HỌC CỔ NHÂN CÁCH ĐỐI NHÂN XỬ THẾ
1. Người tổn thương ta, ta vẫn cứ mỉm cười bởi vì ta không thích so đo cùng người.
2. Người lừa gạt ta, khi ta biết rõ, nếu nhẹ nhàng thì hãy mỉm cười mà bỏ qua, nếu nặng thì ta tự giác rời xa.
3. Người bán đứng ta, hãy bảo trì quy tắc “một lần bất trung, trăm lần bất dụng”.
4. Người yêu thích ta, trong lòng ta luôn ghi nhớ và biết ơn người đã cho ta động lực.
5. Người trách mắng ta, ta cũng nên nhìn lại, nếu không đúng ta cũng đừng vì thế mà phá bỏ hình tượng của mình.
6. Người quan tâm đến ta, ta ghi nhớ hết thảy sự quan tâm này vào tận đáy lòng, có thể cái gì ta cũng không có nhưng tuyệt đối phải có lương tâm.
7. Người từng yêu ta, có đôi khi yêu lại là một loại tổn thương, nhớ kỹ tổn thương không phải là một phương thuốc hay.
8. Người bỏ rơi ta, ta sẽ không vì vậy mà hận họ bởi vì sẽ có ngày họ phát hiện ra người mà họ bỏ rơi là người mà yêu quý họ nhất!
9. Những người coi thường ta, ta không cần lưu tâm cũng không cần giữ lại trong lòng. Đôi khi giả vờ ngốc một chút cũng tốt, tự mình hiểu là được rồi.
10. Dùng tâm thái bình thản, ta sẽ nhìn thấy con người và mọi vật đều bình thản.
11. Người đối với ta luôn tính toán, khôn ngoan xảo trá, không có lương tâm, ta chỉ cần tránh xa là được.
12. Ta có thể bao dung hết thảy sai lầm của bạn bè, đừng nghĩ rằng tội lỗi kia là ta không chấp nhận được, hãy mở lòng ra, kỳ thực lòng bao dung là rất rộng lớn đấy!
13. Bất luận là lời thành tâm nào, ta cũng đều sẵn lòng nghe. Vậy ta cũng sẽ nói lời thành tâm với người để người sẵn lòng nghe ta!
14. Lúc ta buồn, bạn đến bên ta. Lúc ta vui ta muốn chia sẻ cùng bạn. Cho nên khi bạn buồn ta hãy đến bên bạn, khi bạn vui ta chia sẻ cùng bạn.
15. Phụ nữ đừng ỷ lại vào sắc đẹp, phụ nữ có tâm đẹp mới là đẹp nhất!
16. Đừng làm một người “tùy tiện” bởi vì “tùy tiện” là điều kiện tiên quyết để trở thành “thấp hèn”.
17. Đừng thành lập hạnh phúc của mình trên nỗi thống khổ của người khác, bởi vì “hạnh phúc” đó suy cho cùng cũng là một loại “thống khổ” mà bạn chưa nhận ra mà thôi!
Nghệ thuật ứng xử của người xưa.
________________
Hoang Nguyen gởi