Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 

Không hoàn hảo nhưng Trump là người biết cách trị Trung Cộng?




Khi vụ động đất xảy ra ở Tứ Xuyên, người Hoa Hồng Kông đã lăn xả tái thiết vùng bị nạn hơn bất cứ lúc nào vậy mà khi đại dịch covid bùng phát ở Vũ Hán, cộng đồng người Hoa và giới y tế Hồng Kông lại đòi đóng cửa biên giới với Hoa lục và đình công phản đối việc giúp đỡ Trung quốc. Rất lạ phải không?

Kazakhstan rất thân Trung quốc, chính phủ Philippines gần đây nịnh bợ Tập Cận Bình bỗng đóng sập cửa với Trung Quốc. Bắc Triều vốn được coi là con đẻ của Bắc Kinh cũng chốt cửa thật chặt không cho người Trung quốc bước qua biên giới.

Nước Ý, quốc gia thuộc nhóm G7 tham gia «Con đường tơ lụa» rất nhiệt thành, nhưng khi bị cơn bão Virus tràn qua giết chết quá nhiều người thì nay bắt đầu khiếp đảm khi thấy du khách Trung quốc. Nga của Putin thân thiết với Tập Cận Bình là thế nhưng thẳng thừng đóng cửa biên giới, trục xuất những người Trung quốc nhiễm bệnh về nước.

Thế giới bắt đầu tỉnh ngộ với Trung quốc?

Ngày 1/1 Bắc Kinh đã bắt tám bác sĩ ở Vũ Hán vì đã cảnh báo về nạn dịch, dám so sánh con virus mới với SARS để ngăn chặn truyền thông. Đó là giọt nước tràn ly khiến thế giới không còn đặt việc làm ăn với Trung quốc lên trên an ninh của mình.

Trước đó thế giới có biết một Trung quốc xấu xa không? Thưa có. Nhưng tiền đã làm lóa mắt tất cả các nhà lãnh đạo từ châu Á, lục địa Đen, châu Đại Dương, Mỹ La Tinh thậm chí là cả châu Âu tới nước Mỹ.

Dối trá trở nên biểu tượng nổi bật của người Trung Quốc khi họ không ngừng che giấu những sai lầm của mình, không ngừng nói khoác, nói không, nói dối. Người Trung quốc thậm chí còn trở nên những kẻ chuyên ăn nói cay độc và ngạo mạn. Trung quốc trở nên thực dụng ghê gớm, khi có tiền, khi thoát nghèo đói trở nên một cường quốc, trong ý thức của người Trung Quốc đã hoàn toàn đóng lại với khái niệm Đạo Đức. Họ khệnh khạng coi Trung Hoa là ngôi nhà lớn còn toàn bộ thế giới chỉ là mảnh sân nhỏ. Mọi thói xấu bắt đầu từ thói tự phụ này.

Tại Nhà thờ Đức Bà Paris, người ta đã gắn một cái biển: “Làm ơn giữ yên lặng” (viết bằng tiếng Trung giản thể) dành riêng cho người Trung Quốc đọc.

Vì sao người Trung Quốc hay nói to? Thật ra sâu xa người Trung quốc vẫn hiểu mình hèn mình nghèo và thất bại nên không có cảm giác an tâm. Họ phải nói thật to vì tâm lý nói to thì cái lý cũng to.

Người Trung quốc không chỉ nói to những lời dối trá mà họ còn cực giỏi khi làm hàng giả hoặc bất kỳ cái gì giả.

Năm 2003, ở tỉnh An Huy phát sinh sự kiện “sữa bột giả” khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, 13 bé tử vong. Năm 2006, Sở lương thực thành phố Bắc Kinh cho biết có 2.300 tấn gạo cũ độc hại lưu hành trên thị trường.

Thế giới kinh hoàng khi biết chuyện cô bé Duyệt Duyệt 2 tuổi bị xe cán qua người vào tháng 10/2011 làm chấn động thế giới. Không chỉ những người qua đường không dừng lại cứu giúp, mà một chiếc xe tải khác chạy qua tiếp tục cán lên người em.

Những câu chuyện thấy người gặp nạn không cứu giúp không còn là điều mới lạ ở Trung Quốc nữa. Thậm chí tài xế sẵn sàng cán qua cán lại cho người bị nạn chết hẳn để bồi thường ít hơn.

