.
Nghe những lời rộn ràng và nghe loa phóng thanh liên tục đọc tên những người được vào phỏng vấn sáng nay, Nhân cười nghĩ đến việc mình với mấy người thuộc toán JVA Việt Nam đã làm suốt chiều qua đểcó kết quảcủa việc gọi tên những người được vào phỏng vấn.
Quán đã đông và ồn ào. Nhân nghe hết bản “Cuối cùng cho một tình yêu” do Khánh Ly hát, rồi đứng dậy tới quầy trảtiền. Bước ra khỏi quán, đi lên đoạn đường dốc thoai thoải, Nhân thấy nhẹngười và tận hưởng những cơn gió mát của Galang vào sáng sớm. Chàng chưa quen cái nắng và nóng của nơi gần xích đạo làm ẩm người, dù Galang là đảo với núi rừng bạt ngàn. Nhưng đặc biệt là khoảng chiều tối, khi mặt trời đã khuất thì những cơn gió mát trởvềđưa tới cái lạnh trong đêm.
Lên hết dốc, rẽvào Trung Tâm JVA, Nhân tưởng mình tới sớm, nhưng vừa lên tới sân đã nghe những tiếng cười nói của mấy chục anh em nam nữđang xếp dọn lại bàn ghế.
- Chào anh.
- Chào chú.
- Morning…
Nhân cười:
 - Chào các bạn. Các cô các cậu đều ởGalang 2 mà tới đây trước tôi.
- Những ngày JVA làm việc là những ngày vui trên đảo, nên bọn em dậy sớm đi uống cà phê đểđón chào những người được may mắn đi sớm.
Nhân nói:
- Trước sau chúng ta cũng sẽđi hết. Hôm nay mình vui với cái vui của bà con, ngày mai mình sẽvui với cái vui của mình. Biết đâu kỳ này sẽcó một sốanh em chúng ta vào phỏng vấn, chẳng hạn cô Vân, cô Thanh và cậu Tuấn …, nhưng khi Vân, Thanh đi rồi thì khó có thểtìm được cô nào có thuật đánh máy như mưa rơi trên mái tôn của hai cô (có những tiếng cười), còn Tuấn mà đi thì chúng ta mất một người trẻ, đẹp trai và nói tiếng Mỹnhư người Mỹ. Và còn ai nữa, toán chúng ta trên 30 người mà người nào cũng đáng yêu đáng quí… ra đi thì sẽnhớnhau..., (có những tiếng cười khúch khích)
-  Anh Nhân nói đúng. Chúng ta nhớnhau và sẽđi định cư cùng nhau.
- Ghép form thì đi định cư chung chớkhó gì.
Những tiếng cười rộlên của toán JVA đã kéo theo tiếng cười của những người lên chờvào phỏng vấn.
Đúng 8 giờ, toán JVA Mỹtới, người nào cũng tay xách và ôm những cặp hồsơ. Cùng với những tiếng chào nhau, toán thanh niên JVA Việt Nam đã xuống đường giúp toán Mỹkhiêng lên những thùng Coca, Pepsy và Seven Up ngâm nước đá, những thùng bánh mì sandwich và chocolate. Lần này toán JVA gồm 6 người, ngoài bà Nancy là toán trưởng, còn 5 người phụtrách phỏng vấn.
Sau khi nhân viên Mỹvà những người thông dịch đã ngồi vào bàn, Nhân nói với người phụtrách gọi tên: Bắt đầu đi anh Châu - Rồi cầm một xấp danh sách đi qua chỗhai cô đánh máy:
- Cô Vân đánh danh sách ngày mai, còn cô Thanh, danh sách ngày mốt.
Nhân trởvềchỗcoi lại xấp danh sách, rồi lẩm bẩm: Đây mới một nửa. Như vậy họphải ởlại cảtuần. Chợt Nhân mỉm cười với xấp danh sách dày và nghĩ đến niềm vui của những cái tên sẽđược gọi trong tuần này.
- Anh Nhân, tứdiệu đếvà bát chánh đạo dịch thếnào?
 Nhìn vềphía người hỏi, ông Đại Đức Tâm Hòa ởchùa Galang 2 và người thông dịch đang chờ, Nhân lấy tờgiấy đi đến vừa nói vừa viết: The Four Noble Truths and Noble Eightfold Path, và dịch cho ông sư một câu rồi trởvềchỗ.
Vừa định đọc tiếp tập danh sách thì Nhân nghe tiếng gọi:
- Anh Nhân.
