Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
JOE BIDEN DOẠ, TẬP CẬN BÌNH NẠT


 
Hai tháng trôi qua mà mối quan hệ Mỹ-Trung vẫn mù mờ đã cho dư luận thấy rõ hai điểm căn bản: (1) Chính quyền Joe Biden chưa chứng tỏ chiến lược “cứng rắn” đối với Trung Quốc. (2) Nhà nước Tập Cận Bình không che dấu ý đồ đè bẹp Hoa Kỳ.

Chính quyền Biden: miệng cứng, lòng mềm

Khi vận động tranh cử ở Delaware hôm 23/09/2020, Ứng viên Biden tuyên bố: “không coi mối quan hệ Mỹ - Trung là một trò chơi có tổng bằng không. Tôi sẽ kiên quyết về việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền, quân-sự-hóa ở Biển Đông và nhiều vấn đề khác; và chỉ thoả hiệp điều gì có lợi cho Hoa Kỳ”. Đầu chiến dịch tranh cử Biden đã nổi tiếng khi chế nhạo quan điểm của Tổng thống Donald Trump đã coi Trung Quốc là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ: “Họ sẽ ăn bữa trưa của chúng ta sao? Bỏ đi Tám!

Chính quyền Joe Biden chẳng có chiến lược đối phó với Trung Quốc nên chỉ áp dụng chiến lược, chiến thuật quân sự, kinh tế, chính trị do Chính quyền Donald Trump thực hiện suốt 4 năm để gây áp lực lên Tập Cận Bình.

Chính quyền Biden tiếp tục các hoạt động Tự do Hàng hải (FONOP) trên hai Biển Đông Trung Hoa (ESC) và Biển Nam Trung Hoa (SCS), tuyên bố tăng cường hợp tác với Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ). Nhưng, chưa cho biết hành động cụ thể đủ sức răn đe, làm chùn bước Tập Cận Bình.

Thực tế, Chính quyền Trump đã thành lập Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do một Đô đốc Hải quân Mỹ làm Tư lệnh để thực hiện chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Vì thế, các cuộc tập trận, thao dượt chiến thuật quốc tế thường xuyên diễn ra trên ECS và SCS.

Chính quyền Trump thực thi FONOP đúng theo quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS): “Chỉ có thực thể nổi khi thuỷ triều cao nhất trong năm mới được phép có chủ quyền 12 hải lý … Thực thể chìm dưới mặt nước khi thuỷ triều cao chỉ được quyền có 500 mét an toàn ... không có căn cứ pháp lý nào cho việc Trung Quốc gán “Quyền Lịch Sử” lên các tài nguyên nằm trong vùng biển Đường Chín Đoạn”.

Trái lại, kiểu FONOP của Obama-Biden là cấm các chiến hạm Mỹ hải hành trong vòng 12 hải lý của các thực thể địa lý biển, kể cả 7 đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng như các pháo đài trong Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) và Nhóm đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) năm 2014 như hàm ý công nhận “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc.

Trong vụ Manila kiện Bắc Kinh năm 2016, Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA) ra Phán quyết ngày 12/07/2016: “không có thực thể địa lý nào trên Biển Nam Trung Hoa (SCS), hội đủ điều kiện ĐẢO; và chẳng có NHÓM ĐẢO nào hội đủ điều kiện QUẦN ĐẢO để hưởng quyền có Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm Lục địa.

Bắc Kinh lợi dụng triệt để “Chính sách ngoại giao mền mỏng” của Obama-Biden để biến SCS thành chiếc ao nhà của Trung Quốc. Bắc Kinh sử dụng Hải quân, Hải cảnh, Dân quân biển kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động trên SCS, đặc biệt trong Đường Chín Đoạn chiếm 75% diện tích SCS, bao gồm 4 Nhóm đảo Đông Sa (Pratas), Trung Sa (Bãi Macclesfield), Tây Sa (Hoàng Sa, Paracel Islands), Nam Sa (Trường Sa, Spratly Islands). Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia chỉ còn 25% diện tích trong SCS.

