Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
HƯ CẤU và THỰC CẤU
 
(Năm khĩ nói chuyện Tây Du)
 
 
   Ông Ngô Thừa Ân la tác giả cuốn truyện Tay Du Ký  có thấy cây naree ỏ bên Thái Lan chưa ma sao đã mô tả hình dáng cây nhân  sâm ở Quán Ngũ Trang của Trấn Nguyên Đại Tiên hay là Dữ Thế Đồng Quân  giống hao hao về hính dạng trái cây nhưng  hình thù giống người,mọc trên cây,về danh xưng thì khác cây trồng bên Thái Lan gọi naree còn cây ở truyện Tây Du thì gọi Cây nhân sâm.Riêng cây nhân sâm của Đai Hàn hay của Trung Quốc lại là cũ nhân sâm mọc ở dưới đất.Để tìm hiểu sâu rộng hơn chúng tôi lần lượt liệt kê từng giống đê cống hiến Quý ACE một tiểu luận có phần hư cấu nhưng đem so với thực tế áp dụng cho đời thì là một thực cấu rõ rẽt.    

1.Cây lạ tên Naree ở Thái Lan.
             
2.Cây Nhân Sâm trong cuốn Tây Du Ký.

                        
3.Củ nhân sâm của Đại Hàn hay Trung Quốc.
  
_____

Giống Cây Kỳ Lạ Ở Thái Lan
http://www.nhimlongxanh.com:80/?p=1249

  Với những quả hình người phụ nữ tự nhiên mà giống đến kinh ngạc đã thu hút rất nhiều khách đến thăm viếng. Người dân vùng này còn gọi là cây Naree (~woman), chỉ có tại một vùng quê xa xôi cách Bangkok hơn 500 km, có tên Petchaboon

 

1.Cây có quả giống người phụ nữ Naree ( Thái Lan)

 
Dưới đây là hình ảnh của loại cây rất kì lạ ở một vùng quê Thái Lan. Quả của cây này giống hình người phụ nữ đến kinh ngạc. Loại cây này có tên Petchaboon, được người dân trong vùng gọi là cây Naree(phụ nữ). Hiện tại nơi đây có rất nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu và rất nhiều du khách khắp mọi miền đến tham quan.
 

 

 
2. Quả lê giống hình đứa bé
 
Một nông dân Trung Quốc đã trở nên giàu có nhờ trồng được cây lê ra quả có hình em bé đang chắp tay và khoanh chân ngồi. Ông Gao Xianzhang, ở làng Hexia, tỉnh Hồ Bắc, đã mất 6 năm thử nghiệm để tạo ra những quả lê có hình thù đẹp mắt. Ông đặt quả vào khuôn khi chúng còn đang lớn trên cành. Giờ đây ông đã có được những trái lê hoàn hảo theo ý muốn.
 

 
Ông Gao thu hoạch được hơn 10.000 quả lê hình em bé và bán mỗi quả với giá 5 bảng (tương đương 150.000 VNĐ). Ông chia sẻ: "Tôi thấy mọi người bán dưa hấu hình thù khác lạ với giá cao. Bởi vậy, tôi nghĩ mình phải áp dụng với những quả lê trong vườn nhà. Có nhiều khó khăn hơn tôi tưởng. Bạn phải kiểm tra thời điểm tốt nhất để đặt khuôn. Nếu để khuôn quá lâu, bên trong quả lê sẽ thối rữa. Tôi đã học được cách tốt nhất để tránh mọi sai sót."
 
 
http://www.india-server.com/news/nareepol-tree-540.html
 
 
2.Cây nhân sâm trong cuốn Tây Du Ký.
 