- Nhân nhìn lên, đứng bật dậy sửng sốt: Điệp – và phải đứng một lúc mới có thểbước ra: Gặp Điệp ởđây ư? Chàng nói rồi bước qua chỗbàn đánh máy lấy chiếc ghếđem vềđểtrước bàn:
- Điệp ngồi đây.
Điệp ngồi xuống, vừa định nói thì nước mắt trào ra, nên vội lấy khăn lau những dòng nước mắt lăn xuống má.
- Đừng khóc nữa …, tôi chưa biết gia đình Điệp ra sao, nhưng Điệp thoát được tới đây là bước qua một cuộc đời khác – Nhân chờmột lúc rồi hỏi: Điệp đi với những ai?
- Em đi một mình và tới đây từtháng 7 năm ngoái - Điệp ngừng lại đưa khăn lên mắt… bịtrục trặc giấy tờnên mãi tới tháng 2 năm nay mới được gọi lên phỏng vấn, nhưng không may lại bịlây dịch đau mắt đỏ, nên bịhoãn… Mắt mới hết đỏtừtháng trước. Hôm nay em định tới đây hỏi xem những người bịhoãn đến bao giờsẽđược phỏng vấn, không ngờlại gặp anh.
Nhân nhìn Điệp một lúc rồi nói:
- Mọi chuyện sẽnói sau, còn bây giờtôi sẽhỏi bà Trưởng Phòng Nancy xem có thểgiúp gì trong trường hợp của Điệp.
Vừa lúc ấy bà Nancy bước ra khỏi phòng đi đến chỗđểthùng Coca ướp đá lấy một lon.
- May quá, bà ấy ra kia, đi theo tôi, Nhân vừa nói vừa bước nhanh tới chỗNancy:
- Excuse me, Ms. Nancy, I would like to talk to you some words and I hope you’ll give me a favor.
Nancy cười:
- What can I do for you?
Nhân chỉĐiệp:
- Bà Điệp là bạn tôi từthuởnhỏtôi mới vừa gặp lại, được vào danh sách phỏng vấn từtháng 2/1985, nhưng bịbệnh mắt đỏnên bịhoãn. Nay bệnh đã hết, bà Điệp nhờtôi hỏi bà xem bà có thểgiúp gì trong trường hợp này.
Bà Nancy nhìn Điệp, rồi nói:
- Việc đó dễ, tôi có thểcho bà Điệp phỏng vấn kỳ này. Anh lên trụsởJVA lục tìm hồsơ của bà Điệp, rồi ghép vào danh sách phỏng vấn ngày mai.
Bà Nancy nói rồi tới bàn của Nhân lấy một tờgiấy viết mấy hàng đưa cho Nhân:
- Anh đưa tờgiấy này cho ông John. Ông ấy sẽmởcửa văn phòng. Anh vào tìm thùng có mấy chữ“Bệnh Mắt Đỏ”. Hồsơ của bà Điệp trong thùng đó.
Bà Nancy quay lại Điệp:
- Mừng bà gặp được bạn cũ trên một đảo tỵnạn Cộng Sản.
Điệp nói:
- Cám ơn bà đã giúp tôi.
- Tôi rất vui là đã giúp được bà, vì đó là việc của tôi – Nancy nói rồi quay lại Nhân: Bây giờanh có thểđi chứ?
- Vâng, cám ơn bà, tôi đi ngay bây giờvà trong khi tôi vắng mặt, nếu bà cần gì, xin gọi Cường.
- Được rồi – Nancy gật đầu nói rồi đi vào phòng.
Nhân đểtập danh sách vào ngăn kéo, rồi cùng Điệp đi ra sân.
Điệp hỏi:
- Em có thểđi với anh được không?
- Trời nắng, Điệp chờởđây đểtôi đi một mình cho nhanh. Chỉcó một thùng hồsơ thì dễtìm -  Nhân nói rồi đi nhanh xuống những bậc xi măng ra đường.
Khoảng hơn một giờsau Nhân về, tay cầm một kẹp giấy, vừa bước lên mấy bậc xi măng đã thấy  Điệp bước ra:
- Tìm được hồsơ rồi, hảanh?
Nhân đưa kẹp giấy cho Điệp:
- Tìm thì nhanh, nhưng phải chờông John khá lâu.
