Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh






 
 Không & Vô Cực

(Zero & Infinity)


  
Lê Huy Trứ
trule9@gmail.com
 
February 24, 2017
 
Version 6
 

Mục Lục
 
Giáng Long Tuệ Lộ. 3
1.     Tiềm Long Vật Dụng. 4
2.     Lưỡng Long Nhập Động. 9
3.     Thiên Long Đáo Không (Re-enter the Emptiness)11
Không vơi, không đầy!12
Half full or half empty?. 13
4.     Kiến Thủ Bất Kiến Vĩ14
5.     Phi Long Tại Thiên. 16
6.     Mãnh Long Quá Hải (Rồng đáo bĩ ngạn)20
7.     Kiến Long Tại Trường. 26
Chúng ta có thể có mẫu số không không? (Can We Have Zero in the Denominator?)26
8.     Thiên Long Thần Nhãn. 30
9.     Thần Long Bài Vĩ35
Không và Vô Lượng (Zero and Infinity)36
10.      Kháng Long Hữu Hối52
11.      Hàng Long Phục Ma. 57
12.      Long Tranh Hổ Đấu. 68
Những Bài Nên Đọc Thêm.. 78
Tài Liệu Tham Khảo (References)85

 

 Giáng Long Tuệ Lộ

 
Bài viết này được trình bày qua công trình nghiên cứu, suy luận, tham khảo, sáng tác và phóng dịch từ những nguồn gốc tài liệu giá trị bởi những khối óc vĩ đại của các khoa học gia Tây Phương cũng như của những cao tăng và những thiện tri thức, đã được tôi tư duy hóa, đồng cảm hóa, và Phật Giáo hóa để chứng minh vài công án nan giải của khoa học.  Nó được xem như là một phương tiện trí tuệ của Phật Thừa để giải thích những gì khoa học hiện đại chưa thể vượt qua được.

Trong bài luận này, tôi cố gắng giải thích đơn giản, tránh những chi tiết khô khan của khoa học, hay dùng nhiều danh từ trườu tượng của Phật Giáo.  Tuy nhiên, đây là bài viết về triết lý viên dung thâm diệu của Phật Giáo mà tôi cố tâm dùng con thuyền Bát Nhã như phương tiện chuyên chở khoa học, toán học, vật lý, và luận lý để tái vượt biên, đáo bĩ ngạn. 
Hiển nhiên, lối suy luận của bài pháp này thoáng đọc qua có vẻ ‘lập dị, và hình như trái tai’ khác với những lý luận phổ thông nhưng tôi tự tin và khẳng định:  Đôi khi y ‘kinh vô tự’ giảng ý, tam thế Phật không oan mà ly ‘kinh vô tự,’ nhất tự vô cũng không đồng ma thuyết.

Hơn nữa, đây không phải là bài học mẫu giáo “101 chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” như cái đám lá kiến thức căn bản trong tay mà Đức Thế Tôn đã giảng dạy.   Chủ đề này vô can (không liên quan, irrelevant, neither here nor there, ở đây không có) với vài cọng lá trong tay của Đức Thế Tôn mà có liên quan (relevant) mật thiết đến đống lá vĩ đại trên rừng mà Đức Thế Tôn đã biết nhưng chưa bao giờ giảng dạy cho đa số chúng sinh vì căn cơ còn thấp kém chưa thể lãnh hội được từ 2600 năm về trước cho đến ngày nay.

Vật Lý Gia Richard Phillips Feynman tâm sự, “Nếu tôi đã có thể giải thích nó cho người tầm thường, tôi không xứng đáng đoạt giải Nobel.”  “If I could explain it to the average person, I wouldn't have been worth the Nobel Prize.” Dr. Richard Phillips Feynman.

Nếu tôi nhớ không lầm thì hình như tôi tình cờ đã đọc được ở đâu đó, Einstein cũng có nói: Tôi không biết những gì những người bình thường biết mà tôi chỉ biết những gì những người bình thường không biết. (I know not what the average people know but I only know what the average people know not.)

“Tôi cũng biết nhiều thứ mà những người khác không biết.” Kim Mao Bạch My VươngDonald J.Trump.  “I also know things that other people don’t know.”  Donald J. Trump, 45th President of United States of America.
Tương tự, tôi không viết bài này cho những người có trình độ khoa học trung bình cũng như có kiến thức lý trí bình thường.  Đó là lòng thành thật mất lòng trước và cũng là sự thật được lòng sau. 

1.   TiềmLong Vật Dụng

Tiềm long vật dụng(潛龍勿用) lời hào Sơ cửu của quẻ Kiền, có nghĩa là: "như con rồng còn đang ẩn náu; không nên dung." Khi khí dương còn đang tiềm tàng, hoặc bản thể của tâm chưa được phát lột thì không nên hành động.
Nhà Vật Lý giải Nobel Vật Lý, Dr. Richard Phillips Feynman nói: “Khoa học là tin tưởng vào cái vô minh, thiếu kiến thức của những nhà chuyên môn.” 
 
“Science is the belief in the ignorance of experts.” Dr. Richard Phillips Feynman (May 11, 1918 – February 15, 1988) was an American physicist addressed, "What is Science?" presented at the fifteenth annual meeting of the National Science Teachers Association, in New York City (1966,) published in The Physics Teacher, volume 7, issue 6 (1969,) p. 313-320)
 
Tương tự, tín ngưỡng tôn giáo là đặt niềm tin mù quáng và cuồng tín vào những tín điều được ngụy tạo rồi dựng lên như những chiêu bài mặc khải từ thần linh bởi một nhóm gian tà đi tu như là một nghề xảo trá lừa đảo tín đồ với chủ đích phục vụ tập đoàn tôn giáo trị. 
 
René Descartes’ quotes:
 
“In order to seek truth, it is necessary once in the course of our life to doubt, as far as possible, of all things.” 
 
Muốn tìm sự thật, điều cần thiết là nên đa nghi dù chỉ một lần trong đời, nếu có thể càng nghi nhiều càng tốt, nghi bất cứ tất cả cái gì ngay cả cái bóng của mình là không thật.
 
Đức Thế Tôn cũng đã dạy cái bài học đừng nhẹ dạ tin ai kể cả kim khẩu của Đức Phật mà phải khôn ngoan bắt chước Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan dạy khôn:  Tin nhưng phải kiểm chứng, (trust but verify.)
 
“Cái nguyên tắc đầu tiên đó là bạn phải không đánh lừa chính mình và vì bạn là người dễ bị lừa bịp nhất.” 
 
“The first principle is that you must not fool yourself and you are the easiest person to fool.”  Dr. Richard Phillips Feynman
 
Tóm lại, đừng nên cả tin ai ngay cả chính mình vì bản lai 18 căn trần thức của chính mình là tổ sư diện mục của bịp bợm.  Hơn nữa, bạn có thể tự đánh lừa chính mình và ngậm ngùi sống với nó như là những bài học kinh nghiệm đầy cay đắng của bản thân vì bạn là người dễ bị lừa bịp nhất.  Nhưng nếu bạn lừa bịp kẻ khác thì hậu quả sẽ khó lường cho cả bạn lẫn họ.  Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta đa nghi vì không vội tin đó là sự thật.  Đa nghi là muốn đi tìm sự thật mà sự thật tự nó có tánh thuyết phục đa nghi.

Điều tiên quyếtvà tối quan trọng là đừng vì mặc cảm tự ti rồi trở thành tự tôn, và vì tập tục vô minh, không trí tuệ, kém trí thức, thiếu kiến thức khoa học, không hiểu triết lý và luận lý căn bản mà cố chấp, u muội lầm tuởng những bật khoa học gia này, những đấng bồ tát đó tái sanh vào thế giới văn minh khoa học, trưởng thành trong những nước văn minh Tây Phương chỉ biết trọng vật chất ngoại thân nhưng kém triết lý tâm linh nội tại. 

Thêm nữa, cũng đừng si muội, suy bụng vô minh của mình ra bụng trí tuệ của người như đa số những “bậc nhầm ngộ” để giảng dạy cho tín đồ mê tín của mình cái quan niệm chủ quan sai lầm đó để rồi hàm hồ kết luận là những bồ tát gia Tây Phương này chỉ biết nhìn ra, cố công tìm kiếm cái sắc, mà không biết nhìn vào, quán tự tại để chiếu kiến cái Không. 
Nếu không có một cái ‘nhìn ra’ sâu rộng với kiến thức bác học thì không thể nào có được một cái ‘nhìn vào’ để chiếu kiến ngũ uẩn được.  Tối nghĩa hơn nữa, bật Bồ Tát hành thâm Bát Nhã chỉ quán rất giới hạn tự tại và chiếu kiến ngũ uẩn đầy thiển cận.  Đấng Bồ Tát chỉ ‘nhìn vào’ thấy tới ‘cái có’ của ngũ uẩn giai không chứ chưa chiếu kiến tới cái ‘nhìn ra’ từ bờ bên kia, “chiếu kiến đáo bỉ ngạn,” thấy được cái không của không (emptiness of emptiness.)  

Tương tự, trong vòng 80 năm trở lại, khoa học đã biết ‘nhìn vào,’ và đã biết quán tự tại để chiếu kiến vũ trụ cấu tạo từ giai không, khi thì hạt, khi thì trở thành dạng sóng (particles và waves, có không, không có.)  Khoa học cũng đã ‘nhìn ra’ nhưng chưa chiếu kiến và hiểu nổi để mà có thể chứng minh lẫn tư nghị nổi cái vô sắc tướng, dark matter và dark energy, chiếm 95% kiến trúc của những vũ trụ ảo (holographic universes). 

Đơn giản, chúng ta không bao giờ giảng giải nổi cái bất khả tư nghị này qua 18 phương tiện căn trần thức đầy vô minh của phàm phu tục tử được.  Ngoại trừ Đức Thế Tôn, rất ít chúng sinh có trí tuệ viên dung để có cái ‘nhìn ra’ từ bờ bên kia mà giác ngộ được thực tại của vô sắc tướng.  Hơn nữa, khi còn cố chấp phân biệt bờ này bến nọ có nghĩa là vẫn còn tâm nhị nguyên.  Cho dù, vô sở vô trụ ‘giang hồ không bờ không bến’ cũng chỉ đạt tới tâm bất nhị chứ chưa thật sự tri kiến Phật, chưa kiến thực bản lai Như Lai.

Đó là sự thật! Không có gì cổhơn sự thật.  “There is nothing more ancient than the truth.” Réne Descartes

Vấn đề không phải là ‘không có, có không, sắc và vô sắc,’ hay chiếu kiến được ngũ uẩn giai không nhưng nguyên nhân là tại vì sự tiến hoá (evolution) của chúng sinh lẫn con người (human) vẫn còn quá phôi thai để có thể nắm bắt được ‘Nhất Nguyên.’  Có thể hơn vài chục triệu năm tới chúng ta tiến hóa ‘khác hơn,’ trở thành siêu nhân (super human,) và nhất là bớt vô minh thì may ra mới có được một chút khái niệm minh mẫn về công án này?
Không có gì xưa hơn anh minh và cũng không có gì già bằngvô minh.

Kiến thức mà không có trí tuệ thì vô minh.  Trí tuệ mà không có kiến thức thì mù... chữ.  Mà đã mù dốt chữ rồi thì không thể có kiến thức anh minh bác học để mà lý luận, giảng thuyết với ngôn ngữ đượm màu triết học, khoa học, toán học, văn chương, đạo đức của giảng sư đại học có học thức lẫn trí tuệ được.

Trong Thế Giới Nhất Hoa, 343. Hòa Sơn đánh trống, Giải đả cổ, Thiền sư Hòa Sơn dạy chúng:
- Hữu học gọi là nghe. Vô học gọi là gần (*) Qua được hai hạng này gọi là thật qua.
(*) Bản chữ Hán: Thanh Văn, Duyên Giác là hàng Hữu học, nhị thừa vị gọi là KHAI. Chứng đắc thánh vị Vô học gọi là LÂN (gần kề.)

Cái học này bao gồm cả trao dồi kiến thức lẫn phát triển trí tuệ.  Mà trí tuệ không cần học chỉ cần phát triển nhưng kiến thức thì phải trao dồi mới có được.  Kiến thức tích tụ từ vô lượng kiếp cho đến vô lượng kiếp vị lai.  Trí tuệ thì luôn luôn có đó, không đi không đến đó.  Nhưng ‘đó’ là đâu mà đi đến? 

Cho nên, đừng có ngu muội mà nói học cao, kiến thức tràn đầy khó nhét thêm cái giác ngộ.  Thay vì vô học, trí não trống rỗng có thể dễ dàng thâm nhiễm cái “si ngộ” tràn đầy vô minh.

Vậy tại sao Lục Tổ Huệ Năng (Năng, zh. huìnéng/ hui-neng 慧能, ja. enō), 638-713, không biết chữ mà kinh nào nghe đọc qua cũng giảng được ý Phật tới trình độ lư hỏa thuần thanh?   Tại vì, có thể Lục Tổ ‘có’ hay chữ nhưng giả bộ ‘không’ biết chữ như Ngài đã giả bộ khờ dại trà trộn ẩn thân sống 16 năm với đám thợ săn chuyên nghề sát sinh thú vật trong rừng. 

Con người vô học, không biết viết đọc, không biết văn phạm, danh từ, cú pháp, thơ luật, chưa bao giờ trau dồi kiến thức bác học, không đọc nhiều sách vở và kinh điển thì không thể nào làm được bài kệ tuyệt vời vô nhất vật vượt qua tay kiến thức bác học, trí tuệ cao nhất trong đám đệ tử của Ngũ Tổ đó là thủ tọa Ngọc Tuyền Thần Tú (zh. shénxiù 神秀, ja. jinshū), ~ 605-706, được.  Cho dù trí tuệ Huệ Năng có cao thâm cở nào cũng không thay thế được kiến thức trui luyện từ học vấn.  Ngũ Tổ cũng không phãi đui mù, vô minh để ngầm chọn tên Nam di ngu dốt mới tới chùa đang làm công quả ở nhà bếp để truyền y bát.   Huệ Năng tự giác ngộ rồi tình cờ nhân duyên nghe qua vài đoạn Kinh Kim Cang (Ưng vô sở trụ.  Nhi sinh kỳ tâm!) Vội vàng hỏi và đi tìm Ngũ Tổ để nhờ ‘công lực hỏa hầu’ của Ngũ Tổ ấn chứng cho cái Giác Ngộ của mình chứ không cần phải theo sư phụ tu học lâu năm như Thần Tú và những môn đệ khác.  Ngũ Tổ Hoàng Mai Hoằng Nhẫn (zh. hóngrěn 弘忍, ja. gunin) cũng mong chờ kẻ truyền chân xứng đáng để bàn giao ‘của nợ làm Tổ’ chứ không thể tự mình đào tạo nỗi Tổ kế tiếp.  Lục Tổ không truyền lại y bát cho ai làm thất tổ đó là thể theo ý của Đức Thế Tôn trước khi nhập diệt chỉ khuyên tất cả đồ đệ nên tục diệm truyền đăng không cần phải nương theo, và ỷ lại vào một giáo chủ nào khác đưa đường chỉ lối cho mình nữa.

Thắc mắc kế tiếp, nếu Huệ Năng biết chữ thì tại sao Ngài lại nhờ người khác viết dùm bài kệ vô nhất vật đó trên tường?   Tôi xin mạo muội suy bụng mình ra bụng Tổ: Đó là cái bản ý cao thâm nhất của bài kệ vô nhất vật, ngay cả hạt bụi trên tường ngài cũng không để lại.  Đây là điều mà Lục Tổ đã tiên đoán trước hơn 1400 năm sau có kẻ si muội đó là Đại Sư Đại Hàn Sùng Sơn (Duk In Lee) và đám đồ tôn tới vãng chùa Lục Tháp (Liu Rông.)  Đại Sư Sùng Sơn ngạo mạn chê Huệ Năng còn để lại 3 hạt bụi và chê bài thơ của Huệ Năng vẫn chưa thật sự là vô nhất vật.  Ba hạt bụi đó là, thứ nhất, bụi “Xưa nay không một vật.” Thứ hai, bụi "Bồ Đề.” Thứ ba, bụi “gương sáng chẳng phải đài."  Sư Sùng Sơn kết luận: Vì vậy, làm thế nào ngài có thể nói, trong dòng kệ cuối cùng, "Chỗ nào còn dính bụi?"
Tội nghiệp, những nhà sư Trung Hoa ở trong chùa quá thật thà, ú ớ không trã đủa được.
Rất tiếc, tôi không có đó để hỏi lại Đại Sư là:  Để lại ở đâu? (Sở trụ ở đâu?)

Biện luận và nhận xét của Đại Sư Sùng Sơn rất là độc đáo, khó mà phản kháng.  Đại sư Sùng Sơn giải thích:  Thầy thủ tọa Thần Tú bị dính mắc với sự vô thường của ngôn từ hiện tượng, "Sắc tức là không; Không tức là sắc.”  Trong khi Lục Tổ bị dính mắc với tánh Không, "không Sắc, không Không."

Rồi Đại Sư Sùng Sơn giảng tiếp: Tất cả đều có ý nghĩa — Tuệ giác. Tuy nhiên, Chân thật ngữ là Sắc tức Sắc; Không tức Không.  Bạn có thể đánh ngã bài thơ của Lục Tổ từ quan điểm bất nhị của "Sắc tức Sắc, Không tức Không” được chăng?
 
(Trong Thế Giới Nhất Hoa, 358. Kệ của Lục Tổ, Vô y đạo nhân.  Lời bàn:Nếu giải đáp được những câu hỏi này, bạn trở thành thầy của Phật.”)
 
Thành Phật tôi cũng không cầu huống hồ là trở thành thầy của Phật nhưng theo tôi thì hình như Đại Sư Sùng Sơn chấp bất nhị?  Còn tôi còn chấp vô minh thấy...ấn tượng nổ đom đóm giữa hư không...tâm thức tưởng thấy vô nhất như?

Và nếu tôi không ‘chấp nhầm’ thì Huệ Năng để lại ‘không’ hạt bụi vì trọn đời Lục Tổ không bao giờ viết một chữ.

Nhân tiện đây, thử xem Thiền Sư Mãn Không, sư phụ của Thiền Sư Cổ Phong và thái sư phụ của Đại Sư Sùng Sơn, dâng thơ cho thầy mình Thiền sư Cảnh Hư, sư tổ của Sùng Sơn, dính bao nhiêu hạt bụi? 

Trong Thế Giới Nhất Hoa, 152. Mãn Không dâng thơ, Thủy chung hoặc hoại, viết:

Thiền sư Mãn Không làm thơ dâng lên cho sư phụ của mình là Thiền sư Cảnh Hư (gương rỗng suốt) như sau:

Cảnh Hư bổn vô cảnh.
Tỉnh ngưu hội phi ngưu.
Phi vô xứ xứ lộ.
Hoạt nhãn: tửu dữ sắc

Tôi xin phóng dịch:

Kiếng trống vốn không gương.
Trâu tỉnh gặp trâu không.
Không sở cũng không trụ.
Bừng mắt toàn tữu sắc.

Cho nên, chê thầy người dễ dàng hơn chê thầy mình mà nhất là kẻ đó lại là thầy của thầy mình.  Đây là thói thường tự cao tự đại của đại đa số nhân sinh ngay cả kẻ tu hành lên tới bật thượng thừa vẫn không qua nổi cái độc tôn si muội này.  Thói thường, dể dàng chê bai, phê bình công trình tâm huyết của người trí cao hơn mình để tự tôn là mình cao siêu hơn người mà không có lý luận vững chải hơn hay là tự mình làm được như họ hay hơn họ.  Từ mặc cảm tự ty trở thành tự tôn; hạ người trên xuống để tự đội mình lên như tôi cũng đang làm.  Trên thì cúi đầu đội, dưới chân thì chà đạp thay vì nhún nhường cúi xuống cứu vớt người lên.

Tuy nhiên, ngạn ngữ cũng có câu: “Hậu sinh khả úy, hay con hơn cha là nhà có phúc.”  Con thành công hơn cha mẹ, trò tài giỏi hơn thầy là điều mà tôi tin tưởng là Đức Thế Tôn lẫn bất cứ một chân sư và cha mẹ nào trên cõi đời cũng đều mong mỏi hậu sinh thành đạt hơn chính mình.  Dưới trướng chân sư không có học trò kém cỏi.  Đại Sư Sùng Sơn là vị thiền sư đạt ngộ và thân chứng diệu lý Thiền tông.  Ngài đã được chứng ngộ bởi những cao tăng nên Ngài đã lọt vào trong giai cấp này hơn là nhận xét si muội ở trên của tôi.

 

2.   Lưỡng Long Nhập Động


Vạn tỷ vật từ Không mà Có là nguyên lý tự nhiên của vũ trụ (the natural law of universe.)  Không có bất cứ ‘thần thánh nhân tạo’ nào cấu tạo ra nó.  Bật trí tuệ, trí thức anh minh không cần phải chứng minh ‘cái không’ này nhưng những kẽ không trí tuệ, vô minh, mê tín tin vào thần quyền phải tự mình chứng minh ‘cái có’ đó.  Dĩ nhiên, không bao giờ họ chứng minh được, chưa bao giờ giải thích nổi và không thể nào thuyết phục kẻ trí dũng được.  Phật Giáo quan niệm nghi trước, thử nghiệm đã rồi hãy tự tin sau.  Đây mới chính là cái tin trí tuệ, đầy anh minh, không mù quáng.

Nhà bác học vĩ đại Stephen Hawking rất là trí thức tế nhị và lịch sự như một English gentleman khi trả lời về khoa học và thượng đế (God.)

Con người không thể chứng minh rằng God không thật.” Giáo Sư Stephen Hawking nói trên ABC News.  “Nhưng khoa học làm God không cần thiết.”  “Luật của vật lý có thể giải thích vũ trụ không cần đến đấng sáng tạo.” Ông ta nói thêm.

One can't prove that God doesn't exist,” professor Stephen Hawking told ABC News. "But science makes God unnecessary.”   "The laws of physics can explain the universe without the need for a creator," he added.
(Stephen Hawking: 'Science Makes God Unnecessary,' By Nick Watt, Sept. 7, 2010)

Đơn giản, chúng ta không cần phải chứng minh là thượng đế nhân tạo không thật nhưng những kẻ cả tin vào thượng đế (Personal God) phải chứng minh thượng đế dã tưởng đó có thật.  Đó là dụng ý thâm diệu của Hawking qua câu trả lời: “Con người không thể chứng minh rằng God không thật.” (One can't prove that God doesn't exist.) Con người cũng không thể chứng minh thượng đế có thật.  Ông ta lịch sự nói khéo:  Khoa học không cần tới thượng đế để giải thích vũ trụ và vũ trụ cũng không cần tới thượng đế để hiện hữu.  Vũ trụ tự nó sinh ra từ không mà có.  Hơn nữa, Hawking đã có trí tuệ để chứng minh tới không gian 11 chiều vậy mà ông ta vẫn chưa thấy có thượng đế trong đó.  Đi tìm bản lai diên mục của thượng đế tâm tạo khác với đi tìm Tâm Bồ Đề vô sinh.

Cũng không nên hiểu nhầm là Trời Phật ‘thưởng phạt,’ khi nói: Cứ tự tin và tưởng đến là tự nhiên ‘phép lạ’ hiện ra khác xa với “tất cả từ tâm tạo” ra tất cả.  Cái thần thông quảng đại đó, một bên là tự lực (tự sức mình) một bên là tha lực (cộng tác và trợ giúp từ ngoài) có khác nhau không?   Không khác - cả hai đều tương quan và ‘phép lạ’ có thể xảy ra từ cùng tâm tạo.

Đức Thế Tôn không tạo tác ra luật nhân quả (cause & effect,) lý nhân duyên (dependent originations,) luật hấp dẫn (law of attraction,) và luật đồng điệu (law of vibration) mà Ngài chỉ khám phá ra trí tuệ, đạo giác ngộ và thuyết pháp Như Thị (as is.)  Đó là lý do tại sao mà những bật trí tuệ và khoa học gia như Einstein gọi Phật Giáo là tôn giáo vũ trụ thích hợp với khoa học nhân văn.

Thể theo Hawking, có cái gì có thể được sáng tạo từ không có.  Ông ta tin vũ trụ của chúng ta đã được sáng tạo từ không có.  Hawking viết trong cuốn sách gần đây nhất:“Không cần thiết bắt thượng đế thắp sáng làm động đến cuộn giấy xanh và quậy cho vũ trụ xoay vần.”
 
“According to Hawking, something can indeed be created from nothing. He believes our universe was created from nothing. Hawking writes in his latest book: ‘It is not necessary to invoke God to light the blue touch paper and set the universe going.’”
 
Nhà khoa học gia với khối óc vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, Hawking biện luận: Tôi tin luật vật lý chứ không phải bàn tay của thượng đế giải thích tại sao chúng ta sinh ra đây. Khoa học vật lý có thể giải thích nguồn gốc xảy ra của big bang.  Bởi vì, luật trọng lực (gravity,) vũ trụ có thể và sẽ tự nó cấu tạo từ không.
 
“Hawking, arguably the greatest scientific mind of our time, said he believes the laws of physics and not the hand of a god explain why we are here. He said that physics can explain why the Big Bang happened. He writes: ‘Because there is a law such as gravity, the universe can and will create itself from nothing.’ "

Tôi chủ tâm Phật Giáo hóa lời của Vật Lý Gia Lawrence Krauss: Vũ trụ từ đâu ra? Trước đó là gì? Và cuối cùng, tại sao thà có còn hơn không? Không phải có thể chỉ Có từ Không ra, Có sẽ luôn luôn từ Không mà Có.

3.   Thiên Long Đáo Không (Re-enter the Emptiness)

Ta là Như Lai chủ Tâm Bồ Đề và là thuyền trưởng của con thuyền Bát Nhã, đáo bĩ ngạn.
It matters not how strait the gate,
How charged with punishments the scroll.
I am the master of my fate,
I am the captain of my soul.

(William Ernest Henley, Echoes of Life and Death)
Không có vấn đề là làm cách nào gõ được cửa không,
Nhưng bằng cách nào để diệt luôn cái chấp Không.
Ta là Như Lai của Niết Bàn ta,
Ta là Thế Tôn của tâm thức ta.
 
(Lê Huy Trứ, phóng dịch)

Không vơi, không đầy!

 
Một thiền sư tới thăm một thiện tri thức vô danh.  Trong lúc nhà thiện tri thức kính cẩn rót trà vào tách cho khách, thiền sư im lặng tham thiền.  Nhà thiện tri thức chỉ rót một nửa tách trà nóng rồi ngưng, rất bình thường như những khi rót trà mời khách, và dùng hai bàn tay, trịnh trọng dâng chén trà mời thiền sư. 
 
Thiền sư kính cẩn nhận lấy, nhìn vào nửa tách trà rồi tâm sự, “Ngài như nửa tách trà này,” Thiền sư trầm ngâm nói tiếp, “Tôi chỉ có thể chỉ cho ngài một nửa thiền mà thôi.” 
 
Nhà thiện tri thức hỏi, “Một nửa nào?  Nửa không vơi hay nửa không đầy?
 
(Tác giả Lê Huy Trứ phóng tác từ 101 chuyện thiền:  Tách trà, Nan-in, một thiền sư thời Minh Trị Thiên Hoàng [1868-1912,] tiếp một giáo sư đại học đến để hỏi về Thiền.)
 

Half full or half empty?

 
A Zen master went to visit an unknown sage.  While the sage quietly performed a tea ceremony, the Zen master also sat tranquilly in a meditated posture. The sage poured the visitor’s cup to the half, stop pouring and then respectfully offering a drink to master.  The Zen master honorably accepted; watched the half full cup and then blurted, “
 
(The author, Tru Le, modified from the 101 Zen Stories - A Cup of Tea,Nan-in, a Japanese master during the Meiji era [1868-1912,] received a university professor who came to inquire about Zen.)
 
 
Tương tự như trong ý Kinh Tiểu Bộ (Bāhiya Sutta:)
 
Trong cái ‘nửa không vơi,’ sẽ chỉ là cái nửa không vơi. Trong cái ‘nửa không đầy,’ sẽ chỉ là cái nửa không đầy. Trong cái ấn tượng ‘không vơi,’ sẽ chỉ là cái thọ tưởng ‘không vơi.’ Trong cái tâm thức ‘không đầy,’ sẽ chỉ là cái tâm tưởng không đầy.
 
Cũng như vậy, trong cái vơi, sẽ chỉ là cái vơi; trong cái đầy, sẽ chỉ là cái đầy; trong cái thọ tưởng vơi đầy, sẽ chỉ là cái thọ tưởng vơi đầy; trong cái thức tri đầy vơi, sẽ chỉ là cái thức tri vơi đầy – thì không có đầy vơi sở ở trong ấy, không có vơi đầy trụ vào chỗ ấy.  Do vì vô sở trụ, vơi đầy không là đời này, đầy vơi không là đời sau, nửa không vơi, nửa không đầy không là đời chặng giữa. 
 
Hiểu được như vậy có thể giác ngộ, đoạn tận khổ đau, tức khắc được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn có chấp thủ nữa như Bāhiya Dāruciriya được đích thân Đức Phật thuyết pháp ‘dã chiến.’  
 
Nhưng có thể đa số chúng ta nói dễ nhưng hiểu nhầm nên chưa giác ngộ, giải thoát; chưa tức khắc chầu Tổ, chầu Phật ở cõi Tây Phương Cực Lạc như Bāhiya Dāruciriya?
  

4.   Kiến Thủ Bất Kiến Vĩ

 
Câu chuyện thiền sau đây trong Thế Giới Nhất Hoa của Thiền Sư Sùng Sơn, thật là tình cờ nhân duyên, tương tự với công án Không Vơi Không Đầy ở trên mà tôi vừa đọc được sau khi phóng tác từ 101 chuyện thiền Nhật Bản (101 Zen Stories,) câu chuyện tách trà, Nan-in, (A Cup of Tea,Nan-in.)  Thì ra cái trí tuệ nó có sẳn đâu đó trong hư không từ vô lượng kiếp không ai độc quyền nghĩ ra mà chỉ tái khám phá, lấy xuống để dùng trong hoàn cảnh và nhân duyên thích hợp để tải Đạo Giác Ngộ.
 
