Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 

HT Tịnh Không Khai Thị và Vấn Đáp



TÔI HỌC PHẬT SÁU THÁNG, BUỔI CƠM TỐI CŨNG ĐOẠN TRỪ. TÔI NÓI VỚI MỌI NGƯỜI, KHÔNG PHẢI TÔI TRÌ GIỚI, KHÔNG PHẢI TRÌ GIỚI NGỌ GÌ, ĂN ÍT MỘT BỮA ĐỂ LẤY TIỀN ĐÓ IN KINH.

Phật dạy chúng ta phát tài như thế nào? Bố thí chính là phát tài. Trong mệnh có tài, từ đâu đến? Trong kiếp quá khứ bố thí nhiều, đó là lý do này. Trong mệnh của bạn, trong mệnh có tài khố, tài khố của bạn trống rỗng, đời này bạn nghèo cùng, khổ cả đời, bạn làm gì cũng không thể phát tài, trong mệnh không có tài! Lại không hiểu được cách để phát tài (phát tài chi đạo), thì bạn há chẳng phải khổ một đời! Tôi thường nói với các bạn học của tôi, trong mệnh tôi không có tiền tài, tài khố là trống rỗng, không có gì cả, trú định là khổ cả đời. Sau khi học Phật, thực hành rồi, chuyển hết tất cả, là nguyên nhân gì? Đại sư Chương Gia dạy tôi, dạy tôi tu bố thí. Ngài nói với tôi, hoằng pháp lợi sanh không thể không có phước báo, không có phước báo không thể làm công tác hoằng pháp. Trong mệnh không có phước báo phải làm sao đây? Tu. Tu thế nào? Tu tài bố thí. Tôi nói với thầy, con mỗi tháng lương rất ít ỏi, không đến 5 usd, con làm sao sinh sống, con làm gì có tiền bố thí? Thầy nói với tôi, một hào con có không? Tôi nói được, một hào thì được.

Một đồng thì sao? Một đồng thì cũng được. Con cứ bố thí từ một hào, một đồng trước, thường có tâm bố thí, tận tâm tận lực mà làm. May thay tôi nghe lời thầy, tôi thật sự làm. Một đồng, một hào làm sao bố thí? Trong chùa in sách, phóng sanh, có làm một số việc tốt như vậy, lấy một trang giấy viết tên người quyên góp, ít nhiều không câu nệ, chúng tôi viết một đồng, viết năm xu. Khi ấy viết một đồng, năm xu cũng có, không phải chỉ có một mình tôi, chúng tôi năng lực tương đối kém nhưng tận tâm mà làm. Sau sáu tháng đầu năm quả nhiên có hiệu nghiệm, thu nhập dần nhiều lên. Sau này học Phật, học Phật cũng rất nghèo khổ, không ai cúng dường. Chúng tôi liền tu pháp cúng dường, tiết kiệm hết mức trong cuộc sống. Cho nên tôi học Phật sáu tháng, buổi cơm tối cũng đoạn trừ. Tôi nói với mọi người, không phải tôi trì giới, không phải trì giới ngọ gì, ăn ít một bữa để lấy tiền đó in kinh. Khi ấy tôi in Kinh Hoa Nghiêm, một quyển hai đồng tiền Đài Loan, tôi tiết kiệm hai đồng thì có thể in được thêm một quyển kinh.

Tôi tiết kiệm mọi thứ nếu có thể, không tiêu tiền lấy tiền đó in kinh. Đời này tôi in kinh sách bao nhiêu tôi không thống kê, không biết bao nhiêu cả, mấy trăm vạn quyển, hàng ngạn vạn quyển có lẽ vậy. Thật sự sau bảy mươi tuổi thì tâm tưởng sự thành, tiền tài dùng không thiếu, muốn bao nhiêu liền có bấy nhiêu, tôi cũng không biết từ đâu đến. Mỗi năm chỗ tôi cần chi dùng đều vượt quá một ngàn vạn usd, thật sự trước đây nằm mơ cũng không nghĩ đến. Chứng minh trong kinh Phật nói càng bố thí càng được nhiều, bạn đừng sợ. Có càng nhiều thì càng nên bố thí, không nên tích tài, tích tài tang đạo, tại sao? Sẽ làm tăng trưởng lòng tham nơi bạn, đó là sai rồi. Cần đoạn tham sân si, tu giới định tuệ. Có thì thí xả, càng bố thí càng được nhiều, bố thí tài được tài phú, bố thí pháp được trí tuệ, bố thí vô úy được khỏe mạnh trường thọ. Ba loại bố thí này đều cần làm, ba loại phước báo này bạn đều có được, tiền tài không thiếu, trí tuệ mỗi năm đều tăng trưởng, sức khỏe trường thọ đều có được. Ví dụ thực tế bày ra đấy, tại sao lại không làm? Người tham tài không chịu bố thí, loại người đó thật đáng thương. Trong kiếp quá khứ tu đại bố thí, đời này có ức vạn tài phú, lại không nỡ làm việc tốt, sau khi chết một xu cũng không mang theo được. Có oan ức không? Những tài sản này chẳng phải để bạn ngắm nhìn thôi sao, bạn không thể hưởng thụ được. Thông minh, thông minh tuyệt đỉnh, Phật Thích-ca-mâu-ni, thật sự không thể không bội phục Ngài. Cho nên tôi học tập ở Ngài, không có chút sai lầm.