Chàng đứng lại dưới bóng râm của mấy cây dương, nhìn lại Điệp sau gần 30 năm: Vẫn dáng thanh tú, dù hơi đẫy đà. Mặt vẫn tươi, hồng nhuận với đôi môi và đôi mắt đen sắc. Cổvẫn tròn cao trong cổáo sơ mi rộng. Nhìn bàn chân, bàn tay, Nhân thầm nghĩ: Chân tay thếkia thì sau 75 Điệp không vất vả.
Điệp lật coi qua hồsơ, rồi đưa lại cho Nhân:
- Cám ơn anh, không gặp anh thì chẳng biết đến bao giờhọmới xét lại hồsơ của những người đau mắt.
- Tôi nói với bà Nancy cũng là cầu may vậy thôi. Có thểbà ấy có thiện cảm với Điệp nên đã quyết định nhanh chóng. Cứcho đó là cái may của Điệp ngày hôm nay - Nhân đưa tay cầm tay Điệp: Chúc mừng Điệp. Bây giờĐiệp vềnghỉđểchuẩn bịcho ngày mai.
Điệp lấy quyển sổtrong cái túi xách, xé một tờ, ghi sốBarracks đưa cho Nhân:
- Em ởBarracks 16, phòng 4, Galang 2. Chiều nay anh lên em được không?
- Chiều nay tôi phải sắp xếp một sốviệc ởđây, lên Điệp thì muộn quá. Thôi đểsau phỏng vấn.
 
 
2
 
 
Sau bữa cơm chiều, Điệp đưa Nhân lên quán cà phê Gió trên giải đồi cao, gần khu Barracks. Hai người chọn chiếc bàn ngoài trời gần mấy tảng đá lớn.
Chủquán là một thanh niên đi nhanh tới, đon đả:
- Chào anh, chào chịĐiệp, đã khá lâu không thấy chịlên uống cà phê. Anh chịuống chi ạ?
Nhân nói:
- Anh cho tôi cà phê sữa và một bao DunHill - rồi hỏi: Em cũng cà phê sữa?
Điệp đáp:
- Không, em không uống cà phê - rồi nhìn chủquán: Anh cho tôi Milo thêm sữa.
 Chủquán đi nhanh vào quán, một lúc sau có tiếng hát từmáy cassette vọng ra.
Nhân lắng nghe bản Nhà Anh Nhà Em một lúc, rồi nói:
- Bao nhiêu năm, hôm nay mới nghe lại giọng lảlơi của Trúc Mai. Quán Cà phê trên đồi này thật đắc địa. Dưới đường lên không bao xa, rồi lại gần những Barracks.
- Thếmà khách không bao nhiêu, anh ạ. Có lẽngười ta ngại lên dốc. Quán ởdưới đường đông khách hơn.
Khi chủquán bưng khay cà phê, milo đến đểra bàn, Nhân hỏi:
- Ởđảo thếnày, anh mua cà phê, milo, thuốc lá và những thứhàng khác ởđâu?
Chủquán đáp:
- Ởđây hàng tuần có chuyến tàu đi Penang. Chúng tôi xin phép đi những chuyến tàu đó, sáng đi chiều về. Penang là đảo lớn, là thành phố, hàng hóa như núi.
- Anh mởquán thếnày, khi được đi định cư thì tính sao?
- Sang cho người khác. Gọi sang là có người bắt ngay. Quán Gió này tới nay đã qua tay nhiều người. Tôi sang quán đã được trên 2 năm, và mong sớm có ngày kêu người sang lại đểra đi.
Nhân cười:
- Galang có những tên quán thật hay, không quán nào đềbảng, nhưng có tên mà ai cũng biết như Tống Biệt, Vượt Biển, Biển Đen, Người ỞNgười Đi… Quán này lấy tên Gió thật tuyệt, vì ởtrên đỉnh đồi cao, gió biển gió núi đều bay thổi đây.
 Chủquán cười, vừa bước đi vừa tiếp: Còn Tình Sù, Tình Nhớ, Tình Câm… Thôi mời anh chị.
Nhân cười nhìn theo chủquán, rồi nói:
- Năm 1957, gặp lại em ởSài Gòn, anh mời em tới cà phê Gió Bấc. Năm 1985, gặp em ởđảo Galang, em đưa anh tới cà phê Gió… Ởđây phải gọi là Gió Biển hay Gió Ngàn. Năm 57, anh chỉuống cà phê, còn năm 85 thêm thuốc lá – Nhân mởbao DunHill, rút một điếu xoay vòng ngắm nghía, rồi bật diêm châm – Đêm từtàu Cao Ủy lên bến tàu Galang, trong khi ngồi xếp hàng đểngười ta gọi tên, kiểm lại người, Ban Đại Diện Người Việt TỵNạn mời mỗi người một điếu thuốc 3 số5. Đêm gió mát, với cái vui cập bến đã biến điếu thuốc thành hương vịđặc biệt. Anh chưa bao giờđược hút một điếu thuốc ngọt ngào và ý vịđến như thế.
