Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 
Không đến, không đi
 
 
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)   Khoa học gia Ashtekar phổ biến nghiên cứu của mình về thuyết ‘tái sinh’ của vũ trụ (The theory of recycled universe) dựa trên Loop Quantum Cosmology (LQC) phản ảnh về nguyên thủy của vũ trụ. Đây là điều mà thuyết General theory của Einstein đã không giải thích được.  
 
“Ashtekar wanted to be sure of what he was seeing, so he asked his colleagues to sit on the result for six months before publishing it in 2006. And no wonder. The theory that the recycled universe was based on, called Loop Quantum Cosmology (LQC), had managed to illuminate the very birth of the universe - something even Einstein's general theory of relativity fails to do. (Did our cosmos exist before the big bang?)” (New Scientist, 10 December 2008 by Anil Ananthaswamy)
 
Nói về nguyên thủy của vũ trụ, không thể không đề cập đến những wormholes.  Đây là những “con đường,” là phương tiện (solution) mà Đức Phật lịch sử đã kinh nghiệm, và trải qua trong tứ thiền định.  Đức Thế Tôn đã dùng wormholes để đi về quá khứ, đạt được lục thần thông, trước khi đại giác ngộ, đạt chánh đẳng chánh giác, thành Phật – Thích Ca Mâu Ni.
 
Are wormholes the solution?  Wormholes là giải pháp?
 
Wormholes là con đường hầm cực nhỏ, nhỏ hơn cả những hạt điện tử, đưa ta đi ngược thời gian trở về quá khứ.
 
“The chances are that natural wormholes are tiny - vastly smaller even than an electron, (and a billion trillion electrons can fit in a teaspoon). But you could perhaps find (or create) a wormhole big enough and durable enough to let you slip through into the past. It seems difficult but theoretically possible.”
 
Khoa học không thể thấy và định nghĩa được lý nhất thể (non-dualism, oneness, singularity.)  Toán học giải thích được sự thay đổi nhưng chưa chứng minh được lý vô thường.
 
Nhất Điểm Blackhole là cánh cửa của vô lượng vũ trụ, và wormhole là một điểm vô thường của không gian-thời gian cuộn tròn thành một (nhất thể.)
 
“In a newly published study, physicists take singularity out of black holes, suggesting that black holes could serve as portals to other universes. Better yet, quantum theory suggests that “wormhole” connections between different spacetime points spontaneously form and break all the time.”
 
 
Diễn Giải Của Tác Giả
 
A physicist generally refers a singularity as a quantity, which is infinite. Specifically, a quantity, which approaches infinity as another parameter goes to zero, such as
 
Tôi xin chứng minh, Where X is: X = E=mc^n; thus n = 3, 4, 5, ... , ∞ (vô cực, infinity)
 
Theo thiển ý của riêng tôi, since, x goes to zero but never reaches to zero; therefore, quantity approaches infinity but infinity.
 
Nói nôm na là sắc đi đến không nhưng không bao giờ là Không.  Không đi đến sắc nhưng không bao giờ là Sắc.
 
Sắc và Không luôn luôn đối ngược theo tỉ lệ nghịch.
 
Sắc đi tới vô lượng, vô thủy thì Không đi tới vô chung, vô cực và ngược lại.
 
Note: Sắc is matter, the key stone of universe. Không is Emptiness. They are inversely propotional. Thus, the universe(s) are probably both contracted (closed) and expanded (opened) via a thread hole.
 
Wormholes and blackholes are portals (vô môn quan) to other universes.
 
Đó mới thật sự ý nghĩa thâm diệu của Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh:
 
Sắc tất thị không, không tất thị sắc. Sắc không khác không; không không khác sắc.
 
