Hàng loạt bê bối khiến Obama tụt mất danh hiệu “Quý ngài trong sạch”
Nhiều năm qua, cựu Tổng thống Obama có phần “mai danh ẩn tích”. Điều này không có gì lạ đối với một cựu Tổng thống khi phải rời ánh đèn sân khấu. Các đời Tổng thống trước cũng chọn cách làm này với tuyên bố vì lợi ích và tránh can thiệp vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, dạo gần đây ông Obama lại tái xuất và đưa mình vào tầm ngắm của công chúng. Thỉnh thoảng, ông còn nhắm vào Tổng thống Trump về cách xử lý tình hình đất nước. Và tất nhiên, Tổng thống Trump không hài lòng khi bị can chính.
Trong thời gian Obama còn đương nhiệm, Mỹ phải gánh chịu nhiều tai tiếng vì những bê bối, công bằng mà nói thì nước Mỹ dưới thời Obama “có cả núi bê bối”. (Ảnh: Nytimes)
Mặc dù bộ nhớ của chúng ta có cách loại bỏ những điều không tốt đẹp ra khỏi ký ức, nhưng chúng ta không nên cố gắng minh oan cho quá khứ, và viết lại lịch sử bằng cách đưa ra một bức tranh khác với sự thật đã xảy ra. Vì sự tương phản rõ rệt trong phong thái và tính cách của Trump và Obama, các phương tiện truyền thông đã “photoshop” lại hình ảnh thực của Obama.
Tổng thống Trump thường bị mô tả là một kẻ gây chia rẽ, không trung thực, khoe khoang và là một gã hề. Trong khi cựu Tổng thống Mỹ đã được tô vẽ như một người đàn ông chu đáo, thông minh, có năng lực, tràn đầy hy vọng và có thể khiến chúng ta xích lại gần nhau. Nhưng rốt cuộc, chính ông lại là người đã đẩy nền kinh tế Mỹ đến bờ vực thảm họa kể từ sau cuộc đại suy thoái. Trong thời gian Obama còn đương nhiệm, Mỹ phải gánh chịu nhiều tai tiếng vì những bê bối, công bằng mà nói thì nước Mỹ dưới thời Obama “có cả núi bê bối”.
Điển hình là sự kiện Mosul. Sự hủy diệt của thành phố Mosul và nhiều sinh mạng nơi đó đã mất đi là bằng chứng cho những thất bại của Obama. Chúng ta biết rằng vào thời Obama, thành phố Mosul mà Iraq từng tự hào đã bị biến thành đống đổ nát. Điều tàn khốc này xảy ra khi một liên minh của các lực lượng chống ISIS cố gắng chiếm lại thành phố. ISIS được nuôi dưỡng bởi chính quyền Mỹ và các chính sách chỉ vừa mới được khắc phục. Câu nói, “đừng bao giờ ném đá nếu bạn sống trong một ngôi nhà kính” sẽ khiến mọi người nghĩ rằng, đáng lẽ Obama nên giấu sự kiện này đi.
Thời gian đó, có rất nhiều vụ bê bối lớn nhỏ, chẳng hạn như vụ Fast and Furious – hoạt động buôn súng cho các băng đảng ma túy ở Mexico không được kiểm soát. Ở Las Vegas, Cơ quan điều hành Dinh thự chính phủ Mỹ (General Services Administration-GSA) tiêu xài hoang phí. Nhiều vụ tấn công tình dục xảy ra trong quân đội.
Solyndra (Công ty kỹ thuật năng lượng mặt trời được chính phủ Liên bang Mỹ cho vay 528 triệu USD, phá sản năm 2011) nên được thêm vào từ điển với định nghĩa là, hậu quả khi các chính trị gia và quan chức đóng vai doanh nhân, khiến cho việc thu thuế thất bại. Năm 2012, CIA dính bê bối gái mại dâm ở Nam Mỹ. Tập đoàn xe điện Fisker Automotive với bi kịch “sớm nở tối tàn” và là sự lãng phí của chính phủ. Thêm vào đó, nó trông giống như “sự che đậy biến cố Benghazi” (bao gồm cách xử lý trong cuộc tranh luận Tổng thống lần 2), cộng thêm việc Bộ Tư pháp (DOJ) nghe lén điện thoại của phóng viên hãng tin Associated Press (AP),…
Nếu sự thật được phơi bày, chúng ta nên nhớ rõ một số điều sau đây. Việc tái xuất của ông Obama với hành động ngước cằm lên, đã trở thành động lực thúc đẩy tôi xem xét lại một số bài viết trong thời gian ông làm Tổng thống. Hãy nhìn lại thái độ lạc quan (một tính cách của ông ta) khi ông nhậm chức, lúc đó nhiều người trên khắp thế giới đều xem ông là đáp án để đưa cả thế giới tiến lên. Dưới đây chỉ là một vài trong những bằng chứng, cũng như bình luận đã tiết lộ hàng loạt chính sách sai lầm khi ông Obama còn đương nhiệm.
Một số quan chức an ninh trong chính quyền Obama hé lộ lý do từ chối bổ sung lực lượng bảo vệ cho Tòa lãnh sự tại Benghazi, là do Tổng thống Obama “không muốn một màn trình diễn của lực lượng Mỹ tại Benghazi sẽ xúc phạm người Hồi giáo”. (Ảnh: Getty Images)
Hàng loạt sai lầm của chính quyền Obama bao gồm
Tạo ra một “mùa xuân Ả Rập” bất ổn năm 2007-2008.
Thất bại trong việc giúp Iraq ổn định.
Xử lý sai lầm khủng khiếp tình hình ở Syria và tài trợ thành lập ISIS.
Đánh giá thấp ISIS.
Hỗ trợ biến Libya thành một quốc gia thất bại.
“Obama care” thất bại trong việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và chuyển chúng cho những người trả phí.
Thất bại trong việc giảm bớt xung đột chủng tộc, đáng chú ý là ở Ferguson, Missouri và các sự kiện khác.
Làm mất ổn định Ukraine trong cuộc chiến với Putin.
Cơ quan thuế vụ (IRS) nhắm mục tiêu các nhóm bảo thủ.
Fast and Furious – buôn súng trái phép ở Mexico.
Nói nước Mỹ ngập tràn bê bối trong thời kỳ Obama vẫn còn là cách nhận xét nhẹ nhàng. Thật may mắn cho Obama, vì hầu hết người Mỹ đã không chú ý vào các sự kiện trên.
Để rõ ràng, không phải tất cả mọi người sẽ đồng ý với những gì tôi đã liệt kê và cho đó toàn là “giả mạo, ngớ ngẩn hoặc sai lầm”, nhưng có một số người sẽ đồng tình. Thời gian sẽ tiết lộ liệu các quyết định chúng ta đưa ra là tuyệt vời, tốt đẹp, bình thường hay là sai lầm khủng khiếp như thế nào. Nếu bạn cảm thấy bài đăng này quá thiên vị, vậy thì cho phép tôi thành thật xin lỗi.
Để minh bạch, tôi xin minh xác rằng, tôi không phải là một trong những người hâm mộ của cả 2 người đàn ông nêu trên, và công bằng mà nói bài đăng này không phải là một bài phê bình trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Có thể một số người vẫn đang cố gắng hoặc tiếp tục tô vẽ Obama như một “Quý ngài trong sạch”, nhưng việc xem xét lịch sử kỹ lưỡng hơn sẽ nhanh chóng xua tan hình ảnh “Photoshop” đó.
Tác giả : Bruce Wilds via Advancing Time blog
21/05/20
usaelection gởi