- Tàu vượt biên vào đảo nào mà tàu Cao Ủy phải tới đón?
- Tàu anh đi là tàu đánh cá loại nhỏ, chạy được một đêm một ngày thì bểmáy, và trôi theo sóng gió một ngày một đêm thì dạt vào đảo Subii, một đảo nhỏ, dân sốchừng trên 500. Anh phải ởđó 3 tuần thì được tàu Cao Ủy, trong chuyến đi nhặt người tỵnạn giạt vào các đảo nhỏ, nhặt về.
Điệp đang nâng ly Milo uống, nghe thếbỏxuống:
- Tàu em đi cũng lạc vào một đảo nhỏ, tên dài khó nhớvà phải ởđó trên 3 tháng. Dân trên đảo thiếu gạo, phải ăn độn khoai lang và củmì, nhưng rất tốt, chia cho mình từng ký gạo, ký khoai.
- Em vượt biên một mình, thếgia đình em và các cụđâu?
Điệp lặng đi một lúc, mắt chơm chớp như muốn khóc:
- Toàn là chuyện buồn cảanh ạ. Ba em đi tù cải tạo vềvà mất đầu năm 1982, còn bà cụmất cuối năm 1982. Dũng đi ThủĐức sau Mậu Thân, tình nguyện vào Thủy Quân Lục Chiến và chết ởQuảng Trịnăm 1972 - Điệp ngưng lại một lúc lâu – Còn em, sau chuyện của chúng ta, em buồn, lấy học làm vui. Xong tú tài em vào được Đại Học Sư Phạm, ra trường phải xuống Cần Thơ dạy và lấy chồng, một giáo sư dạy cùng trường. Sau 75, anh ấy dạy toán nên vẫn được tiếp tục dạy, còn em dạy văn, sửđịa nên phải nghỉ. Năm 81, chồng em và đứa con trai, đứa con duy nhất, vượt biên. Tàu bịhải tặc cướp và phá vỡởvịnh Thái Lan…. Mẹem đểlại cho em một sốvàng, nhưng vượt biên mấy lần cụt hết vốn. Không biết làm gì đểsống nên em liều. Gia đình rủi cả, chỉcó em may tới được Galang và gặp được anh.
Trời vềchiều với những cơn gió cuốn đi cái nóng ban trưa, và quán đã nhiều khách. Cảmột khu đồi rộn lên tiếng nói, tiếng cười với mùi cà phê và thuốc lá.
Nhân hỏi:
-  Trước 75 ông cụcòn đi làm hay đã vềhưu?
- Ba em vềhưu năm 72. Sau 30/4/75 ông không đi trình diện, nên tháng 6/75, họtới nhà bắt và phải đi cải tạo ởtrại Long Giao, rồi Z30A, Xuân Lộc, Long Khánh. Cuối năm 81 ba em được về, nhưng chỉđược 3 tháng thì mất – Điệp ngừng một lúc rồi hỏi:
- Còn anh phải đi cải tạo ởđâu?
Nhân châm điếu thuốc khác, hút mấy hơi:
- Cùng với đội quân tan rã ởThừa Thiên tháng 3/75, anh bịbắt và bịgiam ởnhiều nơi, rồi sau tháng 4/75 một thời gian được chuyển tới trại cải tạo Bình Điền, Thừa Thiên.
- Anh chỉởmột trại cải tạo hay phải qua nhiều trại?
Anh chỉởBình Điền cho tới ngày được tha, cuối năm 82. Hoàn cảnh của anh không khác em. Chỉkhác là phải đi tù cực khổhơn. Khi được vềthì gia đình cũng chẳng còn ai. Ông bà cụmất sau 75 một hai năm, em vượt biên vào những ngày sau 30/4/75 và mất tích, còn vợcon, anh cũng chỉcó một đứa gái, đi kinh tếmới đã chết, con đi trước, mẹđi sau, vì thiếu ăn và bệnh.
