Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
KỶ NGUYÊN THỐNG TRỊ CỦA PHƯƠNG TÂY SẮP KẾT THÚC
 

Đấy là cảnh báo của cựu thủ tướng Anh Tony Blair trong buổi diễn thuyết hàng năm của Ditchley vào thứ Bảy 16/7 được báo chí Anh và quốc tế đồng loạt đưa tin.
 
Cựu thủ tướng Anh cảnh báo kỷ nguyên thống trị chính trị và kinh tế của phương Tây sắp kết thúc. Ông nói: “Sự thay đổi địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ này sẽ đến từ Trung Quốc, không phải Nga . “Chúng ta đang đi đến giai đoạn cuối của sự thống trị chính trị và kinh tế của phương Tây. Thế giới sẽ ít nhất là lưỡng cực và có thể là đa cực. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, phương đông có thể ngang hàng với phương tây”.
 
Ông Blair nói rằng Trung Quốc đã bắt kịp Mỹ trong nhiều lĩnh vực công nghệ, nhiều dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong vòng một thập kỷ và Trung Quốc dẫn đầu một số công nghệ của thế kỷ 21 như trí tuệ nhân tạo, y học tái tạo và polyme dẫn điện.
 
Tony Blair đã đưa ra lời kêu gọi tập hợp các quốc gia phương Tây cùng nhau phát triển một chiến lược chặt chẽ nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là “siêu cường thứ hai trên thế giới”.
 
Ông cũng kêu gọi các cường quốc phương Tây cần tăng chi tiêu quốc phòng để duy trì ưu thế quân sự đồng thời mở rộng “quyền lực mềm” bằng cách xây dựng quan hệ với các quốc gia đang phát triển.
 
Người ta vẫn gọi Châu Âu là lục địa già, nhưng các số liệu về tăng trưởng kinh tế trong hơn 30 năm qua cho thấy không phải chỉ Châu Âu mới già cỗi mà cả phương tây, bao gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia cũng đang già cỗi, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn nhiều lần so với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Asean.
 
Đây là số liệu về GDP của tổ chức tiền tệ thế giới IMF:
 
Nền kinh tế Trung Quốc, năm 1992 vẫn nhỏ hơn Tây Ban Nha, năm 2000 vẫn nhỏ hơn Italy, năm 2004 vẫn nhỏ hơn Pháp, 2005 vẫn nhỏ hơn Anh, năm 2006 vẫn nhỏ hơn Đức, thế nhưng đến năm 2021 nền kinh tế Trung Quốc đã lớn hơn cả khối EU cộng lại (năm 1990 EU lớn gấp 15.64 lần Trung Quốc).
 
Trong giai đoạn 31 năm từ 1990 đến 2021, tổng GDP của EU chỉ tăng có 2.75 lần (từ 6.209 tỷ USD lên 17.094 tỷ USD), của Mỹ tăng 3.86 lần (từ 5.963 tỷ USD lên 22.997 tỷ USD), của Nhật Bản tăng 1.55 lần, Canada tăng 5.04 lần, Australia tăng 3.34 lần, trong khi đó Trung Quốc tăng 43.98 lần (từ 397 tỷ USD lên 17.458 tỷ USD).
 
Tuy không tăng trưởng cao như Trung Quốc, nhưng Ấn Độ và khối ASEAN cũng tăng lên cỡ 9 lần. Việt Nam chúng ta cũng tăng 44.6 lần (từ 8.22 tỷ USD lên 366.2 tỷ USD), thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.


_________________


Hoang Nguyen gởi