Ngay đến bây giờ, sau hơn 2500 năm chưa có mấy ai hiểu tới tầng lớp đó của ‘càn khôn đại nả di.’ Vì vậy, vũ trụ có thể vừa co vừa giản, co bất thị giản giản bất thị co. Đây là thuyết trung đạo của Phật Giáo khác với khoa học đang tranh luận, một là vũ trụ nới rộng không bao giờ ngừng; hai là vũ trụ sẽ sụp đỗ, tận thế chứ không thể “ba phải” vừa co vừa giản, không co không giản như thuyết trung đạo ở trên. Cho đến khi họ tìm ra những điều ngoài sức tưởng tượng. Không ngờ nó hoàn toàn đi ngược lại với lý luận khoa học và kiến thức hiểu biết của con người. Họ bị chấn động mạnh, lớ ngớ, bỡ ngỡ, chưng hửng, thoát nhiên đốn ngộ, và buộc miệng kêu lên, Cái gì đã xãy ra trên trái đất? “What on earth was happening?”
 
Thêm nữa, các cõi “trời” khác ở đâu?
 
Chúng ta không thể tìm thấy trong vũ trụ sắc tướng này, nhưng không phải là không có trong cõi vô sắc tướng (dark matters.) Vì cõi “trời” nằm trong một vũ trụ song song với vũ trụ của chúng ta, thuộc các chiều kích không gian bị cuốn lại nên người trần không thể thấy, nhưng người có thần thông như Đức Phật thì có thể thấy, thiên nhãn thông, và đến được bằng tâm thức.
 
Bằng cách dùng tâm niệm, chỉ một niệm là đến. ây là phương thức di chuyển chủ yếu trong Tam Giới. Theo Stephen Hawking (nhà cố vật lý người Anh, mang chức danh Giáo sư Lucasian tức giáo sư Toán học của Đại học Cambridge, chỉ những nhà khoa học xuất sắc như Isaac Newton hay Paul Dirac mới có chức danh này) và Neil Turok (sinh năm 1958 tại Johannesburg, South Africa, Giáo sư Vật Lý của Đại học Princeton, Giám đốc Viện Perimeter về Vật Lý lý thuyết), hai người nói trong một định đề (postulate):
 
“The quantum world is one of virtual particles continually fluctuating in and out of existence, even in a vacuum, of superstrings vibrating and twisting in ten or eleven dimensions, most of which are "rolled up‟ and invisible, of a reality in which gravitation, spacetime and matter are or were merged in one "instanton”
 
(Thế giới lượng tử là thế giới của các hạt ảo không ngừng dao động qua lại giữa hiện hữu và cả hư không, của siêu dây rung động và biến dạng trong 10 hoặc 11 chiều kích mà phần lớn những chiều kích ấy bị cuốn lên và vô hình của một thực tại trong đó lực hấp dẫn, thời không, và vật chất, được hoặc đã được kết hợp lại trong “sát na hiện tiền”).
 
Như vậy tốc độ hữu hiệu trong vũ trụ mênh mông và trong Tam Giới chắc chắn phải là tốc độ vô hạn của tâm niệm. Chẳng những, nó đúng trong thế giới lượng tử mà cũng nghiệm đúng trong thế giới đời thường. Nghĩa là chỉ cần một niệm là đến bất cứ đâu trong Tam Giới, dù cho cõi đó cách xa Địa cầu 14.8 tỷ năm ánh sáng. 
 
Khoảng cách không gian hoàn toàn không còn ý nghĩa. Chính vì vậy nên Phật còn có danh hiệu là Như Lai, nghĩa là không đi không đến, tất cả mọi cõi giới đều là do tâm tạo, khoảng cách không gian vật lý trong vũ trụ chỉ là ảo tưởng, không có thật.
 
Đó là điều chắc chắn, vật lý lượng tử cũng xác nhận như thế.  Các nhà khoa học đã nhiều lần thí nghiệm về hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement,) đã nhận thấy hai photon vướng víu (entangled,) khi một photon bị tác động thì tức thời photon kia bị tác động tương ứng tức thời, bất kể khoảng cách là bao xa.  Điều đó chứng tỏ khoảng cách không gian là không có thật.
 
Năm 2008, Nicolas Gisin của Đại học Geneva tiến hành đo thử tốc độ truyền tín hiệu nếu giả sử điều đó là có xãy ra giữa hai photon vướng víu (entangled,) thì thấy tốc độ đó gấp hơn 10 triệu lần tốc độ ánh sáng.  Đó là một sự kiện hoàn toàn không tưởng, nó làm sụp đổ định đề của Einstein nói rằng tốc độ của ánh sáng là nhanh nhất trong vũ trụ.
 