Điệp nói:
- Khoảng đầu năm 58, Dũng đã tới anh nhiều lần và lần nào cũng kểem nghe những gì Dũng và anh đã nói với nhau. Và đến hè 1958 thì Dũng cho em biết gia đình anh đã bán nhà và chủnhà mới cho biết là gia đình anh di chuyển lên Đà Lạt. Em ngạc nhiên, vì gia đình anh đã yên ổn ởkhu Ông Tạ. Ai cũng có việc, tại sao lại bỏđểđi lên một chỗmới, một thành phốnhỏ, làm ăn sẽkhó khăn hơn.
- À, gia đình di chuyển lên Đà Lạt vì ông cụxin được việc làm ởBệnh Viện Đà Lạt, bà cụtiếp tục bán cơm ởchợ, còn anh có thểxin chuyển vào trường Trần Hưng Đạo. Nhưng đúng như em nói, ởSài Gòn anh có việc bán báo, còn lên Đà Lạt thì chẳng biết làm gì. Vì thế, lên đó được chừng hơn một tháng, anh trởlại Sài Gòn. Thời gian đầu ởnhà người bạn đã cho anh mượn chiếc xe gắn máy Capri đểchởem đi chơi. Sau đó, anh kiếm được một chỗkèm trẻởtư gia, và thuê được một căn gác xép ởcuối đường Trương Minh Giảng. Vẫn đi bỏnhững mối báo cũ nên thường đi qua khu Phú Nhuận và thỉnh thoảng buổi chiều, anh thấy em trên đường Hai Bà Trưng hay Võ Di Nguy, vẫn áo dài xanh, trắng và mỡgà, thêm màu nâu nữa, lao xe Solex vun vút giữa phốđông người.
Điệp xúc động:
- Anh vẫn nhìn thấy em ư…, vậy anh ởSài Gòn đến năm nào?
- Hết hè năm 60, xong tú tài, anh lên Đà Lạt kiếm chỗdạy học và làm vườn cho đến năm 66 phải động viên vào ThủĐức. Chín tháng ởtrường BộBinh ThủĐức, những ngày thứBảy, ChủNhật được nghỉphép vềSài Gòn, anh vẫn thường đi qua đường Hai Bà Trưng, Võ Tánh và mong có một buổi chiều nhìn thấy Điệp.
Mắt Điệp chơm chớp:
- Thời gian này em đã xuống Cần Thơ dạy học.
Nhân nói:
- Trong những năm quân ngũ ởchiến trường Thừa Thiên, Quảng Trịanh thường nghĩ là em vẫn còn ởSài Gòn. Sau khi ra tù, sống ởSài Gòn, đi qua đường Võ Tánh thấy nhà em thay đổi với những người lạvà sân không còn giàn hoa giấy nữa, anh lại nghĩ là gia đình em đã vượt biên.
- Nhà bịhọchiếm sau khi bà cụmất, vì em đã sống ởCần Thơ từnăm 66 nên không có hộkhẩu, còn người cháu gái con ông bác ởvới bà cụđã bịđuổi ra khỏi nhà. Chuyện vượt biên với gia đình em và họhàng bên em là một thảm kịch, vì hai gia đình chú bác sạt nghiệp vì vượt biên mà con cái đều chết cả. Phần em thì đi ba lần mới thoát, cũng có cái may là không bịbắt lần nào.
Bỗng Nhân đứng dậy nói:
- Anh vào gọi thêm cà phê. Em uống Milo nữa không?
- Dạ, anh cho em một ly nữa.
Nhân đi vào quán và khoảng 15 phút sau bưng một cái khay có cà phê, Milo và một gói bánh quế. Chàng khuấy ly Milo đểtrước Điệp, rồi bóc gói bánh quế, lấy một cái đưa cho Điệp:
- Bánh này làm ởSingapore, em ăn xem có bằng bánh quếSài Gòn không?
Điệp ăn chiếc bánh quếrồi nói:
- Trước kia em ít ăn bánh quếnên không nhớhương vịra sao, nhưng em nghĩ bánh sản xuất ởSingapore phải ngon hơn, vì họlàm đểxuất cảng, phải cạnh tranh. Còn mình làm chỉđểtiêu thụtrong nước.
- ỞSài Gòn không biết có mấy nhà sản xuất bánh quế, nhưng anh chỉnhớbánh quếBảo Hiên Rồng Vàng, chuyên dùng cho những đám hỏi – Nhân cười: Thời gian ởĐà Lạt mỗi lần nhà được biếu quà đám hỏi, anh thường thấy một hộp bánh quếBảo Hiên, một hộp trà Chính Thái hoặc trà Bảo Lộc, một quảcau và mấy lá trầu, đôi khi có thêm hai chiếc bánh xu xê.