Trung Quốc vốn được coi là mảnh đất lễ nghi có mấy nghìn năm lịch sử. Trong truyền thống Trung hoa “Lễ Nhạc Xạ Ngự Thư Số” của Trung Quốc, chữ “Lễ” đứng đầu, đã đủ để nói lên rằng người Trung Quốc coi trọng truyền thống lễ nghi. Trong cuốn “Tam tự kinh” từng được biết đến rộng rãi có chỉ ra, làm con cái, từ bé khi lớn lên, phải nên thành thục các loại lễ tiết. Trong lịch sử trong một số “gia huấn”, “học quy” nổi tiếng, đều có một lượng lớn quy phạm lễ nghĩa liên quan đến các phương diện như ăn ở đi lại, đối nhân xử thế hàng ngày. Giao lưu giữa người và người, xưng hô đối phương thế nào cho khiêm cung. Vậy mà truyền thống ấy chỉ còn lại trong sử sách.

Gần đây trang báo “Daily Mail” của Anh đã đăng tải một bộ phim tài liệu mang tên “Hard to Believe” (tạm dịch: Điều khó tin) miêu tả về việc mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bộ phim nêu ra vấn đề vì sao một tội ác kinh hoàng thế này mà thế giới lại không chú ý đến?

Bài báo nói rằng ĐCSTQ đã mổ cướp gan, thận, giác mạc và tim của những học viên Pháp Luân Công đang bị bắt giam phi pháp, thậm chí là mổ lấy nội tạng trong khi những người này vẫn còn sống. Nhưng quốc tế hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề này.

ĐCSTQ thừa nhận mỗi năm có khoảng 10.000 ca phẫu thuật cấy ghép tạng, đồng thời giải thích rằng, những cơ quan nội tạng đó đến từ những tù nhân bị tử hình. Nhưng căn cứ theo báo cáo của Tổ chức Nhân quyền tại Mỹ, thì năm 2013, Trung Quốc chỉ có 2.400 trường hợp thi hành án tử hình. Báo cáo của ông Matas và Kilgour cho rằng, có khoảng 40.000 học viên Pháp Luân Công đã chết do bị mổ cướp nội tạng.

Nhà báo Ethan cho biết, con số thực tế có thể còn cao hơn, từ năm 2000 đến năm 2008 đã có hơn 65.000 người bị mổ cướp nội tạng sống. Năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, khi đó ông Ethan cũng đang ở Bắc Kinh, do đó ông đã tận mắt chứng kiến cuộc đàn áp của ĐCSTQ. Năm 2006 ông bắt đầu tiến hành điều tra. Khi ông phỏng vấn những học viên Pháp Luân Công đã từng bị bắt giữ, ông đã rất sốc khi các học viên đề cập đến việc mổ cướp nội tạng sống. Tiếp cận với bài báo này, các độc giả người Anh đã đưa ra rất nhiều bình luận, có người cho rằng: “Hành động của quốc gia này đối với người và động vật, luôn khiến cho người ta cảm thấy đáng sợ.“ Có người còn trực tiếp kêu gọi Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne: “Tại Trung Quốc phát sinh sự việc này, chúng ta còn có thể tiếp tục quan hệ thương mại với họ sao?”

Năm 2008 là cơ hội vàng cho Trung quốc. Lúc đó cả Phương Tây trở nên ốm yếu và Trung Quốc cho rằng giờ là lúc lấy lại vị trí trung tâm mà họ cho rằng đó là chính chỗ đứng của họ.

Khi được Mỹ ủng hộ giúp đỡ, ngày từ năm 1972, Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy. Đó là bước đầu tiên khiến một Trung quốc vươn lên không còn giới hạn ở vùng Biển Đông mà bao trùm khắp các châu lục, trên mọi lĩnh vực, từ thương mại, kinh tế, quân sự, chính trị và cả trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Giấc mơ Đại Trung Hoa được thể hiện rõ từ việc cưỡng chiếm và quân sự hóa nhiều đảo của các nước láng giềng ở Biển Đông; mua bạo các cảng biển chiến lược trên thế giới, hiện đại hóa quân đội với các loại vũ khí tối tân nhất ăn cắp công nghệ Mỹ hoặc mua chuộc để có được công nghệ cao, đưa tầu thăm dò thám hiểm không gian và bắt đầu áp đặt luật chơi trên thế giới bằng tiền.

Mục tiêu hàng đầu của chiến lược này là làm chủ nhanh nhất các công nghệ tiên tiến của phương Tây, cải tiến nâng cao hơn để trở thành cường quốc khoa học công nghệ 2025. Trung Quốc muốn được nhìn nhận như là một siêu cường mới, được trang bị một cơ chế chính trị ưu việt hơn cả của các nền dân chủ và có khả năng mang lại tăng trưởng và ổn định.

Để có thể thực hiện điều này, Trung cộng huy động một đội ngũ cộng tác viên quốc tế có tiếng nói quan trọng, chiêu dụ từ các lãnh đạo chính trị, giới trí thức, giới doanh nhân, giới nhà báo trên thế giới. Dĩ nhiên bằng rất nhiều tiền.

