Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Khi đàn bò chỉ huy chống Covid
 
 

 
 
 

Đàn bò vào thành phố năm 1975, rồi ở lại Thành phố im ắng vào lúc 0 giờ ngày 9 Tháng Bảy vì lệnh giãn cách xã hội của… đàn bò.
 
Những con bò lãnh đạo đang ngủ say, nhưng nhiều người dân thành phố thì không. Dưới gầm cầu, trên vỉa hè, khu nhà trọ,… có người đói vã mồ hôi, vì trước khi thành phố đóng cửa, họ đã bị tước mất “cần câu cơm.”
 
Gói (cỏ) hỗ trợ 26 tỷ đồng đàn bò hứa hẹn vẫn còn nằm trên các trang giấy báo, vẫn chỉ ra rả trên tivi và radio.
 
Trong khi vài người mong nhận được chút tiền hỗ trợ, để mua một món ngon, ăn no trước khi chết! Nhưng nghĩ thế thôi chứ giờ có chút tiền, dân nghèo Sài Gòn cũng khó có thể tìm được thức ăn để mua. Hoặc nếu có đi siêu thị, chưa chắc họ đã dám mua vì giá cao ngất ngưỡng!
 
Có đời nào một cây bắp cải (ghi là nhập từ Úc) nặng 0.818 kg được đẩy giá lên đến 204,500 đồng, tính ra 250,000đồng /kg. Nếu quy ra đôla thì cây bắp cải “vàng” này có giá đến $4.95/lb.
 
Ở Mỹ, loại bắp cải Green Cabbage giống như thế được bán với giá 99 cent/4 lbs. Đúng vậy. Mua 4 lbs. chỉ phải trả có 99 cent (khoảng 20,000 đồng) thôi.
 
Tương tự như thế, giá bông cải xanh (broccoli) cũng đang lơ lửng trên trời ở mức $4.95/lb!
 
 
Giá rau củ quả tăng từ 300% đến 400% tại các siêu thị trong khi nhà nước cấm chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ tự phát của dân hoạt động
 
Đã thế thì thịt cá còn lên giá đến mức nào nữa. Nhắm mắt cũng biết, làm sao người nghèo dám ăn cây bắp cải này?
 
Nguyên nhân dễ hiểu của việc tăng giá là đàn bò ở Sở Công Thương bắt đóng cửa toàn bộ chợ đầu mối, chợ truyền thống, chợ tự phát trước khi lockdown thành phố. Người dân chỉ được mua hàng ở các siêu thị. Quyết định “dồn dân về ấp chiến lược” của đàn bò Công Thương giống như lệnh cho phép các siêu thị “khai đao”, “chém” thẳng tay người tiêu dùng.
 
Mấy tay gian thương, có “ngu như bò” cũng biết “chém”! Cơ hội ngàn năm có một.
 
Những con bò lãnh đạo không nghĩ ra rằng, đang trong lúc dịch lây nhiễm mạnh như hiện nay, việc dồn người dân chen chúc mua sắm trong không gian siêu thị là hành động tự sát. Không gian kín như siêu thị chính là môi trường phát tán coronavirus nhanh nhất.
 
Chưa hết! Theo văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16, từ 0 giờ ngày 9 Tháng Bảy, các dịch vụ không thiết yếu, xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống, bán đồ ăn thức uống mang về, các đại lý vé số và bán vé số dạo… phải tạm dừng hoạt động.
 
Một con bò lãnh đạo nói rằng phải “tạm dừng hoạt động đối với các dịch vụ ăn uống mang về để bảo đảm công tác phòng chống dịch!”
 
 
Dù giá có “cắt cổ”, mấy quầy kệ thực phẩm ở siêu thị cũng nhanh chóng trống trơn
 
Chắc con bò này nghĩ khi dân chết (đói) bớt, dịch cũng sẽ bớt theo kiểu tam đoạn luận: – Dịch truyền từ người này sang người khác – Thêm một người chết– Virus bớt truyền thêm một người?
 
Sau đó, bị người dân phản ứng, và chắc cũng thấy trong văn bản hướng dẫn này cũng có cái “ngu ngu”, đàn bò lập tức “sửa… ngu” như thế này:
 
Thành phố yêu cầu tăng lượng hàng thực phẩm chế biến sẵn ở các siêu thị; tổ chức tình nguyện viên đi chợ thay… trong thời gian dừng dịch vụ ăn uống mang đi, nhằm hỗ trợ một bộ phận người dân gặp khó khăn từ việc tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong 15 ngày thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
 
 
Có người chửi “chưa thấy con bò nào ngu xuẩn hơn đám bò này”, khi cấm đầu bếp chuyên nghiệp bán thức ăn, sau đó lại cho lũ con buôn vào nấu, với giá bán lẻ thực phẩm chưa chế biến đã cao hơn bình thường từ 300% đến 400%!
 