Chính quyền Obama-Biden hô hào xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương với tư thế “ngoại giao mềm mỏng” đã tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm Scaborough Shoal (trong Bãi Macclesfield) của Phi Luật Tân năm 2012; nộp yêu sách Chủ quyền “Vùng nước Lịch sử”và Thềm lục địa lên Uỷ ban Ranh giới Thềm Lục địa của Liên Hiệp Quốc (United Nations Continental Shelf Boundary Committee), kèm theo bản đồ Đường Chín Đoạn mà không phúc đáp chất vấn của Uỷ ban về căn bản pháp lý và tấm bản đồ không đúng quy tắc quốc tế.

Sau khi gặp riêng Obama ở California năm 2013, Tập Cận Bình đưa Giàn khoan HD-981 hoạt động trong EEZ của Việt Nam, đồng thời khởi công xây dựng bảy hòn đảo nhân tạo mà bốn đã thành cứ điểm quân sự hùng hậu, chuẩn bị thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên SCS. Năm 2015, Tập Cận Bình hứa với Obama không quân-sự-hoá SCS, nhưng, Hoàng Sa và Trường Sa đã trở thành hai pháo đài kiên cố.

Ngày 15/12/2016, Chiến hạm của Trung Quốc đã cướp một thiết bị lặn của Mỹ trên SCS khiến Chính quyền Obama nhốn nháo đòi mà Bắc Kinh chưa chịu trả. Tổng thống đắc cử Donald Trump nhắn trên Tweeter “Trung Quốc đã lấy trộm, cứ để họ để cho họ giữ”. Bắc Kinh sợ bị buộc tội “ăn trộm” nên đành phải trả lại thiết bị lặn cho Mỹ vào ngày 20/12/2016, hoặc đã sao chép đầy đủ kỹ thuật?

Các chiến hạm từ Pháp, Anh tuần tự đến hoạt động trong Vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương theo lịch trình sắp xếp từ thời Trump vì trách nhiệm chung cần bảo vệ quy định UNCLOS.

Phi cơ, chiến hạm Mỹ thường xuyên đi qua Eo biển Đài Loan đúng theo quy định UNCLOS. Chính quyền Trump nâng cao vị thế chính trị, quân sự Đài Loan bất chấp sự phản đối gay gắt từ Bắc Kinh.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen trả lời phỏng vấn hôm 19/02/2021: Mỹ sẽ tiếp tục duy trì mức thuế cao mà cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt với Trung Quốc trong thời gian tới. Chưa thấy một dấu hiệu khác biệt nào.

Ngoại trưởng Antony Blinken nói: “Tôi tin rằng Tổng thống Trump đã đúng khi thực hiện một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc”.

Trong bài phát biểu ngày 10/03/2021 tại Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện, Ngoại trưởng Antony J. Blinken đã đưa ra các ưu tiên của Chính quyền Biden-Haris “Chặn đứng Covid-19; Tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Thoả ước Khí hậu Paris (PCA); Xây dựng nền Kinh tế Toàn cầu ổn định; Đổi mới nền dân chủ trong và ngoài nước; Tạo ra một hệ thống nhập cư nhân đạo và hiệu quả; Bảo đảm vị trí dẫn đầu lĩnh vực công nghệ; Quản lý mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, không nêu ra các biện pháp sẽ thực hiện”. Nói dễ hơn làm.

Trong cuộc họp Thượng đỉnh ảo của Bộ Tứ (QUAD) gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi kết thúc hôm 12/03/2021 nhằm làm giảm mối căng thẳng với Trung Quốc khi thêm các chủ để “chống đại dịch” và “biến đổi khí hậu”. Biden tái gia nhập Thoả ước Khí hậu Paris sẽ giúp cho nền kinh tế Trung Quốc (sử dụng than đá tới năm 2030) và giúp cho Tổ chức Các nước Xuất cảng Dầu hoả (OPEC), kể cà Iran và Venezuela hồi sinh và tăng giá nhiên liệu hoá thạch.

Thông cáo chung không dám nhắc tới Trung Quốc cũng giống như chẳng dám gọi Virus Vũ Hán chứng tỏ quá sợ Tập Cận Bình càng khiến cho người Trung Quốc hãnh diện về mọi hoạt động bất chấp công pháp quốc tế. Cộng đồng nhân loại sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ sao?

