Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Hiệp Ước Về Thay Đổi Khí Hậu
(Paris-Agreement)
 

Bàn về môi trường của không gian Vũ Trụ và riêng của Trái đất, những người ở Địa Cầu có lẽ không mấy ai hiếu hết, ngay cả những vị chuyên môn như các Tiến Sĩ, các Khoa Học Gia… nhiều nhà nghiên cứu thâm sâu khác cũng chưa hẳn là biết rõ ràng, nhưng việc con người làm gì đó để không khí chung quanh quả địa cầu dần dần xấu đi, dần dần kém phù hợp với cuộc sống con người là có thực. Vì vậy mỗi người, mỗi công ty, mỗi nước quanh Trái Đát có trách nhiệm phải cùng nhau bàn một vài phương pháp hợp lý để cải thiện mức độ khí thải là điều cần thiết.
 
Do đó The Paris-agreement (Hiệp Ước về Biến Đổi Khí Hậu) ra đời. Tham gia vào một hiệp ước như vậy là hoàn toàn đúng đắn, vậy mà tại sao có nhiều bàn luận, ủng hộ và phản đối tham gia vào một Hiệp Ước đáng có như vậy?
 
Trước hết, chúng ta thử bàn về việc một hội viên (chính quyền một nước) muốn tham gia vào bất cứ hiệp ước nào thì cần những điều kiện nào?
 
Theo nghiên cứu của riêng tôi thì:
 
1)  Chính quyền của nước hội viên và dân của nước hội viên đó có đủ thành ý để tham gia hay không?
 
2)  Chính quyền của nước tham gia vào hiệp ước có đủ sức mạnh để yêu cầu dân của nước họ tích cực tuân theo những ràng buộc pháp lý do hiệp ước ấy đã đề ra hay không?
 
3)  Mỗi nước tham gia phải làm gì? (đề ra chương trình như thế nào?) để thực hiện đúng trách nhiệm do hiệp ước ấy ràng buộc?
 
4)  Và cuối cùng là bất cứ nước nào trong hiệp ước đều phải chấp nhận các nước đồng ký tên trong hiệp ước có quyền quan sát lẫn nhau về sự thi hành các điều khoản trong hiệp ước đó hay không? Tức là hội viên A bất cứ lúc nào cũng có quyền yêu cầu được quan sát hội viện B, C, D… và quan sát chung trong việc thi hành các điều khoản của hiệp ước mà không cần phải nêu lý do.
 
5)  Ngoài ra, sự đóng góp hợp lý để hiệp ước ấy có đủ ngân khoản giúp nhau cùng thực hiện hoàn hão nhiều phương cách, của mọi việc, do hiệp ước đề ra.
 
Quay lại Hiệp Uớc Biến Đổi Khí Hậu (Paris Agreement), chúng ta nhận thấy điều gì?
 
Theo sự tham gia của nhiều nước (hình như là 196 nước?) thì bất cứ nước nào cũng nói rất hay khi tham gia, nhưng thực sự, làm theo trách nhiệm của hiệp ước thì rất ít, vì nhiều lý do:
 
-Thứ nhất là đa số các nước ký tên vào, nhưng hoàn toàn không đủ khả năng hạn chế khí thải do nghành công nghiệp trong nước ấy thải ra.
 
-Thứ hai là đa số nước tuân theo các điều khoản trong hiệp ước này thì lại không đủ khả năng kinh tế để sống còn (như các nước nghèo, chỉ có khai thác mỏ than đá để dùng trong công nghiệp).
 
- Thứ ba là một số nước chỉ tham gia mà không hiểu tham gia để làm gì?
 
- Và quan trọng nhất là có một số nước rất giàu, nhưng chỉ tham gia… ngoài miệng, trong khi đẩy mạnh chất thải làm hại không khí ra toàn cầu.
 
