Làm sao để viết một bài thơ Đường, Tứ Tuyệt
*
Lê Huy Trứ
(sưu tầm và phóng tác
từ 101 chuyện thiền Nhật Bản)
Một thi sĩ nổi tiếng của Nhật được hỏi làm thế nào để làm một bài thơ Tàu.
“Thơ Tàu thường có 4 hàng,” thi sĩ giải thích. “Hàng đầu là câu đầu tiên, SINH [THL]; hàng thứ nhì là tiếp tục của câu đầu, LÃO; hàng thứ ba bỏ chủ đề này và bắt đầu chủ đề mới, BỆNH; và hàng thứ tư liên kết ba hàng đầu với nhau, TỬ. Đó là, bốn câu thơ trong một bài tứ tuyệt gồm có Khởi, thừa, chuyển, hợp.
Một bài hát phổ thông của Nhật minh họa điều này:
Hai tiểu thơ nhà bán lụa ở Kyoto
Cô chị hai mươi em mười tám
Chiến binh giết người bằng gươm dáo
Hai cô giết người bằng đôi mắt
(Trần Đình Hoành dịch)
Da phấn, tóc thơm với má đào,
Khi nhìn, ai cũng thấy nao nao.
Thực chất chỉ toàn xương với thịt,
Giết người đau đớn chẳng cần dao.
~ Trần Nhân Tông ~
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền.
~ Trần Nhân Tông ~
Tiếng Chuông Ngân
Đường làng quen bước chân
Đâu ngại chốn xa gần
Nhà hoang nền đất trống
Chùa rộng tiếng chuông ngân
Có Không
Có không chìm nổi phận người
Từ không đến có, có rồi hoàn không
Một đời theo mãi có không
Xuôi tay còn lại chữ không bên mình
Hoa Vô Ưu
Người tìm góp lá vô minh
Phật từ ngự cội tâm linh bồ đề
Ngàn năm ghi dấu lời thề
Vô Ưu hoa nở… Phật về độ sanh
Vô Thường Hoa
Muôn sự đến rồi đi
Vô thường hoa chia ly
Cây già cây trụi lá
Nhọc lòng vương vấn chi
Rừng Thiền Trải Lối
Đường xa chân bước rộng bề
Tàn rơi cuộc thế quay về tay không
Dạo chơi cảnh vắng non bồng
Rừng thiền trải lối nhẹ lòng đến đi
Có Vậy Thôi
Nhẹ nhàng áng mây trôi
Thương ghét có vậy thôi
Đến đi lòng vô sự
Chiều tàn vui bước chơi
Hư Vinh Cuộc Thế
Xuân đi nắng hạ lại về
Bốn mùa xoay chuyển lắm bề hư vinh
Rộn ràng một kiếp nhân sinh
Tìm vui hư ảo thả tình bóng mây
Sanh Diệt Vô Hình
Sỏi đá trơ mình
Theo dòng chảy xiết
Sự đời sanh diệt
Trói buộc vô hình
Qua Sông
Qua sông một chuyến đò dài
Cùng trong sanh tử bi hài hợp tan
Dại khôn được mất ngỡ ngàng
Trần ai tỉnh mộng kê vàng qua sông
Biết
Biết người đi chẳng trở về
Mà chim Cuốc mãi gọi hè yêu thương
Biết mình qua chốn vô thường
Lòng như sương khói bên đường nhẹ tênh
Đèn Khuya
Được thua tan dòng nước
Nghiệp duyên bóng theo hình
Phòng khuya đèn thắp sáng
Soi tỏ tấm chân tình
Về Đây
Hồn lạc xứ về đây
Hoa nở sáng trời Tây
Suối trong đàn cá lội
Chim trời soải cánh bay
Cỏ Lạnh Hương Tàn
Bia mộ người không ghi tuổi tên
Rộn ràng chỉ để hóa ưu phiền
Xương cốt vùi sâu ba thước đất
Cỏ lạnh hương tàn mộng giấc yên
Bước Về Nhà
Ghi lại dòng thơ ngắn
Thắm nghiêng vạt áo tà
Hoàng hôn ngày xa vắng
Chân không bước về nhà
Nợ
Nợ người áo mặc cơm ăn
Nợ thêm ngày tháng nói năng khóc cười
Quê hương khuất nẻo gọi mời
Nợ ân tình trả cuối đời chưa xong
Gió Ngược Chiều
Vượt qua ngàn đám mây
Gió ngược chiều hướng bay
Thổi tung bờ hư ảo
Đợi trăng tàn đêm nay
Từ Âm
Một nụ cười lan tỏa
Một tiếng nói nở hoa
Từ âm Phật vang vọng
Ta Bà muôn kiếp qua
*
Thấm nghĩa vô thường: tình bớt hẹp
Nén hương lòng xin tưởng nhớ chung...
