Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Joe Biden đã ngăn cản Obama tuần tra hải quân ở Biển Đông ?




 

Ông Joe Biden, cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ dưới thời ông Obama. (ảnh: The Review Univ. of Delaware/Flickr).
 
See the source image
 
 
Michael Pillsbury, một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Trung Quốc nói rằng, chính cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ dưới thời ông Obama, ông Joe Biden đã ngăn chặn Hải quân Hoa Kỳ tuần tra thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Cộng ở Biển Đông.
 
“Ông ta đặc biệt không nhận thức được gì về các mối đe dọa quân sự. Một trong những điều tồi tệ nhất mà tôi đã thấy ông ta làm…..là khi ông ta còn là Phó Tổng thống, khi ông Obama muốn tuần tra Hải quân ở Biển Đông thì Biden đã ngăn chặn họ trong suốt bốn năm – Ông ta không muốn thách thức các yêu sách của Trung Cộng ở Biển Đông”, ông Pillsbury nói trong một sự kiện trực tiếp về chiến dịch tranh cử của ông Trump.
 
“Vì vậy, bạn có thể nghĩ Obama khá tệ khi đối phó vấn đề Trung Cộng, nhưng không hoàn toàn như vậy – Obama muốn chống lại Trung Cộng vì lý do môi trường, ô nhiễm toàn cầu, v.v…  Biden khác với Obama, ông ta mềm yếu và thậm chí còn nhu nhược trước những câu chuyện và lời dối trá của Trung Quốc. Tôi thực sự lo cho ông ta”, Michael Pillsbury nói.
 
Dưới chính quyền Obama, Hải quân Hoa Kỳ đã ngừng tuần tra những vùng biển chiến lược quan trọng từ năm 2012 đến 2015 vì lo ngại làm phiền lụy Trung Cộng. Lợi dụng thời gian đó, Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông và trang bị các hệ thống vũ khí ở đó, mặc dù hứa hẹn với chính quyền Obama rằng sẽ không làm vậy.
 
Pillsbury đã phục vụ trong vai trò tình báo và quốc phòng trong mọi chính quyền kể từ thời Nixon và là tác giả của cuốn sách xuất bản năm 2015 Cuộc đua trăm năm: Chiến lược bí mật của Trung Quốc thay thế nước Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu.
 
Pillsbury cho biết, Biden là một phần của “giới tinh hoa toàn cầu hóa”, với quan điểm cố chấp rằng Trung Cộng không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ, được minh họa khi ông ta bác bỏ mối đe dọa này tại một sự kiện tranh cử.
 
“Trung Cộng sẽ ăn bữa trưa của chúng ta ư? Thôi đi, mọi người”, Biden nói tại một sự kiện tranh cử ở thành phố Iowa, bang Iowa, vào tháng 5/2019, một tuần sau khi tuyên bố tranh cử Tổng thống.
 
Pillsbury cho biết bình luận của Biden đã cho thấy ông ta tin rằng Trung Cộng yếu thế.
 
“Người Trung Cộng thực sự ngây ngất. Giống như ‘Bây giờ anh chàng của chúng ta đang tranh cử tổng thống Mỹ’”, ông Pillsbury nói.
 
Bà K. T. McFarland, cựu Phó cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Michael Flynn trong bốn tháng đầu tiên của chính quyền Trump cũng phát biểu tại buổi vận động tranh cử này, đã lặp lại ý kiến ​​của Pillsbury. Bà nói rằng bà đã ở Bắc Kinh vào tháng 11/2019, gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của chính phủ Trung Cộng, trong mỗi cuộc họp mà bà có mặt “thì giả định đều là Joe Biden sẽ giành chiến thắng”.
 
Bà nói khi các quan chức Trung Cộng được thông báo rằng Trump rất có thể tái đắc cử, “họ đã rất kinh hoàng, vì họ nghĩ rằng anh chàng của họ là Joe Biden, họ đang trên đà tấn tới, tất cả những gì cần là thêm 5 năm nữa và họ sẽ thay thế Hoa Kỳ, và Joe Biden sẽ giúp họ làm điều đó”.
 
