Khi tượng của nhà từ thiện vĩ đại bị kéo đổ, tượng của kẻ nghiện ma tuý được dựng lên
Khi tượng của nhà từ thiện vĩ đại bị kéo đổ, tượng của kẻ nghiện ma tuý được dựng lên: Luật pháp trở nên vô nghĩa
Một bức tượng của Edward Colston, người buôn bán nô lệ và nhà từ thiện, ở Bristol, Anh vào ngày 31/3/2012. (Tim Green qua Wikimedia Commons
Một đám đông tự cho mình là đúng ở thành phố Bristol (Anh Quốc) đã lật đổ một bức tượng của Edward Colston và ném nó xuống dòng nước của Sông Avon. Trong khi bức tượng của Edward Colston bị kéo xuống thì những bức tượng của George Floyd đang được dựng lên - những tượng đài biểu tượng cho sự điên rồ và tha hoá về mặt đạo đức của con người bắt đầu được ca ngợi và rất có thể sau này sẽ được... thờ phụng.
Black Live Matter (vì cuộc sống của người da đen) đã trở thành phong trào (theo cá nhân người viết bài này) là 'sự hỗn loạn vì cuộc sống của người da đen'. Trong sự hỗn loạn và quá khích này, một đám đông tự cho mình là đúng ở thành phố Bristol đã lật đổ một bức tượng của Edward Colston và ném nó xuống dòng nước của Sông Avon.
Bức tượng đã 125 năm tuổi. Một một món đồ trang trí có tính thẩm mỹ cao đối với thành phố vào cái thời điểm mà những thứ đồ trang trí như vậy hoàn toàn vượt quá khả năng của tất cả chúng ta (ngoại trừ một hay hai nhà điêu khắc). Còn lại, trong tâm trí của đám đông kia chẳng thể có được sự say mê như nó vốn có bởi sự dũng cảm và sự vĩ đại về đạo đức của chính nó.
Edward Colston (1636–1721) là một thương gia và nhà từ thiện, người đã sử dụng phần lớn tài sản của mình để tài trợ cho các trường học, bệnh viện và bố thí cho người nghèo (có giá trị kiến trúc đáng kể). Ông cũng là một thương nhân buôn bán nô lệ, mặc dù vào thời điểm mà chế độ nô lệ được hầu như toàn bộ tầng lớp trí thức chấp thuận về mặt đạo đức và chỉ có thể được thực hiện với sự hợp tác của những người săn nô lệ châu Phi. Người châu Âu vào thời điểm đó không thể thâm nhập châu Phi ngoài một vài trạm ven biển.
Bốn trong số những kẻ lật đổ bức tượng đã bị bắt và bị buộc tội hình sự. Họ vừa được bồi thẩm đoàn tuyên bố trắng án, mặc dù không lúc nào người bào chữa phủ nhận rằng họ đã thực hiện những hành vi mà họ bị buộc tội.
Không có ý kiến nào cho rằng cảnh sát đã ngụy tạo bằng chứng chống lại họ. Họ đã được trắng án (một cách tự nhiên đầy vui mừng) với lý do là họ đã hành động một cách có đạo đức, rằng họ được thúc đẩy bởi khát vọng công lý lịch sử. Các luật sư bào chữa của họ nói với bồi thẩm đoàn rằng bốn người đã "đứng về phía lịch sử” - tất nhiên, Edward Colston cũng tin rằng mình đã tồn tại hơn ba thế kỷ trước đó.
Một thành viên Lao động của Quốc hội vui mừng trước phán quyết gần như niềm vui của bị cáo. Ông nói, “Một bồi thẩm đoàn người Anh đã xác nhận việc lật đổ bức tượng của Edward Colston không phải là một hành động phạm tội. Tội ác thực sự là bức tượng vẫn còn ở đó khi những người biểu tình kéo nó xuống. Phán quyết hôm nay đã đưa ra một bản án thuyết phục mà phần lớn người Anh muốn giải quyết quá khứ buôn bán nô lệ và thuộc địa của chúng ta”.
Chúng ta hãy bỏ qua một thực tế rằng, không thể coi một bồi thẩm đoàn gồm mười hai (trong đó một người đã bỏ phiếu để kết tội) có thể đại diện cho phần lớn dân số lên đến hàng triệu, và có thể nhận ra: điều đáng chú ý trong phản ứng của nghị sĩ là họ không xem xét tác động của phán quyết nếu nó được thiết lập như một tiền lệ.
Điều đó có nghĩa là những hành vi thường bị coi là phạm tội sẽ không còn nữa, miễn là những tên tội phạm "đứng về phía lịch sử” và được thúc đẩy bởi những gì họ tuyên bố là tình cảm đạo đức sâu sắc (nhưng thực ra lại rất hời hợt).