Một buổi sáng, Thiền Sư Điền Cương đến viếng thăm Thiền Sư Huệ Phong tại chùa
Ma Cốc.
 
Điền Cương nói rằng:
 
- Tôi không thích chữ Vô của Triệu Châu. Tôi chỉ thích nửa chữ Vô. Vậy Ngài cho tôi nửa chữ Vô.
 
Huệ Phong: “Vô.”
 
Điền Cương bảo: “Đó không phải nửa chữ Vô.”
 
Huệ Phong nói: “Thế thì cái gì là nửa chữ Vô?”
 
Điền Cương: “Vô.”
 
Huệ Phong cười lớn nói: “Ngài rất thông minh.”
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 225. Nửa chữ VÔ, Vô Vô Vô)
 
Tôi có nhiều thắc mắc dưới đây: 
 
- Nếu Thiền Sư Điền Cương ‘không thích’ chữ Vô của Triệu Châu thì ngài ‘có thích’ cái ngài ‘không thích’ đó không?
 
- Và nếu Thiền Sư Điền Cương chỉ ‘thích’ xin xỏ nửa chữ Vô thay vì tự tìm kiếm nửa không Vô thì ngài ‘có không thích’ cái nửa tự lực mà chỉ ‘thích’ cầu xin vào cái tha lực không?
 
- Hơn nữa, Vô một nửa rồi, cũng như chưa có Vô.  Chưa Vô, cũng như không có cái nửa Vô, nửa không Vô. Ngoài cái Vô một nửa này rồi và chưa Vô hết nửa kia. Thì khi muốn Vô nữa cũng không thể có cái Vô nửa chừng mà một là ‘Dô’ hết hay là hết ‘Dô.’  Vậy thì, có còn nửa Vô nữa không hay không còn nửa không Vô nữa hay Có Dô nữa không hay không Dô nữa? 
 
- Cũng vô như vậy nữa, Thiền Sư Điền Cương muốn nửa chữ VÔ nào?  ‘V’ hay ‘Ô?’
 
- Mà chữ Vô của Triệu Châu mà Điền Cương không thích đó nó không còn ở với Triệu Châu trong qúa khứ, không còn ở trong hiện tại trong lúc đó của các ngài, lẫn không ở trong vị lai trong thời hiện tại bây giờ nữa.  Vậy thì Điền Cương không thích chữ Vô nào?  Và chúng ta nên ‘Dô’ ‘Ngã’ vào hay ‘De’ ‘Thoát’ ra?
 
- Hình như, nửa chữ Vô mà Điền Cương thích đó nó cuộn tròn ở trong qúa khứ, hiện tại lẫn vị lai.  Vậy thì làm thế nào để chia đôi bất nhị (non-dualism?)  Làm thế nào để thống nhất nhị nguyên (dualism?)  Chia đôi bất nhị bởi Không?  Hợp nhất nhị nguyên bởi Vô?
 

5.   Phi Long Tại Thiên

 
Phi long tại thiên(飛龍在天,có nghĩa là rồng bay lên trời.) Hào Cửu ngũ của quẻ Kiền.  Khí dương đã phát huy rực rỡ, hoặc con người đã khai mở được bản tâm để phát huy diệu dụng.
Sư lên chót đỉnh rừng thiền,
Trong tim chợt thắp một rừng tà dương.
 
(Phạm Thiên Thư)
 
*
Tôi xin đối lại 2 câu thơ trên,
 
Ta trên Vô Thượng Niết Bàn,
Tâm ta rọi sáng Ta Bà Vô Minh.
 
(Lê Huy Trứ)
 
Tôi nhấn mạnh: Khoa học không chứng minh được Phật Giáo nhưng trái lại.  Phật Giáo không vì kiến thức văn minh rực rở của khoa học mà bắc quàng làm sang.  Ngược lại, khoa học chưa hoàn toàn nhận thấy được hào quang thâm diệu của Phật Pháp để dựa vào cái trí tuệ anh minh, viên diệu quảng đại, vô biên vô lượng đó của Phật Giáo mà giải thoát được cố chấp nhị nguyên.  Khoa học chưa biết dùng trí tuệ Bát Nhã bẩm sinh để giải thoát khỏi suy luận vô minh và để đạt ‘giác ngộ khoa học.’

Nhà bác học Einstein đã nói: Khoa học thiếu tôn giáo (trí tuệ) thì khập khểnh, tôn giáo thiếu khoa học thì mù quáng.
Einstein said, “Science without religion is lame, religion without science is blind.”

Những tôn giáo độc thần ngoài truyền thống mặc khải còn đội thêm những chiếc nón đạo đức, luân lý nhưng đa số chống lại khoa học và sợ nhất trí tuệ.  Nên hiểu rằng: đạo đức, và luân lý không cần đến tôn giáo mà vẫn có; cũng như chân lý (sự thật, truth) tự nó có tính cách thuyết phục không cần tới mặc khải.  Lương tri không cần học mà biết, trí tuệ không cần tìm mà có.  Đạo đức, luân lý, thiện ác, xấu tốt, trúng sai là luật của con người đặc ra để duy trì trật tự xã hội của nhân loại chứ không phải là luật tự nhiên (như thị,) tuần tự nhi tiến, của vũ trụ.  Vũ trụ không cần biết và không cần thiết những thứ nhân tạo vô nghĩa lý này.  
 
Sự thật phũ phàng, trái đất không cần biết cái đau khổ, giác ngộ, giải thoát, thành Phật hay thành yêu quái của chúng sinh lẫn cái văn minh khoa học đầy vô minh của cái đám bụi ‘vi trần người,’ ký sinh vi trùng ăn bám, trên quả đất này là cái quái gì?  Mẹ thiên nhiên (mother nature) không biết thương ghét, sân nộ, thưởng thiện phạt ác, khi nổi cơn giông bảo hay thiên tai để tận diệt khủng long mấy chục triệu năm về trước hay quét sạch chúng sinh trong một ngày gần đây.  Đó là luật vô thường (impermanence,) luôn thay đổi, không có gì là trường cửu của vũ trụ.
 
Tương tự, vũ trụ cũng không thèm biết quả địa cầu lẫn thái dương hệ như những hạt bụi trong vũ trụ hiện hữu hay không hiện hữu.  Có hay không có Thái Dương Hệ thì vũ trụ cũng không thêm không bớt, không vơi không đầy.  Đây cũng là luật như thị của vũ trụ.
 
Đối với bản tánh duy ngã độc tôn, tự kiêu tự đại của con người thì chúng ta hiện hữu trên thế gian này như là một đại sự nhân duyên, một phép lạ đầy nhiệm mầu và nhất là chúng ta khác với chúng sinh, và các sinh vật khác vì chúng ta thông minh, từ bi, nhân đạo nhất thế giới lẫn trong cõi Ta Bà.  Chỉ có chúng ta mới có trí tuệ để giác ngộ thành Phật.  Hay, chúng ta là con của thượng đế, với cái bản lai diện mục tham sân si nhất vũ trụ lẫn vô minh y như ngài?  Tôi hy vọng tất cả chúng ta không nên ‘hiểu nhầm’ như vậy vì sự thật có thể trái ngược và rất ư phũ phàng?
 
Đây là những vấn nạn, nan giải, không bao giờ giải thích và giải quyết được vì thói chấp ngã và tập tục vô minh của con người đưa đến bất mãn, khổ đau?   Nó không giải quyết gì được cho nhu cầu khẩn thiết, thực tế nhất của con người đó là triệu chứng của bệnh khổ đau phát xuất từ căn bệnh tham sân si, ích kỷ và cố chấp của con người.
 
Có thể vì vậy mà Đức Thế Tôn chưa vội giảng dạy về vũ trụ quan mà chỉ khuyến khích nhân sinh phát triễn trí tuệ bẩm sinh để vén màn vô minh, giải thoát đau khổ, với tinh thần bi trí dũng.  Dĩ nhiên, khi khai triển được trí tuệ, đạt được giác ngộ rồi thì cái câu “Độ nhất thiết khổ ách!” chêm thêm sau này vào tâm kinh của Ngài Đường Huyền Trang không cần thiết để nhắc tới vì nhất thiết khổ ách tự động giải thoát nhưng thật ra có khổ đâu mà độ, và giải thoát khỏi cái vô ngã? 
 
Không có ngã ở kiếp trước, không có ngã ở kiếp nầy, không có ngã ở kiếp sau.  Ngã không ở đây, ngay chặng giữa này, không ở quá khứ vị lai, để vấp ngã vào biển khổ đau.
 
Đơn giản, không có người độ lẫn kẻ độ mà độ cái gì?   Độ cái Không hay độ cái Có?
 
Tuy nhiên như đa số quan niệm, tôi không biết những kiếp vô thường trước tôi khổ như thế nào nhưng cho là có khổ vì nhìn cái khổ trong hiện tại của mình.  Tôi cũng suy ra, tôi sẽ đau khổ trong những kiếp tới vì dựa theo kinh nghiệm của kiếp tạm bợ vô thường này.  
 
Nhưng tôi là ai?  Ai khổ? Và, nếu cái đau khổ đó là vô thường.  Vậy thì cái vô thường đó có thường đau khổ không?
 
“Ta là ai? Ta từ đâu tới? Hư huyễn nào bỗng vọng động thành ta? Để vật vã từng sát na sinh diệt. Nối tiếp nhau trong mọi kiếp luân hồi. Trôi về đâu trong biển khổ đơn côi. Khỏi đối mặt với cái tôi nghiệp chướng. Trong giấc mộng trường: Sinh tử tử sinh.  Mòn mỏi hành hương qua vô lượng kiếp người.”  (Một người bạn tặng Thanh Hà và Thanh Hà [Tuệ bi chùa quán sứ, www.chuaquansu.net] chia sẻ cùng tác giả.)
 
Như đã đề cập ở trên, Đức Thế Tôn không sáng tạo ra luật nhân quả (cause and effect,) lý nhân duyên (law of attraction, law of vibration,) luật nhân quả (sinh trụ hoại diệt, law of conservation,) ngay cả lập ra Phật Giáo ngày nay... Những luật trên, khoa học chỉ mới khám phá ra trong vòng 150 năm.  Tất cả những kiến thức này chỉ là đạo như nhị tri kiến (as is) của vũ trụ mà Đức Phật đã kinh qua (kinh nghiệm và trãi qua,) giác ngộ được và đã chỉ dạy cho chúng sinh 2600 năm về trước qua trí tuệ siêu phàm của một đấng đại giác ngộ, một khoa học gia đại thông thái, và một sư vương vĩ đại nhất của nhân loại đã từng đặt gót chân trên trái đất.

Trong vũ trụ học, luật vô sanh vô diệt ghi nhận rằng tổng số sắc-không trong vũ trụ không tăng không giảm, không tĩnh không động – nó được bảo tồn trong A lại da thức.  Sắc-không có thể không sinh lẫn không diệt mà chỉ luân hồi qua một sắc-không khác.
“In physics, the law of conservation of energy states that the total energy of an isolated system remains constant—it is said to be conserved over time. Energy can neither be created nor destroyed; rather, it transforms from one form to another.”
 
Điều này chứng tỏ giữa Phật Giáo và khoa học đã có những tương quan nội tại đầy mật thiết và rất tự nhiên.
 
Trong quyển “Phật Giáo dưới mắt các nhà trí thức” (Buddhism in the Eyes of Intellectuals) của Tiến-sĩ Sri Dhammanand, trang 115, đã trích lời của Ngài Edwin Arnol, “Tôi đã thường nói, và tôi sẽ nói mãi nói mãi rằng giữa Phật-giáo và khoa học hiện đại có quan hệ tinh thần khắn khít” (Sir Edwin Arnol said: I often said, and I shall say again and again, that between Buddhism and modern science there exists a close intellectual bond.)
 
Albert Einstein đã kiến tánh và khẳng định Đạo Phật là đạo tương lai của nhân loại vì nó là tôn giáo duy nhất trên thế giới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của khoa học nhân văn. 
 
Cũng trong trang 115, Sri Dhammanand trích từ Albert Einstein: “Nếu có một tôn-giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại, thì tôn-giáo đó phải là Phật-giáo.” (If there is any religion cope with modern scientific needs it would be Buddhism.)
 
Trong trang 54 Dhammanand ghi, Einstein đã viết: “Tôn-giáo tương lai sẽ là tôn-giáo vũ-trụ, Tôn-giáo này siêu việt trên một đấng Thiêng liêng nào đó và tránh hết mọi giáo điều và thần học, bao trùm cả thiên nhiên lẫn tinh thần tôn-giáo. Tôn-giáo này phải căn cứ vào ý niệm đang phát sinh từ những thực nghiệm của mọi vật, thiên nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật đáp ứng được điều đó.”

Dù rằng danh ngôn trên dưới đây được đa số tin rằng ý của Einstein nhưng có thể ‘tam thế oan cho ông ta’ vì hình như ông ta chưa bao giờ viết ra như vậy?  Tôi thử Phật Giáo hóa, ‘lìa ý đa tự phỏng dịch’ để thử xem có đồng ông ta thuyết không?
“Tôn giáo của vị lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ.  Nó nên cao thượng hơn độc thần (God) và nên tránh những giáo điều và thần học.  Gồm cả nguyên thủy và tâm linh, tôn giáo đó nên được đặt trên nền tản của trí tuệ, giác ngộ từ kinh nghiệm tu chứng, như thị tri kiến và như nhi sinh kỳ tâm, như nhất như.  Nếu có một tôn giáo thích hợp với nhu cầu của khoa học hiện đại với một bản lại diện mục đúng như vậy, đó chính là Phật Giáo.”  “Although the statement is widely attributed to him, Albert Einstein never said,” The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things, natural and spiritual as a meaningful unity. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism.” Einstein appears to have occasionally made passing references to the Buddha in conversation. Yet something compelled someone to concoct this statement and attribute it to Einstein, the Buddha of the Modern Age. And since the time when Einstein didn’t say this, intimations of deep connections between Buddhism and science have continued, right up until today.”  
(Donald S. Lopez Jr. distills six items of interest from from his book Buddhism and Science: A Guide for the Perplexed)

Như đã đề cập ở trên, Einstein có thể đã không nói từng chữ chính xác như vậy nhưng đã có những ý tưởng tương tự như vậy trong những lúc thảo luận và đàm đạo về Phật Giáo và khoa học rồi đã được ghi chép và thuật lại dù rằng ông ta chưa bao giờ là Phật Tử.  Trong quyển “Nền Tảng của Đạo Phật” (Fundamentals of Buddhism), của Tiến-sĩ Peter D Santina ghi: “Nhà Bác-học Albert Einstein trong bài tự thuật rằng ông là người không tôn-giáo, nhưng nếu ông là người có tôn-giáo thì ông phải là một Phật tử.” (Albert Einstein remarked that he was not a religious man, but if he were one, he would be a Buddhist.) 
Theo tôi hiểu thì ý ông ta như thế này: Tôi không phải là kẻ sùng đạo vô minh nhưng nếu mà tôi có trí tuệ thì tôi sẽ chọn đạo giác ngộ.  Mà đạo giác ngộ là bản lai, ai ai cũng đã tự có chỉ chờ nhi sinh diện mục, không nhất thiết phải là Phật Tử.

Albert Einstein người Đức gốc Do Thái, rồi trở thành người Mỹ, sinh tại Đức, gốc Do Thái nhưng có thể không nghiêm chỉnh thực tập đạo Do Thái.  Ông ta không phải là ‘Do Thái Kiều,’ không là Đức Kiều, mà là công dân Đức, sinh ra ở Đức, và sau này trở thành dân Mỹ, và rồi tự động là dân Thụy Sĩ, tôn vinh là Nobel Laureate sau khi đoạt giải Nobel.  Ông ta chưa bao giờ sống ở Israel (nước Do Thái, và chưa bao giờ mang quốc tịch Israel.)  Ông đã từ chối lời mời của chính phủ Israel về làm Tổng Thống đầu tiên của nước Do Thái tân lập ở Trung Đông.  Vậy thì bản lai diện mục của Albert Einstein là gì?  “Phật Kiều?”
Đơn giản, Trí Tuệ Phật bao trùm vũ trụ trong khi đó khoa học nhân văn cũng như bản chất thông minh và tập quán trí thức của chúng sinh trên trái đất này cũng chỉ như là một phần tử của tỷ tỷ nguyên tố vi trần không đáng kể trong vũ trụ. 
 

6.   Mãnh Long Quá Hải (Rồng đáo bĩ ngạn)

 
“Without wisdom, emptiness is form. With it, emptiness is emptiness.”Lê Huy Trứ
Vô trí tuệ, không là sắc.  Có nó, không là không.” 
 
With ignorance, form is emptiness.  Without it, emptiness is emptiness.” Lê Huy Trứ
Có vô minh, sắc là không.  Không có nó, không là không.”
 
*
Không trí tuệ, không gì là có.  Có nó, không gì là không có.” 
“Without wisdom, nothing is existent. With it, nothing is none existent.”Lê Huy Trứ
 
Với vô minh, không gì là có thể.  Không có nó, không gì là không có thể.”
With ignorance, nothing is possible.  Without it, nothing is impossible.” Lê Huy Trứ
 
Vì vậy,
 
Rõ ràng, không có gì không thể xãy ra hôm nay.”  Lê Huy Trứ dịch
Apparently, there is nothing that cannot happen today.”  Mark Twain
 
Câu hỏi lớn nhất trong khoa học, triết học, và tôn giáo là vĩnh hằng (eternity) và Không (emptiness,) chân không và vô hạn, zero và vô cực tương tự như công án Chân Như và Niết Bàn trong Phật Giáo.
 
William C. Gough,“Yet, the biggest questions in science, philosophy, and religion are about nothingness and eternity, the void and the infinite, zero and infinity.”
 
Cho nên, nếu ta nhân 0 bởi bất cứ gì ta có 0.  Nhân với vô cực bất cứ gì ngoại trừ số zero ta có vô cực.  Cộng 0 với một số kết quả không thay đổi.  Cộng một số với vô cực kết quả cũng là vô cực.
 
"Multiply zero by anything and you get zero. Multiply infinity by anything and you get infinity. Dividing a number by zero yields infinity; dividing a number by infinity yields zero. Adding zero to a number leaves the number unchanged. Adding a number to infinity leaves infinity unchanged."  
 
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý là mẫu số 0 (chia cho zero) cho ta vô cực; mẫu số vô cực (chia cho vô cực) cho ta 0. 
 
Hơn nữa, thử nghiệm 4 = 7, sai?  Như luật đại số được thành lập để bảo tồn sự thật, và sự thật đó, được tuyên bố là không thật.  Không cách gì mà thật được như biến lá thành vàng.  Nhân hai vế cho 0 ta có 0 = 0, đúng thật như vậy vì con số 0 định nghĩa được?  Nếu như vậy, nó chỉ đúng trên một phương diện, nữa sự thật? Lối giải này đã phủ định những giá trị nguyên thủy (The operation has annulled the original values) và không có cách gì để tìm lại định đề khởi thủy (and there's no way of getting back to the original statement.)  Không đáo bĩ ngạn được?  Mất truyền tin (Information lost?)  Tương tự, đảo ngược lại (inverse,) cách giải có thể thực hiện với vô cực như kiến thức phổ thông trên.
 
“Further: Consider the statement 4 = 7, (false).   As algebraic laws are designed to preserve truth, (and it's true that that statement is false), there should be no way to render that statement true, (turn lead into gold).   Multiplying both sides by 0 yields 0 = 0, (by common understanding), a truth, (provided zero has a definable value).   If so, it's a singular kind of truth.   The operation has annulled the original values and there's no way of getting back to the original statement; (a similar, though inverse, operation can be performed with infinity, under, as before, the common understanding).   As no other numbers work this way, it may be better to think of these as concepts : one of which, (0), can be located, and the other, (infinity, conventionally), cannot.   By convention, those operations which result in a locatable (sở,) (zero), outcome are allowed, those which result in an unlocatable outcome (vô sở,) (infinity), are not.   The simplification often works: results are both accurate and locatable in (sở trụ) a linear space.”


Nên hiểu méo mó Phật Pháp một chút: Nếu Không (zero) có sở và Vô cực vô sở thì Vô cực có trụ và Không (zero) vô trụ.  Tuy nhiên, cả hai chỉ sở trụ trong ‘tâm phan duyên nhị nguyên.’

Dùng phương trình Bát Nhã để giải thích: 4 không là 7; 7 không là 4 cho nên 7 là 4.  Cả hai chỉ là khái niệm (concepts.)  Đồng số nguyên nhưng trị số bất đồng!

Ý Tổ từ khi rời bờ Tây Phương tới Đông độ và đáo bĩ ngạn về Tây Phương.  Đó là quan niệm địa lý phương hướng được ghi lại trong cổ kinh Tàu ngày xưa ở bên Trung Hoa chứ nơi tôi ở thì ngược lại: Ý Tổ có thể đã chưa bao giờ rời bếnĐông Phương mà nếu đã có ý Tây độ để thuyết pháp cho những khách Tây Phương thì ý tổ chưa bao giờ tới hẳn bờ Tây Phương chỉ lác đác giữa dòng rồi đáo bĩ ngạn.  Sự thật, ý tổ chưa bao giờ lìa Đông tới Tây chứ nói chi lên tới thượng dòng cực Bắc hay xuống hạ dòng Nam Cực.  Chưa đến, chưa đi?  Chưa đi, chưa đến?  Hay, đúng ra vì ‘không có cái đi’ nên ‘có cái không đến?’
 
Tuy nhiên,
Ta không có đi, không có đến,
Ta không mong qua nên không lại.
Không đi nên ta không có tới,
Không tới còn nói chi đến đi.
Ta đi nhưng không bao giờ đến,
Ta đến nhưng chưa bao giờ đi.
 
(Lê Huy Trứ)
Dưới đây là một bài tụng ngắn nhưng đầy viên diệu trong Trung Luận để thuyết minh cái “không đi” trong thuyết Bát Bất ở trên:
“Đi rồi, không có đi. Chưa đi, cũng không có cái đi. Ngoài cái đi rồi và chưa đi. Thì khi đi cũng không có cái đi!”

Tôi xin diễn tã tương tự,
“Đáo bĩ ngạn rồi, không có bĩ ngạn.  Chưa đáo bĩ ngạn, cũng không có cái bĩ ngạn đáo.  Ngoài cái nhị nguyên, bĩ ngạn rồi và chưa đáo bĩ ngạn.  Thì khi bĩ ngạn cũng không có cái đáo bĩ ngạn.”

Trở lại phương trình trên, khi mà Sắc bằng vô thủy vô chung thì Vô Sắc sẽ là Không.
(This is implied in the function's leaving to the East and returning from the West.  When x equals infinity, y will be 0.)

Tóm lại, khi cả trên và dưới, trái và phải không ‘sang trang chạy quàng’ (lời của Bùi Giáng) thì ‘nhi sinh kỳ tâm’ (lời của Sáu Tổ.)  Còn riêng tôi thì tôi ‘không màn’ vì ngoài thượng tầng khí quyển thì làm gì có trên-dưới, trái-phải, đông-tây-nam-bắc.  Làm gì có chuyện sức hút trọng lực kéo xuống (gravity pulls a matter down,) mà chi có sức hút của trọng lực (a pull of gravity.)

Vậy thì cái tôi ‘không màn’ đó quý đạo hữu ‘có màn’ không?
Phần còn lại thiết nghĩ không cần dịch thuật nữa vì toán học cũng như âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại:
              (Zero equals one divided by infinity.)   (Agree?)

  (Infinity equals one divided by zero.)   This is implied in the function's leaving to the South and returning from the North.   When x equals zero, y will be infinity.            (should it be undefined?)

0. (Zero times infinity equals one.)   This can be derived from either of the previous two equations. (Instead yields 0?)
Returning to earlier examples: Multiplying a number, (7) and a redefined zero yields .   Changing 7 to 8 yields .   Different inputs bring different results.       
And the preservation of falsehood? (quite a statement in itself)
 
 
Khi quan sát 2 ấn tượng trên trong tâm thức chúng ta nên nói khác hay không khác?

Chú Thích 1: 
‘Mathematical Correct’ nên diễn tả là X bĩ ngạn tới Không nhưng không bao giờ đạt được tới Không.  (X đi tới 0 hay 0 từ 0 tới X, và X đi tới  hay đến từ ).  Không đáo bĩ ngạn tới X bờ ‘bên kia’ nhưng lạc lối về.

Nhưng nếu X = Như Lai, vô không gian, vô thời gian, không đến không đi thì tất cả nguyên lý, định đề nhân sinh đặt ra đều sụp đổ như dã tràng xây cát biễn Đông.  Khoa học, vật lý, toán học lẫn vật lý hiện đại phải viết lại lịch sử.  Điều này sẽ không xa khi mà quantum technology (kỷ thuật lượng tử) được áp dụng trong một ngày rất gần đây.

Tuy trên nguyên tắc và lý thuyết đơn giản như vậy nhưng ‘cái bản lai diện mục của Nó’ và nhất là mẫu số Không là một công án lớn nhất với một rừng tranh luận của nhân loại trong lãnh vực khoa học, toán học, triết lý, thiên đường vĩnh hằng của những tôn giáo khác, đặc biệt là Phật Giáo về chân không và Niết Bàn, không tướng và vô lượng sắc,  zero và vô cực ().

Chú thích 2:

Dĩ nhiên, theo định lý toán học căn bản thường thức thì mẫu số Zero là không xác định (undefined.)  Ngày xưa, nếu tôi đang học toán trong trường mà viết như trên thì thầy toán sẽ cho tôi rớt vì đã ‘phạm húy.’  Nhưng đây có chắc chắn là chân lý tuyệt đối, bất di bất dịch hay chỉ là định đề vô minh của toán học nhân văn (mathematical axiom?)

Vấn đề, mẫu số Không là xác định (defined) hay vô xác định (undefined) bất đồng nhị nguyên này đã được đa số các nhà toán học, giáo sư tiến sĩ toán, chứng minh và phủ định.  Công án này không mới mẻ gì, chúng ta có thể tìm thấy cả rừng tranh luận trên internet và sách vở.  Tôi chỉ trình bày sơ lược vấn nạn (công án) này ở đây vì chủ đích của bài này không phải để chứng minh toán học mà dùng phương tiện toán học để phân biệt nhị nguyên (dualism) và để đạt cứu cánh bất nhị (non-dualism.)  

Trong Thế Giới Nhất Hoa, 270. Đạo sinh ra từ đâu? Bách hoa vạn diệp, viết:
“Đạo sinh Một. Một sinh Hai. Hai sinh Ba.
Ba sinh vạn vật. Vạn vật vác Âm, ôm Dương.
Khi Âm Dương tượng tác, vạn vật được hài hòa viên mãn.

Người phàm không thích cảnh cô liêu vắng vẻ. Bậc Thánh khéo sử dụng nó. Các Ngài thường lấy sự cô độc hợp nhất với vũ trụ.
1. “Đạo sinh Một,” Cái gì sanh ra Đạo?
2. “Ba sinh ra tất cả vạn vật.” Như vậy tốt và xấu cũng từ nơi Đạo phải không?
3. Tất cả vạn vật được hài hòa viên mãn, nhưng ai phá vỡ sự hài hòa viên mãn đó?

Lời bàn: 1, 2, 3, 4, 5. 5, 4, 3, 2, 1. Những con số này từ đâu tới? Ai làm ra những con số này? Đạt tới điểm này bạn có thể sử dụng bất cứ con số nào mà chẳng có gì chướng ngại.”
Nhất Như sinh nhị nguyên rồi tỷ tỷ vô lượng vật tương tự như đạo sinh ra lưỡng nghi, sinh tứ tượng... Trời đất vạn vật sinh từ “Hữu,” “Hữu” sinh từ “Vô” (Cổ kim đồng thể, Cùng Đạo hợp nhất [Bất muội nhân quả]) trong kinh dịch và đã được tôi dùng toán học chứng minh trong những bài viết về triết lý Phật Giáo trước.  Toán học chỉ dùng để giải quyết công án và giải thích chướng ngại của nhân sinh.  Những con số chỉ là phương tiện của toán học, không nên ngã vào vấn nạn chướng ngại phương tiện mà lạc mất mục đích công án chướng ngại. 

Khi tiến, khi thoái.  Khi động, khi tịnh. Lúc mạnh, lúc yếu. Khi mau, khi chậm. Khi an định, lúc nguy hiểm nên biết bất động, tỉnh tịnh tĩnh trên một điểm trong vòng pháp luân chướng ngại.  Bậc Thánh trí nhìn sự vật đúng như thị, không chấp chúng.  Để chúng tự nhiên phát triển như tâm điểm của vòng tròn.  Nhưng điểm tâm điểm đó tâm điểm ở đâu?  Ngộ không ngộ?

Tâm Thượng sĩ giác ngộ như hư không, vô niệm nhưng thông đạt viên diệu tuyệt đối. 
“Thượng sĩ nghe Đạo, lập tức làm theo.  Trung sĩ nghe Đạo, nửa tin, nửa ngờ.  Hạ sĩ nghe Đạo, cười lớn.”  Vậy thì tiểu tướng, thượng tướng và đại tướng nghe Đạo phản ứng thế nào?

Khi có Sĩ và Tướng, phải biết rằng tai tướng sĩ chỉ nghe cái nghe không thật.  Nghe như vịt nghe sấm, nghe mà không thấy, thấy mà không hiểu là nghe gì?

