Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
HÃY NÓI THẬT


 

Cách đây vài ngày, tình cờ tôi đọc một bài viết trên trang BBC, tựa đề "Quan điểm về Tổng thống Trump làm người Việt khó chấp nhận nhau" của tác giả Võ Ngọc Ánh. Chưa bao giờ được quen biết với ông Ánh, chỉ xin phép đóng góp vài suy nghĩ nhỏ bé, trên tinh thần tôn trọng sự thật.

Chẳng riêng gì người Việt, ngay cả nhiều người Mỹ cũng như công dân các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam đều tranh cãi khi nói về chính trị nước Mỹ. Rõ ràng, có hai nhóm phân cực, ai đã ủng hộ Tổng thống Donald Trump thì luôn luôn bênh vực ông, đến nỗi nhóm người bên kia đặt cho cái tên nghe rất mỉa mai và coi thường, 'Cuồng Trump'. Nhóm người theo đảng Dân chủ thì ghét tồi tệ, đến độ phải gọi là 'Cuồng Chống Trump'.

Tôi là một công dân Mỹ, năm 2016 quyết định không bầu cho cả Donald Trump lẫn Hillary Clinton. Theo suy nghĩ, ông Trump là một thương gia thành công, biết gì về chính trị? Còn bà Hillary thì nổi tiếng với nhiều cuốn sách ca tụng sự tàn ác, đạo đức giả, chưa kể bà đã phá huỷ hàng chục ngàn e-Mails của mình. Nhưng, nhất định năm nay tôi sẽ phải đi bầu.

1. Theo ông Võ Ngọc Ánh, "nhiều người Việt không nhìn vào sự thật đang xẩy ra cho nước Mỹ trong gần nửa năm qua. Một nước Mỹ vừa qua cơn khủng hoảng pháp lý với vụ luận tôi Tổng thống ở Lưỡng viện Quốc hội". Xin phép được hỏi ông, "Ai đã tạo ra cuộc luận tội, có phải chính quyền Trump không?"

Tất cả những ai có lương tâm đều có thể trả lời ngay, đảng Dân Chủ tại Hạ viện là nguồn cơn của mọi nguồn cơn. Các dân biểu như Maxine Waters, Alan Green họ đòi luận tội ngay cả trước ngày ông Trump nhận chức. Cuộc luận tội kéo dài trên ba năm, tốn hơn 40 triệu đô la, và tìm không ra bằng chứng nào cả. Khi ông dùng chữ "Lưỡng viện Quốc hội" câu đó hoàn toàn không đúng, có tính cách đánh lừa người đọc vì thiếu thông tin hoặc hiểu biết. Đảng Dân chủ với đa số tại Hạ Nghị Viện đã nhất định đòi truy tố ông Trump, nhóm thiểu số Dân biểu Cộng hoà không chấp thuận, chưa kể khi biểu quyết, có một Dân biểu đảng Dân chủ đã không đồng ý và đổi qua đảng Cộng hoà, ông Jeff Van Drew, New Jersey. Dùng chữ các dân cử đảng Dân chủ sẽ chính xác hơn thay vì lưỡng viện! Riêng tại Thượng viện, kết quả ra sao, ai cũng biết. Tại sao bây giờ lại gắp lửa bỏ tay người?

2. Nói đến Covid-19. Bệnh dịch này có hằng chục tên khác nhau, mỗi người có quyền dùng theo ý thích của mình, nhưng chúng tôi và hy vọng sẽ có nhiều người Việt khác (trừ người trong nước bị đầu độc bởi báo chí cộng sản) thích với tên gọi "Chinesevirus" hoặc  "Wuhan virus" tại sao lại sợ khi gọi đích xác nơi bệnh xuất phát? Mới đây, Tổng thống Trump còn khôi hài gọi là "Kungfu virus". Ông Ánh viết, "Sau hơn ba tháng bùng phát nước Mỹ vẫn ở đỉnh với hàng chục ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày. Trong khi đa số các nước bùng phát dịch với thời gian ngắn hơn đã khống chế được dịch bệnh". 

Thưa ông:


a) Dân số Mỹ hơn 320 triệu người, tính đến ngày 29/6/20 đã có 33,189,000 người được xét nghiệm, với 1,117,177 bệnh nhân bình phục. Ông vui lòng cho tôi biết quốc gia nào trên thế giới có được con số người xét nghiệm cao như thế? So sánh một quốc gia lớn với hơn ba trăm triệu dân, với nước vài chục triệu là thiếu công bằng.

b) Với số xét nghiệm cao, thì tỉ lệ vướng bệnh đương nhiên là tăng theo, em bé học tiểu học cũng biết điều này.

c) Quốc gia nào đã khống chế được bệnh dịch? Chắc ông muốn nói đến Việt Nam dưới chế độ bưng bít thông tin của cộng sản?