Thật đáng sợ khi nhìn lại các siêu sao truyền thông, công nghệ, chính trị gia thế giới chũng ta thấy có những cái tên vua biết mặt chúa biết tên như cựu thủ tướng Anh Cameron, cựu phó thủ tướng Đức Philipp Rosler, các cựu thủ tướng Pháp Dominique Villepin, Jean Pierre Raffarin hay như cựu thủ tướng Ý, cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Romano Prodi... Những người này lần lượt được Trung Quốc mời về đứng tên các quỹ đầu tư, các định chế tài chính do Bắc Kinh lập nên !

Và khi phi thuyền Thần Châu của Trung hoa bay lên quỹ đạo bước tới mặt trăng, khi máy bay siêu thanh Made in China cạnh tranh với phản lực cơ Mỹ, Nga, khi Trung quốc mua cả châu Phi và nhiều đất đai khắp thế giới từ Úc châu tới Hoa Kỳ, khi Trung quốc đã có tiếng nói vang dội khắp châu Âu, khiến Đức, Pháp, Anh...phải bé tiếng tịt còi trong nhiều lĩnh vưc, khi người Trung quốc bắt đầu nhẹ nhàng can thiệp cả vào chính trị Mỹ, tác động sâu sắc tới tư tưởng các Thống đốc bang của đất nước Cờ hoa, Khi Trung quốc lấn sân Mỹ cả về kinh tế ngay trước mũi Clinton, Obama và kể cả vài năm đầu nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump, khi ấy phương Tây bắt đầu hốt hoảng. Nhưng, như có nhà báo đã kêu lên: "Tất cả đã trễ rồi".

Một số học giả, chuyên gia về Trung quốc của phương Tây chua chát nhận định: Sau nhiều thập niên bị lóa mắt trước các lợi ích kinh tế và nuôi ảo tưởng Trung Quốc chuyển đổi mô hình độc tài thành dân chủ, họ nhận ra mình bé cái nhầm. Trước hiểm họa bành trướng Trung Quốc, phương Tây trong đó có Hoa Kỳ và Châu Âu giật mình tỉnh ngộ, đề phòng mà vụ Hoa Vi là một ví dụ điển hình. Câu hỏi đặt ra : Phải chăng là đã quá trễ ?

Tôi nhớ lại Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đã nói cách đây hơn 100 năm: “Tương lai của chúng ta sẽ được quyết định bởi vị trí của chúng ta ở Thái Bình Dương khi đối mặt với Trung Quốc hơn là vị trí của chúng ta ở Đại Tây Dương và châu Âu”. Đó là một cảnh báo có tính dự báo như một tiên tri cho nước Mỹ.

Có lẽ Trung Quốc chẳng bao giờ có cơ hội “ngóc đầu” lên được nếu Washington không nắm tay Bắc Kinh.

Nhưng đáng tiếc, thời cuộc đã đưa hai đất nước trái nghịch chính trị kinh khủng này đến với nhau.

Thời cuộc đã gắn kết họ có nguyên nhân từ sự đe dọa của Liên Xô và cuộc chiến tranh Việt Nam.

Trong bối cảnh bế tắc của cuộc chiến Việt Nam và đồng thời cần một đối trọng để cân bằng quyền lực với Liên Xô, Mỹ bắt đầu chơi trò mèo mả, gà đồng với Trung Quốc. Đến đầu thập niên 1970, Nixon với Kissinger đã áp dụng một chính sách tiếp cận Trung Quốc hoàn toàn khác. Mục tiêu của Mỹ phải làm cho Trung Quốc mạnh! Cụ thể nhất là việc hỗ trợ cho lực lượng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) bằng nhiều loại vũ khí hiện đại, đủ sức để Trung Quốc đương đầu nếu nước này xảy ra chiến tranh với Liên Xô.

Nixon, rồi người kế nhiệm Gerald Ford, thuyết phục được Quốc hội, dù mức độ viện trợ không được như phác thảo ban đầu. Trong số thiết bị-phương tiện viện trợ cho Trung Quốc lúc đó, có hệ thống bắt tín hiệu truyền hình vệ tinh, máy bay Boeing 707 và máy tính tốc độ cao. Đến năm 1975, Mỹ xúc tiến bán động cơ phản lực Rolls-Royce (Anh sản xuất) cho Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc cũng thiết lập các chương trình tập trận, huấn luyện quân sự và thậm chí soạn thảo kịch bản tác chiến đánh Liên Xô. Trung quốc-Một bậc thầy lỗi lạc về copy đã sao chép tất cả, đã mổ xẻ và biến công nghệ Mỹ thành China, và đó là bước dậm đà quý báu để nhảy vọt chiếm lĩnh các vị trí cao công nghệ của nền Kinh tế Trung quốc.

