Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Hoàng Phủ Ngọc Tường (đao phủ ở Huế Mậu Thân 1968) sắp chết vẫn còn nói dối




BS Trân Vân Tích
 
Hai anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan vốn bà con gần với tôi vì chúng tôi cùng có chung một ông cố, đó là Tuần vũ Hoàng Hữu Xứng. Năm 1882, khi Henri Rivière đánh thành Hà nội thì Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết còn Tuần vũ Hoàng Hữu Xứng thì tuyệt thực. Tuần vũ Hoàng Hữu Xứng là cố nội của Hoàng Phủ Ngọc Tường-Hoàng Phủ Ngọc Phan còn tôi thì gọi Ông là cố ngoại. Thân phụ cặp bài trùng Việt cộng ác ôn vì là con quan lớn nên được tập ấm, tôi gọi là cậu Ấm Hoàng Hữu Dực. Thời Pháp thuộc, cậu Ấm Dực làm xếp ga An cựu, Huế.

Bài viết hôm nay tập trung vào một chi tiết duy nhất gạn lọc ra từ đoạn văn sau đây, mới được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới vào ngày đầu tháng hai này.

Trích : “Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68. Đó là những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến. Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu ...Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi rút ra ..”. Chi tiết đó không sai, sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với tôi.“ Hết trích. (Tôi tôn trọng cách trình bày về hình thức của tài liệu, nhất là những dòng chữ tô đậm trong nguyên văn.)

Theo các chi tiết phổ biến trên internet thì Hoàng Phủ Ngọc Tường, 81 tuổi, hiện lâm bệnh nặng, đã đọc cho con gái chép lại lời y thành bài viết xuất hiện dưới đầu đề “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn“. Như đã báo trước, cá nhân tôi không đếm xỉa đến những lời thanh minh trần tình của tên Việt cộng sắp chết mà chỉ chú trọng vào lời kể của y, theo đó ở Đông Ba có một bệnh viện nhỏ bị máy bay Mỹ thả bom giết chết hai trăm người. Người viết đặt tiền đề như vậy làm giả thuyết - nghĩa là nêu vấn đề ra theo tinh thần khoa học để giải thích một hiện tượng ngoài đời hay trong tự nhiên nào đó (trong trường hợp này là vụ gọi là Mỹ thả bom giết hai trăm người ở một bệnh viện toạ lạc tại Đông Ba, Huế) - và tạm chấp nhận sự kiện liên hệ tuy chưa thể kiểm nghiệm, chứng minh hầu căn cứ vào đó mà phân tích, suy luận.
*
Những ai ở Huế lâu ngày đều biết đến các cơ sở điều trị quân dân y : Bệnh viện Trung ương Huế trên đường Lê Lợi cạnh dòng Hương giang, Quân y viện Nguyễn Tri Phương trong Mang Cá, nhà Hộ sinh ở Tây Lộc. Các khu vực Đông Ba, Gia Hội là những vùng buôn bán sầm uất, có nhiều phố xá nhộn nhịp, có nhiều nhà cửa dân chúng đông đúc. Không có khoảnh đất trống nào đủ rộng lớn để xây một bệnh xá hay bệnh viện nhỏ.

Nếu Mỹ thả bom trúng bệnh viện mà chết ngay một lúc đến hai trăm người thì cơ sở khám bệnh và nhận người ốm đau nằm điều trị phải được trang bị ít nhất cũng năm mươi giường bệnh. Thế nhưng không người dân Huế nào biết đến hay nhận được công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định về y khoa phòng ngừa, y khoa chẩn đoán, y khoa điều trị dành cho số đông, có tổ chức thành nề nếp và có tiếng vang trong vùng; chỉ có bọn Vẹm từ trên rừng về là sưng sưng bảo rằng có một cơ sở y khoa như vậy! Vạn nhất nếu bom “đế quốc“ vô tình đánh sập bệnh viện, giết một loạt hai trăm người thì đám truyền thông cộng sản hay thân cộng tại sao đều câm như hến và mù tịt cả lũ?

