Hận thù khôn nguôi
1/- “Mày nhìn gì các ông ấy?!. Các ông ấy có khác gì ông nội mày đây.”
Đó là lời của một ông già hom hem, với cái cuốc trên vai, hai ống quần cao thấp, mắng thằng cháu mình khi nó cứ lấm lét nhìn chúng tôi. Những người “tháng tư gẫy súng” đang bị khổ sai, đầy ải ở vùng núi rừng Hoàng Liên Sơn miền Bắc..
Vậy thì ông nội thằng bé giống chúng tôi ở chỗ nào?..
Ngày 20/7/1954, đất nước chia đôi, ông bỏ đơn vị, không đi Nam. Ông ở lại hoan hô hòa bình, vui mừng chiến thắng với “bác” Hồ…Ít tháng sau, ông mất nhà, mất của.Vợ, chồng, con cái, bầu đàn thê tử gồng gánh lếch thếch đi kinh tế mới ở nơi “nước độc, rừng thiêng”, Tận cùng của miền Bắc.. Miệng ông luôn lẫm bẩm:”nhất thất túc thành thiên cổ
hận..”
1954 cho tới 1976, là hai mươi hai năm, thời gian của ¼ thế kỷ, tôi gặp ông, ông vẫn còn đang hận, cái hận “tháu cáy” của “bác” Hồ..
2/ -Chúng tôi…Ngày 30/4/1975. Bỏ súng.Không đánh nữa, tưởng rằng:
“..Rồi anh sẽ dựng căn nhà xưa.
..Rồi anh sẽ đón cha, mẹ về…
..Rồi ta sẽ làm lại từ đầu..
Nào ngờ.. “..Còn chúng, ta sẽ bắt chúng đi khổ sai lao động trong rừng thiêng, nước độc. Chúng sẽ chết dần, chết mòn. Không có ngày về..” (TBT Đỗ Mười).
3/ -Một cái “tháu cáy” khác sau 30/4/1975:
-Ngày 22 tháng 10 năm 1993, khách bộ hành trong vùng cư xá Chu-mạnh-Trinh Phú- Nhuận tò mò nhìn hai người đàn ông trung niên Việt kiều, đầu đội khăn tang đứng trước một cái bàn thờ nhỏ làm bằng miếng ván đơn giản đặt trước cửa một căn nhà, mà chủ nhà là người Hà-Nội sở hữu sau 30/4/1975
Inline imageTrước đó, hai người này đã xin phép chủ nhà cho họ thắp nén nhang cho cha mình. Người tạo dựng nên căn nhà này, mà ở đó, ông đã cùng vợ và các con sống những ngày thanh bình, hạnh phúc, êm đềm,ấm áp trong những năm xưa..
Chuyện gì đã xẩy ra?. Tại sao con của chủ nhà lại phải xin phép kẻ cướp nhà của mình để giỗ cha mình ngoài hè, trước căn nhà mà cha họ đã tạo dựng?!..
Câu chuyện thê lương bắt đầu như sau:Trước 30/4/1975. Vợ, con di tản, ông không đi.. Nghĩ rằng mình, một đời chỉ là một anh công chức quèn, không dính dấp tới quân đội, chắc không sao..
Bộ đội “bác” Hồ “giải phóng” Sài-Gòn tự do đóng quân ở nhà dân. Nhà của ông cũng không ngoại lệ. Sau nửa tháng ăn, ở theo kiểu: ”cơm niêu, nước lọ”, bừa bãi, bẩn thỉu.. Ông yêu cầu họ luân phiên đóng quân ở nhà khác. Họ không chịu. Bực mình ông cắt nước, tắt điện.. Cuối cùng chúng chịu thua. Trong lúc di chuyển sang nhà khác, tên đội trưởng quay cổ lại nói lớn: “mày sẽ biết tay ông”..
Vậy thì “tay ông” ra sao?.. Hậu quả thế nào ?..
Chị người làm sau 30/4/1975 đã xin nghỉ việc, bẵng đi một thời gian, nay đột nhiên trở lại thăm ông, qua vài lời vấn an, chị vào ngay vấn đề như sau: “Bà và các cô, cậu đã đi hết, còn lại mình ông, không có tiếp tế làm sao sống, con đề nghị ông mang cái bàn nhỏ và cái máy đánh chữ ra ngồi ở đầu ngõ, đánh thuê, kiếm tiền độ nhật..”