“Người Trung Cộng nghĩ rằng họ đã mua Joe Biden, và họ nghĩ rằng họ sở hữu Joe Biden”, bà nói.“Ông ta là người họ yêu thích”, Pillsbury nói thêm.
 
Pillsbury cho biết ngay cả một số cố vấn trong chiến dịch tranh cử của chính Biden – những người tin vào đường lối cứng rắn chống lại Trung Cộng – nói rằng họ không thể khiến Biden thay đổi quan điểm của ông ta về Trung Cộng.
 
“Tôi biết rất nhiều cố vấn của Joe Biden đã xuất bản các bài báo. Có ít nhất bốn người trong số họ có tư tưởng chống Trung Quốc mạnh mẽ. Họ có quan điểm ‘diều hâu’ về Trung Cộng. Họ ngầm nói cho tôi và những người khác rằng họ không thể thuyết phục được Joe Biden. Quan điểm cá nhân của ông ta về Trung Cộng mạnh mẽ đến mức họ không thể giúp ông ta làm những điều đúng đắn”, ông Pillsbury nói.
 
“Chúng tôi bị mắc kẹt với quan điểm cá nhân của Biden về Trung Cộng, thậm chí cả với gia đình ông ta…, một hiện tượng kỳ lạ mà dường như cá nhân Biden đã cam kết giúp đỡ Trung Cộng và Liên Hợp Quốc”, ông nói.
 
Pillsbury và McFarland cũng đã đề cập đến việc con trai của Biden, Hunter Biden đã bay trên chiếc Không Lực 2 cùng với Phó Tổng thống trong chuyến đi tới Bắc Kinh vào tháng 12/2013 và mười ngày sau đạt được thỏa thuận với các nhà đầu tư Trung Quốc trong một quỹ mà ông ta tham gia.
 
“Tổng thống Trump đã chỉ ra và tôi nghĩ là nó chính xác, rằng hầu như không ai có thể – trong môi trường công ty phương Tây – có thể vào Trung Cộng và gây quỹ được một triệu đô la. Nó đã là điều không thể. Các vị thậm chí không thể hồi hương lợi nhuận của các công ty Mỹ ở Trung Cộng”, theo ông Pillsbury.
 
“Tất cả những điều này là một phần của các cuộc đàm phán thương mại và tại sao vấn đề thuế quan lại được đưa vào. Trong trường hợp của con trai Joe Biden, lần đầu tiên vào Trung Cộng trên chiếc Không Lực 2 với cha, ở lại khoảng mười ngày và thật kỳ diệu khi bước ra với một cam kết một tỷ đô la quỹ tương hỗ mà anh ta lập ra”, ông nói.
 
“Điều đó trông thật tệ. Và như Tổng thống Trump nói, chỉ có ‘phép màu’ để vào Trung Cộng và kiếm được một tỷ đô la. Không ai có thể làm điều đó thậm chí ngay cả ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs”, ông bổ sung.
 
Pillsbury cho biết một vấn đề khác với Biden là “Ông ta có cam kết sâu sắc với Liên Hợp Quốc và toàn bộ hệ thống của Liên Hợp Quốc”, điều đó sẽ ngăn cản ông ta thực hiện một hành động cương quyết như Trump đã làm, khi ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì đã chậm cảnh báo thế giới về mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
 
Pillsbury nói rằng khi Biden “nghe thấy điều gì đó như Tổ chức Y tế Thế giới nói điều này, ông ta sẽ phục tùng mù quáng”. 
 
“Ông ta là một phần của cái gọi là ‘tinh hoa toàn cầu hóa’ hay ‘giới quyền uy Washington’. Đó là một nhóm mà Donald Trump chống lại – gọi là ‘cái đầm lầy’ “, Pillsbury nói thêm.
 