Sợi khói vấn vương chân mộ chí
Đám mạ ven cồn thấp thoáng xuân
~ Tuệ Thiền ~
Phật Tính vốn là “Tính chẳng hai”,
Thế gian nào có “đúng” hay “sai”,
Chính tâm, trung đạo, lìa sinh tử,
Kiến tính - tự lòng hiện Như Lai.
~ Diệu Giác ~
Trải qua ma khảo biết bao lần,
Thành Phật bão giông chẳng ngại ngần,
Vượt nạn phục ma thành tiên thánh,
Chẳng ma chẳng nạn chẳng thành nhân.
~ Diệu Giác ~
Thế gian ưa dối, không ưa thật.
Nhưng thật dối gì, đều bụi đất.
Muốn sang tới được bờ bên kia,
Hãy hỏi trẻ con chơi trước mặt.
~ Tuệ Trung Thượng Sĩ ~
Trí tuệ như trăng sáng giữa trời,
Bao trùm thiên hạ, chiếu muôn nơi.
Muốn tìm được nó, đừng phân biệt
Cả rừng phong hoặc lá phong rơi.
~ Kiều Phù ~
Giác Tính đủ luôn tự Tâm mình,
Xưa nay không diệt cũng không sinh,
Tịnh thanh vốn gốc không lay động,
Vạn pháp năng sinh tự Tâm Linh.
~ Diệu Giác ~
Chưa bước chân đi đã đến rồi,
Môi chưa hé mở đã nên lời.
Cho vì trăm việc đều như thế
Còn một đường lên phải biết noi.
~ Vô Môn Huệ Khai ~
Pháp môn Bất nhị xưa tới nay,
Vô niệm làm tông vốn tỏ bày,
Vô tướng làm thể không dao động,
Gốc là Vô trụ, Kiến tính ngay.
~ Diệu Giác ~
Trăm năm một giấc mộng dài
Bàng hoàng tỉnh dậy là ai hay mình?
Là mình sao chẳng giống mình
Là ai sao lại chính mình nằm đây!
~ Khuyết Danh ~
Giác tính Như Lai ở Tự tâm,
Hào quang chiếu diệu khắp xa gần,
Thân - tâm như một, thanh tịnh thể,
Ta - Phật chẳng hai, chuyển pháp luân.
~ Diệu Giác ~
Thấu rõ, Buông bỏ, Tùy duyên,
Lòng hằng niệm Phật, nhất nguyền Vãng sanh,
Sen thơm ngát, thắm một cành,
Tây phương Cực lạc viên thành Đạo Chân.
~ Diệu Giác ~
Trần gian bao nỗi thăng trầm
Lấy điều giác ngộ tu tâm tịnh thiền
Trắng đen khác một cái nhìn
Đời hư hay thực tâm mình sáng soi
~ Đăng Học ~
Bao nhiêu lầm lỡ cũng do tâm
Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm
Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm
Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong
~ Khuyết Danh ~
Tâm viên, Ý mã khổ làm sao,
Sai khiến ta đi khắp nẻo nào,
Ơn Phật phát minh Pháp mầu nhiệm,
Phục Tâm, kiềm Ý tuyệt biết bao.
~ Diệu Giác ~
“Chẳng nghĩ”- ta vẫn hiện tiền,
Bên tai lời Tổ: “Thánh Hiền vô vi”.
Tâm ý “lặng rỗng” một khi,
Trí huệ bừng mở, Từ bi dâng trào.
~ Diệu Giác ~
Mấy ai thành Phật ở tu hành
Chỉ trói cùm thêm trí óc mình
Thấu lẽ huyền vi trong ngọc sáng
Là vầng dương hiện giữa trời xanh
~ Thiền sư Bảo Giám ~
Học Đạo lòng ta thỏa nguyện cầu,
Xả buông vạn sự chấp gì đâu,
Quay về lạc trú nơi Tâm Bụt,
Tuệ giác, tình thương, hạnh phúc giầu.