***
 
Xét từ các điều trong hiệp ước đã đề ra, nước nào sẽ đóng góp để giúp các nước khác có điều kiện giúp hạn chế chất thải? Theo trong Paris Agreement thì các nước phải đóng góp đầu tiên là 7 nước phát triển (Developed Coutries) là các nước: Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nhật và Canada. Trong khi Nga và China (Tàu cộng, People's Republic of China) là hai nước có kho vũ khí nguyên tử lớn thứ hai và thứ ba (sau Mỹ), so với toàn cầu, thì được tính là các nước “đang phát triển” (developing countries), nên chẳng những không có trách nhiệm đóng góp tiền bạc mà phần nào đó còn được nhận tiền giúp đỡ, theo hiệp ước nói trên. Đặc biệt Tàu cộng là nước không hề chấp hành đúng nguyên tắc của Paris Agreement: Tàu không cho phép bất cứ nước nào điều tra về mức độ ô nhiễm do họ thải ra.

Theo nghiên cứu của Mỹ và của các nước khác, thì Tàu công tham gia hiệp ước này vào năm 2015, khi đó mức độ khí thải của họ là 33% so với thế giới, nhưng năm 2017 thì mức độ khí thải tăng tới 130% so với toàn cầu; tức là dù đã ký vào hiệp ước, nhưng không những không thi hành giảm mức khí thải từ từ theo hiệp ước ấn định mà còn tăng tối đa chất thải ra. Họ đã đánh lừa cả thế giới để tăng khí thải mà không cho phép ai được quan sát họ làm gì để hạn chế khí thải. Hàng chục quốc gia trong đó có Mỹ đã cam kết theo đuổi mức phát thải thấp nhất trong vòng vài thập kỷ tới, và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, trong khi China chỉ cam kết đạt được mục tiêu đó vào năm 2060. Mỹ đã đóng góp hơn 600 triệu USD vào chương trình này vào năm 2016 để Tàu cộng, nước không đóng góp đồng nào vào Hiệp ước này, nhận viện trợ, hầu tăng thêm khí thải, thải ra toàn cầu.
 
Chỉ chừng đó lý do, đủ để nước Mỹ không nên tham gia vào hiệp ước này. Việc xãy ra có lợi cho Tàu công này, là do những nước “phát triển” quá tự hào và mù quáng tin vào những lời cam kết lếu láo (nhưng rất khéo léo) của đảng cộng sản Tàu. Có thế nói, Tàu công là nước không thích hợp nhất để ký vào bất cứ hiệp ước Quốc tế nào vì trừ điều 2 nên trên, Tàu cộng không hề tuân thủ bất cứ yêu câu nào của bất cứ hiệp ước nào. Tàu cộng tham gia rất nhiều Hiệp Ước Quốc tế chi nhằm tìm cách lợi dụng hay tìm cách không chế những Quốc gia cùng tham gia theo ý đồ xấu xa của họ. Trước nay những nước bị bọn công sản cai trị, không hề có thành ý hợp tác với các nước khác. Nhất là nước Tàu cộng, chỉ tìm cách áp đạt chế độ cộng sản trên khắp thế giới. Và chính Tàu cộng là nước tìm cách pbá hoại nước Mỹ tinh vi nhất.

Nước Mỹ tham gia vào một cái hiệp ước bất bình đẳng, vì nếu Mỹ hoàn toàn tuân theo những điều khoản của Hiệp ước là tức khắc nuớc Mỹ tự trói tay trong sự khai thác nguồn năng lượng, là thứ quan trọng nhất để đất nước vững mạnh, trong khi cái anh chàng Tàu Cộng khổng lồ ngang tàng kia và nhiều nước khác lại nhận tiền của Mỹ để khuếch trương trong việc khai thác dầu khí, khoáng sản nhiều hơn, bất chấp họ đã long trọng ký vào Hiệp Ước. Vậy thử hỏi: Chính quyền nưóc Mỹ không đủ sức để buộc nhiều nước khác phải phải tuân thủ nhũng điều khoản trong Hiệp Ước như nước Mỹ đang tuân hành, thì nước Mỹ tham gia để làm gì?
 