“Tổng thống Trump xứng đáng được tín nhiệm vì đã đứng lên trước mối đe dọa Trung Cộng trong khi vẫn duy trì các kênh liên lạc với người Trung Cộng”, ông nói.
 
Pillsbury cho biết Trump vẫn giữ thuế quan đối với Trung Cộng bất chấp có niềm tin rằng ông đã hủy bỏ thuế quan để có được thỏa thuận thương mại với Trung Cộng.
 
“Trump đã giữ mức thuế quan 25% cho gần 400 tỷ USD hàng xuất khẩu của Trung Cộng vào Hoa Kỳ. Vì vậy, ông ấy kiếm tiền từ người Trung Cộng trong khi nông dân của chúng ta được bồi thường. Và thẳng thắn mà nói gần đây người Trung Cộng đã bắt đầu mở cửa cho thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm Mỹ, thứ mà chúng ta đã không làm được trước đây”, ông nói.
 
“Nếu Biden chiến thắng, nó nghĩa là thực sự kết thúc. Bản thân Biden đã nói ông ta không ủng hộ các mức thuế này; ông ta là nhà giao dịch tự do, một người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa và mối nguy hiểm nằm ngay ở đó…  khi có một vị Tổng thống là Biden”, ông nói.
 
McFarland cho biết một cuộc bỏ phiếu cho Biden sẽ là một cuộc bỏ phiếu cho Thế kỷ 21 do Trung Cộng điều hành.
 
“Mục đích của họ là thay thế Hoa Kỳ dẫn đầu về kinh tế, sức mạnh quân sự, ngoại giao, sức mạnh kinh tế, siêu sao công nghệ và họ có mọi cách để thực hiện nó”, bà nói.
 
“Joe Biden đã không làm tròn nghĩa vụ và trong bốn năm tới người Trung Cộng lên kế hoạch để đạt được mục tiêu của họ. Nếu bạn bầu Joe Biden, bạn đang làm gì? Về cơ bản điều đó có nghĩa bạn bầu chọn một Thế kỷ 21 mà sẽ được điều hành bởi người Trung Cộng”, bà nói.

 
Theo Breitbart


Hương Thảo dịch và biên tập

May 17,2020

 
 
_________________________



 
Mỹ tái khởi động hỏa lực nhằm đánh bật Trung Cộng ở châu Á – Thái Bình Dương



 
 
See the source image
 
 
Andy Van
 
 
Khi Mỹ, Trung tranh cãi về dịch Covid-19, thì một cuộc đối đầu dài hạn giữa hai nước đang tiến đến giai đoạn bước ngoặt. Mỹ tăng cường vũ trang và tung chiến lược mới nhằm đánh bật vị thế thống trị hỏa lực của Trung Cộng ở khu vực.
 
Trong nhiều thập niên, tận dụng thời cơ khi Mỹ buộc phải đứng yên, Trung Cộng đã mở rộng đáng kể hỏa lực quân sự của mình. Giờ đây, sau khi trút bỏ sự ràng buộc của hiệp ước kiểm soát vũ khí thời chiến tranh Lạnh, chính quyền Trump đang lên kế hoạch triển khai hỏa lực chiến thuật bao gồm hỏa tiễn hành trình tầm xa, phóng từ mặt đất, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
 
Theo đề xuất Ngân sách của Tòa Bạch Ốc cho năm 2021 và biên bản điều trần Nghị viện của các tướng lĩnh cấp cao Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng muốn Thủy quân Lục chiến được trang bị hỏa tiễn hành trình Tomahawk trên tàu chiến. Ngũ Giác Đài cũng đang đẩy nhanh tốc độ triển khai các tên lửa tầm xa chống hạm mới, lần đầu tiên trong hàng chục năm qua.
 
Động thái của Mỹ nhằm đối trọng lợi thế áp đảo của Trung Cộng về hỏa tiễn, gồm hỏa tiễn tự hành mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp và hỏa tiễn đạn đạo. Ngũ Giác Đài cũng muốn đẩy lùi Trung Cộng trong cái mà các chiến lược gia gọi là “cuộc chiến phạm vi”.
 
