Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 

KẺ PHÁ LUẬT

 


Xã hội có luật! Đừng tưởng những bộ lạc sống hằng ngàn năm xa cách cuộc sống văn minh con người, nơi cánh rừng huyền bí Amazon, hay ở một hoang đảo trên trái đất không có luật? Có đấy, bất cứ một ai ngoài bộ lạc cả gan xâm phạm lãnh địa của họ sẽ biết ngay, không dễ gì còn mạng sống để trở về?

Trò chơi của trẻ em xưa đến nay, từ bắn bi, đá dế, đến điện tử ... đều có luật. Ngay cả cờ bạc, đỏ đen trong những ngày Tết, hoặc tranh tài thể thao, cũng cần phải có luật. Lái xe gập đèn đỏ phải dừng lại, đó là luật. Trong nhà, lúc còn bé phải theo luật của cha mẹ. Gia đình, xã hội, đất nước và thế giới, dù khác nhau về văn hoá, phong tục, tập quán, nhưng không một ai trong chúng ta thoát khỏi những luật lệ ràng buộc.

Đọc đến đây, hy vọng chúng ta dù khác chính kiến, đảng phái, ít nhất cũng tìm ra một điểm chung để cùng nhau khởi đầu, đó là sống và tôn trọng luật. Nếu số đông không đồng ý, thì phải trưng cầu dân ý để thay đổi luật. Quan trọng hơn cả, luật lệ dựa theo ý kiến của đa số, và thiểu số phải phục tùng.

Ngoài những bộ luật "thành văn" còn có luật "bất thành văn". Không nói ra, không có trên văn bản, nhưng nhiều khi được tôn trọng hơn cả luật viết. Xin giới thiệu đến bạn đọc một chính trị gia tên tuổi, ông vua phá luật hiện nay tại Hoa Kỳ: Barrack Hussein Obama.

, Trung Cộng, ngày 9/9/2016. Không thảm đỏ, không vệ binh danh dự dàn chào, và Trung cộng cử một nhân viên ngoại giao trung cấp ra đón. Ông Obama đến tham dự Hội nghị Cao cấp G 20. Bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia, và phụ tá Ben Rhodes cũng bị an ninh Trung cộng kiếm chuyện, và phái đoàn báo chí Mỹ tháp tùng Tổng thống Obama trên cùng chuyến bay, bị cản trở không cho lại gần chụp ảnh, "Đây là phi trường và đất nước chúng tôi" nhân viên mật vụ Trung cộng nói lớn tiếng với nhóm ký giả tháp tùng. (Humiliation in China shows global disdain for Obama - Orlando Sentinel.html)

Cũng đừng quên, ngày hôm sau, Trung cộng đã trải thảm đỏ đón Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye, Tổng thống Ba Tây Michel Temer và Thủ tướng Anh Theresa May. Nên nhớ, người Trung Hoa rất xem trọng sĩ diện trong văn hoá lâu đời của họ, Tập Cận Bình muốn gửi một thông điệp cho Obama, "Anh chẳng là gì cả!" Nghi lễ đón tiếp qua cửa hậu máy bay là một "quốc nhục" không riêng gì cho TT Obama, mà cho toàn thể dân chúng Hoa Kỳ.

2. Đàn anh Trung cộng xem thường Tổng thống Obama như thế, chẳng trách bọn đàn em Việt cộng cũng không ngại ngùng noi gương. NBC News với tựa đề "Tổng thống Obama đến Việt Nam chuyến thăm Châu Á lịch sử". Ngày Chủ nhật 22/5/2016, đón vị Nguyên thủ Hoa Kỳ tại phi trường Nội Bài, Hà Nội, vào đêm tối, còn tệ hại hơn nữa! Không nghi lễ ngoại giao, chẳng có thảm đỏ và vệ binh danh dự, tên Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cũng không buồn có mặt, nhân viên ngoại giao cao cấp cũng không ... Đón tiếp là một thiếu nữ tên Linh Trần, trao hoa và cười toe toét, và một vài viên chức cộng sản không rõ chức vụ. NBC News tránh, không nhắc đến chuyện này. Tổng thống Obama đến Việt Nam với hai món quà khá hấp dẫn, bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, và thảo luận để VN gia nhập TPP (TPP bị Tổng thống Donald Trump xé bỏ ngay ngày đầu tiên nhậm chức.) Phải như thế nào, cho nên bọn cầm đầu Ba Đình mới dám hỗn láo như thế? (https://www.bbc.com/news/world-asia-36354326). Chó cắn cũng biết nhìn mặt.

Trong chuyến viếng thăm Sài Gòn, ngày 25/5/2016, Tổng thống Obama có buổi nói chuyện và gập gỡ các nhà hoạt động xã hội và sinh viên Việt Nam tại GEM Center, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1. Danh sách khách mời, đã được Toà Đại sứ Hoa Kỳ gửi đến chính phủ cộng sản trước đó. Màn dằn mặt thứ hai của bè lũ Ba Đình, chúng ra lệnh cho côn an bắt nhà hoạt động xã hội Trần Hoàng Phúc, người có thư mời, ngay trước cửa hội trường GEM Center, và giữ tại công an phường từ 08:45 sáng đến 15:00 chiều. (https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/yseali-member-prevented-attending-obama-meeting-in-sg-gm-05262016063637.html). Còn đâu uy tín của vị lĩnh đạo Hoa Kỳ? Những tin tức như thế này, chắc chắn báo chí thiên tả Hoa Kỳ dấu nhẹm?