Khi đọc bản tuyên bố trắng án, tôi không thể không nghĩ đến vụ ám sát Tướng Trepov bởi bà Vera Zasulich vào năm 1878. Tướng Trepov, Thống đốc St Petersburg, đã ra lệnh trừng phạt bằng đòn roi ông Arkhip Bogolyubov, một tù nhân và là một nhà cách mạng, sau khi người này từ chối bỏ mũ lưỡi trai trước sự hiện diện của Trepov. Bản thân bà Zasulich cũng là một nhà cách mạng, bị bắn và bị thương, nhưng không giết Trepov nhằm mục đích trả thù.
Bà Zasulich trước sự bày tỏ sự phẫn nộ về mặt đạo đức của công chúng đã được tuyên trắng án tại phiên tòa của mình. Và trên thực tế đã được người bào chữa biến thành phiên tòa xét xử nạn nhân, Trepov.
Vào thời điểm đó, việc tuyên bố trắng án, ít nhất là đối với giới trí thức, là một chiến thắng cho công bằng xã hội: Trepov đã có được những gì anh ta xứng đáng phải có và Zasulich là một nữ anh hùng. Nhưng xét lại, việc tha bổng thật thảm khốc, vì chắc chắn công dân không thể quyết định được chính xác xem ai sẽ là người bị xử bắn. Và không còn nghi ngờ gì nữa, điều này thậm chí còn chắc chắn hơn cả trường hợp của Bristol.
Một bức tượng của George Floyd được khánh thành tại Giao lộ Flatbush ở quận Brooklyn của Thành phố New York vào ngày 19/6/2021. (Ảnh Getty Images)
Phán quyết của tòa án đã làm suy yếu hay đi ngược lại khái niệm về nhà nước pháp quyền, thậm chí là sự cần thiết của pháp luật. Nếu người dân bị trừng phạt vì thực hiện các hành vi trả thù nhân danh công lý, thì cần những thủ tục rườm rà như xét xử để làm gì?
Nhưng như Francis Bacon, luật sư và nhà triết học đã nói cách đây 4 thế kỷ, "Sự trả thù là một loại công lý hoang dã, mà bản chất của con người càng chạy theo, thì luật pháp càng nên loại bỏ nó."
Ông nói tiếp: “Đối với sai lầm lần thứ nhất, đó là vi phạm luật pháp; Nhưng sự trả thù của sai lầm đó, đưa luật pháp ra khỏi văn phòng". Nói cách khác, nếu mỗi con người đều phạm pháp khi anh ta cảm thấy bị kích động bởi cảm giác phẫn nộ của mình, thì sẽ chẳng còn luật pháp nào cả.
Sự tha bổng của Zasulich là một giai đoạn trượt dốc của chủ nghĩa Bolshevism, chịu trách nhiệm về những cái chết bạo lực hơn trong một tuần so với chế độ Nga hoàng trong một thế kỷ.
Trong khi bức tượng của Edward Colston bị kéo xuống thì những bức tượng của George Floyd đang được dựng lên. Điều này chắc chắn rất tò mò. Tất nhiên, những phẩm chất đạo đức của George Floyd không liên quan đến câu hỏi về sự oan trái trong cái chết của anh ta, vì giết người xấu cũng như giết người tốt; nhưng nó liên quan đến việc anh ta nên được tưởng nhớ như thế nào.
George Floyd đã phạm rất nhiều tội, ít nhất một trong số đó thực sự rất tồi tệ. Anh ta dùng súng đe dọa một phụ nữ đang mang thai (là người da đen, một cách tình cờ) mà anh ta đã đột nhập vào nhà. Việc dựng một bức tượng cho một người đàn ông như vậy có thể được hiểu vừa là sự tôn vinh hành vi cướp có vũ trang vừa là hành động xấu xa nhất.
Đối với tôi, rõ ràng là không nên dựng bức tượng nào cho anh ta cả. Nạn nhân không có đức hạnh và không thể chuộc lại những tội ác của mình. Việc dựng bức tượng về anh ta không có gì là đáng hổ thẹn. Nhưng việc biến anh ta thành một anh hùng phải bị coi là một sự sỉ nhục đối với người da đen ở khắp mọi nơi.
Tôi cảm thấy như vậy, song tôi không được phép kéo các bức tượng đó xuống ở nơi chúng đã được dựng lên một cách hợp pháp. Tôi có thể tranh luận chống lại họ, vận động và bắt đầu kiến nghị yêu cầu dỡ bỏ chúng, v.v. nhưng tôi không thể tự mình xử lý luật pháp.
Hơn nữa, ngay cả khi tôi thành công trong chiến dịch của mình, thì cũng cần phải xem xét việc bảo tồn các bức tượng ở đâu đó hay một nơi nào khác chứ không phải là phá hủy chúng - những tượng đài cho sự điên rồ và tha hoá về mặt đạo đức của con người. Luôn luôn kịp thời nhắc nhở về sự điên rồ và tha hoá về mặt đạo đức của con người.
Huyền Anh
______________
usaelection gởi