Bậc Thánh Nhân an trú trong Đạo Giác Ngộ quán sát đời với lòng từ bi, hỷ xã, trí tuệ rõ suốt tất cả. Vị ấy tu hành kiên cường, chánh định, khiêm nhường, thuận với tự nhiên, không lộ chiếu nhưng đức sáng soi khắp mọi nơi.  Vô ngã vì chính tự thân đã cùng Đạo hợp nhất không bám vào kiến giải.  Ngoài trông rất hòa nhã bình thường nhưng trong cứng chắc như kim cương.  
Bậc Thánh trí lấy Đạo làm ra tất cả. Nếu không có Đạo, vị ấy làm ra cái gì?

 

7.   Kiến Long Tại Trường


Kiến long tại điền(見龍在田, có nghĩa là thấy rồng tại ruộng.) Lời hào Cửu nhị của quẻ Kiền, Lúc này khí dương bắt đầu được khai mở thì rồng hiện ra trên ruộng đồng.

Chúng ta có thể có mẫu số không không? (Can We Have Zero in the Denominator?)

 
Tôi tóm lược ngắn gọn và phỏng dịch những câu hỏi & đáp dưới đây:
 
Emma Stickgold, lớp 7: Chúng ta có thể có ‘mẫu số không’ không? 
Emma: Thầy toán tôi nói không nhưng tôi nói có. (Cười mĩm chi!)
 
Michael W. S. Morton, Math Doctor, cố đưa ra thí dụ để chứng minh cái không...thể đặng và đừng đó.  Đó là nếu mẫu số đi đến số không (zero) thì thương số đi đến con số vô cực (con số lớn...nhất trong vũ trụ, số không tưởng nổi.)  ‘Vô lượng’ theo Phật Giáo luận?
 
Rồi dạy khôn cho trẻ Emma:  Nếu không hiểu thì cứ hỏi thêm nếu muốn biết thêm về những ví dụ hay hơn.
 
Geri, một học sinh tiểu học khác, có thể đã học toán với một thiên thiện tri thức có trí tuệ Bát Nhã đã ‘tham chiến:’   Tôi nghe một trong tiến sĩ toán của các ngài tiến sĩ toán có vấn đề khó khăn để giải nghĩa tử số và mẫu số không trong toán chia cho cô bé tên Emma. 
 
Geri phát biểu tương tự như sau:
 
Thầy toán tôi cho ví dụ: Bao nhiêu lần chúng ta có thể thảy không cái gì vào cái rổ vô hình?
 
Geri nói:  Và dĩ nhiên, câu trả lời là nhiều lần nếu muốn.  Nó không phải là số thiệt.
 
“From: Anonymous
Date: Sat, 23 Nov 1996 21:47:46
Subject: Idea on explaining something
 
I noticed that one of your math doctors was having trouble
explaining to a girl named Emma back in '94 why zero can't be the
numerator or denominator in fraction.  Well, if you're still
looking for a good way to explain it, my math teacher uses the
example “How many times can you throw nothing into no
wastebaskets?"  And of course, the answer is as many times as you
want.  It's just not a real number. 
Hope I was of some help,
Geri
 
Thiền ý của Geri là chúng cháu những đứa trẽ tiểu học với đầu óc ngây thơ chưa hề nhiễm bụi trần, chưa cố chấp sở trụ rồi bị kẹt vào cái mớ kiến thức vô minh.  Geri và những trẽ thơ với đầu óc còn trong trắng này chưa bao giờ có vấn đề lẫn vấn nạn để lo lắng, tư duy về Không.
 
Tôi (tác giả) bàn thêm:
 
- Xả Không vào Không được bao lần Không đầy?
- Bỏ Không vào Không bao nhiêu Không mới đầy Không?
 
Tóm lại:
 
- Không vào Không có đầy không hay không đầy?
 
(Không  Không; 0 = 0)
 
Thiền Sư sẽ trả lời: Vô!
 
- ‘Đầy Không’ hay ‘Không đầy’ nên nói khác hay không khác?
 
Đức Phật dạy:  Không nên nói khác.  Vậy thì chúng ta phải cả tin lời Phật mà nói rằng ‘không khác?’
 
Không trong Không ngược lại với Có trong Có.  Tương tự như trong kinh Phật Giáo nói, lấy núi Tu Di bỏ trên đầu chân lông, hay trong 2 cuốn sách, ‘vũ trụ trong một hạt cải’ (The Universe in a Nutshell) của Stephen William Hawking, và ‘vũ trụ trong một hạt nguyên tử,’ (The Universe in a Single Atom: The Convergence of Science and Spirituality, September 12, 2006, by Dalai Lama) đã mô tả ấn tượng này.  Nhưng, hình như nhà bác học Hawking lẫn Đức Dalai Lama đã cố gắng ngoài sức mình để viết 2 cuốn sách dài cộm trên mong chứng minh cái Không đó?  Thay vì, vài dòng đơn giản như Geri và sư phụ của Geri dù cả hai chưa phải là nhà bác học lẫn không biết Phật Pháp là gì vậy mà cả hai, Geri và thầy toán tiểu học, đã vô tình giác ngộ vì đã hiển lộ viên diệu ý Không của vũ trụ?
 
Tôi dám khẳng định, rất ít người đọc mà giác lẫn ngộ được câu hỏi đáp siêu trí tuệ giữa Geri và thầy giáo tiểu học vô danh trong mục hỏi đáp toán học phổ thông trên website mà tôi tình cờ có nhân duyên đọc được đó?
 
Lấy Không bỏ vào Không!  Không nhập Không! Emptiness into Emptiness!  Enter Emptiness!  Into Emptiness! Vô lượng Không bỏ vào Không; Không vào vô lượng Không!  Không bỏ vào Không vẫn không ‘thay đổi,’ không tăng không giảm như kinh Phật đã diễn tả.  Đây là điều đa số chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến và tôi chưa thấy ghi chép trong bất cứ kinh điển Phật Giáo nào?  Rất tiếc là bây giờ chúng ta không có Tổ vì Sáu Tổ đã diệt Tổ (không truyền cho Bảy Tổ nữa.) Hay là vì các Tổ ngày xưa ‘dốt toán,’ ‘vô học’ không phải là khoa học gia nên không biết?  Vậy thì, chúng ta nên gọi cái bản lai diện mục của ‘Vô vô Vô’ (Vô dzô Vô, Vô sở trụ Vô) đó là cái gì đây?  Bất khả thuyết, bất khả tư nghì? Có thật Không? 
 
Lấy không bỏ vô không có đầy không?  Cũng là đáp án tuyệt diệu cho cái công án thiền, ‘Không vơi không đầy’ ở trên. 
 
Tách trà đó nữa vơi hay nữa đầy? (Is that cup of tea half full or half empty?)
 
Nên nói nửa vơi hay nửa đầy?  Hay nói, nửa không đầy hay nửa không vơi? Nên nói khác hay không khác?  Giống nhau?  Hay đồng khác biệt (Same difference)?
 
Tóm tắc, tôi xin đơn giản hóa bài toán chia cho set Không { }:
 
Empty set:
 
{{{{{{{   }}}}}}} = { }
 
{ } = { }{ }{ }...{ }{ }{ }
 
 = { }
 
Những pháp tính trên đồng nhau hay không đồng nhau?
 
Nếu nói đồng, bạn không hiểu gì về toán học.  Nếu nói bất đồng, bạn cũng không hiểu gì về toán học.  Cũng như bạn chưa thấy biết được ‘đường thẳng’ trong vòng tròn.  ‘Đường thẳng’ đó là điểm (point) không, không khoảng cách, không không gian, nhất như (oneness.)
 
Ngồi trên pháp tòa, Thiền sư Cổ Phong đập gậy thiền ba lần, chỉ một điểm trên cao
và nói:
 
- Chư vị Thiền sư giáo hóa chúng sinh quan hệ ở một điểm. Nhưng một điểm này không thể thấy hoặc nghe, không danh, không tướng.
 
- Tất cả Chư Phật, Chư Tổ không biết điểm này. Do đó, không thể truyền điểm này. Nếu tiến một bước, các vị sẽ chết. Nếu lui một bước, các vị cũng chết, cũng không thể ở tại điểm này.
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 196. Giờ 25, Quang âm như tiễn, và 197. Xuân)
 
Nhất bộ tiến thủ cũng qua cửa tử, cũng không thể sở trụ tại điểm nhất như này.  Sở trụ không đặng. Tiến thối lưỡng nan.  Như vũ trụ trong một điểm bụi không, không biết bản lai diện mục nó như thế nào?
 
Như chuyện, Đại Cư Sĩ Hoát Nhiên đã được Thiền sư Cổ Phong truyền thụ Ấn khả, chứng bởi thiền sư triệt ngộ, một hôm có Thiền Sinh đến hỏi ‘cư sĩ toán:’
 
- Pháp là gì?
 
Ông ta đã trả lời bằng cách vẽ một vòng tròn trong hư không.
 
Thiền sinh nói: “Tôi vẫn chưa hiểu.”
 
Tôi xin giải thích thêm: Vì thiền sinh chỉ nhìn vào ngón tay phát họa mà không thấy vòng tròn hư không trong không gian hư ảo để mà vi tiếu như Ca Diếp khi thấy Phật Tổ niêm hoa.  Đây là phép toán ‘vô hình học’ hay pháp Phật Long Vô Tướng, chiêu thức ‘kiến thủ bất kiến vỹ.’
 
Hoát Nhiên hỏi lại: “Trong vòng tròn có một chỗ chỉ đường thẳng, không có đường cong. Nó ở đâu?”
 
Thiền sinh cũng vẫn không hiểu, vì thế, Hoát Nhiên nói:
 
- Bạn phải tham thiền lâu hơn thế nữa.
 
(Thế Giới Nhật Hoa, Sùng Sơn, 53. Đường thẳng trong vòng tròn, Trực Tiến)
 
Khi giải bài toán vô tâm nếu bạn không sở trụ (kẹt) vào định lý thì sẽ tìm ra đáp số... ‘Không Vô.’  Bạn sẽ kiến được tự tánh, tìm thấy bản lai diện mục của bạn tái hiển hiện (nhi sinh.)  Hay quán tự tại cái nguyên hình yêu quái của mình.  Mà cái nhị nguyên đó dường như một là, “Tịnh tịch tĩnh tỉnh, Sai. Tịch tịnh hôn trầm, Trúng?”  Kinh Kim Cang gọi là “điên đảo mộng tưởng” hay giác ngộ.  Lúc đó, hy vọng bạn sẽ biết được bản thể của vũ trụ, kiến được tự tánh, liễu thoát sinh tử.  Ngộ được không (niệm) là vô lượng (niệm,) vô lượng là không.  Kiến vũ trụ trong hạt nhất như (điểm huyền diệu, singularity.)  Kiến vô lượng hạt (infinite particles) trong vũ trụ.  Lúc đó, bạn sẽ đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác; xuyên qua cái ‘không biết’ để ‘không biết’ cái ‘biết,’ cái bổn lai vô sắc tướng kỳ dị, bất khả tư nghị. Ngộ nhập Viên Giác (tâm phi thời gian, tâm bất sinh bất diệt, tâm linh vĩnh hằng.)
 
Nhưng nếu không đạt được thì sao?  Trên phương diện tâm thức, có chánh định mà không đạt được thì một là bạn sẽ đạt được tẩu hỏa nhập ma hay giác ngộ...điên.
 
Làm sao đạt được cả hai?  Hai cái gì?
 
Tôi cũng xin mượn ý Đức Thế Tôn:
 
Nếu quý vị không đồng ý và ta thán rằng:  Tất cả những ‘Pháp’ trình bày ở trên đây chúng tôi đều không thọ.
 
- Vậy thì cái không thọ đó, quý vị có thọ không?
 
Hay nói cách khác:
 
- Nếu quý vị không đồng ý với giải pháp này thì cái không đồng ý đó quý vị có đồng ý không?
 
- Tôi thì tôi đồng ý không đồng ý! (I agree ‘don’t agree!’)
 
Đơn giản vì chúng ta đồng ý nhưng bất đồng đồng ý.  Hay nói cách khác: Chúng sinh tuy đồng ý nhưng căn ý bất đồng.
 
Tóm lại:
 
- Cái ngộ Không đó quý vị Có ngộ nhầm Không?
 
Long Mạch, Thanh Long Giang, Portugal (Bồ Đào Nha)

8.   Thiên Long Thần Nhãn

 
Tin mừng, khoa học gia đã dự đoán vào năm 2045, chúng ta sẽ liễu đoạn tử sinh, trở thành trường sinh bất bệnh lão tử.  Chẳng hạng, 4 phát minh mới đây của khoa học có tiềm năng gây nên một cuộc cách mạng lớn cho nền y học thế giới, đồng thời có khả năng lật đổ vị thế "cứu rỗi" của penicillin.  Đó là, XSTAT 30 - mũi tiêm cứu tinh cho hàng triệu binh lính, máy soi ven (Vein viewer) - không sợ tiêm nhầm, VetiGel - băng cầm máu dạng lỏng siêu tốc, và máy nạo vét cholesterol - thủ phạm gây bệnh tim.  Vậy thì từ bây giờ, năm 2016 cho đến 2045 sẽ còn bao nhiêu phát minh nhiệm mầu nữa để phục vụ nhu cầu của chúng sinh?
 
Thông thường thì con người dễ nhàm chán và không bao giờ thỏa mãn với những gì họ đang có cho nên có thể lúc đó chúng ta sẽ chán đời không muốn sống quá lâu chật đất nữa?  Lạc quan hơn, trong một tương lai rất gần, vì sống lâu, con người có thể đi về quá khứ vị lai, xuyên qua những vũ trụ khác.  Lúc đó, chúng ta có thể giác ngộ thành Phật, thấy xuyên qua nhất như (Singularity movement,) độ nhất thiết khổ ách mà không cần tu hành, thiền định mất công.  
 
Tất cả những gì chúng ta cần thiết hàng ngày như cell phone, computer, TV, hội họp, giải trí, credit card, tiền mặt, GPS, lái xe, thông dịch ngôn ngữ quốc tế, kết bạn, tìm người tình lý tưởng, biết nguồn gốc di truyền của những người tiếp xúc trước mặt, cân đo, ăn uống, tự chẩn bịnh hàng ngày ngay cả sau khi đi đại tiện và tiểu tiện thì cái ghế đi cầu ‘bác sĩ John’ đó cho bạn biết kết quả thử nghiệm của phân và nước tiểu ngay cả báo trước trong vòng 10 năm nữa bạn sẽ bị căn bệnh ung thư (cancer) gì đều được gói trọn (all are bundle on a pair of your eyeglasses) trên một cái kiếng đeo mắt của mỗi người. 
 
Tôi góp thêm ý kiến với đồng nghiệp, đeo cái đài gương anh minh nầy thì chẳng có hạt bụi nào bám được; nó đóng mở tư tưởng tâm viên ý mã tùy tâm, (it can turn on/off your distracted mind as will.)  Thật ra, chúng ta đã được trang bị với cái dụng cụ thần thông này từ lâu, cái chip điện tử, cái pineal gland này chính là con mắt thứ ba, thần nhãn, mà khoa học lẫn tâm linh học đã biết tới từ lâu nhưng sau khi chúng ta sinh ra một thời gian ngắn chúng ta quên mất cách dùng cái bửu bối này, cũng như cái khả năng tự nhiên bơi lội, thở bằng bụng dưới nước như cá, thấy được thế giới bên kia, nhớ tới tiền kiếp, tập tục, kiến thức tích tụ, ... nhưng vì bị lớp bụi vô minh càng ngày càng bám trụ che lấp cái đài gương thần thông trí tuệ đó.
 
Huệ Năng làm bài kệ lập dị phản biện bài kệ của Thần Tú để tranh ngôi Tổ.  Đại khái, xúi dại Ngũ Tổ là cái đài gương tự nó đã sáng không bụi nào bám được, không phải lau chùi làm gì cho mất công?  Dĩ nhiên, khi mà đá được mài dũa thành kim cương bất hoại rồi thì cần gì mài dũa thêm nữa? 
 
Trên thực tế, thì Thần Tú đã nói đúng, cái gì mà không tu bổ, giữ gìn, năng lau chùi thường xuyên mà cứ sử dụng tối đa thì có sạch sẻ tồn tại lâu dài được không?
 
Tuy nhiên, Thần Tú không phải là khoa học gia cho nên chỉ khuyên chúng ta nên lau chùi cái đài gương ảo mà thật sự không biết chùi nó bằng phương thức gì?
 
Muốn giữ cho cái kính chiếu yêu này hoạt động và lau chùi cái đài gương (Activating/ Decalcifying Pineal Gland) đó thì nên phải làm như sau:
 
  1. Không dùng Fluoride (No Fluoride:) Tuyệt đối không ăn uống bất cứ thứ gì có chất fluoride kể cả đánh răng bằng kem đánh răng có chất fluoride.  Có thể Đức Thế Tôn và các tay Tổ hồi xưa giác ngộ dễ dàng vì thà uống trà vàng khè răng, và để cho sâu ăn răng cho mau giác ngộ chứ không bao giờ đánh răng?  Và cũng có thể vì vậy mà bây giờ chúng ta khó giác ngộ vì đánh răng hàng ngày với chất fluoride?  Hình như cũng vì vậy mà ngày nay, đa số chúng ta cười thoái mái, khoe răng, hở lợi thay vì chỉ cười mĩm chi như các bật chân tu lúc trước vì họ chỉ còn có lợi nhưng răng thì đã rụng hết xuống cầu?
 
Hình trên cho thấy, fluoride bám vào cái đài gương thần nhản như nhựa thuốc lá (nicotine) bám trong phổi những người hút thuốc lá.
 
  1. Uống Raw Apple Cider Vinegar (lọc sạch độc tố trong thân thể, thông phổi, trị sổ mũi và ho gà[?])
  2. Dùng Oregano Oil and Neem Extract (giúp kháng độc, muốn biết công dụng của nó thì hỏi những người Ấn Độ.)
  3. Tắm trong bồn tắm với essentials Oils.  (Specifically, lavender, parsley, pine, sandalwood, pink lotus, and frankincense may be helpful in the decalcification process.)  Dĩ nhiên cơ thể sạch sẽ thơm tho thì ai cũng muốn gần gũi để ngửi mùi thơm hơn mùi thúi.
  4. Thiền và tụng kinh thường xuyên hàng ngày (Regular Meditation and Chanting) có thể xả bớt nọc độc ác?
 
Khoa học và y khoa đã biết và nói gì về những công dụng của cái bửu bối thần nhản (Pituitary and Pineal glands) này?
 
Khả năng của hạch thần nhãn (Pineal Gland Function)
 
Cái hạch tiên này có vài nhiệm vụ tối cần thiết kể cả bài tiết melatonin, cái kích thích tố hormone làm cho chúng ta ngủ...được là Tiên.  Nó chuyển đổi tín hiệu từ hệ thần kinh và truyền tín hiệu đó đến hệ nội tuyến và để làm gì thì cứ hỏi bác sĩ giảng tiếp cho.  Nó cũng là cái máy radar, satellite, radio, TV nhận và phát ra tín hiệu vũ trụ.  Nó làm cho chúng ta có cảm giác như bị điện cao thế của tam hỏa chân muội giật sướng muốn chầu tổ, chầu Phật bên cõi Tây Phương Cực Lạc.
 
“The pineal gland has several critical functions including secretion of melatonin the  that causes sleepiness and regulation of certain endocrine functions. The gland also helps the body to convert signals from the nervous system to signals in the endocrine system.”
 
Khả năng Sinh lý(Physiological Function)
 
Trên phương diện tâm sinh lý nó kiểm soát khả năng tình dục, đói, khát và là cái đồng hồ cơ thể (biological clock) để định đoạt chu trình lão hóa bình thường của nhục thể.
 
“Physiologically, in conjunction with the hypothalamus gland, the pineal gland controls the sex drive, hunger, thirst and the biological clock, which determines the body’s normal aging process.”
 
Theo y khoa, cái khả năng chính là cái hạch thần đó bài tiết melatonin.  Cái hormone này cái căn bản để kiểm soát sự thức ngủ.  Ánh sáng thiên nhiên có khuynh hướng bật cái tuyến này lên.  Khi cái hạch thần này hoạt động, não chúng ta đi từ trạng thái ngủ tới thức.  Cái quá trình này thường được xem như là khai mở của thần nhãn.
 
“The primary function is that pineal gland secretes melatonin. This hormone is the primary one that controls your sleepiness and wakefulness. Natural light tends to turn this gland on. When the pineal gland is activated, your brain moves from sleeping to a state of wakefulness. This process is sometimes referred to as the awakening of the “Third Eye” – a common name for the pineal gland.”
 
Liên quan tâm linh (Spiritual Connection)
 
Con mắt thứ 3 này từ lâu được xem như là cái khuyên nối kết giữa tâm linh và thế giới vật chất.  Hơn nữa, nó là một phần sinh lý của não bộ với khả năng sinh lý rất quan trọng cho não bộ con người.  Nó có chổ đứng cao nhất trong tâm thức và được xem như là có liên kết chặt chẻ với cõi siêu hình.  Cái hạch thần này hình như ảnh hưởng và tác động trong lúc tham thiền, trực quán yoga và các hình thức xuất hồn khác?
 
“This concept of the pineal gland as the ‘Third Eye’ has long been seen as a link between the spiritual and physical worlds. In addition, to the important physiological functions of the pineal gland, this is the part of the brain that has traditionally been considered to be the seat of higher consciousness and a link to the metaphysical world. It is the pineal gland that seems to be most affected during meditation and visualization yoga and all other forms of “out of the body travel.”
 
Tôi chỉ tóm lược những điều ít ai để ý về thiên nhãn (third eye) ở trên.  Ngoài ra, còn có cả rừng sách vở nói về cái công dụng huyền bí của nó nếu ai muốn nghiên cứu thêm.
 
Những tin tức khám phá trên đây không phải là dã tưởng mà nó được khẳng định, thuyết trình và thảo luận từ các nhà chuyên môn lẫn khoa học gia trong học đường cũng như ngoài đời trên khắp thế giới.  Những phát triển kỷ thuật văn minh tột bực này cũng đang được những quốc gia tân tiến thí nghiệm và cải thiện trước khi tung ra thị trường để phục vụ nhu cầu của chúng sinh.  Chẳng hạng, như là sinh sống luôn trên những hành tinh khác, máy bay không người lái, xe không người lái, người máy phục vụ, 3-D printer, thay thế (clone) những bộ phận trong ngoài cơ thể người và vật, làm việc tại chổ mình nghỉ mát mà với quantum computer trong não bộ, không còn dùng tiền giấy nữa mà chỉ dùng con số trên cell phone, đem theo video camera để quay phim và thâu âm cơn mộng tình ước át của mình trong lúc ngủ mơ, ...
 
Ngay cả, lấy vợ gả chồng lý tưởng không... mối lái, kiểm soát bệnh sân si, bật tắc cái đau khổ lo lắng bất cứ lúc nào, không đi học mà tự nhiên biết, không đi thi mà tự động đậu, muốn gì được nấy?  Dù đang ‘tứ đổ tường,’ ái sắc, ái dục, ái đỏ đen, nghiện ngập, dù sét đánh ngang tai đầy sợ hãi, hay lúc đang nghe lời ân ái thủ thỉ ngọt ngào rót vào tai sướng đê mê, đang dùng cell phone, text messages, và ngay cả lúc súng nổ ở giữa trận tiền dù là vừa bình tỉnh vừa run, cận tử nghiệp vậy mà vẫn kiến tánh.  Rằng tôi nghe thiên hạ đồn Lục Tổ dạy như vậy.
 
Khoa Học Gia và Vật Lý Gia đã khám phá, thử nghiệm và đã chứng mình những điều không tưởng này nhưng phải nhờ vào ngân sách chuẩn y bạc tỷ và chờ được giấy phép áp dụng trên nhân sinh để phục vụ thế gian như những điều kiện văn minh lẫn phương tiện kỷ thuật phát triển quá nhanh hàng ngày mà chúng ta may mắn được hưởng thụ những điều tưởng là không tưởng trong vòng 40 năm nay. 
 
Tôi mong ước, một ngày nào đó, khoa học có thể làm cho tất cả mọi người trở thành đẹp nhất thế giới, khoẻ mạnh nhất thế giới, giàu có quyền lực nhất thế giới, tất cả là vua nhất thế giới, từ bi nhất thế giới, và giác ngộ cao nhất thế giới chỉ còn riêng một mình tôi đứng hạng chót nhất thế giới để cười mĩm chi như Ma Ha Ca Diếp, cũng được.
 
(2045: The Year Man Becomes Immortal written by Lev Grossman.  We're fast approaching the moment when humans and machines merge. Welcome to the Singularity movement.  Singularity is Near! Full Documentary Michio Kaku | Ray Kurzweil.  Dr. Michio Kaku - Next World in 2030 [Best documentery])
 
Vào năm 2045, khi con người và khoa học hợp nhất thì những điều trình bày ở đây chỉ là ấu trĩ, con cháu chúng ta vừa mới sinh ra sẽ biết nhiều hơn chúng ta bây giờ cũng như chúng ta biết hơn tiền nhân 2600 năm về trước.  Chúng ta biết thử nghiệm và phân tích nguyên nhân hậu quả nào mà chúng ta sinh ra ở đây, làm gì và sẽ đi đâu để rồi kết luận như người Mỹ nói, “You did it for yourself,” tự mình làm cho chính mình.  Vì chính mình đã chọn lựa ra vào vòng sinh tử đó, đã chọn trước cha mẹ để sinh ra với chủ đích rõ ràng.  Hy vọng lúc đó chúng ta thay vì vẫn giữ tập tục tụng kinh cầu nguyện, với lập trường ‘làm lành ở hiền’ để mong kiếp tới được sung sướng hơn hay cầu xin cứu rổi lên thiên đàng.  Chúng ta sẽ có máy chánh kiến, rẻ tiền, điều chỉnh được quan niệm sinh tử sai lầm.  Chúng ta biết được chúng ta vì bị vô minh che lấp nên quên đi mục đích đến đi của chúng ta trên cỏi đời vô thường, tạm bợ này.  Mà mục đích chính của tái sinh là để cùng thử thách lẫn nhau, và để dìu dắt nhau tu học.  Rồi sau đó, mỗi cá nhân tự tìm cho chính mình con đường giải thoát sinh tử khổ đau bằng phương cách trí tuệ để đạt giác ngộ, đoạn tuyệt luân hồi sinh tử sau khi ‘tốt nghiệp’ nợ trần.  
 
Trong lúc chờ đợi năm 2045 thì bây giờ làm cách nào để có một cái nhìn chân chính?
 
Đức Phật đã dạy phương pháp phát triển chánh kiến bằng cách giữ cho tâm an trú trong tánh không giữa những xao động trong đời nhưng không sở trụ quyến luyến vào cảnh giới thanh tịnh của không đó.
 

9.   Thần Long Bài Vĩ

 
Một hôm, Thiền sư Sùng Sơn dạy chúng:
 
“Muôn pháp về một.  Một về chỗ nào?
 
Không tâm, không Phật. Vậy là gì?”
 
Ngài lại nói:
 
“Muôn pháp về một. Một về chỗ nào?
 
Chẳng số một, chẳng số không. Vậy là gì?
 
Bất cứ ai tức khắc vượt qua hai cổng này tôi sẽ Ấn Khả cho.”
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 365. Sùng Sơn – Muôn pháp về một, Vũ tích thanh)

Không và Vô Lượng (Zero and Infinity)

Thông thường, chỉ cổ bài tây mới có 2 con bài jokers.  Tương tự như vậy, nói theo ngôn ngữ Phật Giáo là hai tên hề khùng nhị nguyên ‘Không và vô lượng’ (zero and infinity) này là một công án của vật lý học.  Chúng nó là hai thái cực đối ngược trong những con số nguyên của khoa học hiện đại.  Thực vậy, ‘Không và Có’ là 2 mặt của một đồng tiền, âm dương.  Không ngược với Có; hay không = có và có = không; tuy không không phải là có?  Hình như Bát Nhã Tâm Kinh của Phật Giáo đã có viết kỳ cục khó hiểu như vậy?

William C. Gough,“A new deck of 52 cards usually has two jokers. Likewise, there are two jokers that bedevil physics -- zero and infinity. They represent powerful adversaries at either end of the realm of numbers that we use in modern science. Yet, zero and infinity are two sides of the same coin -- equal and opposite, yin and yang.” (Foundation for Mind-Being Research Editorial, THE MYSTERIOUS ZERO/INFINITY, Mar 2002)

Zero là tất cả các vấn nạn lớn của vật lý tương tự như chữ Không (emptiness) trong Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra.)   Tuy nhiên con số Không (zero) này chỉ là một phần của chữ Không (Emptiness) đã được công thức Bát Nhã giải ra từ cả ngàn năm về trước.
 
Đơn giản:
“Số Không không phải là Chữ Không cho nên Không là Không không.  Không Không (double negative) là Có và cái Không Có là Có cái Không.”  Điên cái đầu?
Trong Nhiệt Động Lực Học (Thermodynamics) không (zero) là một bức tường u minh lạnh lẽo cực độ không xuyên qua được.  Trong thuyết tương đối tổng quát của Einstein, zero trở thành hố đen (black hole,) như một con quái vật nuốt chững những hành tinh đưa chúng ta vào tới những vũ trụ mới mẽ.  Cái mật độ vô lượng (infinite density) của hố đen đại diện cho một mẫu số không (zero.)  Big Bang được cấu tạo từ Không chính là mẫu số không (a division by zero.)  Như đã nói ở trên khoa học đã tái khám phá những gì Đức Thế Tôn đã giác ngộ hơn 2.5 thiên kỷ về trước. 

Trong Cơ Khí Lượng Tử (Quantum Mechanics,) vô lượng năng lượng của chân không là mẫu số không (division by zero) và là trách nhiệm kỳ lạ cho nguồn năng lượng - một ma lực phát huy bởi tất cả toàn Không.  Vì chia bởi zero tiêu diệt nền tản của toán học và cơ sở luận lý – và đe dọa làm suy yếu cái rất căn bản của khoa học hiện đại.