Ít ngày sau, chị người làm xuất hiện và đưa cho ông một tài liệu nói rằng: “Đây là đơn xin đi Mỹ cho những người đã làm sở Mỹ trước ngày giải phóng. Nay cả hai chính phủ Việt, Mỹ đồng thỏa thuận cho họ ra đi. Ông hãy đánh gấp thật nhiều bản. Rất nhiều người muốn mua.. Hai ngày nữa con trở lại lấy..”
Hai ngày sau, thay vì chị người làm, lại là công an áo vàng ập đến bắt ông vì ông đã toan tính phổ biến tài liệu phản động.
Đi tù, chết mất xác vì không có thân nhân. Căn nhà của ông, một thời gian sau, người ta thấy những người cư ngụ có giọng nói khó nghe của người Hà-Nội...
Sau 45 năm, một trong hai người con trai của ông đã qua đời, người em còn lại cũng đã ngòai 80 tuổi. Tôi, thỉnh thoảng vẫn gặp anh trong ngày giỗ cha (cha anh là bác tôi). Tôi vẫn thấy anh khóc.! Vợ anh thì an ủi anh. Con, cháu anh thì im lặng nhìn anh xót xa !.. Hận thù xưa vẫn còn vương vấn đó sao?!.
4/ -Nạn nhân ”tháu cáy” của ông Hồ thời cách mạng:
-Cải cách ruộng đất ở miền Bắc 1956. Ông Hồ đã giết ân nhân của mình ra sao?. Ngày hôm nay, hơn 60 năm sau, con cháu của nạn nhân còn nhớ hay đã quên cái chết thê lương của thân nhân mình ?.
Bà Nguyễn-thị-Năm, có hai người con trai theo cách mạng, một trong hai người đã lên tới chức trung đoàn trưởng.. Nhà của bà là nơi ẩn trú an toàn của các đồng chí: Chủ tịch Hồ-chí-Minh, Võ-nguyên-Giáp, Trường-Chinh, Lê-đức-Thọ, Hoàng-quốc-Việt, v.v.. Bà đã cống hiến hết cả tài sản của mình cho “bác” và đảng. Nhà cửa, gạo lúa, vải vóc, và cả ngàn lạng vàng liên tiếp bí mật chuyển cho cách mạng..
Cuối cùng, bà đã bị xử bắn do chính những kẻ thọ ơn của bà với tội danh ”tư sản địa chủ cường hào ác bá”. Hơn 30 năm sau (1953-1987), người con trai lớn của bà, sau rất nhiều lần nộp đơn xin Nhà nước sửa sai. Cuối cùng, tội danh của mẹ ông mới được sửa thành: ”tư sản địa chủ kháng chiến”!.
Năm 1993, bốn mươi năm sau, người con trai thứ hai của bà Năm đã phải nhờ tới phương pháp ngoại cảm mới tìm được xác mẹ mình ở sâu trong rừng tỉnh Thái-Nguyên..
Năm 2006, năm mươi năm sau, người con dâu của bà Năm phát biểu như sau: ”Gia đình tôi rất buồn, vì đến giờ này cụ Năm nhà tôi vẫn chưa được công nhận là người có công với kháng chiến..”
Năm 2020, gần bẩy mươi năm đã qua, người con trai thứ hai của cụ Năm, nay đã hơn 90 tuổi, hiện đang sống với vợ, con ở trong một căn phòng nhỏ hẹp ở Hà-Nội. Ông nói: ”trong lòng tôi chưa bao giờ nguôi đi nỗi khổ đau, hận thù !.”
Bức tường “hận và thù” do chính những người CS Hà-Nội xây dựng nên. Sau hơn nửa thế kỷ, họ vẫn cố thủ, không chịu phá vỡ.. Vậy bằng cách nào những nạn nhân kia có thể bước đến con đường “hòa hợp, hòa giải” với họ?!.
Điển hình, 81 xác chiến sĩ Nhảy Dù của miền Nam yêu thương, đã 44 năm qua vẫn bị bọn gian ác Cộng Sản Hà Nội kỳ thị không cho chôn xác ở quê nhà !!.. Ngày 26/10/2019 đã vĩnh viễn ngủ yên trên quê hương người !!..Tội nghiệp !!...
Phần chúng tôi, những người lính “thua cuộc”, bị “tháu cáy”.”:
“Học tập “cải tạo” 10 ngày thành 10 năm,15 năm..”.
Đài BBC, sau 30/4/1975 bình luận rằng: ”Trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, Lần đầu tiên có một loại bại binh tình nguyện đi vào tù..”
Lỗ trí Thâm
Thủ Đô Little Saigon
_________________
Đặng Hữu Phát gởi