3. Tháng 9/16, chuyến đi Châu Á của Tổng thống Barrack Hussein Obama  được xem như mở đầu một dấu ấn về chính sách ngoại giao mới với khu vực. Nhưng không mang lại một kết quả khả quan nào cho vị chủ nhân Toà Bạch Cung. Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte trong một cuộc họp báo đã gọi Tổng thống Obama là "Con của con điếm" (Son of a whore). Mặc dù sau này, Duterte đã nói là hối tiếc, nhưng không hề xin lỗi. Ông Rodrigo Duterte nặng lời vì Tổng thống Obama phê bình chính sách không tôn trọng nhân quyền của Phi Luật Tân trong vấn đề tử hình bọn buôn bán và sử dụng cần sa ma tuý.

4. Năm 2009 được biết đến là một năm cúi gập đầu góc 90 độ của vị Tổng thống thứ 44 Hoa Kỳ, Barrack Hussein Obama. Sự khiêm tốn, hay hiểu biết về văn hoá nước chủ nhà của ông khiến thần dân Nhật tủm tỉm cười, trong khi người Mỹ, những ai còn chút lòng tự trọng không khỏi ngậm ngùi. Khi vào diện kiến Nhật Hoàng, Tổng thống Obama đã hành xử ra sao? Cúi đầu trước Nhật Hoàng cực kỳ lễ độ. (http://www.nbcnews.com/id/33978533/ns/politics-white_house/t/obamas-bow-japan-sparks-some-criticism/). Cũng trong năm 2009, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, Tổng thống Obama lại cúi đầu trước Vua Addullah, nước Saudi Arabia. Theo nguyên tắc ngoại giao, giữ lễ độ và tôn kính nguyên thủ nước ngoài, không có nghĩa là cúi gập mình. Tổng thống Obama đã có một Ban Nghi lễ thuộc Toà Bạch Cung tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ! Đảng Dân chủ được đa số báo chí, truyền hình thiên tả ủng hộ, cho nên những sự việc như thế này ít khi được tường thuật, tuy nhiên bạn đọc vào hai đường link trong phần này sẽ thấy hình ảnh rõ ràng. (https://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/barackobama/5128171/Barack-Obama-criticised-for-bowing-to-King-Abdullah-of-Saudi-Arabia.html). Tin vui cho Tổng thống Obama là ông đã nhận được giải Nobel Hoà bình cùng năm 2009, và đây là lời mở đầu quyết định của Hội đồng Nobel Na Uy: "Hội đồng Nobel, Na Uy quyết định trao giải Nobel Hoà bình 2009 cho Tổng thống Barrack Obama về những nỗ lực phi thường ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc. Hội đồng cũng muốn nhấn mạnh đến tầm nhìn của Obama và mục tiêu hướng đến một thế giới loại trừ vũ khí nguyên tử". Nỗ lực phi thường ngoại giao quốc tế, không biết có phải là những lần cúi gập người trước Nhật Hoàng và Vua Saudi Arabia không? (The Nobel Peace Prize for 2009 to President Barack Obama - Press release - NobelPrize.org.html). Noi gương Obama, Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ Viện và ông Chuck Schumer, Lĩnh tụ Khối Thiểu số Thượng Viện còn đi xa hơn nữa trong nghệ thuật "ăn mày phiếu", họ không cúi gập người như Obama. Họ quỳ! "Đảng Quỳ"! Chúng ta hãy chờ xem Hội đồng Nobel, Na Uy có cấp thêm giải nào cho hai lĩnh tụ sáng giá đảng Dân chủ này?

5. Về đối nội, có một luật "bất thành văn" nhưng vô cùng quan trọng dành riêng cho các vị Tổng thống, và Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Khi hết nhiệm kỳ, không bao giờ phê bình người kế nhiệm. Đạo luật "Logan Act" cấm tất cả các viên chức về hưu của chính phủ Hoa Kỳ không được tiếp xúc, thảo luận với chính khách các quốc gia nước ngoài, nếu không được phép của chính phủ đương nhiệm. Vị Tổng thống thứ 44 vi phạm cả hai. "Luật là tao, tao là luật" nghe chẳng khác gì bọn Việt cộng trong nước! Ai cho phép một cựu Tổng thống đi tiếp xúc với lĩnh đạo các quốc gia khác khi không được phép của chính phủ và đương kim Tổng thống? Obama làm như thế đó, ông muốn duy trì đế chế Obama qua "quyền lực ngầm". Công khai thách thức và đánh phá một chính quyền hợp pháp do dân bầu! Được làm vua, thua làm giặc! Niềm tự hào tôn trọng luật pháp của đa số dân chúng Hoa Kỳ bị chà đạp thô bạo.