(ghi chú thêm Chùa la nơi thường trú của Tăng Ni,còn Quán là nơi ẩn náo của Đạo Sĩ)*
Hồi thứ 24,trang 227 trong cuốn Tây Du Ký ,Ông Ngô Thừa Ân đã mô tả hỉnh dạng cây nhân sâm ở Quán Ngũ Trang như sau"Trong vườn có một vật báu.Nguyên trước kia mới có trời đất thì sanh ra cây nầy,gọi rằng thảo hoàn đơn,còn có tên khác nữa la nhân sâm quả, Giống cây nầy 3 ngàn năm mới nở bông,3 ngàn năm mới có trái,3 nghìn năm nữa trái ấy mới chín cây.Và gần cả muôn năm mới có 30 trái .Hình dạng quả nầy tựa như trẻ mới sinh chưa đầy 3 ngày,có đủ tay chân,ngủ quan không thiếu.Khi Tôn Hành Giả nghe lời xúi của Trư Bát Giái đi hái trộm trái nhân sâm ăn thử cho biết muì thì vừa bước vào vườn thấy trước mặt một cây đại thu,tỏa ra muì hương thơm ngát,lá xanh rậm ,coi cho kỹ giống như lá chuối;cây cao ngàn thước,đo gíap vòng có hơn 70 thước .Tôn Hành Giả đứng dưới gốc ngó lên thấy nhánh bên nam có một trái coi như đứa con nít,sau đuôi có cuống dính trên nhánh cây,chân tay đều cử động, lắc đầu nhăn mặt,nghe xa xa như tiếng khóc la. Nếu ai có phước,ngửi một cái sống đặng ba trăm sáu mươi năm,còn ăn đặng một trái thì sống bốn muôn bảy ngàn tuổi?.Cho nên người ta gọi trái nhân sâm hay nhân sâm quả .Khi Đường Tăng đến núi Vạn Thọ và tạm trú trong Ngũ Trang Quán ,đúng lúc Trấn Nguơn Tử đi dự buổi thuyết pháp quan trọng tại cung Di Lạc do Nguyên Thuỷ Thiên Tôn triệu tập,đã tiên đoán sẽ có đoàn thỉnh kinh của Đường tăng đi ngang qua đây cho nên trước khi ra đi dự hội có dặn 2 học trò nhỏ hơn hết la Thanh Phong (đã đặng 1320 tuổi) ,Minh Nguyệt (đặng 1200 tuổi) :"ta đi vắng ít ngày,có người quen của ta là Đường Tam Tạng từ Tràng An vâng lệnh đi thỉnh kinh Tây Độ,đừng thấy thầy sải mà đem dạ dễ ngươi.Phài hái trái nhân sâm mà đải thầy.Đạo Tiên nói thêm  rằng Tam Tạng khi còn ở bên Tây Phương tên lằ Kim Thiền Tử,là đệ tử thứ nhì của Phật Tổ, 500 năm trước,ta đi xem hội Vu Lan,có quen biết với nhau như tình bằng hữu,lẽ nào đi ngang qua đây ta làm ngơ hay sao?vì vậy hai con hảy tiếp đải cho chu đáo,đem hai trái nhân sâm ra mời ngai ăn,đừng cho lủ đồ đệ biết vì chúng là học trò ăn cướp.Và khi Đường Tăng được mời thưởng thức hai trái nhân sâm ,trông hao hao dạng người .Vốn tu hành trường trai giới không sát sinh ,khi nhìn thấy trái sâm như vậy ,Đường tăng hoảng hồt run lập cập ngồi ra xa 3 bước nói :"Bạc ác thì thôi!năm nay  mùa màng đặng lắm,làm sao đền nổi phải ăn thịt người,"đó là hai đứa con nít mới sanh chưa đặng 3 ngày mà mang cho tôi giải khát ư?"Minh Nguyệt thưa rằng:"Trái nầy gọi là nhân sâm quả,ở trên cây sanh ra."Tam Tạng rằng :"Đừng có nói xàm,lẻ nào cây sanh ra người đặng?đừng ép ta ăn mất công" Nói xong Đường tăng không ăn,nài cách mấy ,giải thích cách chi củng không mời được .Thế rồi hai đệ tử của Trấn Nguyên Dại Tiên đem về phòng riêng "đại diện"Đường tăng chia đôi mỗi người một quả xơi hết.Rùi thay Bát Giới ở khít vách nghe hết câu chuyện biết được của quý ,lập tức xúi Tề Thiên lén ăn trộm nhân sâm chia nhau ăn cho biết mùi Nhưng không dè Tề Thiên không biết cách thức hái trái cho nên bị mất quá nhiều, chỉ cỏn vài trái,giận quá Tề Thiên phá nát cây nhân sâm ,đánh cho bật gốc chết khô .Sau phài cầu viện Quan Âm đến cứu cây Nhân sâm mới sống lại.Hảy nghe Ngô Thừa Ân tả cach thức hái quả như sau:"quả nhân sâm mọc từ cây báu núi Vạn Thọ vốn từ khi còn hổn độn mới chia,trời đất còn mờ mịt chưa phân (đoạn này Quý ACE nào biết chút kinh dịch thì nhớ rằng trời đất lúc nguyên thủy còn  hổn độn mịt mù sau đó chia phân thành lưỡng nghi, từ lưỡng nghi sanh ra tứ tượng, và từ tứ tượng sinh ra bát quái.Từ đây môi vật đều yên vị).Tác gỉa viết tiếp :"thứ quả này "kỵ " ngũ hành,nghĩa là phải chịu cảnh ngũ hành tương khắc.Tây Du Ký nói rõ chỗ ngũ hành tương khắc như sau :"quả này gặp kim (sắt thép) thì rụng,gặp mộc (cây) thì khô,gặp thủy (nước) thì hóa,gặp hỏa (lửa) thì héo,gập thổ (đất) thì nhập (biến mất).Hái quả phải dùng đồ kim khí quả mới rụng ,rụng rồi phải đựng trong một cái khây lót vải,chạm vào đồ gỗ thì khô ngay,ăn vào vô ích không thể kéo dài tuổi thọ được.Muốn ăn phải đựng vào đồ gốm ,chiêu với nước trong.Quả này gặp hỏa là héo,vô dụng,gặp thổ là chui vào đất .Ngô Thừa Ân lại mô tả dược tính của quả nhân sâm trong Quán Ngũ Trang như sau  rằng:ai có duyên được ngửi quả này một lần thì sống lâu ba trăm sáu mươi tuổi ,còn ăn một quả thì sống mãi bốn vạn bảy nghìn năm (47.000 năm)!!Thật kinh khủng,sống nnư vậy là sống trường sinh bất tử,nhưng danh từ này chỉ nghe chứ chưa thấy ai có tuổi thọ trên 500 năm ,chỉ thấy Họ Hồng Bàng Tổ Tiên của ta sách ghi làm vua Nước Văn Lang cả thả gồm 18 đời vua từ nhâm tuất 2879 đến quí mão 258 trước tây lịch thì vừa được 2622 năm,nều tính bù qua sớt lại thì mỗi Ông Vua trị vì non 150 năm va Chính Ông Trần Trọng Kim phê bình rằng :"dẫu là người đời thượng cổ nữa thì khó lòng có nhiều người sống lâu như vậy? "Qua câu chuyện giữa Trường Xuân Chân Nhân thuộc Phái Toàn Chân thuộc Đạo Lão(Trong tiểu thuyết của Kim Dung cũng có nhắc tới Toàn Chân phái) được Nguyên Thái Tổ tức là Thành Cát Tư Hản (1162 ? -1227) mời đến Triều đình Mông Cổ cách Trung Quốc Vạn dặm về phía tây,hỏi:"từ phương xa đến đây,khanh có đem thuốc trường sinh gì cho trẩm không?Khưu đạo Tiên đáp;"Thần có thuật trường sinh chớ không có thuốc trường sinh.Đó la hảy giử lòng trong sạch ít ham muốn lấy "thanh tâm quả dục làm căn bản".
 Đại Hản rất hài lòng vì sự thành thật của người đạo sĩ này..Nhung muốn hành xữ theo phép thanh tâm quả dục không phải là dễ,Theo Phật giáo con người vốn do 5 yếu tố tạo thành gọi là ngũ đại gồm dất,nước,lửa gió và hư không.Va trong mỗi con người đều có ngũ căn :tai,mắt,mũi,lưỡi,thân.Trong mỗi căn Con đường tu luyện để đắc đạo đương nhiên rất khó ,nhứt là phải tận diệt thất tình lục dục (hỷ,nộ,ái ,cụ,ái,ố,dục-mừng,giận,buồn,sợ,yêu, ghét,muốn) tức 13 con ma xui giục  chúng ta mãi,chúng phá họai tâm thanh tịnh,gây phiền não can tro thất tình ,đôi khi chi chút xíu là hỷ nộ ưu tư phien nao noi len dung dung. 
3-TRUYỀN THUYẾT VỀ CÂY NHÂN SÂM NGÀN NĂM
A-CUA DAI HAN
Truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm đã được thêu dệt từ đời này qua đời khác, từ nước này qua nước khác khiến loại cây " hình người" này ngày càng trở nên bí hiểm và li kỳ trong kho tàng y học cổ truyền.