Nhưng có người lại không cho đó là “ngu xuẩn”, mà phải nói đây là “tầm nhìn” cao hơn… ngọn cỏ của đám bò lãnh đạo này khi tạo điều kiện cho đám con buôn ở siêu thị bóc lột người dân thêm một lần nữa.
 
Quả thật, “tầm nhìn” của đàn bò lãnh đạo từ thành phố tới trung ương này đã khiến một người dân- đồng thời là bác sĩ phát điên lên, đã viết một status khá dài, đưa lên mạng xã hội. Ông viết:
 
Họ chống dịch như thế nào nhỉ!?
 
Tôi nghĩ mãi và chua chát nhận ra: Họ chống dịch bằng nghị quyết.
 
Để ra nghị quyết, họ lấy ý kiến của Bộ Y Tế, do Bộ trưởng ký.
 
Ý kiến của Bộ Y Tế do các chuyên gia.
 
Các chuyên gia là ai: Là những viên chức thuộc quyền bộ trưởng, nói gì đẹp ý bộ trưởng thì nói.
 
Tôi có bạn, có em làm chuyên gia về lĩnh vực này, khi hỏi: Các ông bà ơi, sao không ai nói một câu cho Dân nhờ, làm theo cách này sai mất rồi. Thì được trả lời: Họp cãi nhau như mổ bò, nhưng bộ trưởng quyết theo ý bộ trưởng, chịu!
 
Bộ trưởng Y tế Việt Nam là ai!?
 
Là cán bộ tuyên giáo nhiều hơn là một vị tướng ngành Y.
 
(Hết trích)
 
 
Con lạy mấy “bố” để yên cho con chống dịch
 
Ông là Bác Sĩ Phạm Ngọc Thắng. Trong một status khác, ông Thắng nêu lên sự bất lực:
 
Còn nghĩ gì được nữa, dự báo xấu đã thành hiện thực: Sự bất lực của chính quyền trung ương đã dẫn tới việc ngăn sông cấm chợ tràn lan.
 
Mỗi tỉnh là một pháo đài chống covid, mỗi tỉnh là một khu tự trị, mỗi nhà là một tế bào nằm im chịu trận.
 
Việc đặt ra chiến dịch Tìm & Diệt Virus đã thất bại thảm hại như nó đã và sẽ chắc chắn như thế.
 
Tôi hận những kẻ coi thường quy luật của sự sống, ngạo nghễ ngu dốt đã đốt tiền thuế xương máu của Dân không thương tiếc.
 
(Hết trích)
 
 
Trình độ chống dịch của đàn bò: Cho lập úp ghế đá công viên!
 
Status của bác Sĩ Thắng khiến tôi nhớ đến câu nói để đời của Karl Marx:
 
“Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của đồng loại, mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình!” Là cha đẻ của chủ thuyết cộng sản, nên Karl Marx đã nhìn thấu tâm can những người cộng sản như thế.(Người cộng sản khai thác tối đa tâm lý nầy để mỵ và gạt dân. Karl Mark dạy cho những tên làm chánh trị bất lương, tà ác lừa gạt thiên hạ)
 
Quay trở lại thành phố đang bị đóng cửa. Mặc cho dân tình ngơ ngác, đàn bò lãnh đạo vẫn đang gặm cỏ, loại cỏ nhập từ nước ngoài, rất ngọt. Chúng chăm chỉ ăn để lấy sức suy nghĩ thêm vài nghị quyết chống dịch nữa.
 
Dưới ánh nắng gay gắt của một ngày ngăn sông cấm chợ, những cái đầu bò rồi cũng chỉ cao hơn ngọn cỏ một chút thôi.
 
*****
 
Những cuộc hồi hương bão táp - Ảnh 4.
 
 
Những cuộc hồi hương bão táp - Ảnh 1.
 
 
Một hành trình hồi hương đã không bao giờ về tới đích - Ảnh 1.
 
Một hành trình hồi hương đã không bao giờ về tới đích
 
 
 
Đình Ngọc
 
2 tháng 8, 2021

_________________________



Đỗ Hứng gởi