Khi Tổng thống Barrack Obama nắm quyền, cựu Tổng thống George Walker Bush (Bush con) không hề có một tiếng nói phê bình. Tổng thống Bill Clinton cũng đã hưởng 8 năm yên lành với Tổng thống George Herbert Walker Bush (Bush cha) cho dù ông Clinton đã vướng scandal tình dục ồn ào nhất trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Bush (cha) đã tôn trọng luật im lặng bất thành văn, không hề có một lời phê bình người kế nhiệm, ông để Quốc hội và dân chúng quyết định. Khi bị Hạ nghị viện do đảng Cộng Hoà đưa ra luận tội, nhưng không đủ 2/3 số phiếu truất phế ở Thượng viên, Bill Clinton an toàn. Đấy là "Dân chủ" và tôn trọng luật chơi.


Ngay khi rời khỏi Toà Bạch Ốc, Obama đã phá luật "bất thành văn", ông thành lập tổ chức "Organizing for Action" (OFA) với mục đích tiếp nối chính sách Obama. Ghi danh là một tổ chức vô vụ lợi, không thiên vị đảng phái, nhưng đường lối và chính sách của OFA hoàn toàn đứng về phía đảng Dân chủ và chống đối chính quyền non trẻ của Tổng thống Donald J. Trump. Lịch sử Hoa Kỳ, chưa hề có một cựu tổng thống nào làm chuyện này, OFA khởi đầu với hơn 30,000 người. Tổ chức những hoạt động công khai chống phá chính quyền Trump do Michelle Obama cầm đầu  và những nhân viên cũ trong nội các Obama như Jon Carson, hoặc David Axelrod, cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Obama.  (https://en.wikipedia.org/wiki/Organizing_for_Action). Từ năm 2017, nền dân chủ Mỹ, nguyên tắc "thượng tôn pháp luật" của đất nước Hoa Kỳ, đã bị cựu Tổng thống Obama lái qua một con đường tăm tối cho đến ngày nay.

Phong tục quốc tế, khi tham dự một đám tang, hoặc đọc điếu văn, chúng ta cùng nhau nhắc đến những kỷ niệm đẹp của người ra đi, Barrack Hussein Obama không làm như vậy! Mới đây, trong đám tang Dân biểu người da đen John Lewis, ông đã lợi dụng dịp này, đọc một bài điếu văn vận động chính trị, tấn công trực diện vào Tổng thống Donald J. Trump, điều chưa bao giờ xẩy ra trong một tang lễ quốc gia. Obama so sánh Tổng thống Trump với hai nhân vật nổi tiếng phân biệt chủng tộc tại Tiểu bang Alabam trước đây, cựu Thống đốc George Wallace, và Uỷ viên An toàn Công cộng Bull Connor. Mỉa mai, cả hai nhân vật kỳ thị chủng tộc này đều là người đảng Dân chủ. Bull Connor đã dùng vòi rồng, và chó của cảnh sát tấn công người da đen biểu tình đòi nhân quyền vào thập niên 60. Thống đốc George Wallace, ra lệnh dùng vòi chữa lửa và gậy cảnh sát tấn công người biểu tình vào năm 1963. Trong bài diễn văn nhậm chức Thống đốc, Wallace tuyên bố "Nhân danh những người vĩ đại nhất từng bước đi trên trái đất này, tôi vạch một đường trên cát, quăng bao tay dưới chân bạo quyền, tôi nói: phân biệt ngay bây giờ, phân biệt vào ngày mai, và phân biệt mãi mãi"(https://en.wikipedia.org/wiki/George_Wallace%27s_1963_Inaugural_Address). Phân biệt có nghĩa là trắng đen không thể ngồi chung, kỳ thị chủng tộc vào thập niên 60 tại Hoa Kỳ.

Trong chương trình Hannity, Fox News ngày 31/7/20, Nữ Tiến sĩ Alveda King, cháu của cố Mục sư Martin Luther King đã mạnh mẽ phê bình Obama, bà nói: "Những người cánh tả (ý nói đảng Dân chủ) luôn chụp giật mọi cơ hội như đám tang nhà hoạt động Nhân quyền, John Lewis để biến thành diễn đàn chính trị". Chúng ta hãy nghe thêm, Tiến sĩ Alveda King nhắn nhủ Obama một bài học công dân giáo dục sơ đẳng: "Tôi sẽ chọn lựa không chính trị hoá sự ra đi của Dân biểu Lewis, thay vào đó tưởng nhớ đến ông là một người yêu hoà bình, một chiến sĩ bất bạo động, và khuyến khích mọi người giải quyết xung đột một cách hoà bình" (Dr. Alveda King accuses Obama of politicizing John Lewis' funeral.html).


Lĩnh tụ của đảng Dân chủ HÔM NAY như Barrack Hussein Obama, Nancy Pelosi và Chuck Schumer ... Đang trở thành những người mang về nhiều phiếu nhất cho Tổng thống Donald J. Trump trong kỳ bầu cử 3/11/20 sắp đến, qua những hành động chính trị "phá luật" của họ.

 
"Cứ làm tới đi" (Bring it on).  

 

Nguyễn Tường Tuấn

09/08/2020


usaelection g
ởi