Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


Hồi hướng Công đức  Phước đức  

***   


1. Hồi hướng công đức – Hồi hướng phước đức.

Dướiđây là ngữ nghĩa của hồi hướng, công đức và phước đức.

1. Hồi hướng  (回向;  P;S: pariṇāmana;  E: divert (turn) to somebody's use).
          - Hồi  回:  Là về, trở lại.
- Hướng向:  Là nhằm vào.
          Theo đó, hồi hướng là định hướng, nhắm sự việc gì cho ai đó.

2. Công đức功德, trong đó:
- Công 功:  Là việc làm // việc đã làm được.
- Đức 德:  Là tốt, lành,thiện.
Theo đó, công đức là việc làm thiện lành, lợi ích bao gồm đời sống vật chất hay tinh thần cho con người, chochúng sinh, còn gọi là thiện sự 善事.

3. Phước đức = Phúc đức 福徳, trong đó:
- Phước = Phúc 福:  Là những sự tốt lành do ta làm (làm phúc) hay thụ hưởng (hưởng phúc).
- Đức 德:  Là tốt, lành, thiện.
Theo đó, phúc đức là sự làm nhiều điều tốt lànhhay hưởngnhiều điều tốt lành.

Như thế, công đức và phúc đức là cận nghĩa với 2 cách nói khác nhau. Vấn đề quan trọng chính yếu là việc làm thiện lành xuất phát từ một nội tâm Hữu ngã  hay nội tâm Vô ngã, theo đó mà có kết quả tốt lành là hữu lậu 有漏hay vô lậu 無漏tương thích.
          Tacó:
          Công đức 功德# Phúc đức (福徳;  P: Puñña;  S: Puṇya;  E: Merit).
          Như vậy, hồi hướng công đức hay hồi hướng phước đức là tâm nguyện tng[= bốthí(布施;  P;S,: dāna;  E: generosity//alms//alms-giving)cho một ai đóvật chất (tài thí) hay tinh thần (pháp thí). Ởcuối các bài kinh nhật tụng thường cóphần hồi hướng, nhằm nhắc nhởhành giảhạnh bốthí, màquan trọng nhất làpháp thí; vìthếhành giảcần phải hiểu rõkinh thìmới cóthểthực hiện tốt được việc pháp thínày.
- Tài thí(財施;  P;S: Āmisadāna;  S: Āmiṣadāna;  E: Gift of material things).
- Pháp thí(法施;  P: Dhammadāna;  S: Dharmadāna;  E: Offering the knowledge of the Dhamma).

2.Quan niệm công đức và phúc đức trong Phật giáo Nam truyền.    

Hồi hướng công đức(P: patti-dāna;  E: transference of merit, dedication of merit) trong Phật giáo Nam truyền hàm ý là bố thí, cúng dường, hiến tặng tài thí hay pháp thí.

Trong kinh Tăng Chi 4, tr. 264-:-265 khi nói về công đức, có ghi như sau:
“Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói :  “Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ tam quy Phật, Pháp, Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ tam quy là giữ năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm Từ Bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc đạo lý Duyên khởi – Vô thường, Vô ngã  của mọi sự vật ””.

3.Quan niệm công đức và phúc đức trong Phật giáo Bắc truyền.

Bodhidharma- Wikipedia
 Bồ-đề-đạt-ma– Wikipedia tiếng Việt

Cuộc gặp gỡ giữa Bồ-đề-đạt-ma và vua Lương Vũ Đế được các ngữ lục ghi lại như sau:
Là một người phụng sự đạo Phật, vua Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp.
Lương Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?"
Đạt Ma đáp: "Không có công đức."
- "Tại sao không công đức?"
- "Bởi vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật."
- "Vậy công đức chân thật là gì?"
Sư đáp: "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được."
Vua lại hỏi: "Nghĩa tối cao của Thánh đế là gì?"
- "Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là Thánh."
- "Ai đang đối diện với trẫm đây?"
- "Tôi không biết."

Qua câu chuyện trên đây, nhiều kiến giải cho rằng công đức là việc làm thiện lành phát xuất từ một nội tâm Vô ngã, tức phúcvô lậu, và công đức là cách nói khác của hạnh bốthí vô tướng(= bố thí ba-la-mật-đa)nơi Bậc giác ngộ chân lý; còn phúc đức là việc làm thiện lành phát xuất từ một nội tâm Hữu ngã, tức phúchữu lậu, và phúc đức là cách nói khác của hạnh bố thí chấp tướng.

Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy về công đức như sau:
Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức* 內勤劾念之功,外弘不争之德* Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức”.  Nghĩa là: “bên trong”  chuyên cần loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người…, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, nhún nhường, tùy hỷ công đức; còn “bên ngoài” phải thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng… Như vậy chúng ta có được trọn vẹn “công đức”.

Mộttrongnhiều bài kệhồi hướng phát nguyện do các tổ trước tác, nhằm khuyến tấn hành giả,có viết: 

                              Nguyện đem công đức này
                              Hướng về khắp tất cả
                              Cho mọi loài chúng sinh
                              Đều trọn thành Phật đạo.

Đây là ước nguyện thiện lành, khuyến tấn Từ Bi, thực hành hạnh bố thí, đặc biệt là Pháp thí. Trong bối cảnh xướng tụng bài kệ, cho thấy chữ “công đức” nơi đây hàm ý Văn tuệ + Tư tuệ + Tu tuệ , tức tuệ giác Duyên khởi mà hành giả đã thu hoạch được trong quá trinh tiếp cận với sự tu học.

HT
 
 
____________


Huy Thai gởi