Khoa học còn lâu mới đạt tới điểm cực tiểu (infinitesimal, epsilon,) và cực đại (infinity) để tìm thấy cái nhất thể (singularity,) chứ đừng nói đến nhất thể tuyệt đối (oneness.)
 
Vì cái singularity mà họ tìm kiếm đó chỉ là one of multi-singularities, the causes of multiple effects, which caused multiverses, one of multiple big bangs.
 
Mà cái nhất thể (singularity) đó cũng là Không, It is only one of empty sets { { } { } { } { } }..., and the infinite empty sets are the emptinesses of oneness, a part of a whole trong chơn như tam muội.)
 
Những gì mà khoa học khám phá và giải thích. Phật Thích Ca đã “kiến” và nói về thuyết bất khả tư nghị của thuyết nhị nguyên (dualism,) bất nhị (non-dualism,) lý nhất thể (oneness), cái Không (Emptiness,) Singularity, vô lượng vũ trụ, Indra Jewel Web, cause & effect, sátna, spacetime, tốc độ ánh sáng, nguyên tử, quarks, quantums, ...
 
Như trong trường hợp information lost khi đi qua wormhole để đến một vũ trụ khác. Có nghĩa là khoa học của con người còn lâu mới có thể chế ra một time travel machine để đi qua blackhole hay wormhole. Vì muốn đi qua cái đường hầm vật chất thì phi thuyền lẫn cơ thể chúng ta phải bị rã tan ra từng nguyên tử, rồi thì lượng tử nhỏ, rồi tái hợp, sinh tồn lại nơi mình muốn qua với đầy đủ 100%, không dư (3 cái lỗ tai) không thiếu (một cánh tay,) hay nếu mình travel với một người khác thì không có chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia” khi mình bướt qua điểm đến như trong Star Trek vậy. Thật là kinh khủng nếu một nửa cơ thể chúng ta ở hai nơi trong hai vũ trụ nhưng chúng ta không “chết.”
 
Từ xưa tới nay, nói đến chuyện trên thế gian, nơi chúng ta đang sống, cũng không ai có thể biết hết chứ đừng nói chuyện xa hơn về vũ trụ.  Xa vời viễn vông hơn nữa là nói đến vũ trụ thứ 2, 3...vô lượng cõi, vô lượng vũ trụ. Muốn thấy và biết (đại ngộ, đại giác) thì phải đi qua những cái đường hầm (blackholes, wormholes) đó với một tốc độ nhanh hơn ánh sáng, mà đạo Phật gọi là thần thông.
 
Khi đã đạt được vô thượng đại chánh giác, ngộ được nhất thể chơn không (emptiness,) vô cực, vi tiểu,...bến nào cũng không trụ, bờ nào cũng vượt qua như là energy có thể hợp tụ, đi xuyên qua vật chất.  Khi không gian quyện vào thời gian trở thành Một (Nhất Thể, oneness.)
 
Cao hơn nữa là khi mà “không có không gian lẫn thời gian,” không có nơi đến, không có nơi đi, ngay cả nơi hiện tại cũng không có, tất cả điều vô thường trong từng sátna (impermanent in the billions of second,) thì đâu cần travel nữa, đâu cần chờ cái gì đến từ quá khứ, đâu cần sống với hiện tại, đâu cần mong đi tới đâu trong vị lai.
 
Khi mà không có quá khứ, thì làm gì có hiện tại và tương lai (no cause, no effect!)
Vậy thì vượt qua đâu nữa, trụ ở đâu nữa?
 
Khi quán được những điều trên, hành giả sẽ đạt được đại giác, đại ngộ, vô thượng đẳng giác, có được trí tuệ (huệ) thần thông quãng đại, vượt trên cả giới hạn của vật chất, không gian và thời gian.
 
Đó là tinh thần của bài kệ,
 
Không đến!
 
Không đi!
 
Không ở!
 
Không về!
 


Lê Huy Trứ
5-18-2024
 
___________

 
Tru Le gởi