William C. Gough, “Zero is behind all of the big puzzles in physics. In thermodynamics, a zero became an uncross-able barrier: the coldest temperature possible. In Einstein's theory of general relativity, a zero became a black hole, a monstrous star that swallows entire suns and can lead us into new worlds. The infinite density of the black hole represents a division by zero. The big bang creation from the void is a division by zero. In quantum mechanics, the infinite energy of the vacuum is a division by zero and is responsible for a bizarre source of energy -- a phantom force exerted by nothing at all. Yet dividing by zero destroys the fabric of mathematics and the framework of logic -- and threatens to undermine the very basis of science.” (THE MYSTERIOUS ZERO/INFINITY, Mar 2002)
Cái Không là công án tối thượng trong trong vật lý học cũng như trong Phật Pháp.  Như tâm thức miêu tả ở trên, và như miêu tả trong Nhiệt Động Lực Học (Thermodynamics,) cái Không trở thànhmột hàng rào bất khả vượt qua: có thể nhiệt độ lạnh tuyệt đối.  Phật Giáo gọi là bất khả tư nghị.  Trong lý thuyết Tương Đối Tổng Quát (General Relativity) của Einstein, cái Không trở thành hố đen (black hole,) như một hành tinh vĩ đại nuốt chững tất cả mặt trời và đưa chúng ta vào trong những thế giới mới, 5% cõi sắc (matter, energy) lẫn 95% cõi vô sắc (dark matter, dark energy.)  
 
Tôi mạo muội y kinh giảng nghĩa lẫn ly kinh đồng Phật thuyết.  Đức Thế Tôn nói: Những điều ta biết như đám lá trên rừng đó là 5% cõi sắc (matter, energy) lẫn 95% cõi vô sắc và năng lượng tối (dark matter, dark energy) và những điều ta dạy chỉ như đám lá trong lòng tay ta, ít hơn 5% cõi sắc (matter, energy.)  
 
Thiền Sư Vân Môn đã gần thấy được cái cõi tối đó khi dạy chúng:
  
- Mỗi người có ánh sáng, xem thì chẳng thấy, tối lờ mờ.
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 353. Vân Môn - Kho bếp ba cửa, Xuất nhất khẩu khí)
 
Nhưng khi tự nói tiếp thì hình như ngài ‘không biết’ đó là cái quái gở gì mà chỉ may mắn buột miệng đoán mò?
 
Cái mật độ vô lượng (infinite density, cái vô lượng vô minh) của hố đen đại diện cho pháp (dharma trong Phật Giáo) chia cho số Không (a division by zero, mẫu số không.)  Cấu tạo của Big Bang từ chân Không là mẫu số không (chia bởi con số Zero.)  Tôi gọi đó là từ Không mà Có mà Có cũng như Không.  Trong Khoa Học Kỷ Thuật Lượng Tử (quantum mechanics,) cái vô lượng chân lực (Tam Muội Chân Hỏa) của Chân Như (chân Không, Như Không, void, emptiness) là mẫu số Không (a division by zero, mẹ của số không) và là nguyên do (nhân duyên) của một năng lực kỳ lạ - một chân lực ma quái phát huy bởi không của không (emptiness of emptiness.) 
 
Một vài kẻ trí tuệ cũng đã biết cái không hút đầy cái có rồi nhả ra...thâu vào nhả ra, rồi hút vào...  Tương tự như luật hấp dẫn, đàn hồi, co dản, nhiệt độ thay đổi (heat loss,) ...trong khoa học vật lý.  Không (vacuum) hấp dẫn cái Có.  Đó là nguyên tắc từ không mà có.
 
Như đã nói ở trên, đa số đều quan tâm, nếu công nhận chia bởi số Zero thì sẽ phá hủy lớp vải bọc của toán học và kiến trúc của suy luận lẫn đe dọa cho và làm suy yếu căn bản của khoa học hiện đại.  Tuy nhiên, nếu chấp nhận định đề ‘mẫu số không’ này thì chúng ta có thể chứng minh tất cả không tưởng (impossible.)  Có thể đây là giấc mộng của Stephen Hawking khi giới thiệu lý thuyết của tất cả (Theory of Everything.)
 
Tử số (số con) chia cho con số zero trong toán học hay mẫu số không (số mẹ) chỉ là quan niệm ‘ấn tượng chánh định’ (math symbol, concept, nghĩa bóng của danh tự) chứ thật ra mẫu số chung không phải là chia cho con số thật (real) zero mà là con số hư ảo (ảo đây không phải là mathematical imaginary) không là Không của Không chia cho Không (emptiness of emptiness.) 
 
Tôi diễn tả theo ‘tâm thức chánh định:’ Không có ‘ấn tượng chánh định,’ ‘cái duyên’ mẫu số (denominator, số mẹ) để bị chia, không có ‘cái nhân’ tử số (numerator, số con) để chia, và để mà có ‘kết quả’ số chia (fraction.)
 
Vậy thì ‘ấn tượng chánh định’ và ‘tâm thức chánh định’ khác hay không khác?  Khác ‘không Quán không’ hay không khác ‘không Quán có?’ 
 
Trong kinh Giải Thâm Mật, Bồ Tát Di Lặc hỏi Thế Tôn rằng, “Bạch Đức Thế Tôn, Ấn tượng chánh định của Quán cùng với tâm thức chánh định nên nói là khác hay không khác?”
 
Thế Tôn dạy rằng, “Nên nói không khác.”
 
Thưa Thế Tôn vì sao không khác?
 
Thiện nam tử, Như Lai nói cái gì thức biết thì cái ấy chỉ do thức hiện.
 
Bạch Thế Tôn nếu ấn tượng tâm thức không khác tâm thức thì làm thế nào tâm thức trở lại nhận lấy tâm thức.
 
Đức Phật trả lời: Thiện nam tử! ở đây không có chút Pháp nào nhận lấy chút Pháp nào mà chính tâm thức khi sinh ra như thế nào thì hình thành ấn tượng như thế đó.
 
3 vòng tâm thức đầy ấn tượng dưới đây đơn giản hóa câu hỏi của Bồ Tát Di Lặc và câu trả lời của Đức Thế Tôn:
 
Từ trong ra ngoài:
 
- Con người và chúng sinh nên nói là khác hay không khác?
- Chúng sinh và vũ trụ nên nói là khác hay không khác?
 
Từ ngoài vào trong:
 
- Vũ trụ và chúng sinh nên nói là khác hay không khác?
- Chúng sinh và con người nên nói là khác hay không khác?
 
 
Không ngoài, không trong:
 
- Vũ trụ, chúng sinh và con người nên nói là khác hay không khác?
 
Thêm nữa:
 
Vũ trụ = chúng sinh + nhân sinh +......?
 
Chúng sinh = con người + súc sinh?
 
Con người là động vật có trí thông minh hơn tất cả động vật?
 
Thí dụ tương tự, trong 3 vòng pháp luân đó:
 
-        Nghiệp tướng và Năng lượng (energy) khác hay không khác?
-        Cảnh giới tướng và Vật chất (matter) khác hay không khác?
-        Chuyển tướng và Tin tức (information) khác hay không khác?
Nếu,
 
Nghiệp tướng là Năng lượng (energy), Cảnh giới tướng là Vật chất (matter) và Chuyển tướng là Tin tức (information) thì cả 3 đồng một thể hay tam thể bất đồng?
 
Tôi xin lìa kinh nhưng như ý Đức Thế Tôn đã dạy để tạm giải thích: “Không có chút [vòng] Pháp [Luân] nào nhận lấy chút [vòng] Pháp [Luân] nào mà chính [vòng] tâm thức khi sinh ra như thế nào thì hình thành [vòng] ấn tượng như thế đó.”
 
Ba vòng Pháp Luân đơn giản trên ví như ‘nhất tiễn hạ tam điêu’ đã giải luôn 3 công án cùng một lúc: 
 
Trong Thế Giới Nhất Hoa, 365. Sùng Sơn – Muôn pháp về một, Vũ tích thanh, ở trên.
Thiền sư Sùng Sơn ra công án ‘Muôn pháp về một’ rồi hứa: “Bất cứ ai tức khắc vượt qua hai cổng này tôi sẽ Ấn Khả cho?” 
 
Vì ngài biết chắc, không một người nào trong buổi ngài diễn thuyết đó có đầy đủ nhân duyên, cùng với tâm thức sáng suốt và trí tuệ cao siêu để tức khắc đốn ngộ nên ngài hứa hão là ai trã lời được (giác ngộ) và vượt qua 2 công án (giải thoát) này thì ngài sẽ ‘Ấn Khả’ cho? 
 
Hay nói khác hơn là ‘kinh không Thế Vân Tung’ của chính ngài cũng chưa vượt qua nổi 2 cổng “vô môn’ đó?  Thiền Sư Sùng Sơn cũng có thể chưa được sư phụ mình Ấn Khả cái Tâm Thức ‘hai không cổng’ bất nhị này?
 
Tuy nhiên nếu Thiền Sư Sùng Sơn dạy chúng đệ tử như sau thì có thể không có công án từ đầu:
 
3 pháp luân về một tâm điểm.  Một điểm tâm đó về chỗ nào?
 
Không tâm thức, không ấn tượng. Vậy thì cái bản lai gì là không?”
 
Làm sao tức khắc vượt qua hai cổng tâm thức và ấn tượng này?
 
Ngài cũng nên nói:
 
“Muôn tỷ pháp về một điểm. Một điểm (sở trụ) ở đâu?
 
Chẳng vòng số một, chẳng vòng số không. Vậy là vòng gì?
 
Làm sao tức khắc thoát ra hai vòng có và không này?
 
Nhưng Đức Thế Tôn trả lời: ‘Tâm thức và ấn tượng không khác’ thì làm gì có ngay cả 1 cổng để vượt qua vượt lại hay một vòng để thoát ra thoát vô?  Vì tương tự như toán học định nghĩa, nhất điểm là một đường (line) trong một chiều (one dimension.) Hay thâm diệu hơn nhất điểm là điểm không chiều (zero dimension) không sở trong không gian lẫn không trụ với thời gian để mà đến đi.
 
Câu Kinh Kim Cương đã rõ nghĩa trên: “Phàm có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, liền thấy Như Lai.”  Thấy bản lai vô nhất vật? 
 
Muốn đi xuyên qua cái cổng không thể luận bàn này thì phải dùng đến phương trình giác ngộ Tâm Kinh và công thức Bát Nhã Ba La Mật Đa mới ‘giải’ được cái ‘không biết’ đó.  Nhân sinh cố công giải thoát cái ‘bổn lai vô nhất vật’ mà họ vẫn lầm tưởng là nó bị vướng mắc trong bụi không gian lẫn thời gian hư ảo nên chưa thấy được ‘vô nhất như’ (non-oneness.)
 
Như nhiều học giả, thượng tri thức, khoa học gia Tây Phương đã khẳng định: “Phật Giáo không những chứng minh khoa học mà Phật Giáo bắt đầu và vượt xa những gì khoa học dừng lại.”  Phật pháp thần thông quảng đại, trí tuệ vô biên, không bờ không bến, trong khi đó khoa học nhân văn luôn luôn thay đổi nay trúng mai sai vì bị hạn chế bởi ‘kiến thức ấn tượng,’ ‘tâm thức sai lạc’ của 18 căn trần thức cấu tạo bởi ‘ngũ uẩn giai không.’
 
Trước khi sinh ra, ngũ uẩn đã luôn giai không, dĩ nhiên không có 18 căn trần thức; sau khi tử, ngũ uẩn trở về với giai không, cũng không có 18 căn trần thức.  Tuy nhiên, nhục thân có thể diệt nhưng pháp thân bất diệt.
 
Từ hạt bụi trở thành hạt bụi rồi trở về với hạt bụi.  Như Trịnh Công Sơn diễn tả đầy thiền tính trong bài ca Cát Bụi: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Rồi một mai tôi trở về cát bụi.  Ôi cát bụi miệt mài, cuộc trần ai một kiếp rong chơi...”
 
Cái Chân Không, Nhất Như, hay là vô nhất vật, mà kinh điển Hindu (Bà La Môn) và Phật Giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana,) bất nhị (nondualism) hay Đáo Bĩ Ngạn và theo Đại Thừa là sắc không, không sắc của Như Lai Thiền hình như cũng chỉ là bản thể tương đối trong ‘tâm tưởng tuyệt đối’ chứ thật sự chưa phải là thực tại hoàn toàn tuyệt đối, sắc là sắc, không là không.  Khi đang viết cuốn sách Vô Tự Kinh, tôi đã cứ tưởng Niết Bàn là điểm hoàn toàn rốt ráo cao hơn bản thể tương đối của nghĩa lý thiền: sắc tức là không, không tức là sắc.  Cùng kinh qua những gì đã tư duy, nghiên cứu mà biết được.  Qua những giải thích, giảng luận và tranh luận của đại đa số cao nhân và tiền nhân nhưng có thể lúc đó tôi thấy nhưng chưa Giác và biết mà chưa Ngộ.  Trong khi viết Vô Tự Kinh tôi đã ‘tiệm ngộ’ hay có thể "ngộ nhầm Không,” như Tổ Sư Thiền nói: Sắc không là không sắc, không không là không không, tưởng đó là vô thượng chánh đẳng chánh giác. 
 
Vậy thì 3 pháp thiền trên phép nào đúng?  Nếu cái này đúng thì 2 cái kia không đúng?  Cái đó không đúng thì cái này hoặc cái kia có một cái không đúng, đúng không?  Vậy thì, cái nào đúng?  Cái này, hay cái nọ, hay cái kia?
 
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Như Lai nói rằng, “Khi còn sinh tử mà nói về Niết Bàn thì Niết Bàn cũng là sinh tử.”  Sinh tử niết bàn và niết bàn sinh tử nên nói khác hay không khác?
 
Tâm sanh pháp hiện, vạn vật hiện hữu; tâm diệt vạn vật trở về không?  Sắc Tâm hoại diệt nhưng Chân Tâm thì kim cương bất hoại.  Niêm hoa vi tiếu chỉ là cái đốn ngộ ‘biết,’ tâm truyền tâm, giữa Ma Ha Ca Diếp và Như Lai làm cho đa số các đệ tử của Đức Phật đều không biết, thấy mà không hiểu.  Không biết Đức Thế Tôn có chủ tâm đạo diễn cái trò ‘múa hoa’ này trước khi đăng đàn hay là chỉ tình cờ ‘phất hoa’ đuổi ruồi mà sáng tạo ra một pháp thượng thừa?  Cũng không biết Ca Diếp có thật biết cái ý truyền ý, bất truyền ngữ này của Đức Phật hay cũng Si như các đệ tử khác thật sự ‘không biết’ chỉ thấy Đức Phật múa may cái gì trông ngộ nghĩnh, yểu điệu như con gái nên bổng nhiên mĩm cười?  Hay có thể cả thầy lẫn trò đều ‘diễu dở’ trước khi mở màn?  Đức Thế Tôn phải đối xữ thế nào nếu lúc đó tất cả mọi người đều phá lên cười to, chỉ có Ca Diếp là không cười?
 
Tích nhựt Linh thứu cử niêm hoa.
Ca Diếp nhứt nhơn độc vi tiếu.
Kim triêu lão tăng niêm trụ thượng.
Pháp giới hàm linh tiếu, tiếu, tiếu!

Dịch:

Ngày xưa Linh thứu Phật niêm hoa.
Ca Diếp một mình cười mỉm chi.
Lão nạp sáng nay nhấc trụ trượng.
Trời thần, ma quỷ cười ha, ha!
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 190. “Chiếc gậy lão tăng” Thơ sư Ấn Giác, Ngôn hành nhất trí)
 
Sư Chân Tế nói:
 
- Người người nghe tiếng cười ấy, đều tỏ ngộ.
 
Nếu chúng ta Ngộ được cái ‘không biết,’ nhập vào không của không đó thì chúng ta đại ngộ tuyệt đối hoàn toàn, vô thượng chánh đẳng chánh giác.
 
Một hôm, Thiền sư Cổ Phong ngồi trên pháp tòa cầm gậy thiền đập lên bàn ba lần và làm bài thơ đọc vào sáng sớm như sau:
 
- Nếu muốn được hiểu biết thì bạn sẽ không biết.
 
Đạt đến chỗ ‘KHÔNG BIẾT’ (Don’t know,) đó thật là Tự Tánh.
 
Sư nói tiếp:
 
- Đức Phật ngồi tu dưới cội Bồ Đề suốt sáu năm chỉ một điều KHÔNG BIẾT. Bồ Đề Đạt Ma ngồi tại động chùa Thiếu Lâm, ngó vách chín năm cũng KHÔNG BIẾT. Nếu biết, sẽ lao vào địa ngục như tên bắn. Nếu đạt đến KHÔNG BIẾT, các vị sẽ được đầu Phật và thân Bồ Đề Đạt Ma.
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 195. Đạt đến KHÔNG BIẾT là Tự Tánh, Bất thức)
 
Tôi nghĩ: Có thể là tự tánh sư biết không biết thật?
 
Hèn gì trong Kinh Kim Cang, các Tổ đã biết trước cái không biết như vậy nên mập mờ nói: “Phàm có hình tướng điều là hư dối.  Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.”
 
Tức là thấy được bản lai diện mục của chính mình?  Mà cái bản lai diện mục đó nguyên hình của nó giống cái gì?  Giống con giáp nào?  Đẹp như lai hay xấu như ma?
 
Ngược lại:

“Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai”
 
Tức là không thấy được bản lai diện mục của chính mình?  Mà cái bản lai diện mục đó nguyên hình của nó không giống cái gì?  Không giống con giáp nào?
 
Thú thật, tôi không cố tâm đi tìm cái nhất thể tuyệt đối nhưng đột nhiên tôi đã có đôi chút suy tư bằng cách song song viết ra vài bài tiểu luận ‘vệ tinh’ của Vô Tự Kinh.  Bây giờ thì cũng u muội, vô minh như trước nhưng tôi xin nói đi nói lại, vì theo tục ngữ:  Quân tử nhất ngôn là quân tử dại.  Quân tử nói đi nói lại mới là quân tử khôn.  Đó là, đáo bĩ ngạn trở lại bờ bên kia chỉ là bước bắt đầu để đi tới cõi Niết Bàn và Niết Bàn chỉ là điểm bắt đầu (sinh) của điểm chấm dứt (tử) trên quả cầu (sphere) chứ chưa phải là vô thỉ vô chung, chưa phải là cứu cánh tối hậu của Tri Kiến Phật, hay bản lai diện mục không đến không đi của Như Lai.  Mà Như Lai là vô không gian và vô thời gian để mà đi đến, đến đi hay trở về, bĩ ngạn hay đáo bĩ ngạn.
 
Tôi xin mượn ý của Nguyễn Công Trứ, tự thừa nhận nghiệp căn trần còn nặng, tâm còn mơ hồ, còn nhiều vô minh lầm lạc với đầy tham sân si mà bờ cõi bên kia còn xa vời mù mịt phía trước để mà mong đi đến:
 
“Vì chưa thoát lòng trần mắt tục,
Nên mơ màng một bước một khơi.
Khiến cho phiền muộn Như Lai...”
 
(Nguyễn Công Trứ, Vịnh Phật)
 
Cái long tranh hổ đấu nhị nguyên, cái thách thức lớn nhất cho những vật lý gia hôm nay là làm cách nào để tiến hành hòa giải giữa thuyết tương đối tổng quát (general relativity) và cơ khí lượng tử (quantum mechanics,) tương tự như những tranh luận bất đồng giữa Đại Thừa và Nguyên Thủy trong Phật Giáo.  Đáng tiếc là hai trụ cột (pillars) này của khoa học hiện đại tương tự như hai Tông Đại Thừa (Nguyên Thủy châm biếm gọi là Phát Triển) và Nguyên Thủy (Đại Thừa chê thấp kém gọi là Tiểu Thừa) đều tự ràng buộc đối chọi lẫn nhau, không tương thích (incompatible,) và khó mà tương đồng (correlate) để hòa hợp hòa giải (harmonious reconciliation.)

William C. Gough, The biggest challenge to todays physicists is how to reconcile general relativity and quantum mechanics. However, these two pillars of modern science were bound to be incompatible.”

Tuy nhiên, nếu chúng ta ngộ ra tất cả chỉ là Pháp, và tất cả chỉ là phương tiện để đạt đến cùng cứu cánh thì làm gì có vấn đề tiên khởi để mà hòa giải hòa hợp?

Cái vũ trụ của thuyết tương đối tổng quát (General Relativity) của Albert Einstein ví như là một cái chăn bằng cao su tương tự như cái lưới Đế Châu trong Phật Giáo (Indra Net in Buddhism.)   Nó tiếp tục trôi, co giản, không bao giờ bén sắc, không bao giờ sắc nhọn.   Kỷ thuật lượng tử (quantum mechanics,) ngược lại, mô tả như gập ghềnh và vũ trụ gián đoạn (discontinuous universe.)  Cái mẫu số chung và cái nhị nguyên của hai lý thuyết đó là cái Không (con số zero.)  Cái vô cực Không của u minh (the infinite zero of a black hole) - tỉ tỉ vật đặt vào trong điểm Không (không không gian,) không gian cuộn lại vô cực – đâm thủng một lỗ sâu (worm hole) của lưới Đế Châu như đã được diễn tả trong Kinh Hoa Nghiêm, hay Vũ trụ trong hạt cải (The Universe in a Nutshell) của Stephen William Hawking. 

Vũ trụ có thể có một thứ giống như vật chất được gọi là “năng lượng chân không” (vacuum energy,) năng lượng chân không hiện diện ngay cả trong không gian trống rỗng. Từ phương trình nổi tiếng của Einstein, E=mc2, năng lượng chân không này có một khối lượng vô biên [được diễn tả như tam muội chân hỏa trong kinh điển của Phật Giáo.]

Tuy nhiên, cái công thức nổi tiếng trên của Einstein không thể chứng minh được chân không trừ khi phương trình đó ‘phân chia bởi Không’ (divide-able by void, enter the emptiness.)  Cùng cuộn trong cõi Niết Bàn tỉnh tĩnh tịnh, không gian và thời gian ngưng đọng.

"The universe of general relativity is a smooth rubber sheet [Indra net in Buddhism. THL]It is continuous and flowing, never sharp, never pointy.  Quantum mechanics, on the other hand, describes a jerky and discontinuous universe. What the two theories have in common -- and what they clash over -- is zero."  "The infinite zero of a black hole -- mass crammed into zero space, curving space infinitely -- punches a hole in the smooth rubber sheet. The equations of general relativity cannot deal with the sharpness of zero. In a black hole, space and time are meaningless."  (Unknown Source)

Tất cả những kết quả này đều có thể chứng minh bằng toán học, và so sánh với một số quan niệm trong triết lý Phật Giáo để chúng ta có thể quán chiếu dễ dàng.
 
Trong thuyết tương đối, đối với một quan sát viên đứng yên thì kích thước của một vật đang di chuyển sẽ càng thu nhỏ hay ngắn lại nếu vận tốc di chuyển của vật đó càng tăng, và vật đó sẽ biến mất dưới con mắt của quan sát viên khi vận tốc đạt gần tới vận tốc của ánh sáng trong chân không.
 
Trong Phật Giáo, quan niệm mang núi Tu Di đặt trên đầu một sợi lông mà núi không hề thu nhỏ lại cũng như đầu sợi lông không cần phải nở rộng ra không phải hoàn toàn là một quan niệm hoang tưởng, nếu chúng ta ý thức được rõ tính tương đối du hành của không gian lượng tử.  Đó cũng là ý nghĩa trong kinh: không tăng không giảm, không thêm không bớt, và sắc bất thị không, không bất thị sắc, như điện như ảo của vũ trụ hư vô (holographic universe.)  Nên hiểu đây chỉ là diễn tả tâm thức không phải ấn tượng thực hành.  Vậy thì, quán tâm thức và quán ấn tượng nên nói khác hay không khác?  Hình như Phật dạy: “Nên nói không khác!” Vậy thì, không nên nói khác? 
 
Khoa học mới khám phá ra tổng số của energy của tất cả vật chất trong vũ trụ triệt tiêu với con số Không (zero.)  Nhưng chỉ những khoa học gia nào có đọc một chút về Phật Pháp mới biết con số zero (0) đó không phải là 0 mà là Ɵ (Không, emptiness). Thông minh hơn nữa, họ còn biết cân đo kích thước và trọng lượng của vũ trụ hiện hữu nhưng họ đã đo kết quả sai vì họ vẫn chưa ngộ được chữ Không trong đạo Phật.

Khoa học Cơ Khí Lượng Tử (Quantum mechanics) cũng có vấn đề tương tự, vấn đề liên quan đến cái điểm không năng lượng (vô chân hỏa.)   Những luật của Cơ Khí Lượng Tử xem như những hạt (particles) như âm điện tử (electron) được xem như là những điểm (points) qua quan sát của nhục nhãn; đó là, chúng không chiếm một khoảng không gian nào cả.  Âm điện tử (electron) là vật không thể tích (volumeless?) và với bản tính tự nhiên như không (zerolike) đảm bảo rằng những khoa học gia ngày nay cũng không biết hết về thể và lực của nó.  Vật chất nhỏ nhất được biết hiện nay là Electron hay Quark?

Một hạt nhân quark đơn lẻ không thể độc lập tồn tại, phải có yếu tố nhân duyên kết hợp hai hay ba hạt quarks mới sanh ra quả vật chất, vũ trụ.  Nếu tách rời các hạt quarks thì vật chất vũ trụ biến mất. Phải cần một năng lượng vô cùng vĩ đại của quang minh tam muội mới tách rời các hạt quarks này làm vật chất biến mất để du hành trong vũ trụ. Chúng ta thường nghe miêu tả những bật thánh nhân giác ngộ có thần thông, có thể đi xuyên qua vật chất, đi xuyên qua tường, nhưng thật sự hay đúng ra là vật chất biến mất trước họ hay vật chất đi xuyên qua họ cũng như tạng quang minh (bức xạ ánh tuyến) hay tam muội chân hỏa (energy) đi xuyên qua cơ thể chúng sinh mà chúng ta không hay biết.  Đây là phương pháp đi xuyên qua black hole/worm hole để đi tới vũ trụ khác trong sátna.

Khi phân tích cơ cấu nguyên tử, người ta thấy rằng phần lớn khối lượng nguyên tử nằm ở hạt nhân. Trong hạt nhân, proton có khối lượng gấp 1836 lần electron (điện tử) còn neutron có khối lượng gấp 1839 lần electron. Như vậy, ta thấy khối lượng của electron rất khiêm tốn so với hạt nhân. Tuy nhiên, vai trò của hạt electron trong cơ chế tạo ra cảm giác của các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể thì lại rất lớn. Tất cả những cảm nhận giác quan của chúng ta về vật chất, kể cả các hóa tính và lý tính của từng loại nguyên tố, đều do đám mây electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân tạo ra, tất nhiên đám mây đó được sắp xếp thế nào cũng tùy thuộc hạt nhân. Như vậy, bản chất của cảm giác là điện (electron là điện tử mang điện tích âm) đó là một loại ảo giác rất kỳ diệu, rất rõ ràng, rất khác biệt nhau khiến cho đại đa số người và tất cả loài vật khi chạm vào sắc (form) bị ‘điện giật’ đều tưởng là cảm thọ thật hữu sắc.  Đau khổ và khoái lạc cũng từ cảm thọ cái điện giựt sướng đau muốn chết ‘dữ sợ ni.’  Cũng vì tâm thức cảm thọ này mới khởi sanh ấn tượng ái dục nhu tình, lẫn ái thú đau thương.  Chỉ có chúng sinh trong cõi Tabà và nhất là con người mới may mắn có được cảm thọ sung sướng tuyệt vời nhất trên đời này.

Phật Giáo gọi hạt nhỏ nhất trong vũ trụ là Lân Hư Trần.  Nhỏ hơn bất cứ gì khoa học cố tìm kiếm.  Vậy thì, “Cái gì là bản lai diện mục của hạt Lân Hư Trần?”

Nhưng bằng cách nào mà những vật lý gia không biết cái gì mình đã đo đạt được?  Nói cách khác, tại sao họ không biết cái họ đo lường được là cái quái gì?  Họ biết đo lường được cái họ không biết?

Theo quy tắc của cơ khí lượng tử, vô sắc tướng âm điện tử (zero-dimensional electron) có vô lượng thể và vô cực lực.  Như điểm vô sắc chân hỏa (zero-point energy) của lượng tử chân không (quantum vacuum,) những khoa học gia đã học bài học tránh né vô lượng tướng và vô cực hấp lực (infinite mass and infinite charge) của âm điện tử vì vô minh không chứng minh được.  Làm như vậy bằng cách đi tới khoảng cách zero từ âm điện tử khi họ tính toán cái thể và lực thực tại, bản lai diện mục của hạt Lân Hư Trần; họ tự ấn định giới hạn bằng cách dừng ngay tại số Không (zero) trước một khoảng cách tùy tâm ý vì họ chưa chứng minh được làm sao để đạt được tới cái không đó chứ đừng nói chi đi xuyên qua ‘không có.’  Tôi cũng chưa từng thấy bất cứ kinh điểnnào dạy cách đi xuyên qua cái ‘không có’ đó?  Đây là vấn nạn nan giải của khoa học và cũng là công án bất khả đắc trong Phật Giáo vì đa số chưa chiếu kiến được cái ‘không có’ đó đi xuyên qua cái ‘có không’ thay vì mong tìm ‘cái có’ đi tới ‘cái không.’  Các nhà khoa học đều hiểu ngầm rằng ai ai cũng tày khôn bàn luận vể thuyết General Relativity của Albert Einstein nhưng thật ra chỉ có vài ba người thật sự hiểu về nó.  Cũng như đa số chúng ta thường nghe như vịt nghe sấm và lập lại như con két ‘Sắc bất thị Không, Không bất thị Sắc,’ mà không thật sự biết (kiến ngộ) bản lai nó là cái gì? 