Chúng luôn luôn theo dõi rất kỹ các tội ác do “đế quốc Mỹ, kẻ thù của nhân dân ta và nhân dân thế giới“ gây ra cơ mà, đời nào chúng chịu ngậm câm nhắm mắt trước một vụ thảm sát lớn lao như vậy? Chúng chả rêu rao ầm ỹ vụ được chúng tuyên truyền là “giặc lái Mỹ“ ném bom xuống khu Khâm Thiên, Hà Nội gây tổn hại cho bệnh viện cận kề là gì? Chúng thổi phồng vụ chuồng cọp ở các trại giam Việt cộng tại Côn Đảo, Phú Quốc một cách vô liêm sỉ.

Chúng láo khoét bảo phe quốc gia đã đầu độc hàng loạt tù hàng binh; sau ngày 30.04, lại cũng chính chúng trơ tráo sượng sùng công nhận là không hề có chuyện đó. Cái lối mô tả Mỹ ném bom giết hai trăm người ở Bệnh viện Đông Ba cũng cùng bài bản với lời tố cáo của nhà sư Thích Nhất Hạnh theo đó Mỹ thả bom giết ba trăm ngàn dân Bến Tre trong khi thực ra dân số toàn tỉnh Bến Tre chỉ có chưa đến một trăm ngàn người. Vả lại miệng lưỡi điêu ngoa của Việt cộng chuyên môn đưa ra những con số nạn nhân phóng đại một cách nham hiểm và tròn trịa một cách ngu ngốc. Lê Duẩn đã từng tuyên bố là “Mỹ Diệm“ lê máy chém đi khắp nơi chặt đầu năm trăm đảng viên cộng sản. Toàn là những con số tròn trặn tròn vo. Năm trăm của Lê Duẩn, hai trăm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ba trăm ngàn của Thích Nhất Hạnh!

Tuy nhiên Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ biết ăn gian nói dối mà ăn gian nói dối một cách ngu xuẩn, u mê. Thoạt tiên cặp bài trùng đội lốt quỷ sứ họ Hoàng Phủ trút tội lên đầu Mỹ, chúng bù lu bù loa bảo pháo và bom của Mỹ giết đồng bào Huế nhưng đến khi đồng bào Huế và chứng nhân nước ngoài quan sát thấy các thi hài khai quật từ những hố chôn tập thể chỉ mang những vết thương bằng vũ khí đạn dược của bộ binh, thậm chí bị đánh vỡ sọ gãy tay, bị trói cánh khủy nằm chồng lên nhau, chứ không hề có mảnh bom hay viên đạn nào của Mỹ trong thi thể thì chúng thấy mình bị hố nặng. Thế nhưng biết bị hố thì trễ quá rồi, mặt nạ Satan Mephisto đã hiện guyên hình quá rõ. Ăn gian mà ngu, nói dối mà đần, phải chăng vì vậy mà cả Hoàng Phủ Ngọc Tường lẫn Hoàng Phủ Ngọc Phan đều coi như hoàn toàn thất sủng sau ngày 30.04 mặc dầu cả hai tên đều đã mang trên hình hài một thành án, một thiết án muôn đời không cởi bỏ được.
*
Mỗi con người đều là một thành viên của lịch sử. Quyết đoán về một nhân vật lịch sử là việc không phải dễ và càng lên tiếng mạnh mẽ càng hay rơi vào sai lầm. Mục đích nên nhằm khi nhìn lại quá khứ lịch sử là tìm hiểu một cách tương đối vô tư để nhận định cho chính xác, may ra sẽ rút được phần nào kinh nghiệm cho cuộc sống vốn rất dễ bị xáo trộn khuấy động do những sự bồng bột nhất thời có thể che khuất lương tri. Dẫu sao đi nữa thì với kẻ thành tâm tìm hiểu việc nước, thái độ bình tĩnh nhận xét, tinh thần phân tích khoa học là những điều kiện thuận lợi để tới gần sự thật.

Trước khi chết, Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gột rửa phần nào tội ác tày trời đối với đồng bào nhất là đồng bào Huế. Huế là nơi y chào đời, lớn lên, ăn học và giảng dạy. Cộng sản mà đứng trước ngưỡng cửa tử sinh thì cũng phải thấy là việc trọng đại. Biện pháp duy nhất để chạy tội chỉ có thể là đổ tội cho tha nhân, và dễ dàng hơn nữa, cho ngoại nhân. Bom Mỹ đã giết hai trăm đồng bào vô tội ở Đông Ba, Hoàng Phủ Ngọc Tường quả quyết một cách rất đần độn như vậy. Nhưng dữ kiện này, vẫn theo chính mồm miệng điêu ngoa của y, vốn xuất phát từ một tên Việt cộng khác; y chỉ nhập nhằng, lưu manh quơ vào cho mình. Làm sao y dám nhận xằng như vậy một khi chẳng có bằng chứng cụ thể, khách quan nào hết cả?