Theo lập luận của ông, "Chính phủ Trump lúng túng trong việc xử lý đại dịch. Các cuộc họp báo hàng ngày ở Nhà Trắng đã cho thấy tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" giữa Tổng thống và các chuyên gia y tế, giữa chính phủ liên bang và các thống đốc tiểu bang, giữa vấn đề giãn cách xã hội và mở lại hoạt động bình thường". Tiếng việt có chữ "thiên kiến", yêu ai yêu cả lời ăn tiếng nói, ghét ai ghét cả đường đi lối về. Sự khác ý giữa Tổng thống Donald Trump và các chuyên gia trong task force chống dịch, là dấu hiệu của dân chủ, có phải tất cả chúng ta đang tự hào sinh sống trên đất nước dân chủ này không? Nếu không có ý kiến khác biệt, ai cũng nói giống Trump, ông sẽ lại cho là độc tài? Nước Mỹ có bài hát khá quen thuộc, "Damn if I do, damn if I don't". Phê bình của ông bên cạnh những tấn công ác liệt của đảng Dân chủ, sẽ đánh thức khối đa số thầm lặng dân Mỹ bầu cho Donald Trump. Phong trào như "Black Lives Matter" "Antifa" và thành phần vô chính phủ "Anarchy" đang đua nhau đập phá tượng đài lịch sử, sẽ là động lực khuyến khích người Mỹ không phân biệt mầu da, tôn giáo, đứng thành một khối trong ngày 3/11 sắp đến. Dân biểu Dân chủ tiểu bang Georgia, ông Vernon Jones tuyên bố bỏ đảng, rời chức vụ, và sẽ bầu cho Tổng thống Trump, "Tắt đèn đi, tôi rời nơi này, ai muốn vào chỗ đó thì vào. Tôi sẽ nghỉ trước thời hạn ngày 22/4/20". 

(https://thehill.com/homenews/state-watch/494199-georgia-democrat-announces-resignation-days-after-endorsing-trump).

Ông viết, "tình trạng "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" giữa Tổng thống, chính phủ liên bang và các thống đốc tiểu bang, giữa vấn đề giãn cách xã hội và mở lại hoạt động bình thường." Thưa ông Võ Ngọc Ánh, chúng tôi nhớ rất rõ, khi thi vào công dân Mỹ gần bốn thập niên trước đây, bài học thuộc lòng về hệ thống phân quyền tại nước Mỹ. Tổng thống không có quyền can thiệp vào công việc của Tiểu bang, Quận hạt, trừ những trường hợp đặc biệt được Hiến pháp hay Quốc hội cho phép. Ông nói về "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"  giữa chính quyền Liên bang và Tiểu bang, không đúng? Hãy xem thành phố Seattle là một thí dụ: Bà Thị trưởng muốn tạo ra một "Mùa hè yêu thương" để trống sáu khu phố cho bọn nổi loạn chiếm đóng, cho đến nay, súng nổ đã có hai người thiệt mạng, Thống đốc Washington làm được gì? Trở thành Tổng thống trên bàn phím thì dễ lắm, phê bình vô tội vạ, chẳng cần biết luật pháp là gì!

3. Ông viết tiếp, "Trong khi nhiều người Việt ủng hộ ông Trump bất chấp thực tế thì đã có những dấu hiệu cho thấy tỉ lệ ủng hộ Tổng thống đang đi xuống".  Chúng tôi đồng ý, tỉ lệ ủng hộ Trump đang đi xuống, và còn tiếp tục đi xuống cho đến ngày 3/11. Chỉ xin nhắc lại với ông về tỷ lệ ủng hộ Hillary Clinton ba tuần trước ngày bầu cử vào tháng 10/2016, Trump đã từng thua xa. Tuần báo Newsweek còn in hình bà nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên, Hillary Clinton nơi trang bìa. Cùng là người Việt, chúng tôi vô cùng tủi thân khi bị ông đánh giá quá thấp. Ngày 3/11 sắp đến, số đông người Việt sẽ chọn một vị Tổng thống dựa trên khả năng lĩnh đạo chỉ huy, chứ không dựa trên kết quả thăm dò dư luận, của một vài trăm người!

Chúng tôi không cần biết John Bolton là ai, một người bị đuổi, quay ra viết sách chê sếp cũ, chừng đó thôi chẳng ai mất thời giờ đọc. Vài ông cựu Tướng lĩnh về hưu cũng thế. Khi chúng ta về hưu rồi, nói ra chưa chắc vợ con đã nghe. Hay cô cháu ruột Mary Trump, nếu ông tin là những người đó có ảnh hưởng đến lá phiếu của ông. Nguyên tắc chọn lựa của ông khác chúng tôi! Nhưng cũng xin đừng bắt tuyệt đại đa số những công dân Mỹ gốc Việt, phải suy nghĩ giống ông.