Nghe hai tiếng đám hỏi, Điệp nhìn Nhân một lúc, rồi hỏi:
- Trong mấy năm đầu xa nhau, có bao giờanh có ý định tìm gặp lại em không?
- Có nghĩ chứ. Bao giờanh cũng nhớem, nhưng không dám gặp.
Nhân nâng ly cà phê uống mấy hớp, rồi đểxuống:
- Cuối năm 57, Dũng thường đến anh và lần nào cũng bảo anh tìm cách gặp lại em và Dũng sẵn sàng làm trung gian đểgiải hòa. Anh cảm động vì Dũng qúi mến anh và quá nhiệt thành muốn chúng ta trởlại với nhau. Anh cũng muốn thế, nhưng nghĩ đến mấy dòng chữquyết liệt của em, nên đã nói với Dũng là khi tình cảm đã chết là hết, chẳng có gì nối lại được. Bao nhiêu năm nay nghĩ lại, thật sựanh không hiểu em và cứtruy vấn mãi vềcái lỗi của mình – Nhân ngừng lại châm điếu thuốc khác. Trăng đã lên cao, soi tỏnhững hàng cây trên đồi. Giữa không gian ấy có tiếng hát, tiếng nhạc từmột quán nhỏvọng ra. Tiếng hát Việt Nam vang lên giữa núi rừng ởmột xứxa lạ. Bỗng Nhân nghẹn thởvới ý nghĩ là chàng đang nói lại chuyện tình cho người tình của 30 năm trước nghe, trên đỉnh đồi của một hòn đảo cưu mang người Việt trên đường chạy trốn khỏi quê nhà. Nhân uống cà phê và hút mấy hơi thuốc cho dịu cơn xúc động, rồi tiếp: Anh truy vấn mãi vềcái lỗi của mình. Nhưng có phải cái lỗi đó chỉmình anh gây ra?
Điệp nói:
- Lỗi ởem. Bao nhiêu năm em ân hận vềsựtựái vô lý của mình. Lúc đó thái độbất ngờvà lạlùng của anh đã làm em nổi giận vì xấu hổvà tựái.
- Bất ngờvà lạlùng, em nói đúng, vì anh đã giật mình ngừng lại với ý nghĩ:  Học trò nghèo. Em thửnghĩ, nếu chúng ta đi tới và em có thai thì cuộc đời của chúng ta sẽra sao? Anh có thểnói gì với mẹem khi bà tin yêu mình?
- Sao anh không nói những điều này ngay lúc ấy?
Nhân lắc đầu:
- Không thểnói, phải tựhiểu. Anh nghĩ em hiểu vì chúng ta đã lớn chớđâu còn như thời đi thảthuyền ởCát Bà.
Điệp nói:
- Em không nghĩ như thếmà nghĩ là anh coi thường em và chê em nên em hận.
Nhân nhìn Điệp một lúc:
- Sao lại có thểnghĩ như thếĐiệp? Chúng ta là gì của nhau mà coi thường nhau? Nghĩ vậy là em quên mất lúc anh nắm bàn tay em suốt buổi ciné ởQuảng Yên, quên mất lời anh nói là ba năm em biệt tích khi di cư vào Nam, anh đã coi chiếc khăn tay, bức ảnh và cuốn Nắng Đào như sựhiện hình của em…  Mà sao em không viết thư nói những điều này, vì nếu viết như thếanh sẽcó thư trần tình và chúng ta sẽcùng hiểu một lẽchớkhông có tình trạng mỗi người hiểu một cách đểphải đoạn tuyệt nhau – Nhân ngừng lại uống mấy hớp cà phê, rồi tiếp: Cái đêm mà sáng hôm sau gia đình anh di chuyển lên Đà Lạt, anh với người bạn tên là Vịnh, người cho mượn chiếc xe Capri, đã đi bộlên đường Võ Tánh. Khi anh rủVịnh đi bộlên ngã tư Phú Nhuận, Vịnh hỏi: Có xe sao lại phải đi bộ?. Anh trảlời: Mấy năm bán báo, đi lại nhiều con đường thuộc khu Phú Nhuận, Chi Lăng, nhưng tôi nhớnhất đường Võ Tánh,  vì Võ Tánh là đường vềmỗi đêm. Đêm nay là đêm cuối cùng tôi muốn đi đểghi nhớnhững ngày vui, buồn, mưa nắng trên đường này và đi bộđểgiã từnó. Nghe thế, Vịnh cười, gật đầu.
