Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 




KIM CANG LUẬN



Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy: cho Ông Tu-Bồ-Đề.

"Phàm sở hữu tướng; giai thị hư vọng".
"Nhược kiến chư tướng; phi Tướng tức kiến Như-Lai; hay:

Nhược dĩ sắc kiến ngã.
Dĩ âm thanh cầu ngã.
Thị nhân hành tà đạo;
Bất năng kiến Như-lai.
 
Nghĩa là phàm ở trên đời này; dù mang hình tướng tu-sĩ; hay không phải là tu sĩ; là tướng của cư sĩ; tướng của bà-la-môn; những cái thân khoát lớp vải có tướng mạo bằng hình thức; qua cái thấy bằng cặp mắt trần đều là hư vọng, là giả tạm, không có thực; kể cả cái thân xác của chúng ta hiện có.

Nhưng thấy cái tướng có đó như Tượng; tướng; hình là do vật chất hợp nên; chứ không phải là TƯỚNG CÓ; tức là người đó thấy được Như-Lai là thường còn là không sanh diệt do câu: NHƯ bất tùng LAI; diệt vô sở khứ; cố danh Như-Lai.
 
Những lời thơ của tiền nhân nhắc nhở chúng ta biết cuộc đời là: 

"Thương hải biến vi tang điền" biển xanh biến thành ruộng dâu.
 Hay "Bức tranh vân cẩu, kiếp người tang thương".

 

Trong Kinh Viên Giác, Đức Phật có dạy:
 
Con người vì "vô minh" cho nên họ cố chấp: có hai thứ chấp:
- Chấp ngã (ego) là cái của ta; và chấp Pháp(chấp Tướng).
 
Đó là hai nguyên nhân chính gây ra phiền não và khổ đau trong cuộc đời, mà họ là kẻ chấp bỡi VÔ MINH che khuất:
 
Khi nào hiểu được một cách rõ ràng và phá trừ được hai nguyên nhân chính gây ra khổ đau, thì người ta mới nhận ra được,và sẽ tìm được an lạc hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại.
 
Thế nào là "chấp ngã"?
CHẤP NGÃ

Hầu như mọi người trên thế gian này đều cho rằng: thân xác này là thực, tâm linh này là thực. Nhưng thực tế, thân xác tứ đại này là tứ-đại: đất, nước, gió, lửa, tạo thành, khi hết duyên nó sẽ tan rã. Tại sao vậy? Bởi vì nếu ngày nào chúng ta không bồi dưỡng cho tấm thân, những chất từ đất sinh ra như cơm gạo, những chất như nước sữa, những chất như không khí, những chất tạo hơi ấm... Ðến cuối cuộc đời, thân xác này cũng phải tan rã, và cát bụi trở về với cát bụi. Có gì là thực đâu?. Riêng "tâm hồn" ở bên trong của chúng ta thay đổi liên miên, từ bé đến lớn, từ hôm qua đến hôm nay, từ giây phút trước đến giây phút hiện tại.

Tâm hồn của chúng ta, trong kinh sách gọi là "tâm thức", không mang thực tướng, đó chỉ là một dòng chuyển biến, trong từng sát na, trong từng giây phút, không bao giờ ngừng nghỉ...cho đến khi ta tỉnh ngộ qua Thiền tập lâu ngày.
 
Trong đạo Phật, chấp thân tứ đại là của mình, chấp tâm vô tướng là của mình, nên gọi là "chấp ngã". Vì vậy bản ngã mà người đời coi như là một  "linh hồn vĩnh cửu theo cái nhìn của đạo Chúa " đó chỉ là "ảo tưởng" mà thôi. Chính cái ảo tưởng này là nguyên nhân của phiền não và khổ đau trong cuộc đời.
 
Thế nào là "chấp pháp"?
CHẤP PHÁP
Con người thường cho rằng mọi việc trên đời đều tồn tại vĩnh viễn. Họ chúc tụng nhau được hạnh phúc trăm năm. Tổng Thống; Chủ Tịch muôn năm...đấu đá bất diệt. Hay họ cầu xin mãi mãi bình yên, không gặp nạn tai, không chuyện phiền toái. Tất cả chỉ là niềm mơ ước, mong muốn mà thôi, không phải là sự thực. Con người khi đạt được một địa vị nào đó trong xã hội, có được một sự nghiệp nào đó trên đời, thường nghĩ rằng, mong rằng, những thứ đó là miên viễn, là thường còn. Con người vĩnh viễn giữ được những điều mình đang có...nhưng có biết bao đổi thay do Vô-Thường xảy ra cho họ ?

Bởi vậy cho nên mới có hoàng thượng vạn tuế, tổng thống muôn năm, chủ tịch muôn đời, hội trưởng vạn niên!

Sự thực, muôn pháp trên thế gian, muôn việc trên cõi đời, từ vật chất cho đến tinh thần đều biến chuyển đổi thay, không bao giờ ngưng. Nhứt là những thứ có hình thức, tướng mạo, lớn như quả địa cầu, dãy núi, nhỏ như trái cam, hạt cải, đều trải qua bốn giai đoạn: "sinh, trụ, dị, diệt". Nghĩa là mọi vật được sinh ra bằng cách nào đó, trụ thế được một thời gian nào đó, rồi cũng đến lúc biến dị và cuối cùng là hoại diệt. Trong đạo Phật gọi đó là "vô thường". 
Ở thế gian người ta gọi đó là "sự tàn nhẫn vô tình của thời gian". Mọi pháp thế gian đều không tồn tại qua thời gian. 

Một tòa nhà cao chọc trời kiên cố, qua một cuộc khủng bố của bọn Bin Laden Osama ngày 11/09/2001 đâm máy bay vào hai cột nhà cao chót vót tại New-York chỉ trong chốc lác; giết chết hơn 3700 người. Lại nữa một hệ thống xa lộ vĩ đại khi xảy ra một trận động đất, tất cả chỉ còn là đống gạch vụn sắt. Một thị trấn sầm uất đông dân, nhà cửa đông đúc, tất cả chỉ còn là một khoảnh đất điêu tàn hổn độn, sau khi một cơn tsunami khủng khiếp đi ngang qua. Con người thấy đó rồi mất đó. Trên đời không có gì đáng để cho "con người tỉnh thức" phải hơn thua tranh chấp cả! Còn theo đuổi việc hơn thua tranh chấp, con người vẫn còn si mê, chưa thức tỉnh, cho nên không thể có cuộc sống ý nghĩa được.
 
Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:
"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng".
 
Nghĩa là phàm ở trên đời những gì có hình thức, tướng mạo, có thể nhìn thấy bằng cặp mắt thường, đều là hư vọng, là giả tạm, không tồn tại vĩnh viễn, kể cả cái thân xác của chúng ta hiện có.
Các câu tục ngữ như: 

"Bèo hợp rồi tan, trăng tròn rồi khuyết; hợp lại rồi chia ly"
"Thương hải biến vi tang điền". Biển xanh biến thành ruộng dâu xưa nay là thế.
trân trọng.

Most venerable Thích Tue Minh.