Câu trã lời nằm trong chữ Không.  Khoa học có thể đo lường được cái Không, Phật Tử thường nghe giảng về chữ khôngchứ đa số người giảng lẫn kẻ nghe giảng không thật sự biết thấy được nguyên hình của Không là cái chi chi?  Có thể vì vậy mà chúng ta không bao giờ điểm được tâm không vì không thấy không thì làm sao thấy mà điểm được tâm của không?

Trong quyển “Phật Giáo dưới mắt các nhà trí thức” (Buddhism in the Eyes of Intellectuals, trang 117, Egerton C. Baptist) Tác giả, Tiến Sĩ Sri Dhammanand nhận xét rất trung thực: “Khoa học không thể đưa ra một sự đoan chắc. Nhưng Phật-giáo có thể đáp ứng sự thách đố của Nguyên tử, nên kiến thức siêu phàm của Phật-giáo bắt đầu ở chỗ kết thúc của khoa học.” (Science can give no assurance herein. But Budhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundente knowledge of Budhism begins where science leaves off.)

Nói theo ngôn ngữ toán học, mẫu số -X hay +X đi tới zero chứ không thể bằng zero, hay từ gần bằng zero đi tới +/- X.  X đi tới + vô cực hay – vô cực nhưng không thể bằng vô cực, hay từ gần bằng vô cực đi tới X vì nếu đi xuyên qua Không và Vô Cực (worm hole) thì có thể chúng ta lọt vào một thế giới khác không trở về được vì sợ biệt tăm mất tích, mất tin tức, ‘information lost.’

Tương tự như đi tới bờ rồi nhưng dụ dự, ngừng lại, không dám vượt biên, đáo bĩ ngạn, vì còn sở trụ, không dám buông xả, lẫn thiếu bi trí dũng vì chưa tìm ra con thuyền bát nhã không đáy.  

Một khi nhà khoa học tái bình thường hóa (renormalization,) tự giới hạn mình bằng cách chọn lấy điểm chuẩn này cùng với tất cả tính toán dùng “thật” thể và lực đồng điệu với nhau thì họ không bao giờ có thể vượt qua giới hạn đó được.  Mong chi đến chuyện trở về từ giới hạn bên kia.  Dr. Richard Feynman, cũng là một học giả uyên thâm Phật Giáo gọi đó là một “quá trình khùng điên” (a dippy process.)  Nói theo quan niệm Phật Giáo là trở lại vô minh, đáo vô minh.  

"Quantum mechanics has a similar problem, a problem related to the zero-point energy. The laws of quantum mechanics treat particles such as the electron as points; that is, they take up no space at all. The electron is a zero-dimensional object, and its very zerolike nature ensures that scientists don't even know the electron's mass or charge." But, how could physicists not know something that has been measured? The answer lies with zero. According to the rules of quantum mechanics, the zero-dimensional electron has infinite mass and infinite charge. As with the zero-point energy of the quantum vacuum, "scientists learned to ignore the infinite mass and charge of the electron. They do this by not going all the way to zero distance from the electron when they calculate the electron's true mass and charge; they stop short of zero at an arbitrary distance. Once a scientist chooses a suitably close distance, all the calculations using the "true" mass and charge agree with one another." This is known as renormalization -- the physicist Dr. Richard Feynman, Noble Laureate for Physics, called it "a dippy process." (Unknown Source)
Dẫn đầu phương pháp tiếp cận để thống nhất thuyết lượng tử và tương đối rộng (quantum theory and general relativity) là thuyết khổn tiên thằng (string theory, thuyết tơ trời.)Trong thuyết khổn tiên thằng mỗi phân tử của hạt là hợp thể của độc tiên thằng và tất cả sợi dây này giống như một.  Tất cả những bản thể và lực khác đều như nhau.  Những khắc biệt giữa những hạt tương ứng phát sinh lạc cung đàn - tạo ra những bản ngã độc nhất (fingerprints.)  Từ đó, những gì xuất hiện là những cơ bản hạt với những ghi chú thực tại trên nền tản sợi dây.  Trong thuyết tơ trời Không (zero) bị trục xuất từ vũ trụ; không có chuyện không không gian (zero distance) hay không thời gian (zero time.)  Do đó, tất cả vô lượng vấn đề của cơ khí lượng tử được chứng minh.

William C. Gough, THE MYSTERIOUS ZERO/INFINITY)

Tuy nhiên, có một cái giá mà chúng ta phải trả vì trục xuất cái Không (zero) và vô cực.  Cái tầm vóc của sợi tơ thông thường trong thuyết khổn tiên thằng là đơn vị khoảng cách Planck (Planck length, i.e., about 10-33 centimeters.)  Cái này hơn hằng ngàn tỷ lần nhỏ hơn hầu hết những máy do thám lượng tử chúng ta có thể quan sát được bởi 18 căn trần thức. 
Khi Thiền sư Mãn Không cư trú tại đài Kim Sơn ở chùa Định Huệ, Thiền sư Huệ Phong
đến thăm viếng, nói:
 
- Người xưa bảo, sai một đường tơ, đất trời ngăn cách.
 
Mãn Không đáp:
 
- Dù không sai một đường tơ trời đất cũng đã ngăn cách rồi.
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 142. Đất trời ngăn cách, Càn khôn độc bộ)
 
Tôi thắc mắc:
 
- Khoảng cách sai biệt của một đường tơ đó là bao nhiêu, vô lượng? 10+33 centimeters?
 
- Khoảng cách không sai biệt của một đường tơ đó là không bao nhiêu, vô không? 10-33 centimeters?
Những lý thuyết thống nhất (unifying theories) này mô tả những tâm điểm của những hố đen và giải thích nhất điểm (singularity, nhất nguyên) của vũ trụ nổ (big bang) thật xa vời như vô thủy vô chung để mà biết đích xác?  Cái mẫu hình của vũ trụ mà các nhà lý thuyết về thuyết tơ trời và thiên văn học phát triển có thể chính xác trong toán học, cái tuyệt đẹp và phù hợp hình như giải thích được thực tại vũ trụ - vì chưa được gọi là tuyệt đối sai.  Dĩ nhiên, cái như thị nầy của khoa học chưa phải là như thị trong Phật Giáo; nó chưa được các bồ tát cho là hoa đốm giữa hư không?  Những mô hình/lý thuyết, triết lý và tôn giáo vẫn tiếp tục hiện hữu và cải thiện.  Tuy nhiên, bởi vì Không và Vô Cực; không bao giờ chứng minh được.  Những gì khoa học biết là vũ trụ sinh ra từ Không (zero, emptiness,) đi tới tận cùng của vô lượng cực rồi bị kéo lại (pull back) hút vào chân không (lỗ đen, emptiness) và trở về với Không từ nơi nó đến nhờ một lực hấp dẫn (law of attraction) và rung động (law of vibration) vô hình của nhân quả và duyên khởi (dependent originations.) 
Vậy thì mỗi chu kỳ này là bao lâu:  14 tỷ 7 năm hơn lúc vũ trụ co lại để từ có ra không, ngưng đọng, rồi mất 14 tỷ 7 năm hơn nữa lúc nó giản nở từ không ra có.  Từ sắc (partles) ra không (wave forms,) từ không ra sắc.  Nhưng trong thiền định thì chỉ vài sátna cho tới vài phút hay vài giờ tuy theo công phu tu hành cùng căn cơ lẫn trí tuệ của hành giả.
Đại thiên thế giới thôn thổ khách.
Tàng thân long giác quá bích hải.
Thiên cực Kim Cương pháp khởi thể.
Mang mang hà thủy cổ Phật tâm.
 
Dịch:
 
Đại thiên thế giới, nuốt nôn ra.
Thân ẩn sừng rồng vượt biển qua.
Pháp thể Kim Cương xuyên vũ trụ.
Mênh mông tâm Phật khắp giang hà.
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 155. “Biển xanh” thơ Mãn Không, Cổ Phật tâm)
Chỉ có Tâm Không mới nhận ra vũ trụ là không có thật (chiếu kiến vũ trụ giai không) nên ngài Hộ Pháp (Dharmapàla,) xuất phát từ ý nghĩa của bộ kinh Duy thức tam thập tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā) của Bồ Tát Thế Thân (世親Vasubandhu,) đã viết bộ “Thành duy thức luận” mà ngài Huyền Trang đã dịch ra Hán Văn trong đó có câu tổng kết, “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” (Ba cõi - dục giới, sắc giới, vô sắc giới - đều là tâm, vạn vật đều là do tâm thức biến hiện.” Chính vì vậy Kinh Kim Cang mới có câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.” Phải không có sở trụ mới ngộ ra cái tâm ấy là Không, bởi vì nếu có chỗ trụ thì mắc bệnh hình thức, bệnh trước tưởng, không phải chân lý.
Kinh Hoa Nghiêm, (Avatamsaka,) “Tất cả từ tâm tạo,” từ không ra có, rồi đáo bĩ ngạn và tương tự như trong Bát Nhã Tâm Kinh đã diễn tả về cái tâm tạo hóa này cả ngàn năm về trước.  Tất cả vô thường từ không mà có và có cũng như không.
Dubito, ergo cogito, ergo sum.  ‘I doubt; therefore, I think, therefore I am,’” René Descartes
‘Tôi nghi, do đó tôi nghĩ tôi chấp ngã.’René Descartes.  Hay, bởi vì tôi nghĩ nhầm nên tất cả đoạn trường xãy ra là do tội nghĩ bậy mà ra.  Tất cả xấu tốt từ tâm tư duy vô minh, rồi tự động tạo ra cái có nhầm lẫn đó?
Mà Tâm này là cái gì, từ đâu ra?  Tâm là lòng như không mà như có; Lòng là tâm như có cũng như không. Lòng là lòng dường như đâu cũng có. Tâm là tâm dù có cũng như không.  Giác rồi thì chợt bừng lên như lửa sáng.  Ngộ rồi thì là một tiếng sét hư không. 
(Phỏng theo bản nhạc Tình Có Như Không của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh: Tình là tình nhiều khi không mà có. Tình là tình nhiều lúc có như không...Tình là tình nhiều nơi đâu cũng có. Tình là tình dù có cũng như không... Rồi thì chợt bừng lên như lửa nóng. Rồi thì là một tiếng sét thinh không...)
“But, there is a price that we must pay to banish zero and infinity. The size of a typical string in string theory is the Planck length, i.e., about 10-33 centimeters. This is over a thousand trillion times smaller that what the most advanced particle detection equipment can observe. Are these unifying theories, that describe the centers of black holes and explain the singularity of the big bang, becoming so far removed from experiment that we will never be able to determine their correctness? The models of the universe that string theorists and cosmologists develop might be mathematically precise, beautiful and consistent and might appear to explain the nature of the universe -- and yet be utterly wrong. Scientific models/theories, philosophies, and religions will continue to exist and be refined. However, because of zero and infinity, we can never have "proof."  All that science can know is that the cosmos was spawned from nothing, and will return to the nothing from whence it came.” (William C. Gough, THE MYSTERIOUS ZERO/INFINITY)
Rằng tôi có nghe câu chuyện trong kinh: Có vị Trường Trảo Phạm Chí muốn tranh luận Pháp với Thế Tôn mà giá cho cuộc tranh luận hơn thua là thủ cấp của vị Phạm Chí nếu như bị thua. Còn Thế Tôn thì không được xưng là Nhất Thiết Trí nữa nếu bị thua.
Công án mà Phạm Chí đưa ra là: “Tất cả các Pháp Tôi đều không thọ.”  (I don’t know all of your sermons.)
Câu hỏi lại của Thế Tôn là: “Cái không thọ đó Ông có thọ không?”  You ‘Don’t know’ that that you do know?
Theo trong Kinh khi Thế Tôn hỏi lại thì vị Phạm Chí phất tay áo bỏ đi.  Sau một thời gian ngắn, ông ta cảm nhận mình thua nên quay đầu lại dâng đầu… và không lâu sau, ông đắc quả A-La-Hán.
Tôi tư duy, những điều Đức Thế Tôn dạy như vài cọng lá trong lòng tay của ngài vậy mà nhiều bật thánh nhân như vị Phạm Chí trên còn chưa cảm thọ nổi huống gì là những kẻ phàm phu tục tử như chúng ta?  Vậy thì, những điều ngài biết nhưng không dạy nhiều như đám lá trên rừng đó có mấy ai trên đời này cảm thọ nổi để mà đòi cảm thọ?   Nói chi đến những điều Đức Thế Tôn chưa cảm thọ hay ‘không biết?’ 
Rất tiếc vì chúng ta chưa biết hết vài cọng lá trí tuệ trong tay của Đức Thế Tôn nên Ngài không có thể dạy thêm về những đám lá trên rừng mà chúng ta muốn biết và có thể cũng vì vậy mà Ngài chưa cho chúng ta biết cái Ngài không biết cho nên chúng ta không biết cái ngài không biết nhưng Ngài biết chúng ta không biết cái ngài chưa biết đó?
Trong Giác Ngộ và Giải Thoát, Cư Sĩ Mãn Tự phân tích:
“Câu ‘Cái không thọ đó Ông có thọ không?Nói lên hai cấp độ tùy theo căn cơ để nhận lãnh, như vị Phạm Chí nhờ câu hỏi đó mà được ‘Giải Thoát’ khỏi tâm chấp thủ ‘không thọ’ đó là cấp độ thứ nhất.”
Theo Cư Sĩ Mãn Tự thì vị Phạm Chí đó chỉ giải thoát nhưng chưa tức khắc đốn ngộ.  Phải cần một thời gian ngắn theo hầu học Phật mới giác ngộ đạt được quả A La Hán?
Cư Sĩ Mãn Tự nói tiếp: “Còn cấp độ thứ hai là cũng cùng câu hỏi, ‘Cái không thọ đó Ông có thọ không?’ Nếu có vị nào đọc lên câu đó mà có đáp án tức thì không qua suy nghĩ thì đó gọi là Vị ‘Giác Ngộ’…”
Còn người có đáp án tức khắc có thể tiệm ngộ lúc đó như đa số chúng ta nhưng có thể chưa giác ngộ vì không biết ‘đi tiếp’ tu hành để qua bờ giải thoát?
Cư Sĩ Mãn Tự kết luận: “Giác Ngộ- Giải Thoát là như vậy!!!”
Vậy thì tâm thức Giác Ngộ và ấn tượng Giải Thoát nên nói khác hay không khác?  Cái nào có trước, cái nào có sau?
Tôi xin góp ý:
Khi mình điên mà mình không biết mình điên, đó là Giải Thoát.
Khi mình điên mà mình biết mình điên, đó là Giác Ngộ.
 
Tóm lại như đã nói ở trên phần thân bài: 
 
Nếu bạn không đồng căn ý với tôi thì cái không đồng căn ý đó bạn có đồng tâm ý không?

 
 

10.                 Kháng Long Hữu Hối


Kháng long hữu hối(亢龍有悔, có nghĩa là Cản rồng ắt sẽ hối hận.)  Lời hào Thượng cửu của quẻ Kiền, Hào dương ở ngôi cao nhất của quẻ thuần dương, như để tâm chìm đắm vào chỗ lưu đãng, hư huyền xa rời mất cõi nhân sinh, ắt sẽ hối hận.
Nói theo kiếm hiệp võ học của Kim Dung: Dùng chiêu Kháng long hữu hối phải có phát có thu, lực đánh ra 1 phần, lưu lại 2 phần.  Chiêu thức này khi được sử dụng bởi Kiều Phong nó uy mãnh tuyệt luân.  Chưởng phát ra chỉ có 4 thành công lực nhưng lực thu lại 8 thành công lực, vừa đẩy vừa kéo, làm địch thủ bị vây hãm trong luồng chưởng phong không thối lui được. 
Trong Giáng Long Thập Bát Chưởng, đây là chiêu mà Kiều Phong đắc ý nhất, và cũng nhờ chiêu thức này mà Kiều Phong dương danh trên giang hồ, được gọi là Bắc Kiều Phong, danh bất hư huyền.  Chiêu đắc chí nhất này của Kiều Phong cũng là chiêu nghiệp chướng nhất trên đời của ông ta - giết oan A Châu.   A Châu muốn thế mạng cha mình nên hóa trang giả làm Đoàn Chính Thuần hẹn quyết đấu với Kiều Phong, vì Kiều Phong lầm tưởng Đoàn Chính Thuần là người thủ lãnh giết cha mẹ mình ngoài Nhạn Môn Quan ngày trước.  Oan trái thay ông đã ngộ sát A Châu, người tình mà ông yêu quý nhất đời.  Lúc ra chiêu đánh Đoàn Chính Thuần (A Châu) trong đêm tối u, Kiều Phong đã dùng hết sức bình sinh, 12 thành công lực, để mong một chiêu lấy mạng kẻ thù giết cha mẹ mình, tấn công không phòng thủ (không lưu thu lại.)  Vì thâm thù quá nặng, ông ta đã phạm vào điều tối kỵ của chiêu Kháng Long Hữu Hối, chống rồng ắt sẽ hối hận.  Hình như ông ta chỉ dùng lại chiêu này lần cuối lúc đánh Vô Danh Sư trên Tàng Kinh Các trong lúc cấp bách để giải cứu cho cha mình là Tiêu Viễn Sơn.
Chuyện rất dài dòng nếu muốn biết thêm thì nên tìm đọc truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung.  Kim Dung đã viết truyện này mượn tên Bát Bộ Thiên Long trong kinh điển của nhà Phật nhưng ‘bụng’ Kim Dung chưa bao giờ giải nghĩa hay nghĩ tới điều ‘lòng’ tôi phóng thuật và suy ra ở trên.
Ý tôi muốn diễn đạt: Không phải khi tấn tới (kháng long) nhất quyết không cho người một lối thoát mà là trước khi tới đã ngấm ngầm chuẩn bị cho mình một lối về, để khỏi bất hối. Ý này khác với câu ‘qua cầu chặt cầu,’ hay ‘tới bến bỏ bè’ mà là ý nghĩa thâm diệu của chuẩn bị đáo bĩ ngạn, tương tự như tuyệt chiêu Thần Long Bài Vỹ trong Giáng Long Thập Bát Chưởng. 
Nếu bạn nói: Tôi không thể thọ được cái tôi vô cảm.
(Tôi không thể hiểu được những điều trên vì tôi chưa từng kinh nghiệm, cảm thọ.)
 
Tôi xin hỏi: Nếu bạn không thể thọ cái bạn vô cảm đó vậy thì bạn có cảm cái bạn vô thọ đó không?
 
Hay,Tôi không biết cái tôi không biết.
 
Nếu bạn không biết cái bạn không biết đó vậy bạn có biết cái bạn không biết là bạn không biết đó không?

Một thiền sinh hỏi Thiền Sư Mãn Không: Thưa sư phụ, từ khi đến chùa này cho tới nay con chưa hiểu điều gì. Vì thế hôm nay xin Ngài cho một câu “Không biết.” (Thế Giới Nhất Hoa, 56. Cho một câu “Không biết,” Tức đương bất thiểu)

Cũng như nhà hiền triết Socrates là một triết gia vĩ đại nhưng ông ta cũng là một người nổi tiếng sợ vợ.  Câu nói nổi danh của ông, từ hơn hai ngàn năm nay vẫn được giới mày râu quặp xem là chân lý:
 
- Bạn hãy lấy vợ đi, vì bề nào cũng có lợi. Nếu lấy được một người vợ hiền thì bạn sẽ là một người đàn ông hạnh phúc [nhưng tham sân si; THL] còn nếu lấy phải một bà chằng ăn trăn quấn thì bạn sẽ thành một triết gia, [đại giác ngộ.]
 
Không ngờ, lấy vợ dù ‘chết trong lòng một tí’ lại thật là quá tuyệt diệu.  Nhưng tìm đâu ra một người vợ hiền, đẹp, hoàn toàn đầy lý tưởng đó trừ khi người đó câm, điếc, đui mù?
 
Socrates đi bộ qua những rừng cây và phố chợ của thành Athèns giảng giải triết lý cùn của ông ta, ‘triết cho không biếu không.’  Ông thường khôn lanh ở chợ nhưng giả khờ ở nhà; giỏi ăn cơm vợ, vì vợ không phát tiền ăn phở cho nên ông phải vác ngà voi để xả stress sợ vợ.  Nhà đại hiền triết nói chuyện với dân chúng rằng:
 
- Quý vị phải hiểu Thật Ngã (Tự tánh) của mình. Quý vị phải hiểu Ngã Thật của mình.
 
Một trong những sinh viên đã hỏi ông ta:
- Thưa thầy, thầy có hiểu về Thật Ngã chưa ạ?
Ông ta trả lời:
 
- Tôi không biết, nhưng tôi hiểu cái “Không Biết” này.

Socrates vô phước, kém nhân duyên nên không gặp Thiền sư Mãn Không để được thiền sư đấm vào mặt với chưởng pháp “Tối Tâm’ trong Cữu Âm Bạch Cốt Trão.
So, you said: I don’t know what I don’t know.
If you don’t know what you don’t know that that you know you don’t know what you don’t know?

Tương tự như câu nói nổi danh đầy thiền tính Bát Nhã và bác học của bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Donald Rumsfeld mà tôi xin mượn ý, phóng tác và phóng dịch: 

Kinh điển Phật Giáo thường nói rằng đừng nên lo lắng vị lai, cái chưa đến đó, nhưng điều này luôn hấp dẫn tôi bởi vì như chúng ta biết, được biết là biết nhiều; có những thứ chúng ta biết chúng ta biết.  Chúng ta cũng được biết có nhiều thứ không biết; đó là nói chúng ta biết có nhiều thứ chúng ta không biết.  Nhưng cũng có nhiều thứ không biết không biết - Những thứ chúng ta không biết chúng ta không biết.  Và nếu nhìn xuyên qua lịch sử của nhân loại và chúng sinh trong cõi Tabà, bản lai diện mục của nó được xếp vào loại có khuynh hướng khó biết nhất.

Donald Rumsfeld stated: “Reports that say that something hasn't happened are always interesting to me, because as we know, there are known knowns; there are things we know we know. We also know there are known unknowns; that is to say we know there are some things we do not know. But there are also unknown unknowns – the ones we don't know we don't know. And if one looks throughout the history of our country and other free countries, it is the latter category that tend to be the difficult ones.”

Hậu dạ vũ trung sự.
Thiên Thánh vị triệt tại.
Bất thức dã bất thức.
Chung thinh đạo đắc khứ.

Dịch:

Nửa đêm chuyện trong mưa.
Ngàn Thánh chưa thấu triệt.
Không biết, không biết vậy.
Nghe chuông, đạo xa rồi.
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 158. Thiền sư Mãn Không tặng thơ chùa Bát Không, Vũ hạ địa thấp)
 
Bậc cổ đức không cố gắng giáo dục kẻ “hiểu biết” mà chỉ với lòng nhân từ giáo dục con người “Không biết.”
 
Khi con người cố tâm tìm tòi “hiểu biết,” họ rất khó khăn để tiếp nhận sự hướng dẫn.
 
Khi con người thấu tỏ “Không biết,” vì “Không biết” là Chân Tri thì họ có thể tự định được hướng đi.
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 276. Chân tính-Bất thức)
 
Khi vị Tăng đến viếng Lục Tổ, Ngài hỏi:
 
- Ông từ đâu đến? Vật gì đến?
 
Tăng trả lời: “Không biết.”
 
Đức Phật, Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ, tất cả cùng chung câu hỏi: “Ta là ai?”
 
Và tất cả được trả lời: “Không biết.”
 
Đại Sư Sùng Sơn giải thích:Đây là công án khởi thủy “Ta là ai?”  Nó giống như câu hỏi mà Đức Phật đã tu hành trong sáu năm.
 
Có lần, một cậu bé quê hỏi vị Tổ thứ 8 ở Trung Hoa là Mã Tổ: “Phật là gì?”
 
Mã Tổ đáp: “Tâm là Phật, Phật là Tâm.”
 
Sau đó, Ngài lại trả lời: “Không Tâm, không Phật.”
 
Tôi ‘không biết’ là Mã Tổ có ‘không biết,’ Phật là Phật, Tâm là Tâm, và Không là Không không?
 
Thiền Sư Sùng Sơn đề nghị sử dụng công án thiền trong thực tế hằng ngày để làm cho cuộc sống đúng đắn hơn và ngài gọi đó là cách mạng của Thiền.
 
Tôi cố gắng hợp nhất ý ngài và ý tôi trong tinh thần bất nhị dưới đây:
 
Thông thường, thực hành công án có ý nghĩa và mục đích là thẩm xét sự tỏ ngộ của một cá nhân.  Tôi gọi đó là công án riêng tư.  Ai tu nấy chứng như nóng lạnh tự biết.
 
Ngày nay, chúng ta sử dụng công án để làm cho cuộc sống đúng đắn và chánh định hơn cho mình và cho đời.  Sự việc này khác với cách sử dụng công án theo truyền thống cổ truyền mà chúng ta đã bàn trước đây.
 
Dù rằng những đáp án đúng hay sai, nghĩa lý hay vô nghĩa, biết hay không biết không thành vấn đề - cốt chỉ làm sao bạn áp dụng công án trong đời sống hằng ngày lợi ích cho bạn và cho người.
 
Chẳng hạng như những công án khoa học và triết học sau đây:
 
Quán Quang có nghĩa là quán sắc mà trong quang có âm (noise.)  Quán được sắc thì tự động quán âm.  Quán quang âm sẽ chiếu kiến được ngũ uẩn giai không nhưng chưa chiếu kiến được vũ trụ giai không vì chưa quán được vô sắc tướng (dark matter) và ‘vô sắc tam muội âm hỏa’ (dark energy.)  Ngay đến bây giờ, khoa học cũng không biết vô sắc tướng (dark matter) và ‘vô sắc tam muội âm hỏa’ (dark energy) là cái gì?  Khoa học gia chỉ biết là cái ‘tối không’ đó có thể không có ‘bản lai diện mục?’  Mới đây, những nhà bác học này chỉ suy ra là cái ‘tối không’ đó có thể hiện hữu bên bờ kia qua đo lường được lực hút nhân duyên (gravitational energy.)  
 
Trong bài tôi viết, Cái gì là Bản Lai Diện Mục của Tâm? Lưu Tâm Lực ‘vô ý’ nhận xét, “Giảng giải được bản lai diện mục tức là chẳng còn bản lai diện mục....”  Vấn đề không phải là ‘chẳng còn’ mà là ‘giảng giải được.’ 
 
Lâu rồi, tôi chẳng còn soi kiến chiếu yêu để nhìn lại nguyên hình bản lai diện mục của mình.  Hình như tôi nhớ không lầm là tôi thường hay hỏi cái đài gương đó: Hởi kiếng thần trên tường! Ai là người đẹp nhất trên đời?  Và nó luôn luôn làm hài lòng tôi bằng cách cho tôi thấy cái hình ảnh phản chiếu ánh sáng trong gương mà tôi đang chiêm ngưỡng đó nó trẽ đẹp nhất thế giới.  Cho nên, tôi chỉ có thể giảng giải cái ấn tượng bản lai diện mục của tôi trước khi tôi chẳng còn tâm trí đâu để mà chiếu kiến nó nữa dù rằng tâm thức tôi cứ tưởng là đã kiến tánh được nguyên hình của nó chứ không phải của tôi.  Đơn giản hơn, tôi không biết diễn tả cái tôi biết là tôi không biết dù tôi tưởng tôi biết nó xinh đẹp, ngộ nghĩnh, và nhất là độc tôn trong cõi Ta Bà.
 
Trở lại vấn đề trên, nếu muốn ‘thấy’ và ‘biết’ được cái nguyên hình của cõi tối đó thì phải lìa bỏ các tập tục sai lạc của dụng cụ tối cổ, 18 căn trần thức, có nghĩa là có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc, có miệng cũng như câm... thì may ra kiến tự tánh, quán được phần nào?  Đây là công án ‘kẹt’ mà khoa học chưa bao giờ nghĩ tới vì những khoa học gia nầy đầy kiến thức nhưng vơi trí tuệ.
 
Tuy nhiên, những triết lý trên quá xa vời, không tưởng, và kém thực tế.  Cứu cánh là nhận biết và kiến được Tự Tánh của mình.  Đồng thời, khi nhận biết sắc vô thường, và lúc nghe được âm thanh cầu cứu khổ đau của chúng sinh sẽ làm ta khởi sinh lòng từ bi, phát tâm Bồ Tát tự nguyện hy sinh thân mình để cứu độ chúng sinh.  Nói dễ nhưng làm thế nào?
 
Thực tế hơn, làm sao cứu độ tất cả cái đám chúng sanh thượng mạn trên thế gian này?  Làm sao độ nhất thiết khổ ách cái lũ đáng bị trả nghiệp quả khổ đau đó?
 

11.  Hàng Long Phục Ma

 
Chúng ta đều biết khởi thủy, không có thực hành công án, công án có nghĩa là trường hợp chung hay tài liệu chung.  Đức Phật Đản Sanh và Thành Đạo chỉ dạy các chúng đệ tử giải thoát khỏi khổ đau: Vạn vật vô thường.  Ái dục, sân hận, vô minh, là nguồn gốc của bệnh khổ đau.  Chỉ có phương thuốc giác ngộ mới trị tuyệt căn bệnh...tưởng tượng đó.
 
Khi Thiền Sư và Thiền Sinh cùng chia sẻ sự tỏ ngộ qua công án đặc thù.  Thiền Tông gọi là “Lấy tâm truyền Tâm.”  Nhưng lấy đâu ra Tâm để truyền Tâm?  Và truyền Tâm nào?
 
Sư Sùng Sơn nói: “Sự tu hành đúng đắn không những chỉ đạt được Giác Ngộ mà còn tìm ra công việc Giác Ngộ.”   Cho nên, sự tu hành trong chánh định không những chỉ đạt được tâm thức Giác Ngộ cho mình mà nên còn tìm ra ấn tượng Giải Thoát cho người.  
 