Mỗi nơi lại có một truyền thuyết khác nhau về cây nhân sâm ngàn năm, trong bài viết này, trungthaosamnhung.com lượm lặt những truyền thuyết tại các xứ sở của nhân sâm như Hàn Quốc, Trung Quốc mà thôi.

Truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm tại Hàn Quốc

Khoảng 1500 năm trước, tại một vùng quê nghèo của Hàn Quốc, có cậu bé tên là Kang, mồ côi cha từ nhỏ. Vài năm sau, bất hạnh lại ập đến khi mà mẹ cậu cũng bị ốm nặng. 

Cậu bé Kang tuy nhỏ tuổi nhưng rất hiếu thảo và thương mẹ. Thấy mẹ ốm, cậu vô cùng lo lắng nhưng cũng chỉ biết lên hang núi có tên là Quan Âm ( tiếng Triều Tiên gọi là Kwan - Eum) Kang là một cậu bé rất hiếu thảo. Thấy mẹ bị ốm, cậu bé cảm thấy rất lo lắng và thương mẹ nhưng không biết làm sao cho mẹ khỏi bệnh ngoài việc đến núi quan âm để cầu nguyện . Thế là cậu bé đi đến hang núi có tên là Kwan-Eum (Quan Âm) .thuộc núi Jin-Ak để cầu nguyện.

Thấy cậu bé ít tuổi ngồi cầu nguyện ngày này qua ngày khác, vị thần núi cảm động và đã xuất hiện trong giấc mơ của cậu và thần phán rằng:" Con hãy đến đỉnh núi Kwan - Eum và nhổ lấy rễ một loại cây thân cỏ có 3 quả, mọc ở vách đá, sắc rễ cây lên rồi mang nước cho mẹ con uống, mẹ con sẽ mau chóng lành bệnh". Dặn dò Kang xong, vị thần biến mất.


Vườn nhân sâm ngàn năm

Cậu bé đã làm theo đúng giấc mơ lạ lùng mà vị thần mách bảo, và quả thực cậu đã tìm thấy cây thân cỏ mà vị thần nói, lấy rễ củ của nó sắc lên cho mẹ uống. Sau khi uống loại nước của rễ cây đó, mẹ của cậu bé Kang tự nhiên khỏe hơn trước rất nhiều, mỗi ngày bà một khỏe hơn lên rồi chẳng bao lâu sau bà khỏi bệnh.

Để nhân giống loại cây này lên và muốn cứu thật nhiều người bị bệnh giống mẹ mình, cậu bé đã lấy hạt của loại cây đó đem trồng và trở thành người đầu tiên trồng cây nhân sâm ở Hàn Quốc. Người ta gọi loài cây đó là cây Nhân sâm, vì hình dạng của rễ củ của cây gợi nhớ đến hình ảnh của con người (Insam - người con hiếu thảo).

Nếu đến Hàn Quốc, bạn sẽ được người dân Hàn kể một cách chân thực về truyền thuyết ngàn năm của cây 
nhân sâm Hàn Quốc của họ một cách rất tự hào và thích thú.

B-cây nhân sâm ngàn năm tại Trung Quốc

Truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm của Trung Quốc mang đầy tính huyền thoại bắt nguồn từ những vùng rừng núi Mãn Châu ( người dân nơi đây gọi là vùng đất của Tàu). 

Truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm Trung Quốc bắt nguồn như sau: xưa kia có hai cha con vị tiều phu nghèo sống ven vùng núi.

Người cha ngày ngày phải vào rừng vất vả để kiếm tiền mua cơm cho đứa nhỏ ăn. Ngày nào cậu bé này cũng chỉ được ăn một nắm cơm nhưng cậu bé vẫn hồng hào khỏe mạnh. 

Thấy con mình ăn uống đạm bạc mà vẫn khỏe mạnh, người cha nghi ngờ và hỏi cậu bé thì đứa trẻ nói bảo nó không được ăn cơm mà cơm của nó bị lũ khí trong rừng cướp mất. Nghĩ rằng đó là do con mình tưởng tượng nhưng người tiêu phu vẫn nghi ngờ. 


Nhân sâm ngàn năm

Hôm đó, người cha không đi vào rừng đốn củi mà đứng ở nhà rình đứa trẻ, thì thấy quả nhiên cơm của đứa nhỏ bị khỉ lấy đi thật. Thế nhưng, điều kì lạ là ngay sau đó lại có một đứa trẻ da hồng hào, mặt mày thanh tú, trắng trẻo đến chơi với nó. Thấy vậy, hôm sau người cha dặn đứa trẻ hãy buộc sợi chỉ đỏ này bào tay đứa bé kia khi nó ra về. Đứa bé làm theo những căn dặn của người cha và lập tức sau đó, người cha đi lần theo sợi dây thì gặp một loại cây có là hình năm cánh, có quả màu đỏ. 

Điều ngạc nhiên là ông ta không thấy đứa trẻ đâu mà chỉ đào lên được một cái củ trông giống như người, chính cái củ này mỗi ngày hiện ra đến chơi với thằng bé và truyền cái sinh lực của nó cho đứa trẻ. 

Đây là những truyền thuyết về cây nhân sâm ngàn năm đã được thêu dệt như truyện cổ tích của người dân tại các nước châu Á. Nhưng dù tin theo truyền thuyết nào thì đến ngày nay cây nhân sâm ngàn năm vẫn là một huyền thoại để con người khám phá và bảo vệ sức khỏe cho chính họ.  

Muà Xuân 2016,

DANG HƯU PHAT