~ Diệu Giác ~
Hư vô tính diệu khó vin noi
Riêng bụng hư vô hiểu được thôi
Trên núi ngọc thiêu màu vẫn nhuận
Trong lò sen nở sắc thường tươi
~ Thiền sư Ngộ Ấn ~
Vượt qua Sáu Thức quậy lăng xăng,
Gặp Thức Bảy Si níu lằng nhằng,
Bình tĩnh lặng thinh chinh phục nốt,
Nhập vào Thức Tám - giác vạn năng.
~ Diệu Giác ~
Thiền tự tính, Định tự tâm,
Lục trần chẳng nhiễm, lặng câm niệm tồi,
Đứng, đi, nghĩ, nói, nằm, ngồi,
Tịnh, vô chướng ngại - bao hồi chân tu.
~ Diệu Giác ~
Phật ở trong lòng mỗi chúng ta.
Bốn phương thân pháp chỉ bao la.
Trong veo bể Phật, đêm thu lắng.
Trời đêm đơn độc mảnh trăng tà.
~ Tuệ Trung Thượng Sĩ ~
Hàm tiếu, nụ cười thoảng trên môi,
Tâm thân hòa nhịp nhất như rồi,
Mặt trời chính niệm soi khắp nẻo,
Quán sát từ hòa mọi sự trôi.
~ Diệu Giác ~
Thiền định hai mươi năm
Gặp lại Ta - Muôn - Thuở
Vô niệm giữa vầng trăng
Mộng mị chừ tan vỡ...
~ Tuệ Thiền ~
Phải chăng còn tiếng đàn xưa vọng
Réo rắc luân hồi ở cõi sau
Mong ta hoá kiếp làm mây trắng
Bay giữa tầng cao thoát nẻo sầu
~ Lê Trọng Minh ~
Thời gian trôi mãi, chậm hay mau,
Thương - giận, hạnh phúc hay khổ đau,
Lưu chuyển đến - đi, không ngừng nghỉ,
Sống - Tu sao thật toại lòng nhau.
~ Diệu Giác ~
Tâm không hay hờn giận
Chẳng oán trách thù ai
Lòng khoan dung rộng rãi
Ấy là cảnh bồng lai
~ Khuyết Danh ~
Phật ở nơi tâm,
Nhọc chi kiếm tầm
Bởi mê muội ngược xuôi tìm Phật
Cõi trần gian nguồn giác mênh mông
~ Khuyết Danh ~
Cỏ dại ven đường
Hồn nhiên điểm nụ
Giữa chút tầm thường
Bao la hội tụ
~ Tuệ Thiền ~
Bát nhã hằng soi Tự Tâm mình,
Thảnh thơi, Tỉnh thức nhập Tính linh,
Thường nơi Giác tính muôn dụng khởi,
Công đức viên thành - Tâm diệu minh.
~ Diệu Giác ~
Thanh thản ngồi yên chính giữa nhà,
Nhìn Côn Luân khói gợn xa xa.
Lúc mệt, thảnh thơi, tâm tự tắt,
Không thiền, không Phật, chỉ mình ta.
~ Tuệ Trung Thượng Sĩ ~
Tâm thông hết thảy đều thông,
Tâm mê có mắt mà không thấy đàng,
Phật trao ta Ánh đạo vàng,
Tự mình khám phá Thiên đàng Tự tâm.
~ Diệu Giác ~
Thu về không báo nhạn cùng bay.
Cớ sao quyến luyến cõi đời này?
Môn đệ đừng buồn ta sắp mất,
Thầy xưa chết để hóa thầy nay.
~ Từ Lộ ~
Ta không biết đâu suối nguồn an lạc
Sáng sáng ra vườn bón đậu trồng dưa
Ta không biết đâu bến bờ hạnh phúc
Đúng ngọ về chùa cất cuốc ăn trưa
~ Viên Minh ~
Chiều lên chùa núi trầm tư
Chim chao biếc lá hát ru cuộc đời
Sáng về thăm rẫy bên đồi
Thấy nghe vô niệm, ngộ lời Tâm Kinh
~ Tuệ Thiền ~
Vạn vật không mà có,
Có mà lại như không.
Khi hiểu được điều đó,
Người và Phật tương đồng.
~ Lâm Khu ~
Chẳng qua bã gạo ủ lên men,
Mà biến người ngay thành kẻ hèn.
Nhà tan nước mất đều do rượu,
Phá cả tôn nghiêm chốn cửa thiền.