Đã đến lúc nước Mỹ nên tỉnh ngộ!
 
Nước Mỹ thực ra đã tỉnh ngộ chốc lát, đã rút khỏi cái hiệp ước không thể vận hành này, nhưng giờ thì do sự kiêu ngạo quá đáng, quá hoang tưởng của nước Mỹ mà thành hồ đồ, đem tiền đổ cống (đã tái tham gia, đóng thêm tiền và hứa đóng thêm nhiều tiền) để đưa nước Mỹ tiến lên cái gọi là “xã hội chủ nghĩa” (XHCN) có nghĩa là cùng nhau Xuống Hố Cả Nước.
 
Chỉ cần quan sát sau khi Mỹ rút ra khỏi hiệp ước này, để có cơ hội khai thác dầu khí từ mỏ hay từ khoáng sản thì chỉ một năm sau nước Mỹ hoàn toàn làm chủ nguồn năng lượng nước Mỹ cần và giá xăng trong nước Mỹ trở thành rẻ nhất thế giới với chưa tới 2.50 dollars một galon. Nhưng sau khi Mỹ tái gia nhập, lập tức tuân thủ hiệp ước, hủy bỏ hoàn toàn các địa điểm khai thái dầu, thì cũng chỉ trong vòng một năm, giá xăng tăng lên hơn gấp đôi, (hiện nay đã là hơn 5 dollars một galon) trong khi các nước khác lại càng tăng mạnh việc khai thác dầu khí từ mỏ hay từ bất cứ nguồn gốc nào, đồng nghĩa với sự tăng mạnh khí thải, bất chấp Paris Agreement.
Xin được trích dẫn theo bên dưới
 
Các quốc gia như các nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu khẳng định rằng họ sẽ vẫn tiếp tục xuất khẩu, cùng lúc hướng đến mục tiêu zero khí thải, và các doanh nghiệp khí đốt, dầu mỏ nói rằng họ sẽ hướng đến mục tiêu trung hòa khí thải, trong lúc tiếp tục khai thác dầu mỏ và khí đốt, như vậy điều này chắng có ý nghĩa gì.
 
Và xin viết thêm
 
Tàu công là nước đẩy mạnh nhất về khai thác và khuyến khích các nước khác khai thác dầu mỏ và khí đốt, bằng cách tự chúng đến nhiếu nơi trên thế giới để khai thác và lập hàng ngàn ống dẫn dầu từ các nơi về Tàu. Và cũng chính Tàu lớn tiếng đòi hỏi các nước khác đóng tiền cho việc bảo vệ môi trường.Trong khi nước Mỹ thì dẹp bỏ hết...các nơi khai thác dầu và khí đốt, rối cũng khuyến khích các nước khác tăng mạnh khai thác dầu khí...
 
Vậy nước Mỹ tham gia Paris Agreement để làm gì? Có ý nghĩa gì?
Tôi viết bài này mà không đưa các nguồn gốc tài liệu tôi nêu ra, là do tôi cầu xin các nhà nghiên cứu… chịu khó nghiên cứu thêm để viết rõ hơn, hay hơn tôi, viết bằng Anh Ngữ thì càng tốt, hòng giúp những người hồ đồ tỉnh ngộ.
 
Kính cảm ơn Quý Vị.
 

Bảo Trâm
 



_________________

 

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 09 tháng 11 năm 2021
 

COP26: Các nước nghèo lên án các nước giàu nói không đi đôi với làm

Các nhà hoạt động vì khí hậu biểu tình phản đối tại hội nghị COP26, Glasgow, Scotland, ngày 08/11/2021. AP - Alastair Grant 

Các nước đang phát triển đồng loạt lên án nhiều nước giàu nói không đi đối với làm, đó là thông điệp nổi bật trong đầu tuần lễ thứ hai của Hội nghị về Khí hậu Liên Hiệp Quốc (COP26) ở Glasgow, Scotland, ngày 08/11/2021. 