Tới ngã tư Phú Nhuận, anh quay lại và dừng ởchỗcái xe bán bánh tiêu, dầu chao quẩy, ởphía trước nhà em, em nhớcái xe đó chớ?
- Dạnhớ, em cũng thường mua bánh tiêu, dầu chao quẩy ởđó.
- Anh mua 2 cái bánh tiêu, đưa Vịnh một cái và nói: Mấy năm bán báo, tôi đã ăn không biết bao nhiên cái bánh tiêu ởđây. Cứmỗi đêm khi vềlà mua một cái. Vịnh đứng, anh ngồi trên cái ghếđẩu ởgần cột điện, nhìn lên phía gác, phòng của em, lúc đó khoảng hơn 10 giờ, hình dung là em đang ngồi học bài hay đọc sách và cảm được sựkín cổng cao tường của một tiểu thư khuê các. Vịnh mua thêm bánh tiêu, đưa anh một cái và nói: Ăn bánh tiêu nóng kiểu này ngon hơn ởnhà. Hai tay cầm hai cái bánh tiêu, anh vẫn nhìn lên phía cửa sổcó ánh đèn vàng… và lúc ấy anh mới cảm được là em đã ởxa và cao quá, với không tới.
- Với không tới hay là chê?
Nhân nhìn Điệp:
- Em vẫn giữý nghĩ đó ư?
Điệp cầm tay Nhân:
- Em buột miệng nói đùa, xin lỗi anh.
Nhân nâng ly cà phê uống mấy hớp, rồi nói:
Thời gian đó anh đọc một truyện ngắn của nhà văn Trung Hoa do Vi Huyền Đắc dịch, trong đó có hai câu thơ:
Thiên nhai hi giác hu cùng thì
Duy chtương tư vô tn x.
(Chân tri góc bcòn đi ti
Chcó tương tư không bến b)
 Cảtập truyện anh chỉnhớhai câu và hai câu ấy đã đi theo anh mấy chục năm.
Điệp lấy khăn tay lau những dòng nước mắt chảy dài trên má, rồi nắm tay Nhân:
- Sao lúc đó không đi tìm em? Anh đi tìm, em sẽhết tựái, hết hận.
- Thư đoạn tuyệt viết như thế, sao dám đi tìm.
- Em xin lỗi anh. Lỗi ởem, sựkiêu hãnh, tựái của tuổi trẻ- Điệp bật khóc …. nghẹn lời – đã làm đời chúng ta dang dở.
- Chuyện đã gần 30 năm, mất nửa đời. Bây giờgặp nhau mà hiểu được chuyện ngày trước thì đời chúng ta vẫn còn đó. Đừng khóc nữa Điệp… Hãy nghĩ đến hai cái vui em đang có trong tay: Cái vui thoát nạn và cái vui lưu lạc chân trời góc biển mà gặp được nhau.
Điệp ngước lên với cái khăn tay trên má:
- Cám ơn anh đã giải tỏa cho em cái hận ngày trước.
Nhân nói:
- Chuyện cũ buồn, nhưng đã qua. Chúng ta thảnó ra biển đểnghĩ đến chuyện ngày mai.
Hai người yên lặng. Nhân lắng nghe Hà Thanh hát bản Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa và đang định nói với Điệp vềchuyện đi định cư thì Điệp hỏi:
- Anh có biết ngày nào đợt được phỏng vấn kỳ ày sẽđi Bataan không?
- Anh không biết rõ, nhưng theo lịch trình thuờng lệthì khoảng 2 hay 3 tuần họsẽđưa em qua Singapore, rồi từSingapore đi máy bay qua Phi Luật Tân. Em sẽởBataan 6 tháng đểhọc tiếng Anh và văn hóa Mỹ. Thời gian này cũng là thời gian đểngười tỵnạn tìm người bảo lãnh ởMỹ.
Điệp Nói:
- Em có người bạn thân ởDenver, tiểu bang Colorado. Chịấy sẽbảo lãnh em.
- Thếthì yên đường đi định cư.
- Vậy còn anh?
- Anh có mấy người bạn ởCali, Texas và Washington, nhưng chưa định nhờai bảo lãnh. Khi nào qua Bataan sẽtính. Theo bà Nancy thì những sĩ quan đi cải tạo, dễxác minh, nên sẽđược phỏng vấn trong vòng 4 hay 5 tháng. Có thểanh sẽgặp em ởBataan 1 hay 2 tháng trước khi em đi Mỹ- Nhân cười - Biết đâu mình sẽcó dịp đi với nhau ra Manila.