(dẫn từ tuyên giảng “Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú”)
- Ngọc Bảo Thế Gian, Nhận Thức Lão Pháp Sư Tịnh Không.


 
___________________________________________



 
MT SNGƯỜI TU HÀNH KHÔNG THÀNH TU. CÁI RC RI LN NHT LÀ GÌ ? LÀ ĐEM LI LM CA KKHÁC ĐỂVÀO TRONG LÒNG CA MÌNH, KHÔNG CHU BUÔNG XUNG THÌ RC RI LN ĐẤY.

 Câu Hỏi : Kính bạch Hòa thượng, con cảm thấy câu nói "Tín, Hành, Giải" thực hành rất khó! Nếu nhưkhông thểchứng đắc thì vềTịnh độphải chăng chẳng phải chuyện dễdàng? Kính xin Hòa thượng chỉdạy cho đệtửrõ!

 Đáp: Vãng sinh Tịnh độquyết chẳng đòi hỏi chúng ta phải chứng quả. Đây là chỗthù thắng của pháp môn Tịnh độ. Ngoài Tịnh độTông ra, các pháp môn khác đều phải chứng quả. Theo Đại thừa, BồTát từsơtín tâm dần dần tu tập và trải qua nhiều quảvịmới chứng quảvịrốt ráo. Còn Tiểu thừa, từquảTu Đà Hoàn cũng phải trải qua các quảvịđểdần dần tiến lên quảvịgiác ngộ. Việc này thật khó! Còn pháp môn Tịnh tông, đềxướng "Đới nghiệp vãng sinh", tức là mang theo nghiệp cũmà vãng sinh, vềcõi Phật. Tuy chẳng cầu chứng quả, nhưng hằng ngày Phật tửcũng phải cốgắng tu tập đểchuyển hóa tập khí phiền não của mình.

Tại sao mình chuyển hóa không nổi? Là trong cuộc sống thường ngày có những lỗi nhỏmà mình thường hay vi phạm, dần dần thành thói quen, do đó không thểchuyển nổi. Chỉcần Phật tửtỉnh thức quyết tâm sám hối, gặp các cảnh duyên thuận hay nghịch, tựmình có bản lãnh nhẫn nhục, nhẫn nại, không phát ra sựnóng giận, rèn luyện được công phu nhưvậy thì vãng sinh Tây Phương Cực Lạc thếgiới chẳng có trởngại nữa.

Công phu này rèn luyện bằng cách nào đây? Nhất định phải nhìn thấu, buông xuống, thường thường nghĩđến Phật. Kinh Kim Cang dạy chúng ta: "Phàm sởhữu tướng giai thịhưvọng. Nhất thiết hữu vi pháp nhưmộng huyễn, bào ảnh". Đừng quá đểý, so đo người này, người kia bằng tâm đốkỵ, ganh tỵthì tựnhiên tâm chúng ta sẽbình lặng. Nhìn người khác có liên quan gì, chỉcần chính ta không động tâm thì ta có thểvãng sinh. Một sốngười tu hành không thành tựu. Cái rắc rối lớn nhất là gì? Là đem lỗi lầm của kẻkhác đểvào trong lòng của mình, không chịu buông xuống thì rắc rối lớn đấy. Nhìn thấy người này lỗi, kẻkia sai, cứmãi ghim chặt vào lòng thì chính mình làm khổmình trước và mất đi cơduyên vãng sinh. Người thông minh nhìn thấy tất cảchúng sinh tạo tội nghiệp cực trọng chỉkhởi lòng thương xót, cầu nguyện họtránh những nghiệp ác. Khi đó, họcàng tinh tấn niệm Phật mong ngày thành tựu đểcứu vớt tất cảchúng sinh. Nếu bạn đồng tu có sai phạm thì bằng lòng thành, chúng ta góp ý, khuyên nhủhọ. Tuy nhiên, người xưa nói với chúng ta: "Khuyên người nhiều nhất là ba lần, không thểbốn lần". Bốn lần thì biến thành oan gia đối đầu. Ba lần khuyên họchẳng chịu sửa lỗi thì nên nhớ: "Vĩnh viễn chớnên khuyên họnữa". Khi gặp mặt nhau vẫn cung kính hoan hỷlàm bằng hữu, chớlàm oan gia, làm oan gia là không tốt rồi! Đây là cổThánh tiên hiền dạy chúng ta nguyên tắc xửthếđối với người tại thếgian này là vậy.
[Tịnh Độ Vấn Đáp - Hoà Thượng Tịnh Không]
Hoan nghênh copy đăng tải rộng rãi kết thiện duyên. 
 
_________________


Alice Dupond gởi