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gian mà lại ngu. Sống thì gian và ngu, gần chết lại càng gian và ngu hơn.
11.02.2018
  
 
Đông Ba và Gia Hội là hai địa phương quan trọng và quen thuộc của cố đô Huế. Trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 tên họ Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn liền với hai địa danh này. Đối với vùng Đông Ba, Hoàng Phủ Ngọc Tường dính líu vì khẳng định rằng máy bay Mỹ đả bỏ bom tiêu hủy một bệnh viện nhỏ ở đây gây tử vong cho hai trăm người. Đối với vùng Gia Hội, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị công luận tuyên án vì bị buộc tội ngồi ghế chánh án hạ lệnh xử tử hằng trăm đồng bào.

Hoàng Phủ Ngọc Tường và bệnh viện Đông Ba

Trong bài Hoàng Phủ Ngọc Tường sắp chết vẫn nói dối tôi viết nguyên văn “Người viết bài đặt tiền đề như vậy làm giả thuyết - nghĩa là nêu vấn đề ra theo tinh thần khoa học để giải thích một hiện tượng ngoài đời hay trong tự nhiên nào đó (trong trường hợp này là vụ gọi là Mỹ thả bom giết hai trăm người ở một bệnh viện toạ lạc tại Đông Ba, Huế) - và tạm chấp nhận sự kiện liên hệ tuy chưa thể kiểm nghiệm, chứng minh hầu căn cứ vào đó mà phân tích, suy luận.“ Hành động thận trọng đi đôi với lối viết lương thiện là nguyên nhân khiến tôi phải nhấn mạnh cung cách làm việc của bản thân.

Tôi không có phương tiện hầu xác nhận chắc chắn rằng tại Đông Ba có hay không có một bệnh viện nhỏ bị máy bay Mỹ “thảm sát“ (sic) (1). Nhằm giúp tôi làm sáng tỏ nghi vấn này, nhiều bằng hữu và đồng hương sinh trưởng ở Huế, có người hiện diện tại Huế vào đúng Tết Mậu Thân 1968, đã cung cấp cho tôi một số dữ kiện, càng ngày càng nhiều và càng ngày càng rõ, qua mạng internet. Bài viết này tổng kết những dữ kiện liên quan đến cơ sở y tế mà Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi là “bệnh viện nhỏ ở Đông Ba“, căn cứ vào các tin tức tôi thu thập được. Để thêm tính xác tín, tôi nêu rõ danh tính chứng nhân khi người lên tiếng dùng phương tiện phổ biến rộng rãi là internet; trong rất nhiều trường hợp tôi không thể nêu tên họ nguồn tin bởi vì tôi nhận được tin tức qua hình thức điện thư gởi riêng cho tôi. Trong mọi trường hợp, luận cứ của tôi dựa vào sự kiện khách quan; tôi triệt để gạt bỏ lối lập luận hồ đồ dựa vào suy đoán chủ quan.

Trước hết xin nói rõ địa phương được Hoàng Phủ Ngọc Tường đan cử là Đông Ba chứ không phải Gia Hội, như tác giả JB Trường Sơn đã lầm lẫn đưa lên diễn đàn “ba cây trúc“ kèm theo hình ảnh, như sau đây :

Trích. “Cái bệnh viện nhỏ mà Hoàng Phủ Ngọc Tường nói đến chỉ là một bệnh xá nhỏ ở khu Gia Hội chứ không phải là bệnh viện lớn với những 200 bệnh nhân trong đó, bệnh xá này chỉ có một bác sĩ và hai cô y tá khám bệnh và phát thuốc cho dân trong vùng. Bên cầu Gia Hội về phía sông Hương là bệnh xá này. Hết trích.