Chủ tịch của nhóm hơn 40 quốc gia nghèo nhất hành tinh (LDC), chính trị gia Sonam Phuntsho Wangdi, người Butan, tuyên bố : « Nhóm các nước kém phát triển nhất lo ngại về việc hành động của một số quốc gia không ăn khớp với các tuyên bố. Có một sự tách rời giữa các tuyên bố trước công chúng và những gì diễn ra trong các cuộc đàm phán ».

Chủ tịch của nhóm hơn 40 quốc gia nghèo nhất hành tinh đặc biệt lo ngại về các biện pháp để thực thi mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ Trái đất không quá 1,5°C (so với thời kỳ tiền công nghiệp), sẽ được xác định trong bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị COP26. Chính trị gia người Butan nhấn mạnh mọi « thỏa hiệp » về mục tiêu 1,5°C này đồng nghĩa với việc coi thường « sinh mạng của hàng tỉ người sống tại các quốc gia dễ bị tổn thương nhất như các nước chúng tôi ». 

Trả lời phỏng vấn AFP, ông Ahmadou Sebory Touré, chủ tịch Nhóm 77 và Trung Quốc (bao gồm 134 quốc gia đang phát triển và mới nổi lên) lên án các nước phát triển « luôn luôn đòi hỏi các nước dễ bị tổn thương làm nhiều hơn nữa », trong lúc lại không thực hiện lời hứa đóng góp đủ 100 tỉ đô la/năm cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực khí hậu kể từ năm 2021 (đưa ra từ năm 2009). Bà Lia Nicholson, chủ tịch Liên minh các đảo quốc nhỏ (Aosis), kêu gọi « hãy chấm dứt những tuyên bố suông về tài chính ». 

Kinh tế gia Pháp Laurence Taubina, chủ tịch Quỹ châu Âu vì Khí hậu, đặc biệt tố cáo các hành động của nhiều quốc gia và doanh nghiệp giả danh vì mục tiêu chống Biến đổi khí hậu, nhưng trên thực tế đang tiếp tục các hoạt động khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch (« greenwashing »). Người được coi là một trong các kiến trúc sư của Hiệp định Khí hậu Paris 2015 giải thích : 

« Chúng ta đang ở giai đoạn triển khai việc thực thi Hiệp định Khí hậu Paris. Rõ ràng là áp lực đã có tác dụng. Các quốc gia tới hội nghị bắt buộc phải đưa ra thêm những đóng góp mới. Nhìn chung, cơ chế này đã có tác dụng. Tuy nhiên, nếu các cam kết mới không đi liền với các kế hoạch cụ thể đủ mạnh, thì điều này cũng không có ý nghĩa gì cả. Các quốc gia như các nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu khẳng định rằng họ sẽ vẫn tiếp tục xuất khẩu, cùng lúc hướng đến mục tiêu zero khí thải, và các doanh nghiệp khí đốt, dầu mỏ nói rằng họ sẽ hướng đến mục tiêu trung hòa khí thải, trong lúc tiếp tục khai thác dầu mỏ và khí đốt, như vậy điều này chắng có ý nghĩa gì. Đến một lúc nào đó, người ta sẽ không còn hiểu được mục tiêu mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế nói, giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5°C hay 2°C, có nghĩa là gì ». 

Theo AFP, trong tuần lễ thứ hai của Hội nghị, giới chức cấp bộ của các nước tham gia hội nghị sẽ phải tìm được các thỏa hiệp về các định hướng chính trị lớn trong lĩnh vực khí hậu, và đặc biệt là về nhiều điều khoản vẫn còn đang treo lại từ ba năm nay, liên quan đến các quy định thực thi Hiệp định Khí hậu Paris, nhất là về cơ chế vận hành của « các thị trường cacbon ». Còn rất nhiều việc cần làm, các đàm phán dự kiến sẽ kéo dài thâu đêm.



Võ Thái Hà tổng hợp


_______________


usaelection gởi