Điệp như reo lên:
- Cứhy vọng như thếđi anh.
Nhân nhìn Điệp một lúc, rồi nói:
- Mấy người bạn ởMỹgửi cho mấy trăm. Anh chia cho em một ít - vừa nói Nhân vừa với tay bỏvào túi áo Điệp 200.
Điệp nói:
- Anh còn ởđây lâu, lại thời gian ởBataan nữa, cho em rồi anh lấy gì chi dùng?
- Phụnữcó nhiều nhu cầu hơn… Vềthôi em ạ, kẻo lạnh – Nhân nói rồi đứng dậy vào quán trảtiền.
Dưới ánh trăng, Điệp cầm tay Nhân đi xuống đồi. Đến trước Barracks 16, thấy có nhiều người kê ghếngồi ởhàng hiên, nên Điệp chỉnắm chặt tay Nhân một lúc, rồi nói:
- Chiều mai anh lên ăn cơm với em.
Nhân gật đầu:
- Chiều mai anh lên.
 
***
 
Khi Nhân tới bến tàu Galang thì bến đã đầy người đưa tiễn. Sân trong là một cái nền xi măng dài lợp tôn với vách gỗchỉtới nửa người, đã có 5 hàng người ngồi chờ. Chừng 20 phút sau, 4 chiếc xe kiểu GMC chởđầy người từGalang 2 tới. Nhân cười vẫy tay khi nhìn thấy Điệp trên xe thứhai. Người trên xe xuống xếp hàng đi vào sân trong. Nhân đứng cạnh lối vào nên khi Điệp đi tới, chàng giơ tay nắm tay Điệp: Em đi may mắn, khỏe mạnh. Điệp nói: Anh ởlại khỏe mạnh. Hẹn gặp anh ởBataan.

Đã tới giờxuống tàu. Những người xếp hàng, nghe gọi tên, lần lượt đi xuống 4 con tàu sơn trắng, đậu dọc kè bến. Khoảng 15 phút sau thì tàu nổmáy, tháo dây buộc. Khi 4 con tàu rời bến thì trên bến có người khóc, người cười, người vẫy tay.

Nhân đứng tựa vào vách ván nhìn Điệp xuống tàu thứba, và đã nhìn theo con tàu cho tới khi màu trắng của tàu biến mất trong màu xanh của biển.

Nhân rút điếu thuốc, bật diêm châm. Hơn hai tháng trước đến đây vào đêm nên Nhân không thấy gì, chỉbiết là mình đã ngồi xếp hàng trên cái nền có mái tôn đểngười ta gọi tên, được một điếu thuốc thơm rồi lên xe vềBarracks. Hôm nay Nhân mới thấy toàn cảnh bến tàu Galang. Công trình xây dựng đơn giản, thô sơ, gồm mấy ngôi nhà lợp tôn và một bến dài mà tàu lớn có thểvào như chiếc tàu của Cao Ủy TỵNạn Liên Hiệp Quốc đã đi nhặt những thuyền nhân tỵnạn trên các đảo nhỏvừa qua. Đối diện với bến tàu là một đảo nhỏán ngữ, cách bến khoảng gần một cây sốvới rừng cây xanh biếc. Màu xanh của eo biển nhập vào màu xanh của đảo xanh thành một bức tranh. Bến tàu Galang là một bức tranh hiền hòa mà ngoạn mục. Nơi đây đã chứng kiến niềm vui của người cập bến và người rời bến.

Nhân nhìn ra khơi, biển xanh thẫm lóng lánh màu nắng vàng và nhủthầm chỉvài giờnữa Điệp sẽlên Singapore. Năm 1953 ởđảo Cát Bà, Nhân đã tiễn Điệp đi Hải phòng, cũng trên chiếc tàu sơn trắng mà Nhân đã nhìn theo cho tới khi tàu khuất sau những hòn núi giữa biển. Hơn 30 năm sau, trên đảo của xứngười, Nhân tiễn Điệp đi vềmột nơi bình yên không phải quê hương mình. Đứng lặng dõi theo những đám mây trắng ởchân trời, Nhân lẩm bẩm: Rồi mình cũng sẽtới đó…/.
                                                                    
Chu Tấn


usaelection gởi