Bây giờ tôi xin trình bày những chi tiết do bạn bè và người quen cung cấp. Tôi đặc biệt trân trọng các chi tiết do một cựu nhân viên của chính cơ sở chẩn đoán điều trị liên hệ trực tiếp gởi đến cho tôi qua e.mail, nhờ sự giới thiệu của một người bạn và một người quen ở Canada và ở Hoa Kỳ. Vị cựu nhân viên này là một y tá, từng phục vụ lâu năm tại cơ sở khám bệnh và chăm sóc người ốm đau mà chúng ta đang đề cập. Hi hữu và quí hoá hơn nữa, sau tội ác Tết Mậu Thân, đích thân Ông đã trở lại thăm viếng cơ quan y tế nơi Ông từng phụng sự.

Vượt qua cửa Đông Ba, quẹo trái, đi dọc theo bờ thành có con đường nhỏ trước kia gọi là Đường Nhà Thương. Cách cửa Đông Ba trên dưới một cây số có một cơ sở điều trị y tế. Tên chính thức của nó là Bệnh xá Thành Nội. Đó là một căn nhà trệt - nghĩa là không có lầu - diện tích lối 25m x 30m. Phía bên trái có nhà hộ sinh diện tích chừng 5m x 8m, nằm tách rời khỏi bệnh xá bằng một lối đi. Đây là loại trạm xá y tế, có thể xem như trạm xá cứu thương, do Bộ Y tế Việt Nam Cộng Hoà thiết lập ở xã hoặc ngay trong lòng một cơ quan. Đồng dạng và ngang cấp với nó có thể kể các trạm biến thế điện hay các trạm khí tượng. Trạm có thể cung cấp những dịch vụ y khoa sơ cứu, cấp cứu hay thường nhật, phổ thông như chích ngừa dịch bệnh, săn sóc vết thương nhẹ, phát thuốc; ngoài ra còn nhận hộ sản những trường hợp sinh nở thuận lợi dễ dàng.

Trang thiết bị rất thô sơ, chỉ gồm các phương tiện tối cần thiết. Không có xe cứu thương di tản bệnh nhân, không có phòng tiểu phẫu, không có máy quang tuyến; không có giường bệnh nhân nằm. Trạm chỉ khám ngoại chẩn nghĩa là người ốm chỉ đến khám rồi về nhà, không nằm lại nhà thương. Phụ trách trạm xá là một y sĩ (2), khám bệnh mỗi tuần ba lần. Quản lý tổng quát nặng phần hành chánh tiếp liệu là một y tá trưởng. Tập thể nhân viên chuyên môn gồm bốn y tá, một nữ hộ sinh, hai y công và sáu nam nữ thực tập học nghề.

Như đã trình bày, sau thảm hoạ Tết Mậu Thân 1968, người chứng liên quan đã chính mình trở lại thăm viếng trạm xá này; trạm xá vẫn tồn tại hầu như nguyên vẹn, chỉ có mảnh đạn, mảnh pháo ghim trên các bức tường. Trạm xá không hề bị máy bay Mỹ ném bom; điều này một nhân chứng khác gởi e.mail dưới tên họ David Hoang cũng quả quyết như vậy. Tác giả David Hoang là một cư dân lưu cữu nơi vùng trạm xá được xây cất, Ông mô tả hầu như từng căn nhà một ở xung quanh trạm xá.

Tóm lại ở Huế không có bệnh viện Đông Ba - dầu nhỏ, theo cung cách trần thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ chợ Đông Ba đi qua cầu Gia Hội quẹo xuống dốc bên phải là Bệnh xá Gia Hội.


Hoàng Phủ Ngọc Tường và Toà án Gia Hội

Nhiều người tố cáo đích danh Hoàng Phủ Ngọc Tuờng ngồi ghế chánh án toà án nhân dân thiết lập tại trường tiểu học (hay trung học?) Gia Hội nhằm xử án và sau đó tuyên án tử hình trên hai trăm đồng hương Huế.

Người thứ nhất là Ông Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà, nhiệm kỳ 1967-1971. Cựu Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng hiện ở Westminster, California, Hoa Kỳ.