~ Trần Nhân Tông ~
Cuộc đời như một giấc mơ
Tỉnh ra mái tóc bạc phơ trên đầu
Tuyệt mù xanh thẳm ngàn dâu
Gió tung cát bụi tìm đâu lối về
~ Khuyết Danh ~
Có, từ hạt bụi nhỏ.
Không, cái gì cũng không.
Như hình trăng dưới nước,
Có, mà thực tình không.
~ Từ Lộ ~
Tâm tịnh, Cực lạc hiện bày,
Đưa mình về lại phút này với Ta,
Tính Giác là Phật Di Đà,
Bóng trăng tỏ hiện đáy hồ lặng trong.
~ Diệu Giác ~
Lên chùa đàm đạo cùng sư cụ
Về phố nhâm nhi chén rượu nồng
Bạn ép uống nhiều, ta chẳng uống
Sợ rồi chuếnh choáng một ngày xuân
~ Tuệ Thiền ~
Thu tàn rồi lại đông sang
Bước chân lữ khách dặm ngàn tha hương
Phút giây chợt thấu vô thường
Cúi đầu sụp lạy dặm trường đã qua.
~ Tâm Bửu ~
Đất Tâm rộng mở, cõi nhân gian,
Muôn màu hoa nở, nước bình an.
Xin dâng lên Phật hoa trăm đóa,
Gió ác nghìn thu chẳng héo tàn.
~ Trần Nhân Tông ~
Hành xả công năng thật nhiệm mầu,
Chịu đòn mạ lỵ có sao đâu,
Ung dung chính pháp sâu tâm khảm,
Tỏa ngát hương sen ao bùn nâu.
~ Diệu Giác ~
Xưa nay không xứ sở
Xứ sở ấy chân tông
Chân tông hư ảo thế
Có ảo tức không không
~ Thiền sư Định Hương ~
Vừa tới cửa ngoài nghe tiếng hét,
Tỉnh giấc hôn trầm lũ cháu con,
Một tiếng sấm Xuân vừa chấn động,
Khắp nơi cây cối nẩy mầm non.
~ Trần Thái Tông ~
Cái tâm không tướng, chẳng hình hài.
Thấy nó mắt thường dễ mấy ai?
Muốn biết cái tâm cho thật rõ,
Từ chiều cứ ngủ đến canh hai.
~ Tuệ Trung Thượng Sĩ ~
Tịnh Độ cùng Thiền quyện hòa nhau,
Pháp môn mầu nhiệm diệt khổ đau,
Song tu đạt quả Phúc và Huệ,
Viên mãn cuộc đời nay và sau.
~ Diệu Giác ~
Thân như tường vách đã lung lay
Lật đật người đời những xót thay
Nếu được lòng không không tướng sắc
Sắc Không ẩn hiện mặc vần xoay
~ Thiền sư Viên Chiếu ~
Một chút giận hai chút tham
Lận đận cả đời ri cũng khổ
Trăm điều lành, ngàn điều nhịn
Thong dong tất dạ rứa mà vui
~ HT Thiện Siêu ~
Thân ta là dải đất bằng
Tâm ta là nước sông Hằng mênh mông
Tình ta là đóa hoa hồng
Ý ta là cả cánh đồng tâm linh
~ Huyền Không ~
Siêng năng tưới Pháp khắp vườn tâm,
Thiền khéo hạt Linh sẽ nảy mầm,
Tinh tấn, công phu chăm cây lớn,
Bồ Đề Chính Quả ắt đầy mâm.
~ Diệu Giác ~
Giới giữ cho thân sạch lỗi lầm
Cho tâm như ngọc dồi tâm
Cho hoa trí tuệ tươi ngàn kiếp
Cho quả từ bi đẹp bội phần
~ Khuyết Danh ~
Định Tâm, Huệ Nhãn mở dần ra,
Chiếu phá lầm mê cõi Ta bà,
Kiến Tính Minh Tâm, hai mà một,
Đạo mầu thành Phật tại lòng ta.
~ Diệu Giác ~
Đất, nước, lửa, gió, thức
Vốn dĩ đều là không.
Khác mây tan và hợp,
Lòng Phật sáng vô song.
~ Âu Đạo Huệ ~
Hít vào tâm tỉnh lặng
Thở ra miệng mỉm cười
An trú trong hiện tại
Giờ phút đẹp tuyệt vời...