Học giả Marianne Peron-Doise thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự, Học viện Quân sự (IRSEM) nhận xét về Thượng đỉnh QUAD mới nhất “phải xúc tiến một hành động đáp trả tập thể và cùng suy nghĩ về một loạt các vấn đề kinh tế, thương mại, chứ không đơn thuần an ninh, chính trị”.

Chính quyền Biden muốn dùng các biện pháp hữu hiệu của vị tiền nhiệm để hù Bắc Kinh mà đi đêm trong lần gặp mặt sắp tới ờ Alaska giữa giới ngoại giao cao cấp nhất của Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nhà nước Tập Cận Bình tố xã láng

Tập Cận Bình đã tặng món quà mừng cho tân Tổng thống Biden: Luật Hải cảnh Mới của Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình ký 22/01/2021 cho phép Lực lượng Hải cảnh có quyền sử dụng vũ khí bắn các tàu ngoại quốc.

Điều này nhằm doạ chiến hạm, tàu thuyền ngoại quốc, nhưng, sẽ bắn đạn thật vào tàu bè của các quốc gia duyên hải ECS và SCS.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan sẽ thảo luận với người đồng cấp của Trung Quốc: Vương Nghị và Dương Khiết Trì vào 18/03/2021 tại Anchorage, Alaska.

Tuy nhiên, Đại diện bộ Ngoại giao Mỹ, Ned Price báo trước “thẳng thắn và yêu cầu Bắc Kinh giải thích về những hành vi và thái độ thách thức an ninh, thịnh vượng và những giá trị chung của Hoa Kỳ cùng đối tác và đồng minh của Mỹ”. Bắc Kinh vòng vo về Covid-19 nên sẽ không bao giờ thoả mãn yêu cầu của Hoa Kỳ.

Bắc Kinh chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (PRC) vào tháng 7-2021 nên Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến các thành quả:

Thứ nhất, hôm 25/02/2021, Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc đã đạt được “chiến thắng hoàn toàn” trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tương đương 70% dân số thế giới. Tập coi đó như một kỳ tích của người Trung Quốc. Đồng thời, nhấn mạnh tới hệ thống chính trị do toàn dân chọn lựa đã góp phần to lớn, đặc biệt trong trận chiến chống Covid 19.

Thứ hai, guồng máy tuyên truyền đồ sộ của Bắc Kinh tập trung vào đề tài “Đông Phương vùng lên, Tây Phương suy tàn được Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 09/03/2021 ghi phát biểu của Tập Cận Bình “giới trẻ Trung Quốc có thể đứng cao và tự hào khi ra nước ngoài, không giống chúng tôi thời trẻ”. Các cán bộ cao cấp như Trương Xuân Hiền, nguyên Bộ trưởng Giao thông Vận tải (1998-2005) cho biết “sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể ngăn cản”. Bí thư Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa cho rằng Đông Phương trật tự và Tây Phương hỗn loạn nên Trung Quốc đi lên mà Hoa Kỳ sụp đổ. Đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn xây dựng một hình tượng không bao giờ sụp đổ.

Thứ ba, Biden không nhớ bài học Ukraine khi Chính quyền Obama-Biden coi Nga như kẻ thù. Đảng Dân Chủ cũng thất bại trong việc Luận tội Tổng thống Donald Trump “thông đồng với Nga”. Trái lại, Tổng thống Trump muốn cãi thiện bang giao với Nga, kể cả đề nghị đưa Nga trở lại G-8 nhằm tách Nga và Trung Quốc. Nên tránh tình trạng “hai đánh một không chột cũng què”.

Trong bài “China Is Making Big Plans to Compete Against the United States” đăng trên The National Interest ngày 11 tháng 3 ghi nhận kết quả Hội nghị Hiệp thương Chính trị của Trung Quốc được Tập Cận Bình chỉ đạo: “Trung Quốc đã có thể xem thế giới trên một mức độ bình đẳng. Điều này đến từ sự tự tin vào con đường của chúng ta, sự tự tin vào các lý thuyết của chúng ta, sự tự tin vào hệ thống của chúng ta, sự tự tin vào văn hóa của chúng ta có thể tập trung lực lượng để làm những việc lớn”.

Đừng hòng dùng nước bọt để chiếm thế thượng phong với Tập Cận Bình.
 
Đại-Dương
15/3/2921


usaelection goi