Xin được trích dẫn, "Để ủng hộ Donald Trump nhiều người Việt đang cố gắng tự đầu độc mình và cộng đồng bằng tin giả. Từ chuyện Joe Biden quỳ trước hòm của George Floyd; bốn cảnh sát bị người biểu tình giết; đập phá nghĩa trang, bia tưởng niệm; chủ tiệm nail bị người da đen hiếp dâm; hay việc Trump vận động ở Tulsa có hàng trăm ngàn người tham dự" Thú thật, qua những điều ông viết, chúng tôi không biết "Ai đầu độc ai?" "Tin nào là tin giả?" Hãy thành thật với nhau.

a) Chuyện Joe Biden quỳ là CÓ THẬT. Còn quỳ trước hòm của George Floyd là chữ của ông, không phải chúng tôi nói. Xin ông đừng quên, trong đám chính trị gia kên kên này còn có cả bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Quốc hội, Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer, và nhiều dân biểu Dân chủ nữa. Quỳ để xin phiếu! Rất nhiều trí thức, trong cộng đồng da đen thấy rõ điều này. Nhà tỷ phú sáng lập, kiêm Chủ tịch hệ thống truyền hình BET, ông Robert Louis Johnson từng nói thẳng là cộng đồng da đen bị đảng Dân chủ lợi dụng. Luật sư Nhân quyền Leo Terrell, phụ trách chương trình phát thanh KABC 790 AM, kêu gọi cộng đồng da đen thức tỉnh, đừng để đảng dân chủ sử dụng cho mục tiêu chính trị của họ.

b) Bốn cảnh sát bị người biểu tình giết! Chưa bao giờ tôi nghe tin này trên các trang thông tin tiếng Việt tại Hoa Kỳ cả. Cám ơn ông là người đầu tiên tung ra, và xin thưa đó là Fake News. Viết như thế mà bài được BBC đăng cũng lạ!

c) Đập phá nghĩa trang, bia tưởng niệm là CÓ THẬT. Có lẽ ông ngủ quên trong những ngày qua, nên không biết. Các hệ thống truyền hình Mỹ đều có hình ảnh.

d) Chủ tiệm Nail bị người da đen hiếp, lần đầu tiên tôi được biết đến qua bài viết của ông. Chắc chắn sẽ có hàng triệu độc giả BBC trên khắp thế giới cũng nhờ ông mà biết tin này. Thời gian sẽ trả lời là ông tung tin vịt đúng hay sai. Nếu ông đúng, chúng tôi sẽ cúi đầu xin lỗi.

e) Ông đúng, là cuộc vận động của Tổng thống Trump tại Tulsa không có hằng trăm ngàn người tham dự. Nhưng tôi vẫn không hiểu, tại sao một vận động trường chỉ có thể chứa được 19,000 người. Thì mang đến cả trăm ngàn người làm gì, lấy đâu ra chỗ? Chưa nói đến những yếu tố khác, như nhiều người trẻ đảng Dân chủ đã vào ghi tên nhưng không đến. Trò tiểu xảo này hay đấy!

Thưa ông Võ Ngọc Ánh, tôi hy vọng bài này sẽ được một ai đó chuyển đến ông. Tôn trọng ý kiến của ông, chỉ xin nêu ra một vài suy nghĩ nhỏ bé của mình, và độc giả sẽ là người phán xét.

Chúng ta có quyền khác chính kiến với nhau. Tuy nhiên, trong thảo luận mọi người cần phải tôn trọng sự thật. Để cám ơn thời giờ của ông, xin gửi làm quà đến ông video trên Youtube của một cô bé, thế hệ thứ ba người Việt tại Hoa kỳ: Cheyrea Ha Nguyen.

Cheyrea Hà Nguyễn còn rất trẻ, nói năng lưu loát, chứng minh luận cứ rõ ràng. Có lẽ cả hai chúng ta cần phải học nơi em, về khả năng chinh phục người khác với những bằng chứng đầy đủ, không bịa đặt.

Không hẳn vì Tổng thống Trump mà tất cả người Việt đều khó chấp nhận nhau. Vấn đề là những lý lẽ tranh luận mỗi bên đưa ra có trung thực không?

Vậy người Việt quốc tịch Hoa Kỳ nên tin ai, để chọn lá phiếu trong ngày 3/11/20 sắp tới? Bức tranh trắng, đen đến nay đã rõ.

 

Nguyễn Tường Tuấn

30/6/2020


usaelection g
ởi