Người thứ hai là Linh mục Phan Văn Lợi, thuộc giáo xứ Phú Cam, Huế, Việt Nam. Linh mục cho biết không trực tiếp tận mắt nhìn thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường trong vai trò quan toà ma quỉ nhưng nhiều chức sắc Thiên chúa giáo kể lại cho Cha nghe như vậy. Linh mục Phan Văn Lợi hiện ở Huế. Ngày 13.02.2018, Linh mục đã trực tiếp gởi cho tôi ba bài viết do Linh mục chấp bút và liên quan đến Mậu Thân Huế 1968.

Ngày 14.02.2018 đài RFA tường thuật lời Linh mục trả lời phỏng vấn như sau : Trích. “Điểm thứ 2 là ngay năm 1968, sau biến cố đó tôi có nghe nhiều linh mục giáo sư của tôi trong chủng viện nói với tôi ông Hoàng Phủ Ngọc Tường từng ngồi ghế Chánh án Toà án nhân dân. và sau đó tôi cũng đọc được nhiều tài liệu là ông Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế Toà án nhân dân tại thành phố Huế trong biến cố tết Mậu Thân..”Hết trích.

Người thứ ba là cựu Thiếu tá Liên Thành, nguyên Trưởng ty Cảnh sát Huế. Trong cuốn sách Huế Thảm sát Mậu thân, Tội ác Đảng Cộng sản Việt Nam, từ trang 197 đến trang 203, viên sĩ quan phụ trách ngành cảnh sát ở Huế vào lúc thảm sát Mậu Thân 1968 xảy ra cho biết Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế chánh án phiên toà xử tử hình hơn hai trăm đồng bào Huế. Theo Thiếu tá Liên Thành, thái độ khẳng định này dựa vào thẩm vấn cả trăm nhân chứng sau vụ Mậu Thân. Cựu Thiếu tá Liên Thành hiện cư ngụ tại Chino, California, Hoa Kỳ.

Tác giả thứ tư là nữ ký giả người Hoà Lan Elje Vannema trong chương sách The Vietcong massacre at Hue, Nhà Xuất bản Vintage Press, New York, 1976. Cơ quan thông tin Saigon Times ở Úc đã dịch một phần sách của Elje Vannema sang tiếng Việt như sau :

Trích“Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành.
 Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Tên này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Đắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Đọc và Nguyễn Thị Đoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc.“ Hết trích.

Về phần mình tất nhiên Hoàng Phủ Ngọc Tường chối bay chối biến là mình không hề chủ trì một phiên toà ác ôn như bị gán ghép. Tai vạ thảm khốc này đổ lên đầu y một cách hết sức oan ức bởi vì y không hề có mặt tại Huế khi xảy ra tội ác chiến tranh Mậu Thân 1968.


Khẳng định và nghi vấn

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói láo, đã dối trá, đã lừa lọc, đã gian giảo và thâm hiểm trong vấn đề bệnh viện Đông Ba.

Y tuyên bố ở Đông Ba có một bệnh viện nhỏ và bệnh viện này bị máy bay Mỹ “thảm sát“. Y cố tình quan trọng hoá cơ quan y tế và y hoàn toàn bịa ra tội ác của không quân Hoa Kỳ. Chỉ có Gia Hội mới có bệnh xá, còn trạm xá y tế Đông Ba thì không hề bị bom Mỹ tàn phá mà vẫn nguyên vẹn sau biến cố Mậu Thân. Y khơi khơi đưa ra con số hai trăm nạn nhân của vụ phi cơ Hoa Kỳ ném bom xuống bệnh viện. Là người ra đời, lớn lên, ăn học rồi dạy học ở Huế lại có nhà ở ngay trong Thành nội, y không thể đui mù đến độ lầm lẫn một trạm cấp cứu với một nhà thương. Và con số hai trăm nạn nhân chết một lúc và chết một loạt vì các phi vụ Hoa Kỳ thì chỉ có bọn Việt cộng Nguyễn Đắc Xuân + Hoàng Phủ Ngọc Tường mới dám đưa ra. Đó là những điều tôi quả quyết được qua tìm hiểu cẩn thận trong khả năng của mình.

Nhưng qua vấn đề Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế chánh án toà án nhân dân thì bản thân tôi gặp nhiều nghi vấn.

Trước hết, chỉ có một toà án nhân dân duy nhất hay có nhiều toà án nhân dân. Thiếu tá Liên Thành nhất định bảo chỉ có một toà án nhân dân ở tại Gia Hội trong khi nữ tác giả Elje Vannema cho biết có đến ba toà án ở ba địa phương khác nhau và với ba thành phần quan toà khác nhau!