~ Thích Nhất Hạnh ~
Thành quả tròn đầy - công tu dưỡng,
Thơm ngon ngọt bổ - vị chẳng lường,
Người hiền tạo phúc - ngàn người hưởng,
Cây quý nở hoa vạn lây hương.
~ Diệu Giác ~
Cái đã đi không đi.
Chưa đi cũng không đi.
Ngoài cái đã và chưa,
Đang đi cũng chẳng đi.
~ Long Thọ Bồ Tát ~
Bận lòng chi nắm bắt
Trăm năm nữa còn không
Xin về làm mây trắng
Nhẹ nhàng trôi thong dong.
~ Minh Niệm ~
Phật pháp tựa như bè vượt sông,
Giúp ta đoạn dứt bụi trần hồng,
Sông Mê, biển Khổ dần vượt hết,
Đến bến rời bè lại về Không.
~ Diệu Giác ~
Ta về gặp lại chân như
Nghe bao lá rụng đôi bờ tử sinh
Chân như hoá hiện nguyên hình
Đưa tay nhặt lấy vô tình vỡ tan
~ Tâm Bửu ~
Tịnh tâm chẳng khởi những độc tà,
"Phiền não chướng" phàm, lấy đâu ra?
"Nghiệp chướng" không gieo, sao lo tội?
Ung dung, "Báo chướng" khỏi can qua.
~ Diệu Giác ~
Ngàn năm sinh tử mộng
Tan trong một ngụm trà
Mênh mông pháp giới rộng
Nở tròn một cánh hoa
~ Khuyết Danh ~
Tuyết bay tuyết nở nụ cười
Trong hoa có tuyết trong người có hoa
Tuyết mênh mông, tuyết bao la
Tuyết, người, hoa, mộng chỉ là tuyết bay
~ Khuyết Danh ~
Nào ai dám chắc mình còn có ngày mai
Dù bạn còn xuân hay mái đầu đã bạc
Và hôm nay có thể là cơ hội lần cuối
Để bạn mở lòng với những người yêu thương
~ Khuyết Danh ~
Thân là cây Bồ đề,
Tâm như đài gương sáng,
Thời thời siêng lau chùi,
Ðừng để dính bụi bặm
~ Thần Tú ~
Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng chẳng đài,
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính bụi bặm.
~ Huệ Năng ~
Sống sao lòng thật thảnh thơi,
Xem đời như cuộc dạo chơi sơn hà,
Năm Châu ấm một mái nhà,
Tình thương hiểu biết là quà Phật ban.
~ Diệu Giác ~
Chừng như thực thực hư hư
Chừng như gió lặng chừng như trăng ngừng
Nghìn xưa trăng chỉ một vầng
Nghìn sau trăng gió cũng chừng ấy thôi
~ Khuyết Danh ~
Tiếng chuông thấm đượm tình nương rẫy
Cứu vớt hồn ta giữa chợ đời...
Phố chật lao xao lời với lỗ
Mai về quê cũ uống trà chơi
~ Tuệ Thiền ~
Dù xuống biển dẫu lên ngàn,
An nhiên tự tại... lạc quan tu Thiền,
Chính niệm tuệ giác kết liền
Từ bi hỷ xả... mãn viên giữa trần.
~ Diệu Giác ~
Vạn pháp thế gian thảy tùy duyên,
Tử sinh thành hoại lẽ tự nhiên,
U mê, chấp trước gây phiền não,
Buông chấp bỏ mê đặng thành Tiên.
~ Diệu Giác ~
Ngày qua ngày lặng lẻ
Trăm năm cũng vô vi
Những cõi đời huyền hoặc
Đến để rồi ra đi
~ Khuyết Danh ~
Bụt đâu tu sống bởi riêng mình
Muôn niệm, dụng tâm vị chúng sinh,
Từ bi, Trí huệ - khai Kiến Tính,
Thanh tịnh, Vị tha - đắc Tâm Minh.
~ Diệu Giác ~
Tâm không - diệu dụng
Bất lập nhị nguyên
Duyên lành toả khắp
Rong chơi cõi Thiền.
~ Tuệ Thiền ~
Tướng, Danh, Phân biệt - ấy hướng mê,
Chính trí, Như như - thuận lối về,
Lạc nẻo Đắm mê - vòng Sinh tử,
Ngộ đường Tỉnh giác - thẳng về Quê.