Phải hành động thực tế, bất chấp khó khăn và trở ngại để bố thí cứu độ chúng sanh và phục vụ xã hội.  Tích cực dấn thân phụng sự chúng sanh và đất nước nơi mình sinh sống là việc nên và phải làm.  Đó cũng là bổn phận lẫn trách nhiệm của tất cả công dân không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo.  Ngồi một đống vô tri vô giác chỉ lo giải thoát lấy thân là ích kỷ.  Đó là Thiền bệnh vô cảm,” vô trách nhiệm, và hèn nhát không phải là Phật Tử chân chính với tinh thần bi trí dũng.
 
Vậy thì phương pháp nào để hành xử hữu hiệu cho đời sống thực tế hằng ngày với nhu cầu đòi hỏi của nhân sinh và tình hình cấp thiết của đất nước?
 
Sư Sùng Sơn khuyên: “Vì vậy, khi bạn làm điều gì, thì cứ làm đi. Khi bạn làm, không suy nghĩ, không chủ thể, không khách thể, trong ngoài như một. Đây là thực hành công án
một cách đúng đắn - Hãy làm ngay! Từng giây phút mỗi đời sống là công án của chúng ta…”
 
Sư Sùng Sơn ở trong đạo dễ khuyên đời là làm gì thì làm liền đừng khất lại cho ngày mai nhưng có thể ngài không biết là nên làm cái gì trước nhất?  Mà đâu có phải dễ dàng, muốn làm gì là làm được ngay?  Ai cũng không muốn làm ngay được như ý?
 
Đến đây tôi mới ngộ ra câu hát ngày xưa lúc tôi còn là thanh niên tràn đầy nhựa sống với khí lực cương cường, trong những nhịp bước chân cứng đá mềm cùng với đồng đội hào hùng ngạo nghễ ‘múa kiếm giữa trận tiền’ nhưng chưa kiến được tánh.  Lúc đó, không hiểu tạo sao tâm hồn tôi rung động, trong lòng tôi dâng lên nỗi bâng khuâng khó diễn tả khi cùng các bạn đồng hát vang rân trên những nẻo đường đất nước: “Đoàn người tưng bừng về trong sương gió.  Hồn như đám mây trắng lững lơ.  Giang hồ không bờ không bến đẹp như kiếp Bohemian…” (Con Đường Vui, tác giả Lê Vy)
 
Tuổi thanh niên hồn nhiên đẹp như bức tranh tràn đầy ‘thiền tính’ tự nhiên nhưng bồng bột thiếu tiên kiến. Bóng in trên đường dài, cùng nhau tưng bừng về trong sương khói, tâm lòng như những đốm mây trắng trôi lững lơ trên không, giang hồ trên dòng đời không bờ bến đẹp như kiếp du mục vô thường…Biết đi đâu, đến đâu khi không có nơi đi chốn đến để mà sở trụ? 
 
Vậy thì, chúng ta có biết hay không biết mình nên làm cái gì trước nhất không?  Trước nhất, chúng ta phải ‘biết’ đi thẳng vào cái ‘không biết’ đó mà làm cái gì ‘biết.’
 
Chúng ta hãy cùng nhau đi vào cái không biết đó mà làm một cái gì vậy:
 
“Lý Công Uẩn hỏi thiền sư Vạn Hạnh, ‘Con vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, con thấy con đường này mênh mông, gian nan và lâu quá. Con có 2 tư duy, một là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây để trước là mau có thể giải thoát chúng sinh rồi sau đó thong thả tự mình giác ngộ?
 
Con cũng được sư phụ hướng dẫn ngồi thiền để an tâm.  Nhưng con bị chi phối vì chuyện nhà, chuyện nước, chuyện dân gian.  Vậy thì ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, con phải bắt đầu ở nơi đâu đây để yên tâm, yên nhà, yên dân, yên nước?’
 
Thiền sư Vạn Hạnh trả lời, ‘Cả ta lẫn con phải bắt đầu khi mình đứng dậy và bước khỏi chiếc tọa cụ ngược dòng này, trở về hữu trách với cuộc sống thuận dòng hằng ngày để trước là giải thoát dân, sau là cứu nước.’” Lê Huy Trứ, phóng tác
 
“Sư Vạn Hạnh và Lý Công Uẩn là tiền thân của Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông.”
Rằng tôi nghe tin đồn như vậy!
 
Vậy thì hai người đó là ai của hai người kia?
 
Nên nói họ khác hay không khác?
 
An Tuệ thắc mắc, nếu nói rằng: “Sư Vạn Hạnh và Lý Công Uẩn là tiền thân của Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông ...”; thì xin hỏi lại rằng: “Tiền Thân của Sư Vạn Hạnh và Lý Công Uẩn là ai vậy???”
 
“Một trong 2 người đó đã (past tense) có thể sẽ (future tense) là (present tense) bạn đó.”   Tôi cũng nghe đồn như vậy.
 
Bạn chỉ đã có thể sẽ là một trong hai người đó chứ không thể cả hai.  Nếu bạn đã sẽ là người này thì bạn không thể đã sẽ là người kia, và đã sẽ là người kia thì không thể đã sẽ là người này, đúng không?
 
 
Nên nói đã sẽ là khác hay sẽ là đã không khác?
 
Không nên nói đã sẽ là không khác?  Cũng không nên nói sẽ đã là khác?
 
Và nếu bạn không phải là ấn tượng của 1 trong 4 người trên, vậy thì trong tâm thức, bạn đã sẽ là ai?
 
Ngược lại, những kẻ vô cảm là kẻ trốn tránh trách nhiệm đối với chính mình, với gia đình, với xã hội, và với đất nước.  Đó là kẻ giả đui mù, câm điếc trước nỗi thống khổ của những người chung quanh.  Họ là kẻ ích kỷ, hèn nhát, sống không chủ đích cho mình, cho người, sống vô ích cho đất nước và vô dụng cho chúng sinh.
 
Sự thật của kẻ sống không lý tưởng cũng như là kẻ có mắt mà giả mù.  “To live without philosophizing is in truth the same as keeping the eyes closed without attempting to open them.” René Descartes
 
*
 
Tâm lòng của bậc có trách nhiệm, thành tâm muốn cứu độ chúng sinh là lòng chân thiện, tâm chân thành, bụng dạ từ bi, bao dung cao thượng như hư không. Thánh nhân chấp nhận vạn vật và hành động, làm như không làm, một cách tự nhiên, như thị.
 
“Thánh nhân xả thân dù mọi tình huống thoảng chốc đem đến. Vị ấy tự biết ai cũng phải chết nên chẳng ôm giữ thứ gì. Tâm không ảo tưởng, thân không đối kháng. Phát sinh từ nội tâm, vị ấy không nghĩ về những việc làm của mình.
 
Từ cuộc sống, vị ấy không gì để lưu lại, sẵn sàng đón nhận cái chết như một người chuẩn bị đi ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc.”
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 273. Bậc Thánh đi đâu? - Đốn vong sinh tử)
 
Đạo tự nhiên như cha vạn vật và mẹ đất nước. Đạo như nước trong nguồn, nếu nước dơ, Đạo cũng bẩn.  Đạo hèn thì Nước nhục.  Đạo, được nhiều người giảng, nhưng thật ít kẻ thấu ngộ, chẳng bằng làm tròn bổn phận công dân chính mình để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội.  Đó là chính đạo đầy thực tiễn nhất.
 
Vua Duy Tân lúc còn bé hỏi quan phụ chánh đại thần (thầy vua): “Taydơ thì lấy nước mà rữa nhưng nước dơ thì lấy gì mà rữa?”  Quan phụ chánh sợ thực dân Tây không dám trã lời nhưng kim thượng liền ứng khẩu: “Nước dơ thì lấy máu mà rữa.”
 
Vĩ nhân chí công vô tư, trong tâm thức luôn luôn lo cho dân, xả thân vì nước không chấp trước khó khăn, cùng tất cả sống còn mới có thể để lãnh đạo và chu toàn trách nhiệm hướng dẫn đại chúng.  Họ phải có đầy đủ đức độ, uy tín, trí dũng song toàn, biết tận dụng nhân lực, tài lực, buông bỏ tự kỷ mới có thể thành công hoàn toàn trên mọi lãnh vực trị nước, an dân. 
 
Trong Thế Giới Nhất Hoa, 253. Việc làm bậc Thánh, Hàn hôi khô mộc, có viết:
 
“Khi bậc Thánh trí lãnh đạo, đại chúng hầu như không nhận thức rằng vị ấy đang có mặt.
Trước nhất, vị ấy lãnh đạo ai cũng yêu thương. Thứ đến, ai cũng kính trọng nể sợ.
 
Điều tệ nhất của người lãnh đạo là bị khinh bỉ xem thường. Nếu không được đại chúng tín nhiệm tức là đã làm cho họ mất lòng tin.
 
Bậc Thánh trí nói ít, làm nhiều. Khi công việc hoàn tất, đại chúng nói: ‘Thật lạ lùng, chúng ta đã làm xong việc bởi chính chúng ta.’
 
*
Khi Đạo bị bỏ quên, nhân nghĩa xuất hiện.
Khi trí khôn giảm sút, trí huệ phát khởi.
Khi gia đình bất hòa, hiếu tâm hiển hiện.
Khi đất nước hỗn loạn, lòng yêu nước sanh ra.
 
*
Lời bàn: Người tham lam, gian ác, sát hại nhiều, họ sám hối ở đâu?
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 254. Quên mất Đạo lớn, Bá tướng vô công)
 
*
 
1. Bậc Thánh trí lãnh đạo đại chúng như thế nào?
2. “Khi công việc của vị ấy hoàn tất” sau đó là gì?
3. Bằng cách nào làm xong việc bởi chính bạn?
 
“Bậc thánh trí cảm hóa thiên hạ có những nguyên tắc như sau:
 
- Làm cho tâm dân trong sáng, bụng dân no đủ, lòng ác thoái giảm, cốt cách mạnh khỏe.
 
- Trợ giúp dân buông bỏ trí nhỏ hẹp (vô tri, vô cảm) buông bỏ tham dục (vô dục.)
 
- Khiến người tự ỷ thông minh, chẳng bạo làm điều xằng bậy.
 
- Lấy thái độ Vô Vi cảm hóa thiên hạ, không gì mà chẳng an ổn.”
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 241. Buông bỏ, Vô nhất vật)
 
“Bậc Thánh trí dùng thái độ Vô Vi mà xử sự (làm mà không kể làm.) Dùng phương pháp
chẳng nói mà dạy người (dạy mà chẳng nói.)  Vạn vật xuất hiện, không gì khác mà đến.
Có mà chẳng chiếm giữ riêng. Làm mà chẳng cầu báo đáp. Thành tựu mà chẳng kể công lao. Sở dĩ danh thơm của vị ấy vẫn tồn tại mãi mãi là vậy.”
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 240. Xử sự, Tham tu tham thật)
 
Kẻ trí tuệ trong lúc múa kiếm giữa trận tiền sát giặc, cứu dân, bảo vệ tổ quốc nhưng vẫn kiến tánh. Sau khi thiên hạ thái bình, kẻ thánh nhân cởi bỏ chiến y, xa lìa công danh nhưng luôn luôn giữ tâm an tịnh.  Họ ngấm ngầm giám sát chu kỳ từ hỗn loạn đến an bình của chúng sinh trong xã hội.  Lặng nhìn dòng tâm thức quay về trong trật tự; quán chiếu từng cá thể trở về đồng nhất cội nguồn, hợp nhất với bản chất an nhiên tự tại của vũ trụ.
 
Trong thơ chiến trận của Vua Trần Thánh Tông, cho ta ấn tượng tổ tiên của chúng ta thời đại đó với tất cả tâm thức tự tin, mạnh mẽ, hào hùng quên thân mình để phò dân cứu nước.
 
Đầu năm 1285, mở đầu cho chiến dịch xâm lược nước Đại Việt lần thứ hai, quân Nguyên (Mông Cổ) ào ạt tiến đánh ải Nội Bàng. Thế giặc quá đông và mạnh, quân ta ở Ải Nội Bàng không chống cự nổi bị thất thủ. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn phải thay đổi chiến lược, chiến thuật lui quân phòng thủ để bảo toàn lực lượng rồi chờ thời cơ phản công.Tình thế bất lợi trước mắt, quân dân ta lưỡng đầu thọ địch bị tổn thất lớn, lại gặp nhiều trở ngại trong vấn đề phòng thủ yếu kém lẫn phương tiện tiếp ứng eo hẹp để cản sức tiến quân như vũ bão của địch quân.  Tin tức đại bại tới tấp khắp nơi, dân quân di tản chiến thuật trong điều kiện yểm trợ và tiếp vận rất khó khăn.  Nhưng may mắn thay cũng nhờ triều đình nhà Trần đã có tiên liệu và chuẩn bị kế hoạch đối phó trước khi chiến tranh bùng nổ nên không đến nỗi bị hổn loạn vô trật tự đáng kể có thể đưa đến tan vở hoàn toàn.  Nên nhớ là trong binh pháp cũng như trong những bài học lịch sử lui quân mà không có chuẩn bị kế hoạch đối phó trong lúc nguy nan và nhất là trong khi bị địch truy nã gắt gao là điều tối ư nguy hiểm, tối kỵ trong binh pháp, dễ đưa đến tan vở tháo chạy, nhất là di tản với quân dân, gia đình, vợ con, thân nhân lẫn lộn.  Lòng quân dân lúc đó không khỏi hoang mang, dao động nhất là bị những Đại Việt gian theo giặc và những thám tử địch trà trộn quấy phá cố tình làm lũng đoạn quân dân ta nhưng nhờ tinh thần kỷ luật cao của quân tướng sĩ, quan trọng nhất là phe ta đã có chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng, cộng thêm ý chí đồng lao cộng khổ của quân dân tướng sĩ cho nên phe ta mới bảo toàn đa số lực lượng và không bị tan vở trên đường rút lui cả thủy lẫn bộ.
 
Trên con thuyền theo quân chủ lực thiện chiến thủy bộ rút về Hải Đông, Vua Trần Nhân Tông đề vào đuôi thuyền hai câu thơ bất hủ:
 
Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh
Dịch,
Việc cũ ở Cối Kê ngươi nên nhớ
Đất Hoan, Diễn vẫn còn kia mười vạn binh.
 
Trong ‘Thơ chiến trận của Trần Nhân Tông,’ Hồ Tấn Nguyên Minh nhận xét:“Hai câu thơ đó gợi nhắc điển cũ Cối Kê, lúc Việt Vương Câu Tiễn bị quân Ngô dồn vào ngõ cụt, binh sĩ tan tác tưởng như không thể phục hồi lại được. Ấy vậy mà chỉ với một nghìn quân ít ỏi còn sót lại, Câu Tiễn đã xây dựng thành một đội quân hùng mạnh sau này thôn tính nước Ngô hoàn thành bá nghiệp. Gợi lại tích xưa, Trần Nhân Tông muốn khẳng định niềm tin mãnh liệt của mình vào chiến thắng. Vị hoàng đế muốn nhắc nhở tướng sĩ của mình rằng đừng vội nản lòng vì những rối ren trước mắt, đừng quên chúng ta vẫn còn mười vạn quân Hoan Diễn đang sẵn sàng chờ tiếp ứng. Một nghìn quân của Câu Tiễn còn làm nên việc lớn, huống hồ lực lượng của ta đang hùng hậu, chỉ tạm lui binh để thực hiện đại kế mà thôi.
 
Tuy nhiên, giá trị của hai câu thơ này không dừng lại ở đó, cái chính là nó đã tạo ra một cái nhìn triết học mang tính biện chứng sâu sắc. Từ chiều sâu suy tưởng, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng một sự kiện Cối Kê sẽ lặp lại, không phải ở Trung Hoa thời Xuân Thu mà ở nước Đại Việt thời Trần. Trong hoàn cảnh nguy khốn mới thấy hết được bản lĩnh của Trần Nhân Tông – vị chỉ huy tối cao của toàn dân tộc. Giữa lúc thế giặc đang mạnh, lòng người không yên, con người ấy không mảy may nao núng, trái lại vẫn bình tĩnh, tự tin và nhận định tình hình một cách sáng suốt.”
 
Trong ‘Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam,’ Nguyễn Huệ Chi cho rằng,“Nếu Trần Quốc Tuấn bày tỏ sự thấy (thắng lợi) bằng cái cách của con nhà tướng, đem đầu ra đánh cược với Trần Thánh Tông, thì Trần Nhân Tông lại thể hiện nó bằng tầm bao quát tinh xác tương quan lực lượng trên khắp mọi mặt trận khi đó, cả trước mặt mình và khuất xa sau lưng mình. Chưa nói đến đức bình tĩnh hiếm có, chỉ nội dung của lời thông báo cũng đủ chứng tỏ năng lực của một con người lãnh đạo kỳ tài.”  
 
Sử gia lầm lẫn giữa hai vua cha, Thái Thượng Hoàng, Trần Thánh Tông, và vua con, đương kim hoàng đế, Trần Nhân Tông trong giai đoạn này.  Họ cũng nhận xét kém cỏi, cho là một trong hai vị vua này yếm thế, tiêu cực sau những thất bại liên tiếp của tiền quân trước sức tấn công vũ bão của quân Nguyên, không chịu được gian khổ, nên có ý định đầu hàng sớm?
 
Theo tôi đây là một nhận xét đầy vô minh vì những kẻ viết sử này không có trí tuệ, kiến thức lại hẹp hòi và nhất là dốt chính trị lẫn không hiểu nghệ thuật lãnh đạo của những bật vĩ nhân ngồi trên thiên hạ.  Câu hỏi đầy chính trị cao cường của Vua Trần Nhân Tông,“Thế giặc dữ dội như thế e rằng cuộc chiến sẽ kéo dài gây tàn hại cho dân chúng, thôi thì để trẫm đầu hàng giặc để cho dân chúng bớt khổ.”  Đã nói lên quá rõ ràng tấm lòng từ bi quãng đại của một bật minh quân vì dân, vì nước mà quên mình.  Đó cũng là một ván bài sinh tử: một là thăm dò ý chí và tinh thần chiến đấu của danh tướng Trần Hưng Đạo, cũng là kế khích tướng đầy tâm lý cao siêu, và hai là nhân từ, tế nhị không bắt tội Trần Quốc Tuấn đã bại trận lui chạy. Vua tôi cần nhau nhất trong lúc này, lúc mà lòng dân quân hoang mang rúng động gần như tan rã không còn sức phấn đấu.  Nếu vua không tế nhị, tướng không quyết tử thì tinh thần chiến đấu của dân quân sẽ sụp đổ và tan vỡ tức thì.  Không phải ai cũng có thể nói được một câu khích tướng chính trị cao siêu như vua Trần Nhân Tông và cũng không ai có thể trả lời với ý chí đầy sắt đá được như Trần Hưng Đạo:  Bệ hạ nếu muốn hàng trước hãy chém đầu tôi đã.  Canh bài của Trần Quốc Tuấn phải được hiểu ngầm: Nếu thần còn sống thì nhất định không đầu hàng giặc.  Nếu vua Trần Nhân Tông đầu hàng thì tôi sẽ hạ chức Thái Thượng Hoàng của Trần Thánh Tông xuống thành Hoàng Đế rồi cùng vua mới và quân dân đánh tới cùng.  Nếu hai vua cha lẫn con đều đầu hàng thì tôi cũng vẫn đánh trừ khi bay đầu. 
 
Ngược lại, Vua Trần Nhân Tông cũng đánh chiêu bài quyết định nếu ngươi sợ chết khuyên ta đầu hàng thì ...ta sẽ chém đầu ngươi tội bại trận làm mất lòng tướng sĩ, làm cho dân tình nao núng, để cho ngươi sống có hại hơn có lợi cho cuộc chiến đấu lâu dài đầy kham khổ.  Cha con ta thà làm vua chết hơn làm tù sống trong hèn hạ nhục nhã.  Và nếu vua tôi điều tham sanh húy tử cùng ra hàng lúc đó thì Đại Việt cũng đã bị xóa tên như nước Đại Lý và nhà Tống.  Lịch sử làm gì có Đức Thánh Trần anh hùng dân tộc và những minh quân để cho con cháu hãnh diện, tôn thờ.  Làm gì có tiếng Việt, chữ Việt, nước Việt Nam bây giờ để sợ mất?
 
Thật ra vua tôi nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo hơn cả năm về trước cho trận hải chiến sống mái đầy quyết liệt trên Bạch Đằng Giang nên đã ngấm ngầm sai vạn dân quân bí mật đóng cọc lớn xuống dòng sông trong lúc căng thẳng ngoại giao với Bắc Phương và trước khi chiến tranh bắt đầu bùng nổ.  Điều này đã chứng minh tài lãnh đạo anh minh tràn đầy tiên kiến và dự trù của nhà vua cùng chiến lược tuyệt diệu và chiến thuật chu đáo của danh tướng Trần Hưng Đạo.  Chưa ra quân đã tiên liệu được thế tất thắng và thảo trù kế hoạch chu đáo để diệt địch trên đường rút lui tháo chạy với kỷ luật cao để không bị tan rã.  Vua tôi đã tiên liệu và có kế hoạch đối phó hữu hiệu qua kinh nghiệm lịch sử.  Triều đình đã biết vạn sự khởi đầu nan, biết chuẩn bị dư luận, và nhất là được đa số dân chúng tin tưởng ủng hộ.  Dân quân đã chuẩn bị tinh thần, sẵn lòng chấp nhận hy sinh, và đã có kinh nghiệm lịch sử đầy xương máu trước những thất bại quân sự liên tiếp gây ra bởi quân Mông Cổ xâm lăng tàn bạo bách chiến bách thắng trong giai đoạn đầu khó khăn nhất của cuộc chiến chống ngoại xâm.   Cho nên, vua giả vờ hỏi hàng và tôi quyết liệt nhất định thà chết không hàng, chiến tới cùng.  Chẳng qua chỉ là vua tôi muốn cùng nhau nhắc lại lời thề sắc son cứu dân, cứu nước, tế khổn phò nguy.  Muốn thử lại lòng sắc đá bất di dịch lẫn khích động tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhau trong lúc nguy nan đầy thử thách xem thử thượng chính hạ nghiêm có còn đồng tâm kiên trì bất loạn đó thôi.  Đó là lúc nước nhà nguy biến mới biết tài lương đống.
 
Nhiều người lẫn vài sử gia cũng nhầm lẫn là Vua Trần Nhân Tông hay Vua Trần Thánh Tông hay Trần Thái Tông đã nói: “Thế giặc to như vậy, mà chống chọi với nó thì dân bị tàn hại, hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân?”
 
Ngay cả văn thần mưu sĩ cũng quyết liệt khuyên vua thà yếu thế bỏ chạy mà còn có ngày trở lại chứ nhất quyết không nên đầu hàng cam tâm cúi đầu dâng bờ cõi cho giặc làm sụp đổ tinh thần quyết chiến của dân quân.  Mặc dù lúc đó khí thế của quân Mông Cổ rất hùng mạnh làm bá chủ thế giới, diệt Đại Lý, lấy gần hết giang sơn nhà Tống chỉ còn Đại Việt chống cự trong cô đơn, bất lợi:“Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền thái úy Nhật Hiệu hỏi kế sách (chống giặc.) Nhật Hiệu đương dựa mạn thuyền, cứ ngồi không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ «nhập tống» (nghĩa là bỏ chạy vào đất Tống) lên mạn thuyền…Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái Sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời: ‘Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác.’ Cương Mục ở trang 209.”
 
Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn trả lời: Lời Bệ Hạ thật là nhân đức nhưng còn giang san xã tắc thì sao?  Nếu Bệ Hạ muốn hàng thì hãy chém đầu thần trước đã.  Hay câu nói của Thái Sư Trần Thủ Độ: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác.”  Vậy thì,Thái Sư và Hưng Đạo Vương đã trả lời vua nào - Trần Thái Tông, Thánh Tông hay Nhân Tông? 
 
Muốn sáng tỏ thì nên đọc và suy nghiệm tin tức lịch sử thâu lượm dưới đây:
 
“Ngoài tác giả một số quyển sử như Cương Mục, Toàn Thư, Việt Nam Sử Lược, có cái nhìn hơi tiêu cực về Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông về giai đoạn này thì có những người khác lại đi xa hơn như trong quyển Histoire du Viet Nam des origines à 1858 do Lê Thành Khôi là tác giả được nhà Sudestasie xuất bản năm 1987 tại Paris. Trong quyển này ông Lê Thành Khôi viết như sau ở trang 186: «Nhân Tông, bord d’un sampan léger, était descendu Hai-dong (Quang-Yên). Il fit mander Hung-dao et l’interrogea, sucieux: «La puissance de l’ennemi semble telle que je crains qu’une guerre prolongée n’entraîre pour le peuple d’immenses destructions. Ne vaut-il pas mieux nous rendre pour l’en sauver? » Le généralissime répondit: «Ces paroles manifestent les sentiments d’humanité de Votre Majesté, mais les Temples Dynastiques et les Dieux du Sol et des Moissons, que de viendraient-ils alors? Si vous voulez vous rendre, faites d’abord trancher ma tête! ». Nghĩa là: «Vua Nhân Tông đi thuyền nhẹ xuống Hải-Đông (Quảng-Yên). Ngài cho vời Hưng-Đạo-Vương đến hỏi: «Thế giặc dữ dội như thế e rằng cuộc chiến sẽ kéo dài gây tàn hại cho dân chúng, thôi thì để trẫm đầu hàng giặc để cho dân chúng bớt khổ». Hưng-Đạo-Vương trả lời: «Đức ngài nói câu đó thật là vị vua có lòng thương dân, nhưng rồi sơn hà xã tắc sẽ ra sao? Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì xin chém đầu thần trước đã».
(http://www.viethoc.org/phorum/read.php?1...)
 
 Việt Sử Khảo Luận tập 2, tác giả Hoàng Cơ Thụy do Hội Văn Hóa Hải Ngoại xuất bản 1988 dầy 410 trang. Ở trang 325 ghi như sau: «Vua Thánh Tông đi thuyền nhỏ xuống Hải-Đông (Hải Dương bấy giờ), cho vời Hưng Đạo Vương đến hỏi: Thế giặc to như vậy, mà chống chọi với nó thì dân bị tàn hại, hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân? » Hưng Đạo tâu: «Bệ hạ nói câu ấy thật là nhân đức, nhưng mà tôn miếu xã tắc thì sao. Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng». Ở đây tác giả Hoàng Cơ Thụy đã chép nhầm một số sự kiện sau đây: 1/ Vua Trần Thánh Tông trị vì từ 24/2/1258 đến 22/10/1278, trong suốt 20 năm này quân Mông-cổ không có đem quân sang đánh Đại Việt, chỉ có căng thẳng ngoại giao giữa ta và nước Tàu; 2/ Địa điểm Hải Đông mà tác giả Hoàng Cơ Thụy ghi rằng vua Thánh Tông gặp Hưng Đạo Vương, nó đã xảy ra vào cuộc kháng Nguyên lần thứ nhì năm 1285, người làm vua cũng như chỉ huy quân đội Đại Việt lúc đó là vua Nhân Tông (vua Thánh Tông lúc này là Thái Thượng hoàng). Đây là sự lầm lẫn từ nhân vật (vua Thánh Tông); sự kiện (hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân… Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng); cho đến địa điểm Hải-Đông, địa điểm này đã diễn ra cuộc gặp giữa vua Nhân Tông và Hưng Đạo Vương trong cuộc kháng Nguyên lần thứ nhì 1285. Theo Toàn Thư ở trang 173 ghi: «Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc (theo Cương Mục là khúc sông Hồng chảy qua vùng bãi Mạn Trù, nay thuộc xã Tân Châu, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.) Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người biết được điều đó. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền thái úy Nhật Hiệu hỏi kế sách (chống giặc.) Nhật Hiệu đương dựa mạn thuyền, cứ ngồi không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ «nhập tống» (nghĩa là bỏ chạy vào đất Tống) lên mạn thuyền…Vua lập tức dời thuyền đến hỏi thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời: «Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác. » Cương Mục ở trang 209 cũng ghi như thế.
 
 Quyển Tiêu Sơn Tráng Sĩ của tác giả Khái Hưng do Văn Nghệ xuất bản năm 1968, tại Sài Gòn, ở trang 263 ghi: «Vua Nhân-Tôn nhà Trần nghe tin Hưng-Đạo-Vương bại trận chạy về Vạn-Kiếp, liền ngồi thuyền xuống Hải-Đông, rồi vời Vương đến bàn rằng: «Thế giặc to, mà mình chống với nó thì dân bị tàn hại, hay là trẫm ra hàng để cứu muôn dân? » Hưng-Đạo quỳ xuống kiếm dâng vua Nhân-Tôn rồi vươn cổ mà nói rằng: «Bệ-hạ nói câu ấy thật nhân đức, nhưng còn đất nước thì sao? Nếu bệ-hạ muốn hàng, xin trước hết chém đầu tôi đã, rồi hãy hàng. » Cương Mục ở trang 227 có ghi tới sự kiện vua Nhân-Tông gặp Hưng-Ðạo-Vương ở Hải-Ðông để bàn kế chống giặc cũng như hạ lịnh cho Hưng-Ðạo-Vương tấn công giặc Nguyên, chứ không phải có ý đầu hàng như tác giả Tiêu Sơn Tráng Sĩ đã nêu ra. Không rõ tác giả trích đoạn này từ đâu ra, có phải là sự lẫn lộn giữa vua Thái Tông và vua Nhân Tông hay chăng?
 
 Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập 1, Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đồng biên soạn, xuất bản 1998 tại Hà Nội ghi ở trang 226 như sau về sự kiện này: «Thuyền chủ tướng Trần Quốc Tuấn xuôi sông Lục Nam về Vạn Kiếp. Nghe tin quân ta rút lui, vua Thánh Tông vội vã đi thuyền ra gặp Quốc Công tiết chế. Trời chiều, nhà vua vẫn chưa ăn sáng, người lính cận vệ nắn phần gạo xấu của mình dâng lên. Thánh Tông vờ hỏi Thống soái «Thế giặc như thế ta phải hàng thôi. » Trần Quốc Tuấn nghiêm chỉnh trả lời: «Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng. » (đây ghi là trích từ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tập II trang 51, trang 81). Vua Thánh Tông trị vì từ 24/2/1258 đến 22/10/1278, suốt thời gian này đã không có một trận chiến nào với quân Mông-cổ (do đích thân ngài chỉ huy); về việc dâng phần gạo xấu là xảy ra với vua Nhân Tông (tức là thái tử của vua Thánh Tông trong cuộc kháng Nguyên lần thứ nhì 1258.) Chúng tôi đã xem lại trong Toàn Thư, Cương Mục phần Thánh Tông Hoàng Đế thì không thấy có đoạn nào tương tự như trên.
 
Việt Sử Mông Học của Ngô Đức Dung ghi ở trang 149: «Đến đời Hốt-Tất-Liệt, Thế Tổ của nhà Nguyên diệt nhà Tống. Năm Nguyên Phong đời Trần Thái Tôn quân Nguyên sang xâm lược, đóng quân ở bờ tả ngạn sông Thao. Thái Tôn tự làm tướng đánh giặc. Quân Nguyên phải rút. Đến năm đầu Thiệu Bảo đời Nhân Tôn lại sai sứ đòi hỏi 6 việc năm trước. Vua muốn hàng hỏi Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Tuấn tâu: «Nếu Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu tôi» vua mới quyết chí chống giặc…» Ngoài ra ở các trang 147-157, tác giả Ngô Đức Dung đã trình bày lẫn lộn giữa vua Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông; đồng thời các cuộc kháng Nguyên lần thứ I, II, III.
 
Theo chúng tôi tra cứu thì từ các quyển cổ sử như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư do các sử thần Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên soạn năm 1697; Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục được soạn bởi Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (1856-1881); An-Nam Chí-Lược của Lê Tắc soạn năm 1335 được Viện Đại Học Huế dịch và xuất bản năm 1961 đều không có ghi sự kiện Hoàng đế Trần Nhân-Tông muốn đầu hàng quân Mông-cổ khi hội họp với Hưng-Đạo-Vương ở Hải-Đông; và không hiểu vì sao các tác giả Phạm Văn Sơn quyển Việt Sử Toàn Thư, Lê Thành Khôi quyển Histoire du Viet Nam des origines à 1858, tác giả Ý Dân với bài Khí Phách Của Vị Tướng Tại Mặt Trận do Bán Nguyệt San Ý Dân xuất bản, Khái Hưng quyển Tiêu Sơn Tráng Sĩ, Việt Sử Mông Học của Ngô Đức Dung lại gán cho Ðức Hoàng Đế Trần Nhân-Tông là người muốn đầu hàng quân giặc, đây là một sự kiện không bao giờ có trong lịch sử, dứt khoát là một sự hư cấu! Riêng tác giả Hoàng Cơ Thụy quyển Việt Sử Khảo Luận tập 2, các tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đồng biên soạn Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập 1, thì lại nhầm lẫn tên người, địa điểm cũng như sự kiện. Vì sự học hỏi của mọi tầng lớp người, chúng tôi mạn phép ghi ra đây để chúng ta có thể rút được một vài kinh nghiệm nhỏ (nhưng rất quan trọng) trong việc biên soạn lịch sử nước nhà.
 
Trong các sách sử xưa cũng có nói đấy chứ, như:
 
 * Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên, v.v... 1697,): (Bản Kỷ, Quyển VI, tờ 11a)
 ... Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Quốc Tuấn trả lời: "[Bệ hạ] chém đầu tôi trước rồi hãy hàng."
 
 * Việt Sử Tiêu Án (Ngô Thì Sĩ, 1775)
 Lúc bấy giờ quân Nguyên có thế rất mạnh, vua Thánh Tôn hỏi thử Quốc Tuấn: "hay là ta hãy đầu hàng đi?”
Nguồn: http://vn.answers.yahoo.com/question/ind...”
 
Sau khi cuộc kháng chiến chống xâm lăng kết thúc với thắng lợi vẻ vang, Vua Trần Nhân Tông nhân cùng quần thần hành lễ bái yết tại Chiêu Lăng (Lăng vua Trần Thái Tông,) nhìn thấy con ngựa đá lấm bùn, ngài xúc cảm làm bài thơ:
 
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
Dịch,
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.
 
Trong ‘Thơ chiến trận của Trần Nhân Tông,’ Hồ Tấn Nguyên Minh nhận xét: “Bài thơ chỉ hai câu mà trở thành danh thi, lưu truyền vạn thuở. Nó không đơn thuần khẳng định sức mạnh nội lực của dân tộc hay niềm vui chiến thắng mà còn thể hiện sự suy nghiệm sâu sắc cùng với cái nhìn quán thông kim cổ, giúp ta nhận ra được sự trường cửu của dân tộc. Hai câu thơ chứa đựng trong nó sự tồn tại đối xứng và chuyển hóa cho nhau giữa các khái niệm đối lập: “chiến tranh” và “hòa bình,” “động” và “tĩnh,” [và nhất là “Mất hay Còn.” THL]Chiến tranh trong một lúc, hòa bình là thiên thu. Cái động trong thoáng chốc, cái tĩnh là vĩnh hằng. Điều đặc biệt là để tạo ra nền hòa bình muôn thuở thì phải chịu gian lao trong chiến tranh.  Để có cái tĩnh thì phải chuyển hóa nó từ cái động.  Từ cái nhìn biện chứng, nhà thơ khái quát thành một nhận xét về dân tộc: tuy phải nhiều phen binh lửa nhưng sẽ mãi mãi vững bền.”
 
Một lần khác về thăm Long Hưng, ngài trông thấy vẻ uy nghi đường vệ của lăng Thái Tông, đã hứng khởi làm nên bài thơ:
 
Tì hổ thiên môn túc
Y quan thất phẩm thông
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
 
(Xuân Nhật yết Chiêu Lăng)
Dịch,
Nghìn cửa quân tì hổ uy vũ,
Các quan thất phẩm áo mũ đầy đủ.
Quân sĩ có người đầu bạc vẫn còn,
Thường thường kể chuyện thời Nguyên Phong
 
(Ngày xuân thăm Chiêu Lăng)
 
Lời thơ đầy khẩu khí của bậc đế vương, ý thơ đẹp hùng tráng nhưng không kém lãng mạn. Từ vẻ tôn nghiêm và uy vũ của đế lăng và qua câu chuyện của “người lính giá đầu bạc,” nhà vua đã làm sống lại không khí hào sảng, oanh liệt trong thời kháng chiến của ông nội mình và dân quân trong năm Nguyên Phong đời Trần Thái Tông, quân Nguyên sang xâm lược đóng quân ở bờ tả ngạn sông Thao. Vua Trần Thái Tôn tự làm tướng đánh giặc,ngự giá thân chinh cùng tướng sĩ xông pha trận mạc, đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi bờ cõi.  Chiến công của Vua Trần Nhân Tông có thể còn hào hùng hơn ông nội mình nhưng Ngài Ngự kiêm nhượng không tự kiêu, tự mãn mà nhường công đức đó lại cho tướng sĩ quân dân.
 
Vua Trần Nhân Tông đã thể hiện được hào khí vượt thời gian, với ấn tượng tráng lệ của lòng yêu nước trong tâm thức dựng nước, trị nước, cứu nước và giữ nước của tổ tiên chúng ta.
 
Tánh tốt của kẻ lãnh đạo quần chúng là:
 
“Phú cho mạng sống,
Cấp cho dưỡng nuôi.
Ôm cầm cái có mà chẳng chiếm hữu.
Làm mà chẳng vọng cầu.
Lãnh đạo và không tra xét.
Đây là đức tốt trên hết.”
 
(Thế Giới Nhất Hoa, 248. Đức tốt, Như túc như xá)
 

12.  Long Tranh Hổ Đấu

 
Tôi không thiên vị đại thừa hay tiểu thừa vì cả hai nhánh cùng một gốc mà ra.  Hơn nữa, đại tiểu của chúng sinh trên quả đất này không có nghĩa lý gì đối với tiểu đại (vi mô, vĩ mô) của vũ trụ nguyên thủy.  Tôi cũng chưa có được nhân duyên may mắn gặp gỡ Hoà Thượng Thích Thanh Từ, Nguyên Giác, Diệu Minh lẫn Trưởng Lão Thích Thông Lạc, Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa. Tuy chưa được tương ngộ những cao tăng và những bật thiện tri thức này nhưng tôi có cảm tưởng như đã được hữu duyên tương phùng từ trước. 
 
Tôi nhận thấy cái ‘ấn tượng tâm thức’ qua câu hỏi và đáp trong “Sự Mâu Thuẫn Trong Kinh Sách Đại Thừa, Câu hỏi của Diệu Minh” qua câu trả lời của Trưởng Lão Thích Thông Lạc và‘Giải thích Kinh Kim Cang’ của Hoà Thượng Thích Thanh Từ cùng với những công trình nghiên cứu kinh điển Phật Giáo qua bài pháp luận ‘Bản Lai Vô Nhất Vật’ của Cư Sĩ Nguyên Giác mà tôi sử dụng và trích dẫn dưới đây để phân tích và so sánh những quan điểm tương đồng và bất tương đồng của 2 tông phái nhưng cố không phân biệt nhị nguyên đúng sai, cao thấp, tiểu đại mà cố giữ thế ‘trung thừa’ dù không có ‘thừa điểm trung’ đó để mà sở trụ.
 
Tuy hai nhánh Đại Thừa và Nguyên Thủy phát triển theo chiều hướng riêng biệt khó mà hòa hợp nhưng dù muốn dù không thì lá cũng sẽ rụng về cội vì cả hai chẳng qua cùng một nguồn gốc, đồng nhất thể và cũng từ bản lai vô nhất vật mà ra?
 
Diệu Minh hỏi: “Kính bạch Thầy, trên bình diện: Hữu sắc và vô sắc. Về hữu sắc thực tế trong nhân loại hiện nay không còn con đường nào khác là phải [tái]xây dựng cho mỗi người có một nền đạo đức nhân bản và nhân quả. Trên cơ sở bốn đế (khổ, tập, diệt, đạo.) Vậy pháp hành là Tứ Chánh Cần ly dục ly ác pháp. Thật là tuyệt vời.”
 
Vậy còn về vô sắc thì sao?  Không nghe Diệu Minh đề cấp tới?  Mà hữu sắc có liên quan gì tới ‘đạo đức nhân bản? Hơn nữa, không biết định nghĩa hữu sắc và vô sắc của Diệu Minh là thế nào? 
 
Tuy nhiên, tôi cũng thông cảm và đồng ý với thổn thức của Diệu Minh về những nguyên do nào mà thế gian hiện nay, có một vài nơi trên thế giới con người hầu như không còn nhân tính, tự phá hủy nền tảng đạo đức nhân bản trở thành ích kỷ, hèn nhát, vô cảm.  Nơi đó, chạy đầy đường chuyện tham quan ô lại chèn ép dân lành, mua bán bằng cấp chức quyền, tranh giành quyền thế, cưỡng chiếm đất đai, ăn cắp của từ thiện thậm chí còn bớt xén cả những quà cáp thuốc men, tiền bạc giúp đở từ ngoài cho những người khuyết tật, kể cả những người hoạn nạn do thiên tai và nạn nhân của ác nhân, ... Ngay chính những người dân trong nước, trong phường xóm, trong gia đình cũng lừa bịp, hành hung, chửi bới tục tằng, tàn hại và ăn cướp lẫn nhau.  Đạo đức, luân lý, văn hóa, công dân giáo dục, nhân lễ nghĩa trí tín suy đồi trầm trọng.  Đúng là thượng bất chánh hạ tắc loạn.
 
Diệu Minh giải thích tiếp: “Tất cả vì dục vọng mà họ đã làm mất đi bản chất làm người để đi vào thú tính, xét cho cùng ngay những con thú họ cũng không [sánh] bằng. Vì bản chất loài thú, nó ăn no rồi thì thôi, nằm ngủ, nhưng [bản tánh]con người [từ trước tới nay]ăn no vẫn chưa đủ mà còn phè phỡn tìm kiếm thật nhiều, để rồi vào tù [địa ngục]mới giở trò sám hối.
 
Thật là đau lòng cho những vị Thánh Minh muốn cứu đời.......... Trước thực tại này.
 
Bốn câu kệ trong kinh Kim Cang,
 
“Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai...”
 
Liễu nghĩa được bốn câu này thì làm gì có kinh Phổ Môn, kinh Địa Tạng, kinh Di Đà, chuyện Bà Thanh Đề, (kinh Vu Lan Bồn) là một sự lừa dối phi đạo đức và phi nhân quả, mà Hoà Thượng đã phải dằn giọng kêu lên. Một tiếng sét cho những ai còn mê muội...”
 
Hoà Thượng Thích Thông Lạc đáp:“Tại sao kinh Kim Cang nằm trong hệ thống kinh sách ‘phát triển’ mà lại mâu thuẫn đập phá lại kinh sách ‘phát triển,’ bởi vậy chúng ta mới thấy hệ thống kinh sách phát triển không nhất quán [không cùng một tác giả. THL.]Cuốn kinh nào cũng [duy ngã độc tôn]được ca ngợi là đệ nhất hơn các cuốn kinh khác, kinh Kim Cang ca ngợi kinh Kim Cang là đệ nhất, kinh Pháp Hoa cũng ca ngợi kinh Pháp Hoa là đệ nhất, kinh Lăng Già, kinh Viên Giác, kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng vậy.”
 
Kinh nào cũng là vua của tất cả kinh điển.  Ai cũng là vua cả chỉ có một tên dân quèn trong nước.  Người Mỹ cũng có câu tương tự, ‘toàn là tù trưởng chỉ có một tên da đỏ trong bộ lạc,’ (all are chiefs only one Indian in a tribe.)   Theo tôi thì chân kinh nào cũng là vua kinh cả, thuốc thật nào cũng dã tật bệnh cả, không có vua kinh nào hơn vua kinh nào.  Ngụy kinh nào cũng là ma vương kinh cả, không có ma vương nào hơn ma vương nào, thuốc độc nào uống vào cũng chết cả.  Thực tế, vàng thau lẫn lộn, cực ngụy như cực chính, cực chính như cực giả, cực gian như cực thật, cực thật như cực ngu, ma như là Phật, Phật như là ma. Làm sao có kiếng chiếu yêu để phân biệt chân ngụy?  Tóm lại, đa số chúng ta là ma ưa mặc áo giấy chứ đâu có ưa mặc áo cà sa để đi với Phật, chán bỏ xừ?
Vậy thì, khẩu xà tâm Phật hay khẩu Phật tâm xà nên nói là khác hay không khác? 
 
Trên nguyên tắc, muốn ‘phát triển’ thì phải luôn ‘đập phá phát triển’ mới luôn luôn ‘đại dư thừa phát triển’ được?  Nếu cứ khư khư ôm lấy cái ‘tiểu nguyên’ thì chỉ có ‘thừa dư thủy tiểu’ chứ không ‘đại thừa dư phát triển’ được?
 
Hoà Thượng Thích Thông Lạc giảng tiếp, vì thế câu:
 
“Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.
 
Bốn câu kệ này nó thể hiện qua trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật tánh không cho một hành tinh chết trong vũ trụ này, chứ không phải áp dụng cho hành tinh sống của chúng ta, vì vậy nó là chân lý của Long Thọ sản xuất, nó đang áp dụng trên cung trăng, mặt trời và trên những hành tinh chết khác, còn ở địa cầu thì nó là chân lý ảo tưởng, vì địa cầu là môi trường sống nên mọi vật ở đây không thể là cục đá gốc cây được (không có ngã, không có ta, không có cái của ta.)”
 
Hoà Thượng Thích Thông Lạc nói cũng có lý, thực tế, không làm sao ‘diệt ngã’ (eliminate, loại bỏ cái Ta) được nhưng chỉ ‘trừ ngã’ (mitigate, giảm thiểu cái Ta.)   Hơn nữa, cái ngã và ‘nghĩ thiện làm ác’ lẫn đạo đức, luật lệ, đúng sai, xấu tốt của con người đặt ra nó chỉ áp dụng cho con người trên trái đất chứ tự nó không có tồn tại ở những nơi khác trong vũ trụ.  Cho nên, dựa vào những âm sắc nầy mà cầu là hành tà đạo không thấy được Như Lai như 4 câu kệ trên đã diễn tả rốt ráo, rõ ràng từng chữ một.  Theo tôi hiểu ‘Không thể thấy Như Lai’ có nghĩa bóng là không thể giác ngộ (enlightened,) không hoàn toàn giải thoát (not totally unbound.)
 
Trong Kinh Trung Bộ, MN 106, tựa đề “Aneñja-sappaya Sutta: Conducive to the Imperturbable,” Đức Phật cảnh giác như sau:
 
Đức Phật nói với Ananda:
 
“Vị sư này không quyến luyến cảnh giới lặng lẽ thanh tịnh đó, không hoan nghênh nó, không để bị buộc trong cảnh giới đó, thức của vị này không duyên vào nó, không chấp trước vào nó (không an trú trong nó). Ananda, không dính vào đâu hết, tâm vô sở trụ... thì mới hoàn toàn giải thoát.”
 
Tôi xin dịch sát nghĩa:“Người tỳ kheo không tham ái cái thanh tịnh đó, không ôm giữ nó, không còn trói buộc với nó.  Cái tâm thức của người tỳ kheo đó không bị tùy thuộc vào nó, không bị quản thúc bởi nó (không bám trụ vào nó.)  Không bám víu/không bị quản thúc, Ananda, người tỳ kheo đó là người hoàn toàn giải thoát.”
 
“He does not relish that equanimity, does not welcome it, does not remain fastened to it. As he does not relish that equanimity, does not welcome it, does not remain fastened to it, his consciousness is not dependent on it, is not sustained by it (does not cling to it). Without clinging/sustenance, Ananda, a monk is totally unbound."
 
(http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.106.than.html, Bản Việt ngữ. 106. Kinh Bất động lợi ích)
 
Trong Bản Lai Vô Nhất Vật, Nguyên Giác nhận xét rất viên diệu, “Chỗ này, chúng ta lại thấy y hệt Kinh Kim Cang: Ngay cả khi tâm có chỗ trụ, dù là cảnh giới thanh tịnh nào đi nữa, cũng là hỏng.”  “Hỏng” có nghĩa là chưa giác ngộ và hoàn toàn giải thoát, chưa thấy Như Lai được. 
 
Nguyên Giác diễn tả: “Như thế, cốt tủy là ‘bản lai vô nhất vật’ và ngay cả khi sống được với cái ‘không hề có một pháp nào’ như thế, cũng chớ nên dính chấp vào cái không này.
 
Và như thế, ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh khi bác bỏ cả Tứ Đế (vô khổ tập diệt đạo), bác bỏ cả Lục Độ (vô trí, diệc vô đắc) chỉ là tuyên thuyết lại lời Đức Phật trong Kinh Trung Bộ MN 106, rằng tận cùng thì, chớ dính vào một pháp nào hết, rằng phải bước thêm một bước từ sào cao trăm trượng, rằng bè nào rồi cũng phải quăng bỏ thôi...”
 
Hoà Thượng Thích Thông Lạc lý luận:“Nếu bảo rằng lấy bốn câu kệ này làm pháp tu quán chiếu thì không đúng, vì bốn câu kệ này không phải là pháp hành, nó chỉ là một lý luận suông của Bát Nhã phát triển mâu thuẫn lại chính bản thân của sự phát triển, tức là mâu thuẫn lại Tịnh Độ Tông và Mật Tông.
 
Tuy nhiên, Thiền Sư Đại Thừa Thích Thanh Từ làm sáng tỏ ý kinh, “bài kệ trên này cốt nói về pháp thân phi tướng.” (Thiền Sư Thích Thanh Từ, Kinh Kim Cang giảng giải, đoạn 26)
 
Nếu ta để ý một chút thì câu kệ cuối Đức Thế Tôn đã nói, “Không thể thấy Như Lai.” chứ ‘không thể thấy Ta’ như hai câu đầu tiên do sắc âm mà thấy cầu Ta là sai lầm, tà đạo.  Có thể cả hai sư Đại Thừa Thích Thanh Từ lẫn Nguyên Thủy Thích Thông Lạc điều không để tâm đến cái ý Như Lai sau cùng này của Đức Thế Tôn?  Chắc các ngài có giảng về Như Lai nhưng không giảng rỏ Như Lai nào?  Như Lai ở cỏi sắc (5% của vũ trụ) không thể thấy đã đành mà Như Lai ở cỏi vô sắc tướng (95% dark matter and dark energy) có ‘có’ để kiến tánh được ‘không’?
 
Thật ra, Hòa Thượng Thích Thanh Từ đã có nói như vậy ở đoạn 32 Ứng Hóa Không Phải Thật của Kinh Kim Cang giảng giải: “Hiểu cũng đã có nói như vậy ở như thế mới thấy rõ lời Phật dạy chớ nhiều khi chúng ta bị lầm, chỉ nhớ mấy chữ thọ trì đọc tụng chớ không nhớ phần sau, mà chủ yếu là phần sau.”
 
Thích Thông Lạc biện luận tiếp, còn nếu lấy câu:
 
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc, như điển
Ưng tác như thị quán.
 
Nếu dùng câu này tác ý tu tập để chúng ta trở thành cây đá trong môi trường chết thì có thể được, chứ pháp môn này không có mang tánh chất ly tham đoạn ác pháp để được giải thoát như kinh sách Nguyên Thủy.”
 
Tôi xin thưa thốt, chúng ta phải phát triển trí tuệ bát nhã để có được một cái nhìn chân chính về ‘có không’ như trong Tương Ưng Bộ, SN 12.15, nhan đề “Kaccayanagotta Sutta: To Kaccayana Gotta,” bản Anh dịch của sư Thanissaro Bhikkhu:
 
“Lúc đó là ở thành phố Savatthi, Đại sư Kaccayana Gotta hỏi Đức Phật rằng thế nào là chánh kiến. Tức là muốn hỏi về cái nhìn chân chánh.
 
Đức Phật trả lời rằng:
 
“Sư Kaccayana, thế giới này bị nhìn như là đối cực, là có và không. Nhưng khi sự tập khởi của thế giới được nhìn với chánh kiến, người này sẽ không chấp vào ‘không.’ Khi sự đoạn diệt của thế giới được nhìn với chánh kiến, người này sẽ không chấp vào ‘có’.”
 
Đức Phật nói tiếp:
 
“Sư Kaccayana, thế giới này bị buộc vào chấp thủ, quyến luyến và thiên kiến. Nhưng người nào không trụ vào bất kỳ một quyến luyến nào, không dính vào một kiến chấp nào, không thiên kiến hay không bị lôi kéo bởi cảm thọ nào; mà cũng không lưu giữ ‘cái tôi’ nào. Người này thấy rõ, không ngờ vực gì: khi khổ sanh, là thấy khổ sanh; khi khổ diệt, là thấy khổ diệt. Trong cái nhìn này, người này tự nhìn thấy, không dựa vào ai. Sư Kaccayana, như thế là chánh kiến.”
 
"By & large, Kaccayana, this world is supported by (takes as its object) a polarity, that of existence & non-existence. But when one sees the origination of the world as it actually is with right discernment, 'non-existence' with reference to the world does not occur to one. When one sees the cessation of the world as it actually is with right discernment, 'existence' with reference to the world does not occur to one.
 
"By & large, Kaccayana, this world is in bondage to attachments, clingings (sustenances), & biases. But one such as this does not get involved with or cling to these attachments, clingings, fixations of awareness, biases, or obsessions; nor is he resolved on 'my self.' He has no uncertainty or doubt that just stress, when arising, is arising; stress, when passing away, is passing away. In this, his knowledge is independent of others. It's to this extent, Kaccayana, that there is right view.”
 
(http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.015.than.html, Bản Việt ngữ. XV. Kaccàyanagotta: Ca-chiên-diên Thị)
 
Thích Thanh Từ dịch,
“Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương cũng như điện,
Nên khởi quán như thế.”
 
Theo quan điểm Đại Thừa, đó là triết lý"Tánh không duy danh” (Thiền Sư Thích Thanh Từ, Kinh Kim Cang giảng giải, đoạn 32)
 
Hòa Thượng Thích Thanh Từ tóm tắt: “Toàn bộ kinh Kim Cang chia làm ba mươi hai phần, trong ba mươi hai phần này, chủ yếu có hai điểm chánh, điểm thứ nhất là ngài Tu-bồ-đề hỏi làm sao hàng phục tâm, điểm thứ hai là hỏi làm sao an trụ tâm. Khi ngài Tu-bồ-đề hỏi hàng phục tâm, an trụ tâm là hỏi cho ai? Cho người cầu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
 
Có người thiện nam, thiện nữ phát tâm tu hành, cầu giác ngộ làm sao hàng phục tâm, làm sao an trụ tâm? Hàng phục tâm, an trụ tâm là hai điểm chủ yếu của bộ kinh. Đức Phật dạy như thế nào? Lý đáng thì câu hỏi đầu là an trụ tâm, câu hỏi kế là hàng phục tâm, nhưng khi trả lời, Phật dạy hàng phục tâm trước rồi an trụ tâm sau.”
 
Đức Phật dạy: “Muốn hàng phục tâm thì phải phát tâm độ tất cả chúng sanh, thai sanh, thấp sanh...vào Vô dư y Niết-bàn mà không có chúng sanh được diệt độ.”
 
Hoà Thượng Thích Thanh Từ giải thích:“Muốn hàng phục được tâm thì phải độ tất cả những niệm tưởng về có sắc, niệm tưởng về không sắc, về có tưởng, về không tưởng v.v... vào chỗ vô sanh, đưa chúng vào chỗ vô sanh không còn tăm dạng.”
 
Vậy muốn an trụ tâm thì phải làm sao?
 
Đức Phật dạy: “Muốn tâm an trụ thì đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là đối với sáu trần Bồ-tát bố thí không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, tức là không để cho tâm kẹt vào sáu trần.”
 
Hoà Thượng Thanh Từ giảng:“Tâm không dính với sáu trần ‘thì’ đó là trụ tâm.” Theo tôi hiểu, ngài có ý nói, nếu Tâm còn dính với sáu trần vẫn là trụ tâm.  Tâm không chấp trụ vào 18 căn trần thức mới là tâm an tịnh?  Cũng nên hiểu là tự tâm không tĩnh không động, không bám không trụ để mà tư nghị bởi ngôn ngữ trần tục của phàm phu tục tử.  Chỉ có chúng ta khi tĩnh khi động, khi mê khi tỉnh, khi bám khi trụ, nghĩ một đường, nói một nẽo cứ tưởng tâm là sở hữu của riêng mình và tâm đó luôn luôn động như ‘tâm viên ý mã’ nên cố tâm tìm kiếm cái tâm không đó để mà an... trụ.
 
Hoà Thượng Thanh Từ giảng tiếp:“Như thế sáu trần là cái cớ để tâm mình động, nghĩa là mắt thấy sắc, tâm chạy theo sắc, là tâm động. Trái lại mắt thấy sắc mà tâm không chạy theo sắc, là tâm trụ, tai nghe tiếng mà tâm không chạy theo tiếng, là tâm trụ, trụ mà không trụ, trụ chỗ không trụ. Còn thấy sắc mà chạy theo sắc là không phải trụ, trụ nơi sắc tức là kẹt nơi sắc thì tâm mình động chớ không phải trụ, không trụ nơi sắc thì tâm mới thật an trụ.”
 
Hoà Thượng Thanh Từ kết luận: “Tuy nhiên, nếu chỉ có hai phần trên thì quyển kinh Kim Cang chưa ứng dụng được, cần phải có phần thứ ba, tức là phải dùng trí tuệ Bát-nhã thấy tất cả pháp là tướng duyên hợp không có tự tánh, chỉ có giả danh. Bởi chỉ có giả danh nên không một pháp nào thật, do đó không chấp vào pháp và không chấp pháp thì mới có thể hàng phục, an trụ được tâm. Thế nên điều thứ ba là phải dùng trí tuệ thấy tất cả pháp không thật, chỉ có giả danh. Thế giới không phải thế giới, ấy gọi là thế giới, chúng sanh không phải chúng sanh, ấy gọi là chúng sanh?  Phật lặp đi lặp lại ý nghĩa đó để chúng ta hằng dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu tất cả pháp là hư giả, rồi sau đó mới hàng phục được tâm, mới an trụ được tâm.”  Lúc đó sẽ kiến tánh, tri kiến Phật, kiến Như Lai.
 
Cuối cùng, Hòa Thượng Thích Thanh Từ hỏi:“Như vậy quí vị đã hiểu rõ trì kinh Kim Cang là như thế nào rồi phải không?”
 
Riêng tôi thì tôi chỉ hiểu rõ cái ‘chưa hiểu’ đó vì tôi chưa bao giờ trì bất cứ kinh gì trừ vô tự kinh.  Tôi không có cái đài gương trí tuệ để soi chiếu tâm không.  Mà có soi cũng không thể tìm thấy cái ‘như như không không’ đó vì nó có ‘có sắc tướng đâu’ để mà soi, huống hồ chi an trụ nó?  Mà an trụ cái gì, cái ‘như như bất động’ đó?  Muốn như vậy, trước nhất là phải tìm ra nó rồi phải ‘như như động động’ nó, rồi thì mới ‘như như tái bất động’ nó lại.   Hèn gì, Tiểu Thừa không thông cảm nỗi Đại Thừa và đa số Đại Thừa hình như cảm thọ nhầm Đại Thừa?  Một bên chấp nhầm đại giác ngộ một bên chấp nhầm tiểu giải thoát?  Rồi thì trưởng lão và đại sư long tranh hổ đấu hơn ngàn năm?
 
Tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà Đại Thừa mới ‘phát triển’ với tâm thức Trí Tuệ trong kiến thức bát học cao và Tiểu Thừa đáo bĩ ngạn trong ấn tượng bình dân gần gủi với căn bản Nguyên Thủy?  Một bên đáo bĩ ngạn và một bên tái bĩ ngạn.  Một bên ở tương giang đầu, một bên ở tương giang vỹ, cùng uống chung nước cam lồ của cùng một dòng sông, tương thức nhưng bất tương ấn.  Thiện tai!  Thiện tai!
 
Dựa trên ấn tượng ‘Tiểu Thừa,’ tâm thức của Trưởng Lão Thích Thông Lạc nhận xét cũng không kém độc đáo:“Do biết các pháp hữu vi như giấc mộng, như huyễn ảo, như sương mù, như điện chớp, thì nó trở thành là pháp môn tránh né, pháp môn tránh né là pháp môn ức chế tâm, pháp môn ức chế tâm thì không bao giờ ly dục ly ác pháp được, không ly dục ly ác pháp thì không bao giờ có giải thoát.”
 
Hòa Thượng Thích Thông Lạc đã điểm đúng huyệt tâm thức của “cái pháp môn tránh né” này.  Vì đa số Phật Tử của Đại Thừa cố tâm ‘né tránh’ cái ‘căn ấn’ tiên quyết của Phật Đà đó là Bi-Trí-Dũng.  Theo tôi thấy thì không những ‘pháp môn tránh né’ này thiện nghệ về ‘quán núp’ trong ‘ấn tượng tránh né’ mà còn ‘trốn trong tâm thức’ vô tri, vô giác, vô cảm, ích kỷ và hèn nhát nữa.  Có thể bây giờ đa số ‘phát triễn’ nhầm lạc với ý ‘đại thừa nguyên thủy’ của các Tổ?  Lẫn lộn với ô trọc, sống nơi phồn hoa đô hội, ‘thị tại môn tiền náo,’ bị vật chất, danh lợi quyến rủ làm mất đi cái phong thái ung dung tự tại và nhàn hạ của bật chân tu.  Đa số cố tình bỏ quên cái gương ‘uy vũ bất năng khuất,’ vua ban ẩm lộc cũng từ khước, vời cũng không đến chầu, tẩy chay bạo quyền, sống thanh bần, ung dung tự tại nơi thâm sơn cùng cốc như các Tổ và các bật tiền bối chân tu ngày xưa. 
 
Tuy nhiên, đạo giác ngộ hiện đại phải là đạo dấn thân, thực hành để giúp dân, cứu nước thay vì ngồi đó tham thiền, tụng niệm, giảng đạo đức, khuyên từ bi, kêu gọi bố thí, tổ chức những lễ lạc buôn thần bán thánh, mê tín dị đoan, tham luyến tiền bạc vật chất, ăn bám vào những thứ cúng dường của khách thập phương.  Bật tu hành chân chính phải có nhiệm vụ xắn tăng bào, đại khai pháp giới, dấn thân để cứu độ chúng sinh rồi sau đó mới an tâm kiến tánh, giác ngộ riêng cho mình cũng chưa muộn. 
Hoàng Đế Trần Thái Tông thuật lại chuyện ngài bỏ quần thần trốn đi tu, trên núi Yên Tử,tham kiến Thiền Sư Trúc Lâm, đấng kim thượng bài tỏ chủ tâm, ‘không muốn gì khác’ của mình, “Trẫm còn thơ ấu, đã sớm mất mẹ cha, bơ vơ đứng trên sĩ dân, không có nơi nào để nương tựa.  Lại nghĩ rằng sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường, cho nên mới vào đây, chỉ muốn cầu làm Phật, chứ chẳng muốn tìm gì khác.
Sư Trúc Lâm đáp lời Trẫm:
Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Tâm lặng mà biết thì đó là Phật. Nếu Bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần đi tìm cực khổ ở bên ngoài.
Hôm sau, Thái Sư Trần Thủ Độ đem các quần thần lên núi Yên Tử đón Trẫm về Kinh. Thấy Trẫm, Thái Sư thống thiết nói, “Tôi nhận lời ủy thác của Tiên Quân, tôn Bệ hạ làm chủ thần dân. Lòng dân đang trông đợi Bệ hạ như con đỏ mong đợi mẹ cha. Huống chi ngày nay, các vị cố lão trong triều đều là bề tôi thân thích, sĩ thứ trong nước ai nấy đều vui vẻ phục tùng, đến đứa trẻ lên bảy cũng biết Bệ hạ là cha mẹ dân. 
Vả lại, Thái Tổ vừa mới bỏ tôi mà đi, hòn đất trên nấm mồ chưa ráo, lời dặn dò bên tai còn văng vẳng,thế mà Bệ hạ lại lánh vào chốn núi rừng ẩn cư để cầu thỏa lấy ý chí riêng của mình. Tôi dám nói rằng, Bệ hạ vì sự tự tu riêng cho mình mà làm vậy thì được, nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu để lời khen suông cho đời sau thì sao bằng lấy ngay thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ? Bệ hạ nếu không nghĩ lại, quần thần chúng tôi cùng thiên hạ sẽ xin cùng chết cả trong ngày hôm nay, quyết không trở về.”
Trẫm nghe Thái Sư và các quần thần bô lão đều không chịu bỏ trẫm, cho nên mới đem lời Thái Sư mà bạch với Quốc Sư. Người cầm tay trẫm mà nói: Phàm làm đấng quân vương, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ hạ về, Bệ hạ không trở về sao được? Tuy nhiên, sự nghiên cứu kinh điển xin Bệ hạ đừng phút nào quên.”
(Ngự bút của Hoàng Đế Trần Thái Tông, trong Thiền Tông Chỉ Nam, tác giả Trần Thái Tông, source Internet.)
*
Cứu độ người là tự cứu vớt chính ta.   Ta và người tuy hai mà một!  Không có người thì không có ta, không có Đạo, không có Pháp.  Mặc kệ, vô cảm để người chết đi thì ta sống với ai?
 
Nhiều kiếptrước ta người chưa gặp
Những kiếp
sau có gặp lại hay không?
Đời này sắc sắc không không
Hãy cùng báo đáp ân tình nước non.

 
(Lê Huy Trứ)
 
 
Pháp sư Tăng Triệu nói,“Trời đất cùng ta đồng cội, vạn vật cùng ta một thể.” (Thế Giới Nhất Hoa, 340. Nam Tuyền - Cây nở hoa, Quán chiếu)
 
Tâm sanh, ta và chúng sinh thể bất đồng.
Tâm không sanh, chúng sinh và ta đồng nhất thể.
 
(Lê Huy Trứ)
 
 
Ta sanh chẳng khác người.
Người sanh chẳng khác ta.
Ta người lúc chưa sanh.
Bản lai diện mục gì?
 
(Lê Huy Trứ)
 
*
 
“Sự nghiệp gì rồi cũng bỏ lại sau lưng, Duy chỉ có lối về trong tĩnh lặng.”(247. Lối về yên lặng, Vô trụ vô tâm.)  
 
Trong Bản Lai Vô Nhất Vật, Nguyên Giác tâm sự: “Trong tận cùng, sau này tôi thấy, pháp Phật chỉ là “không để tâm dính vào bất kỳ một pháp nào,” nghĩa là, như Kinh Kim Cang nói, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”
 
Khi ‘ưng vô sở trụ’ thì chúng ta sẽ thấm nhuần câu tuyên bố của Đức Thế Tôn sau khi Ngài vừa mới giác ngộ, ‘nhi sinh kỳ tâm:’ “Sanh đã tận, thánh hạnh đã hoàn tất, việc đã xong. Không còn gì nữa trong thế giới này.” (kinh SN 22.95, Tương Ưng Bộ Kinh, bản kinh “Phena Sutta: Foam,” theo bản Anh dịch của sư Thanissaro Bhikkhu.)
 
Tuy nhiên, không có sanh để tận,không có thánh hạnh để hoàn tất, không có việc để xong.  Không có tử để tái sinh, và không có “Tùy chúng duyên nhi sanh”để đáo bỉ ngạntrong vòng luân hồi này.  
 
Kinh Kim Cang ghi: “Chúng sanh không phải là chúng sanh nên gọi là chúng sanh” (chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh).  Tùy chúng [nhiều] duyên nhi sanh [thành.] Đó là Chúng Sinh (do nhiều mà sinh ra.)
 
Đó là lúc mà chúng ta đã hoàn toàn phá chấp: Không sở trụ vào Có lẫn không an trụ trong Không.  Chúng ta không an trụ ở trong vũ trụ nữa mà vũ trụ an trụ ở trong ta.  Hay, đúng hơn, chúng ta không ở trong lẫn ngoài vũ trụ.  Chúng ta là vô nhất vật, nhất như, tri kiến phật, lòng bồ đề, như lai, god?  Chẳng vô lượng, chẳng vô không! 
 
 
*

Những Bài Nên Đọc Thêm

 
Hoàng đế Trần Thái Tông thể nhập thiền đạo sâu sắc

Tượng Vua Trần Thái Tông
(Ảnh: www.baodatviet.vn)
Tuy nhiên, người đặt những viên gạch đầu tiên cho dòng thiền này ngoài Tuệ Trung Thượng Sỹ..., còn có Hoàng đế Trần Thái Tông (1218- 1277). Ngài đã từng bỏ Ngai vàng “vượt thành” tìm lên Yên Tử “cầu làm Phật”... Tìm hiểu về ngài, những ông Vua coi Ngai vàng như “dép rách” ta soi vào tâm mình: Tự ta thấy thật hổ thẹn.
Trần Thái Tông tên là Trần Cảnh, là con thứ của Trần Thừa, sinh năm Mậu Dần niên hiệu Kiến Gia thứ 8 (1218) triều Lý. Lên ngôi Vua mùng 10/12/Ất Dậu (1266,) đổi niên hiệu là Kiến Trung. Vua có thiên tư khác thường, thánh học cao minh, lại thêm rất lưu tâm nơi Phật Giáo. 
Lúc mới lên ngôi, Vua tiếp nối sửa sang mỗi ngôi thứ trong thiên hạ. Đến khi Thái hậu Thánh Từ lìa trần thì Vua ở trong thời kỳ chịu tang mẹ. Qua niện hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ năm, ưu tư trước thế sự và nhân tình, đêm ngày mùng ba tháng tư năm Bính Thân (1236,) Vua đã cải đổi y phục đi ra khỏi cửa cung, bảo với tả hữu rằng:
“Trẫm muốn đi dạo để ngầm nghe lời dân, biết được chí dân, mới thấu hiểu nỗi khó khăn của trăm họ.” Đến nửa đêm, Vua cùng một số tùy tùng rời khỏi hoàng cung vượt sông Nhị Hà, lên bờ đoàn người tiếp tục thẳng hướng đông tiến bước. 
Lúc này, Vua mới nói thực lòng cho tả hữu biết rõ ý định đi tu của Ngài và bảo họ hãy trở về. Mọi người đều vô cùng ngạc nhiên và khóc lóc thảm thiết. Vào khoảng 6 giờ sáng hôm sau, Vua đến bến đò Đại Than ở núi Phả Lại. Trời sáng sợ người nhận ra, Vua lấy áo che mặt mà qua đò, rồi theo đường tắt lên núi. Đến tối, Vua vào nghỉ trong chùa Giác Hạnh, đợi trời sáng lại đi. 

Trèo núi hiểm, lội suối sâu, ngựa đuối sức không thể đi tiếp được nữa, Vua phải bỏ ngựa vịn vào các tảng đá mà đi. Khoảng 2 giờ trưa, Vua đến chân núi Yên Tử. Sáng hôm sau Vua lên thẳng đỉnh núi và tìm vào tham kiến Thiền sư Trúc Lâm.

Trong lời tựa sách “Thiền Tông Chỉ Nam,” Ngài viết:

“Thấy trẫm, quốc sư mừng rỡ, người ung dung bảo trẫm:

“Lão tăng ở chốn sơn giã đã lâu, xương cứng thân gầy, ăn rau răm, nhai hạt dẻ, uống nước suối, vui cảnh núi rừng đã quen, lòng nhẹ như mây nổi, cho nên mới theo gió mà đến đây. Nay Bệ hạ bỏ địa vị là nhân chủ mà nghĩ đến cảnh quê mùa núi rừng, hẳn là muốn tìm cầu gì ở đây cho nên mới đến phải không?” Trẫm nghe lời thầy hỏi, hai hàng nước mắt ứa ra, liền thưa với thầy rằng: 

“Trẫm còn thơ ấu, đã sớm mất mẹ cha, bơ vơ đứng trên sĩ dân, không có nơi nào để nương tựa. Lại nghĩ rằng sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất thường, cho nên mới vào đây, chỉ muốn cầu làm Phật, chứ chẳng muốn tìm gì khác.” Thầy đáp:

“Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Tâm lặng mà biết thì đó là Phật. Nếu Bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần đi tìm cực khổ ở bên ngoài”.

Hôm sau, Trần Thủ Độ đem các quân lên núi Yên Tử đón Vua về Kinh. Thấy Trẫm, Thái sư thống thiết nói, “Tôi nhận lời ủy thác của Tiên quân, tôn Bệ hạ làm chủ thần dân. Lòng dân đang trông đợi Bệ hạ như con đỏ mong đợi mẹ cha. Huống chi ngày nay, các vị cố lão trong triều đều là bề tôi thân thích, sĩ thứ trong nước ai nấy đều vui vẻ phục tùng, đến đứa trẻ lên bảy cũng biết Bệ hạ là cha mẹ dân. 

Và lại, Thái Tổ vừa mới bỏ tôi mà đi, hòn đất trên nấm mồ chưa ráo, lời dặn dò bên tai còn văng vẳng, thế mà Bệ hạ lại lánh vào chốn núi rừng ẩn cư để cầu thỏa lấy ý chí riêng của mình. Tôi dám nói rằng, Bệ hạ vì sự tự tu riêng cho mình mà làm vậy thì được, nhưng còn quốc gia xã tắc thì sao? Nếu để lời khen suông cho đời sau thì sao bằng lấy ngay thân mình làm người dẫn đạo cho thiên hạ? Bệ hạ nếu không nghĩ lại, quần thần chúng tôi cùng thiên hạ sẽ xin cùng chết cả trong ngày hôm nay, quyết không trở về”.

Trẫm nghe Thái sư và các quần thần bô lão đều không chịu bỏ trẫm, cho nên mới đem lời Thái sư mà bạch với Quốc sư. Người cầm tay trẫm mà nói: “”Phàm làm đấng quân vương, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ hạ về, Bệ hạ không trở về sao được? Tuy nhiên, sự nghiên cứu kinh điển xin Bệ hạ đừng phút nào quên.
Bởi vậy, trẫm cùng mọi người trong triều mới trở về kinh, miền cưỡng mà lên lại ngôi báu. Ròng rã trong 10 năm trời, mỗi khi có cơ hội việc trong nước nhàn rỗi, trầm lại tụ họp các bậc kỳ đức để học hỏi đạo thiền. Các kinh điển của các giáo lý chính, không kinh nào mà trẫm không nghiên cứu. Trẫm thường đọc kinh Kim Cang, một hôm đọc đến câu: “ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM,” buông kinh xuống chiêm nghiệm, bỗng thoát nhiên đại ngộ.
Năm 1257, giặc Mông Cổ xâm lược nước ta, Ngài đích thân tham gia chỉ huy nhiều trận, có mặt cả ở mọi nơi nguy hiểm, khiến quân sĩ đều nức lòng chiến đấu. Kết quả, nhân dân ta đã đánh tan quân xâm lược, giặc Mông Cổ tháo chạy về Vân Nam vào đầu năm 1258.
Lãnh đạo toàn dân chiến thắng được đội quân hùng mạnh nhất thế giới này, Ngài thật sự xứng danh là một vị Vua Anh hùng.

Sau cuộc chiến, đất nước thái bình, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con năm 1258 lên làm Thái Thượng Hoàng. Từ đây, Ngài vừa làm cố vấn cho con, vừa lo nghiên cứu tu thiền. Đến lúc Vua Trần Thánh Tông đủ sức đảm đương việc nước, Ngài lui về lập am Thái Vi ở vùng rừng núi Vũ Lâm cố đô Hoa Lư để an dân lập ấp và tu hành.

Qua những tác phẩm của Ngài để lại, chúng ta thấy Trần Thái Tông là vị Vua rất chăm học. Trong bài tựa kinh Kim Cang Tam Muội, ngài viết: “Trẫm lo việc chăn dân, mỗi lúc gian nan thường lăn lóc trong công việc, quên cả sớm chiều. Công việc thì có hàng vạn thứ nên thì giờ nhàn rỗi không có được bao nhiêu. Chữ nghĩa thì chưa biết được là mấy, cho nên ban đêm đến giờ khuya vẫn còn phải thức để đọc sách, hết học sách Nho rồi còn học kinh Phật.”

Không chỉ là vị Vua hiếu học mà Trần Thái Tông còn là nhà văn xuất sắc. Những áng văn cực kỳ trác tuyệt với những ngôn từ được sử dụng đắt giá như châu ngọc thật sự là di sản văn hóa vô cùng quý báu để lại cho chúng ta. 

Về thiền học, Trần Thái Tông còn là một Thiền sư có tầm cỡ, để lại nhiều trước tác, mà quan trọng nhất là tác phẩm “Khóa hư lục”... Ngài đã đạt đến sự chứng ngộ cốt tủy của thiền, sức sống thiền của Ngài rất mãnh liệt. Ngay cả đến khi sắp lâm chung, Quốc sư Đại Đăng vào thăm và hỏi Ngài:
- Bệ hạ bệnh chăng? Ngài ung dung đáp Quốc sư:
- Tứ đại là bệnh, CÁI NÀY xưa nay sinh tử còn không quan hệ, lại dính kẹt trong bệnh hoạn sao?

Tâm thái hết sức an nhiên tự tại lúc ra đi đã minh chứng hùng hồn việc thể nhập thiền đạo sâu sắc của Ngài. Năm đó là năm Kỷ Mão, nhằm niên hiệu Thiệu Bảo (1277,) Ngài hưởng thọ 60 tuổi. Vua Trần Thái Tông quả thật là vị Vua Minh Quân và cũng là người phật tử thuần thanh thâm chứng Phật đạo.

Đương thời, mặc dù quốc gia đại sự, bận trăm công ngàn việc nhưng việc thực hành Phật pháp của Ngài rất tinh chuyên đáng làm gương mẫu cho hàng hậu học chúng ta noi theo.
(Thiền Tông Chỉ Nam, Trần Thái Tông)

Can You Have Zero in the Denominator?
From: Anonymous
Subject: Math of course! :)
Date: Mon, 07 Nov 1994 19:58:42 EST
 
Hi! My name is Emma Stickgold -not matilda.. :) - and I have been
asked to ask you a question. My math teacher, Steve Barkin at the Graham
and Parks school in Cambridge, MA, and I are in the midst of an argument
over whether any number can be placed over zero in a fraction. I know
that when you take a fraction like 10/5, it equals 2, and 5 * 2 = 10, and
that works out for all fractions where the numerator is larger than the
denominator, but it doesn't work out for n/0.
 
 I know that you'll probably say that it isn't a legit. fraction, but...
 I still say that it is. :)
Please send me your opinion ASAP... :)
Yours,
 a seventh grader in the midst of an argument w/math teacher,
 Emma
 
Date: Mon, 7 Nov 1994 20:22:46 -0500 (EST)
From: "Michael W. S. Morton"
 
Hello Emma!
I'm Mike, one of the Math Doctors here....
I can't really give you a great reason why you can't put 0 in the
denominator of a fraction, but I'll give you something to think about
while another Math Doctor comes up with a better answer!!
Try thinking about this:
what is:
        10/1 = ?
        10/.5 = ?
        10/.1 = ?
        10/.01 = ?
        10/.00001 = ?
        10/.0000000000001 = ?
 
You can see that as the denominator becomes very small, the fraction
becomes very large.  As you approach 0 in the denominator, the
fraction becomes HUGE!  If the denominator was to equal 0, we might
say that the fraction was INFINITE!!  That is, it is bigger than ANY
number you can think of!  That is usually the reason I think of when I
want to put 0 in the denominator of a fraction. 
If you don't understand that, or if you want a better explanation, please
write back!
-MORTON, Doctor of sorts
 
From: Anonymous
Date: Sat, 23 Nov 1996 21:47:46
Subject: Idea on explaining something
 
I noticed that one of your math doctors was having trouble
explaining to a girl named Emma back in '94 why zero can't be the
numerator or denominator in fraction.  Well, if you're still
looking for a good way to explain it, my math teacher uses the
example  "How many times can you throw nothing into no
wastebaskets?"  And of course the answer is as many times as you
want.  It's just not a real number. 
Hope I was of some help,
Geri
 
- Dr. Rob, Why are operations of zero so strange? Why do we say 1/0 is undefined? Can't you call 1/0 infinity and -1/0 negative infinity? Why not?
1/0 is said to be undefined because division is defined in terms of multiplication. a/b = x is defined to mean that b*x = a. There is no x such that 0*x = 1, since 0*x = 0 for all x. Thus 1/0 does not exist, or is not defined, or is undefined.
- You wish to introduce a new element (or maybe two elements), infinity, which you wish to append to the real number system. That is not prohibited. After all, that is how we got from natural numbers to integers (appending negative integers and zero), and from integers to rationals (appending ratios of integers), and from rationals to reals (appending limits of convergent sequences), and from reals to complexes (appending the square root of -1). What you end up with is not the real number system, however. Furthermore, if you wish to define the four operations + - * and / for this new system, you probably want them to be the same on real numbers, and just add on the definitions of things like infinity + r and r/infinity, for any real number r.
Some of these work fine. It makes sense to define:
          infinity + r = r + infinity = infinity
    (-infinity) + r = r + (-infinity) = -infinity
                  infinity + infinity = infinity
            (-infinity) + (-infinity) = -infinity
                         infinity - r = infinity
                      (-infinity) - r = -infinity
                         r - infinity = -infinity
                      r - (-infinity) = infinity
               infinity - (-infinity) = infinity
               (-infinity) - infinity = -infinity
          infinity * r = r * infinity = infinity  for r > 0
    (-infinity) * r = r * (-infinity) = -infinity  for r > 0
          infinity * r = r * infinity = -infinity  for r < 0
    (-infinity) * r = r * (-infinity) = infinity  for r < 0
   infinity * infinity = (-infinity) * (-infinity) = infinity
   infinity * (-infinity) = (-infinity) * infinity = -infinity
                         infinity / r = infinity  for r > 0
                      (-infinity) / r = -infinity  for r > 0
                         infinity / r = -infinity  for r < 0
                      (-infinity) / r = infinity  for r < 0
                         r / infinity = 0
                      r / (-infinity) = 0
                     
Where we get into trouble is with defining the following:
               infinity + (-infinity)
            (-infinity) + infinity
               infinity - infinity
            (-infinity) - (-infinity)
                      0 * infinity
               infinity * 0
                      0 * (-infinity)
            (-infinity) * 0
               infinity / infinity
               infinity / (-infinity)
            (-infinity) / infinity
            (-infinity) / (-infinity)
               infinity / 0 = infinity
            (-infinity) / 0 = -infinity
           
These expressions are called "indeterminate forms." These can all have a large range of different values, depending on exactly where the "infinity" parts came from.
As a result, the system you construct is not closed under addition, subtraction, multiplication, or division.
- Dr. Rob
Zero Laws and L'Hopital's Rule
Date: 03/04/98 at 06:51:19
From: Sheryl
Subject: Zero Laws
 
Hi, I was just wondering - if you have 0/0 (zero divided by zero),
which law takes precedence - a) zero divided by any number is zero,
or b) any number divided by zero is undefined, or c) any number
divided by itself is one?  Thanks.

 
Date: 04/02/98 at 13:46:08
From: Doctor Sonya
Subject: Re: Zero Laws
 
Hi there, Sheryl.
 
Zero is a tricky and subtle beast - it does not comform to the usual
laws of algebra as we know them. 
 
You are right that zero divided by any number (except zero itself) is
zero. Put more mathematically:
 
     0/n = 0      for all non-zero numbers n.
 
You get into the tricky realms when you try to divide by zero itself. 
It's not true that a number divided by 0 is always undefined. It
depends on the problem. I'm going to give you an example from calculus
where the number 0/0 is defined. If you haven't had calculus yet, just
let this sit in the back of your head, and refer to it again later.
 
Say we have two functions, f(x) and g(x). If you take their quotient,
f(x)/g(x), you get another function.  Let's call this h(x).
 
You can also take limits of functions. For example, the limit of a
function f(x) as x goes to 2 is the value that the function gets
closest to as it takes on x's that approach 2. We would write this
limit as:
 
     lim{x->2} f(x)
 
This is a pretty intuitive notion. Just draw a graph of your function,
and move your pencil along it. As the x values approach 2, see where
the function goes.
 
Now for our example. Let:
 
     f(x) = 2x - 2
     g(x) = x - 1
 
and consider their quotient:
 
     h(x) = f(x)/g(x)
 
What if we want the lim{x->1} h(x)? There are theorems that say that
 
     lim{x->1} h(x) =
     lim{x->1} f(x)/g(x) =
     (lim{x->1} f(x))/(lim{x->1} g(x)) =
     0 / 0 !!!
 
So we now have:
 
     lim{x->1} h(x) = 0/0
 
But I can employ another theorem, called l'Hopital's rule, that tells
me that this limit is also equal to 2. So in this case, 0/0 = 2
(didn't I tell you it was a strange beast?)
 
Here's another bit of weirdness with 0. Let's say that 0/0 followed
that old algebraic rule that anything divided by itself is 1.  Then
you can do the following proof:
 
We're given that:
 
     0/0 = 1
 
Now multiply both sides by any number n.
 
     n * (0/0) = n * 1
 
Simplify both sides:
 
     (n*0)/0 = n
     (0/0) = n
 
Again, use the assumption that 0/0 = 1:
 
     1 = n
 
So we just proved that all other numbers n are equal to 1!  So 0/0
can't be equal to 1.
 
For more answers in our archives about dividing by zero, see the Dr.
Math FAQ:
 
  http://mathforum.org/dr.math/faq/faq.divideby0.html  
 
I hope this clears up some of your questions.  I promise, as you study
more math, zero will continue to surprise you.
 
-Doctors Sonya and Celko,  The Math Forum
Check out our web site! http://mathforum.org/dr.math/ 

 
 

Tài Liệu Tham Khảo (References)

- The Dalai Lama speaking on religion, channeling the Talmud and Heraclitus, Posted on July 28, 2010 by Ralph Metzner
- Albert Einstein on God and Buddhism, Tuệ Uyển chuyển ngữ - 24/08/2010, http://www.scribd.com/doc/12636779/Albert-Einstein-on-Buddhism
- "There are known knowns" is a phrase from a response United States Secretary of Defense Donald Rumsfeld gave to a question at a U.S. Department of Defense (DoD) news briefing on February 12, 2002 about the lack of evidence linking the government of Iraq with the supply of weapons of mass destruction to terrorist groups.
- The statement became the subject of much commentary, including a documentary by Academy Award winning director Errol Morris.  (https://en.wikipedia.org/wiki/There_are_known_knowns)
- Lê Huy Trứ, Như không mà có, mà có cũng như không
- Thơ chiến trận của Trần Nhân Tông, Hồ Tấn Nguyên Minh 
- Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam, Nguyễn Huệ Chi
 - Thiền Sư Sùng Sơn, The Whole World Is a Single Flower (Thế giới nhất hoa,) Nguyên Giác dịch
- Charles Seife, Zero: The Biography of a Dangerous Idea, NY: Viking, 2000, pp.191-209: Brian Green, The Elegant Universe: Superstrings, Hidden Dimensions, and the Quest for the Ultimate Theory, NY: Vintage Books, 1999.
- William C. Gough,Foundation for Mind-Being Research Editorial, The Mysterious Zero/Infinity, Mar 2002
- Stephen Hawking: 'Science Makes God Unnecessary,' By Nick Watt, Sept. 7, 2010
- Grand Design, Leonard Mlodinow & Stephen Hawking
- La Thiếu Bình, Thầy Bói Xem Voi
- Sự Mâu Thuẫn Trong Kinh Sách Đại Thừa, Câu hỏi của Diệu Minh
 
- Bản Lai Vô Nhất Vật, Nguyên Giác
 
- https://www.niemphat.vn/loi-phat-day-va-khoa-hoc/
 
- http://thuvienhoasen.org/p75a14890/01-tiem-luc-tinh-than-trong-con-nguoi
 
- http://cusi.free.fr/gtk/kimcang/thanhtu/p8.html
- http://www.tendingtodivinity-theshapeofmathematics.com/MathPages/ZeroInfinityAndOne.html
- http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.106.than.html,
- http://press.uchicago.edu/Misc/Chicago/493121.html
- http://thuvienhoasen.org/a25321/giac-ngo-va-giai-thoat
- http://thuvienhoasen.org/p33a21888/su-sai-lam-cua-luc-to
 
- http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.015.than.html
 
- http://thuvienhoasen.org/p15a621/2/12-chuong-i-tuong-ung-nhan-duyen )
- http://mathforum.org/library/drmath/view/58092.html
- https://www.youtube.com/watch?v=8CSNmrunCnA
 
- https://www.youtube.com/watch?v=i05L3GlaW5k
- http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,2048299,00.html
- http://www.newhealthguide.org/Pineal-Gland-Function.html
- http://www.slideshare.net/ohteikbin/the-best-religion
 
- http://inthefootstepsofthebuddha.com/your-religion-is-not-important/
 
- http://www.youtube.com/watch?v=cIxML6j1y68&feature=player_embedded
 
 
 Tle8464953 gởi