Địa điểm thiết lập phiên toà xử tử hàng loạt đồng bào nằm tại đâu? Thiếu tá Liên Thành cho biết toà án được triệu tập tại trường trung học Gia Hội. Cựu Dân biểu Thừa Thiên Nguyễn Lý Tưởng cho biết toà thực thi tố quyền sát nhân tại trường tiểu học Gia Hội. Linh mục Phan Văn Lợi chỉ nói tổng quát là Hoàng Phủ Ngọc Tường xét xử và xử tử đồng bào tại Huế trong vụ Mậu Thân. Bà Elje Vannema cho rằng toà án do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì nằm ở Tiểu chủng viện còn toà án bên Gia Hội thì do Nguyễn Đắc Xuân phụ trách(3).


Kết luận

Bản thiết án treo trên đầu Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể nào phá án được, dầu nói thế nào đi nữa và dẫu chối cách gì đi nữa. Nhưng nền công lý nhân loại - trong đó có nền công lý Việt Nam Cộng Hoà - là một nền công lý công minh, nhân bản và hợp luật. Nền công lý đó thượng tôn pháp quyền. Trong một vụ án mà có nghi vấn thì nghi vấn phải được nêu ra. Nêu ra khi có thể nêu ra, nhất là khi Mậu Thân lại trở về sau năm mươi năm trong niềm đau của Huế.

Nhưng đã nói thì phải nói cho trót. Hoàng Phủ Ngọc Tường nhất định có tội. Nhưng con cái y thì không. Y kết hôn với Lâm thị Mỹ Dạ sau Mậu Thân Huế 1968. Con cái y ra đời sau Mậu Thân. Chúng không thừa kế tội ác của cha chúng. Cho nên chúng ở Việt Nam hay sang Hoa Kỳ là việc của những người cho phép chúng ở Việt Nam hay chấp nhận cho chúng sang sinh sống ở Mỹ quốc. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân có thể tuyên án tử hàng loạt cho hằng trăm người nhưng chính nghĩa quốc gia Việt Nam Cộng Hoà thì tôn trọng và bảo vệ quyền lợi pháp lý của từng cá nhân một.

Chỉ có cộng sản mới có chủ trương tàn ác vô nhân xét lý lịch ba bốn đời.

18.02.2018


Chú thích:

(1) Thảm sát là giết chóc hàng loạt người một cách tàn ác không nương tay. Người ta không thể thảm sát một bệnh viện, tức là một ngôi nhà!

(2) Vị ân nhân giúp đỡ cung cấp tiểu tiết cho tôi dùng chữ “y sĩ“, tôi xin tôn trọng cách sử dụng từ vựng của Ông. Tuy nhiên chỉ có chế độ Việt cộng mới hay dùng tên gọi y sĩ. Trong văn cảnh trình bày kiến trúc, bố trí, chức năng, trang bị, nhân sự v.v..của trạm xá, tôi nghĩ có lẽ giới chức chuyên môn y tế trung cấp đứng đầu trạm xá là một nam hay nữ cán sự y tế hoặc một nam hay nữ cán sự điều dưỡng. Ở Sàigòn và Huế đều có Trường Cán sự Y tế, về sau cải danh thành Trường Cán sự Điều dưỡng. Ứng viên tham gia thi tuyển vào Trường phải có bằng Trung học Đệ nhất cấp hay bằng Tú Tài Một. Nam Cán sự Y tế/Cán sự Điều dưỡng nhập ngũ mang cấp bậc chuẩn uý trừ bị và được gọi là Sĩ quan Trợ y. Ở Sàigòn Trường Cán sự Y Tế/Cán sự Điều dưỡng toạ lạc tại đường Đại tá Trần Hoàng Quân, sau 75 Việt cộng đổi tên thành đường Nguyễn Chí Thanh. Cơ sở nhà trường nằm sát cạnh bệnh viện Chợ Rẫy.

(3) Hoàng Phủ Ngọc Tường từng theo học Trường Đại học Văn khoa Sàigòn. Cả hai vợ chồng tôi đều đã gặp mặt y và nói chuyện với y tại đây.
  


usaelection gởi