~ Diệu Giác ~
Nụ cười hơi thở trên môi
Mắt thương nhìn thấu cuộc đời trắng đen
Ta ngồi gom hết não phiền
Đốt thành tro bụi thả miền hư không.
~ Tâm Bửu ~
Tới thì biết tới
Qua rồi cho qua
An với chỗ mình ở
Vui với việc mình làm
~ Khuyết Danh ~
Chọn được đất lành ở thảnh thơi,
Lòng quê vui sướng trọn ngày thôi!
Có khi lên thẳng đầu non thẳm,
Cười lớn âm vang lạnh cả trời!
~ Không Lộ ~
Cỏ dại ven đường
Hồn nhiên điểm nụ
Giữa chút tầm thường
Bao la hội tụ
~ Tuệ Thiền ~
Hư vô, điệu thể vẫn khoe bày
Khắp cõi sa hà, gió dịu bay
Vui nhất vô vi, ai cũng hiểu
Vô vi, nhà ở chính nơi này.
~ Chân Không ~
Cõi tâm lộ ánh trăng thiền
Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời
Vô ngôn sáng giữa muôn lời
Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không
~ Tuệ Thiền ~
Thân thương chiếc áo màu lam
Mặc vào người thấy tánh tham tan dần
An nhiên đang đến thật gần
Tham si sân hận lần lần ra đi.
~ Khuyết Danh ~
Lửa tham ghê lắm ai ơi!
Hận sân cũng vậy, đốt người, đốt ta!
Lưới nào bằng lưới si mê,
Sông nào sánh được ái hà sông sâu?
~ Kinh Pháp Cú ~
Có thì muôn sự có
Không thì tất cả không
Có không trăng đáy nước
Đừng mắc có không không
~ Thích Thanh Từ ~
Vâng lời thầy con đi quét lá,
Lá vàng rơi lả tả khắp nơi.
Lá khô rơi như kiếp một con người,
Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...
~ Khuyết danh ~
Chợt nghe xác cỏ thầm thì
Bụi tâm chưa sạch quét chi bụi trần?
Giật mình…nhìn lại giả thân
Cười…ta còn vướng mấy vần thơ say
~ Song Nguyên ~
Một sớm Xuân tàn hoa rụng hết
Chỉ còn trơ lại một cành không
Ai bảo Xuân đi là Xuân chết
Một đóa vô ưu trổ trong lòng
~ Tâm Uyên ~
Bỗng một hôm ta mất trớn lỡ đà
Gánh nước đổ, đôi vầng trăng tan vỡ
Trăng biến mất nhưng lòng ta giác ngộ
Khi nhận ra tòan ảo ảnh trên đời
~ Ngọc Tú ~
Ngày vắng vang reo chuông Bát Nhã
Đêm thanh dóng dõi kệ Di Đà
Há đạo đâu xa mà nhọc kiếm
Bồ đề kết quả ở lòng ta.
~ Đào Duy Từ ~
Quét hết vô minh của kiếp người,
Nhặt gom sân hận bụi trần rơi,
Đem về rửa sạch trên sông mộng,
Tô điểm tâm an, tặng lại đời...
~ Hoa Mai ~
Trăng và nước giao duyên từ vô thỉ
Đừng xẻ dòng sóng dội mảnh trăng tan
Hãy giữ lấy làn nước êm dòng nước
Và thảnh thởi như gió núi mây ngàn.
~ Hư Huyễn ~
Khi cần ngậm miệng chớ nói năng
Lúc phải buông tay thôi đừng nắm
Tay biết buông ra miệng biết ngậm
Cuộc đời yên ổn đến trăm năm.
~ Thích Minh Nhật ~
Trăm điều xả vạn điều buông
Thong dong tấc dạ rứa mà vui
Một chút giận hai chút hờn
Lận đận cả đời ri cũng khổ.
~ Thiện Siêu ~
Phong cầm ngân nhẹ đầu non
Chim muôn vẫn hót mãi còn sắc không
Thập phương như ở trong lòng
Gió lay khóm trúc thong dong mây chiều.
~ Phe Bach ~
Chàng rằng :"Phổ ấy tay nào,
Xưa sao sầu thảm nay sao vui vầy?
Tẻ vui bởi tại lòng này,
Hay là khổ tận đến ngày cam lai"?
~ Nguyễn Du ~
Bạch Thế Tôn đây lời khấn nguyện
Xin đập tan đê tiện trong con
Khi vui chẳng muốn vui hơn
Khi buồn đủ sức cho buồn trôi qua.