Kết quả sự khởi đầu trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đánh dấu ngay bằng cuộc giết hại đẫm máu những người biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989.

Có vẻ như tình báo Mỹ lúc đó đánh giá quá lớn nguy cơ Liên Xô nên đã đẩy Mỹ đến với Trung quốc. Hè 1969, khi xung đột biên giới Trung Quốc và Liên Xô căng thẳng, tại một bữa ăn trưa ở nhà hàng “Beef and Bird” ở trung tâm Washington, một viên chức ngoại giao cấp trung Liên Xô đã nói với người đồng cấp Mỹ rằng Moscow đã lên kế hoạch “cực kỳ nghiêm túc” việc tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân Trung Quốc. Vài tuần sau tại Teheran, một tùy viên không quân Liên Xô cũng nói với một sĩ quan Mỹ rằng Liên Xô “sẽ không ngần ngại dùng vũ khí hạt nhân để tiêu diệt Trung Quốc” nếu Trung Quốc tiếp tục quấy rối biên giới Liên Xô. Năm 1973, một lần nữa, Liên Xô lại đề cập khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân Trung Quốc.

Vậy mà Kissinger trong chuyến kinh lý Bắc Kinh cuối năm 1973 đã nói với Chu Ân Lai rằng trong trường hợp Moscow tuyên chiến với “người anh em” Trung Quốc, Mỹ “có thể giúp đỡ bằng cách hỗ trợ thiết bị và các dịch vụ khác” giúp Trung Quốc giảm thiểu khả năng thiệt hại bằng cách cung cấp thông tin tình báo cảnh báo sớm. Điều này chỉ có thể thực hiện một khi thiết lập đường dây nóng “giữa các vệ tinh của chúng ta để chúng tôi có thể thông báo cho các bạn chỉ trong vài phút.

Mỹ không có gì phải trách ai hơn là trách mình khi vực dậy một con rồng ngủ yên để nó trở nên mối đe dọa lớn nhất hành tinh. Và chỉ đến khi cơn đại hồng thủy virus từ Vũ Hán tràn ngập thế giới, cuốn phăng New York City thì chính giới Mỹ và phương Tây mới tỉnh ngủ hẳn ?

Tôi đã từng cho rằng ông Trump là một chính trị gia ngẫu hứng thiếu chuyên nghiệp. Tôi đã thấy ông ấy đầy rẫy thiếu sót về ứng xử, đặc biệt là ứng xử với giới truyền thông. Tôi từng có cảm giác khó chịu thấy truyền thông Mỹ đăng tải tin tức về con gái, con rể ông ấy bay đi bay lại khắp thế giới tham gia chính trường đến nỗi bị người của đảng Dân chủ kết án ông ấy là "Gia đình trị”.

Nhưng nếu bình tĩnh nhìn nhận, người ta thấy rằng tại sao những người trẻ của nước Mỹ như con của ông ấy không được tham gia chính trị khi họ có năng lực? Không ai tìm ra những lỗi lầm những trò lố của gia đình Trump dù mỗi móng chân của gia đình ấy cũng được truyền thông Mỹ đặt lên bàn soi bằng kính hiển vi.

Nước Mỹ hôm nay với Trump đang đứng trước Trung quốc với tư thế khác hẳn năm 2016 trở về trước, một tư thế mà hoàng đế Tập Cận Bình phải e dè. Một nước Mỹ kể từ năm sau 1970 lầm lỡ kết thân với Trung cộng thì với Trump, có vẻ như đã biết rút súng khỏi bao, ít nhất cũng vào vị trí sẵn sàng trước các hiểm họa chứ không còn thúc thủ như trước.

Tôi tin rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải "Người trời" không phải "Ông Thánh" như nhiều người đang nghĩ nhưng tôi đặt câu hỏi: Hiện nay, trên chính trường Mỹ, ai là người khả dĩ hơn Trump để đối phó với con rồng đỏ Trung cộng ? Câu trả lời là: Không ai cả.

Việc tranh cãi về Trump là con người thế nào lúc này trở nên vô nghĩa khi đảng Dân chủ tỏ ra thiên tả hơn bao giờ hết và đó là điều Bắc Kinh muốn. Nếu thế giới chỉ loay hoay với khái niệm "Đạo đức” theo tiêu chuẩn của họ mà cố tình quên đi mối đe dọa lớn nhất của nhân loại đó là hiểm họa Trung cộng thì quả thật các nhà tư tưởng tự cho mình là phi Dân túy đang trở nên còi cọc hơn bao giờ hết.


10/4/2020

Họa sỹ Dũng Mai


Tung Van gởi