Quân đội Trung Cộng đã tích lũy được một lực lượng hỏa tiễn khổng lồ, gần như vượt qua phạm vi của Mỹ và Đồng minh, theo các tướng lĩnh cấp cao và cố vấn chiến lược của Ngũ Giác Đài, những người đã cảnh báo rằng Trung Cộng chiếm lợi thế rõ rệt về những loại vũ khí này.
 
Thêm vào đó, có một sự thay đổi hoàn toàn về chiến thuật, Thủy quân Lục chiến cùng tác chiến với Hải quân tấn công tàu chiến của kẻ thù. Các đơn vị tinh nhuệ nhỏ của Thủy quân Lục chiến được trang bị hỏa tiễn chống hạm để trở thành các đội sát hạm mới. Khi xảy ra một cuộc xung đột, các đơn vị này sẽ phân tán vào các chốt điểm ở Tây Bắc Thái Bình Dương và dọc theo “chuỗi đảo số một”, các tư lệnh Mỹ cho biết. “Chuỗi đảo số một” là một vành đai các hòn đảo chạy từ quần đảo Nhật Bản, qua Đài Loan, Philippines và đến Borneo, vây quanh khu vực duyên hải Trung Cộng. Các tướng lĩnh quân sự hàng đầu của Mỹ đã giải thích về chiến thuật này trước Nghị viện Mỹ vào tháng Ba, trong một loạt phiên điều trần về ngân sách.
 
Chỉ huy trưởng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, Tướng David Berger, nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 5/3 rằng, các đơn vị nhỏ của Thủy quân Lục chiến được trang bị hỏa tiễn chính xác có thể giúp Hải quân giành quyền kiểm soát biển, đặc biệt là ở Tây Thái Bình Dương.
 
“hỏa tiễn Tomahawk là một trong những công cụ sẽ cho phép chúng ta làm điều đó”, ông nói.
 
Thủy quân Lục chiến sẽ bắn thử hỏa tiễn Tomahawk suốt năm 2022 để chuẩn bị cho mục tiêu đưa loại hỏa tiễn này vào vận hành trong các năm tiếp theo, vị tướng lĩnh hàng đầu của Ngũ Giác Đài cho biết trong phiên điều trần.
 
Trước mắt, một số lượng nhỏ hỏa tiễn hành trình sẽ không thay đổi cán cân sức mạnh. Nhưng động thái này gửi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ rằng Washington đang chuẩn bị chạy đua với kho vũ khí khổng lồ của Trung Cộng, theo các chiến lược gia cao cấp của Mỹ.
 
Về lâu dài, việc tăng cường triển khai vũ khí của Mỹ, phối hợp với các động thái tương tự từ hệ thống tên lửa tại Nhật Bản và Đài Loan, có thể đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng tới các lực lượng Trung Cộng.
 
Mối đe dọa tức thời lớn nhất đối với Quân đội Trung Cộng hiện đến từ các hỏa tiễn tầm xa chống hạm mới đang được đưa vào sử dụng trong Hải quân và Không quân Mỹ.
 
“Hoa Kỳ đang trở lại vô cùng mạnh mẽ”, ông Ross Babbage, cựu quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Úc, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược Mỹ (CSBA) cho biết. “Tới năm 2024 hoặc 2025, có một rủi ro nghiêm trọng đối với quân đội Trung Quốc đó là trang bị quân sự mà họ đã triển khai sẽ hết thời”.
 
Ngoài ra, trong khi đại dịch virus corona hoành hành, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự đối với Đài Loan và tập trận ở Biển Đông.
 
Cụ thể, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, vào ngày 11/4, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Cộng đã dẫn một đội tàu gồm 5 tàu chiến khác vào Tây Thái Bình Dương qua eo biển Miyako đến phía đông bắc Đài Loan. Ngày 12/4, các tàu chiến Trung Cộng đã tập trận ở vùng biển phía đông và phía nam Đài Loan.
 
Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ buộc phải neo HKMH USS Theodore Roosevelt tại đảo Guam nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch Covid-19 trong những thủy thủ trên con tàu chiến khổng lồ. Tuy nhiên, Hải quân vẫn duy trì sự hiện diện ngoài khơi bờ biển Trung Cộng.
 
Vào tháng Tư, tàu khu trục hỏa tiễn dẫn đường USS Bary đã đi qua eo biển Đài Loan 2 lần. Cùng tháng này, tàu tấn công đổ bộ USS America tập trận ở biển Hoa Đông và biển Đông, Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình dương của Mỹ cho biết.
 
Năm 2019, Reuters báo cáo rằng, trong khi Mỹ gần 20 năm bị phân tâm bởi các cuộc xung đột ở Trung Đông và Afghanistan, quân đội Trung Cộng đã chế tạo được một lực lượng hỏa tiễn được thiết kế nhằm tấn công HKMH, tàu thủy và mạng lưới các căn cứ tạo thành xương sống sức mạnh Mỹ ở châu Á. Trong thời gian đó, Trung Cộng đã xây dựng lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, hiện có khả năng thống trị các vùng ven biển quốc gia này và giữ khoảng cách an toàn với Mỹ.
 
Trung Cộng có được lợi thế vì không tham gia một hiệp ước thời Chiến tranh lạnh, Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF), đã cấm Mỹ và Nga sở hữu đạn đạo và hỏa tiễn hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 5.500 km.
 
Do không bị ràng buộc bởi Hiệp ước INF, nên Trung Cộng đã trang bị khoảng 2.000 vũ khí này, theo ước tính của Hoa Kỳ và phương Tây. Sự tích lũy hỏa lực này đã khiến cán cân sức mạnh trong khu vực nghiêng về phía Trung Cộng.
 
Tổng thống Donald Trump năm ngoái đã quyết định rút khỏi Hiệp ước INF. Gần như ngay lập tức sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào ngày 2/8/2019, chính quyền Trump báo hiệu sẽ đáp trả lực lượng hỏa tiễn của Trung Cộng. Ngay hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tuyên bố ông muốn thấy các hỏa tiễn phóng từ mặt đất được triển khai ở châu Á trong vài tháng.
 
Cuối tháng đó, Bộ Quốc phòng đã thử nghiệm phóng một hỏa tiễn Tomahawk. Tháng 12/2019, Ngũ Giác Đài cũng phóng thử một hỏa tiễn đạn đạo mặt đất. Nếu còn trong Hiệp ước INF, chính quyền Trump đã không thể thực hiện hai vụ thử nghiệm này.
 
Tư lệnh Thủy quân cấp cao, trung tướng Eric Smith hôm 11/3 nói với Ủy ban Vũ trang Thượng viện rằng Ngũ Giác Đài đã chỉ đạo thủy quân lục chiến nhanh chóng bắn thử các hỏa tiễn hành trình mặt đất.
 
Các văn kiện đề xuất ngân sách cho thấy Thủy quân lục chiến yêu cầu 125 triệu USD để mua 48 hỏa tiễn Tomahawk kể từ năm tới. Tomahawk có tầm bắn 1.600 km, theo nhà sản xuất Raytheon.
 
Ông Smith cũng cho hay, Thủy quân đã thử nghiệm thành công hỏa tiễn chống hạm mới tầm ngắn hơn Naval Strike, từ một máy phóng mặt đất và sẽ thử tiếp vào tháng 6. Nếu thử nghiệm thành công, Thủy quân sẽ đặt hàng thêm 36 chiếc loại này vào năm 2020.
 
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu thêm các vũ khí tấn công tầm xa mới, với yêu cầu ngân sách 3,2 tỷ USD cho công nghệ hỏa tiễn siêu thanh.

 
Theo Reuters

 
Triệu Hằng dịch và biên tập


usaelection gởi