~ Khuyết Danh ~
Mắt sâu hút bóng thiên đàng
Một khung trời nhỏ, lá vàng chợt bay
Người ngồi giữa cuộc đổi thay
Nghe sông núi cạn phút giây vô thường
~ Khuyết Danh ~
Nhẹ chân quét sạch bụi đường làng
Từng cánh hoa thơm... điểm nhụy vàng...
Ngỡ bóng trăng ngà phơi suối ngọc
Nào ngờ...! đường ngập chữ bình an...
~ Hoa Mai ~
U tịch núi rừng vọng tiếng ngân
Cho lòng lữ khách thoáng bâng khuâng
Dừng chân rũ áo phong sương cũ
Buông danh bỏ lợi thế xuất trần
~ Khải Chánh ~
Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Ví như bóng nguyệt dòng sông
Thế nên mới biết có không là gì.
~ Từ Đạo Hạnh ~
Trên ngàn đỉnh núi một căn nhà
Một nửa cho mây, một nửa ta
Đêm rồi gió thổi mây đi mất
Tính lại sao nhàn bằng lão gia
~ Khuyết Danh ~
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.
~ Nguyễn Du ~
Trăm năm trước thì ta chưa có
Trăm năm sau có cũng như không
Cuộc đời sắc sắc không không
Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
~ Phạm Biểu Tâm ~
Ta vẫn như dòng sông.
Thênh thang về biển rộng.
Bận lòng chi được mất.
Đến, để rồi ra đi.
~ Vô Thường ~
An nhiên tự tại áng mây bay
Như khói như sương cõi sắc này
Như giọt hư vô thành kinh kệ
An tâm nhẹ gót nến vàng lay.
~ Phe Bach ~
Tâm không – diệu dụng
Bất lập nhị nguyên
Duyên lành toả khắp
Rong chơi cõi Thiền
~ Tuệ Thiền ~
Phải chăng còn tiếng đàn xưa vọng
Réo rắc luân hồi ở cõi sau
Mong ta hoá kiếp làm mây trắng
Bay giữa tầng cao thoát nẻo sầu
~ Lê Trọng Minh ~
Thu về, trăng sáng tựa lưu ly,
Lữ khách dừng chân, bước vội chi...!!!
Đây chén trà thơm mùi tỉnh thức,
Kính mời tri kỷ cạn vài ly...
~ Hoa Mai ~
Đã biết cảnh hồng trần trôi nổi,
Một ngày nào cát bụi buông xuôi,
Vô thương muôn sự rỗ rồi;
Hoa sen chín phẩm là nơi an bình.
~ Vạn Hải ~
Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến, người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang
~ Nguyễn Bảo Sinh ~
Trường Giang đi mãi khôn cùng
Bao giờ cho đến đế cung hỡi người
Gió lành thổi khắp muôn nơi
Mái chèo hãy gác ngồi chơi tự tình
~ Phạm Đình Nhân ~
Nếu không có khổ đau
Biết đâu là hạnh phúc
Nhờ mộng mị hôm nào
Ta tìm về tỉnh thức
~ Minh Niệm ~
Đâu phải vào cõi thiền là tâm đã tịnh
Khi trong lòng còn vướng bụi trần ai.
Cả Đức Phật vẫn hiển hiện buồn vui trên nét ngọc
Cõi phàm trần đâu dễ bảo rằng không!
~ Từ Dạ Linh ~
Gặp thời truyền đạo độ quần sinh
Chẳng ngại phương xa, tự vươn mình
Năm trước có người lòng tương tự
Ngày ngày hương khói tối đèn linh
~ Phạm Đình Nhân ~
Tìm Xuân, chẳng thấy bóng xuân sang,
Giày rơm giẫm nát đỉnh mây ngàn.
Trở về chợt ngửi hương mai ngát,
Xuân ở đầu cành đã chứa chan.
~ Mai Hoa Ni ~
Chánh đạo sá gì trò phong thủy
Chân tâm chẳng sợ sấm hung thần
Phải, trái, tiền đường xây tháp Phật
Vườn bên, nhà hậu cúng am linh
~ Tuệ Quang ~
Thân như sấm chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thu héo hon
Nhìn cuộc thịnh suy, đừng sợ hãi
Thịnh suy ngọn cỏ giọt sương hồng
~ Sư Vạn Hạnh ~
Tle8464953 gởi