Lê Duẩn nói với Giáo sư Nghiêm Thẩm
Đời tư
Có 3 vị phụ nữ đã chính thức đi qua cuộc đời Gs. Nghiêm Thẩm: Hồi còn học bên Pháp, ông sống chung với bà Gerda Meta Nielsen, một nghệ sĩ phong cầm người Đan Mạch. Ông bà có với nhau 1 con gái tên là Đan Tuyết Thẩm Nghiêm, sanh năm 1956, tên đầy đủ là Ester Bondo Đan Tuyết Thẩm Nghiêm.
Đi du học về, ông thành hôn với Bà Ds. Đỗ Thị Thuần Bích. Bà là giáo sư dậy tại trường đại học Dược khoa Sài Gòn. Gs.Thuần Bích sinh 2 con trai, Nghiêm Thẩm Đan Nghị và Nghiêm Thẩm Đan Đại. Năm 1977, Bà Thuần Bích đưa 2 con đi vượt biên và định cư tại Hoa Kì. Bà đã qua đời tại Sacramento, CA., vào năm 2010.
Sau khi Bà Ds. Thuần Bích đi vượt biên được một thời gian, Gs. Nghiêm Thẩm sống chung với Bà Ngô Thị Dung. Bà Ngô Thị Dung giảng dậy tiếng Nhật tại Đại học Tổng hợp Thành phố HCM (Đh. Văn khoa cũ) sau ngày 30.4.1975.
Phong cách
Gs. Nghiêm Thẩm là một trí thức thứ thiệt, có cuộc sống giản dị, thanh bạch. Phong thái ông an nhiên, tự tại; nét mặt thường tươi vui, hiền lành. Ông cười bằng miệng và cả bằng mắt. Chiếc tẩu hút thuốc “pipe” coi như là vật tùy thân của ông. Gs. Đỗ Khánh Hoan, Trưởng Ban Anh văn Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 30.4.1975, đồng nghiệp lâu năm của Gs. Nghiêm Thẩm, nhận xét về Gs. Nghiêm thẩm như sau: “Theo chỗ tôi biết Gs. Thẩm hiền lành, không gây thù chuốc oán với ai, không ganh đua kèn cựa với ai, coi mọi thứ như 'nơ pa.'” (Email của Gs. Đỗ Khánh Hoan ngày 02.02.2013).
Mức lương một giáo sư Đại học ở miền Nam thời ấy đâu đến nỗi nào, song suốt bao năm, ông rong ruổi khắp mọi con đường Sài Gòn chỉ với một cái xe đạp, đàng sau ràng chiếc cặp samsonite đựng tài liệu giảng dậy. Bọn đạo chích đã từng chiếu cố chiếc samsonnite này của ông nhiều lần! Những thứ đó làm nên dáng dấp và phong cách độc đáo rất dễ mến của Gs. Nghiêm Thẩm.
Có lẽ của cải vật chất qúy giá nhất của ông là căn nhà do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cấp cho. Gia đình ông đã sống tại đây trên 20 năm và cũng chính tại nơi đây, ông đã bị thảm sát.
Cuộc sống Gs. Nghiêm Thẩm tuy thanh bạch về của cải vật chất, song trong căn nhà ông, chất chứa cả một kho tàng văn hóa vô giá. Thật vậy, chỉ cần phát mại một pho tượng đồng đen hay một chiếc búa khảo cổ không thôi, ông đã có thể kiếm được một món tiền khá lớn, đấy là chưa kể đến tủ sách hiếm qúy của ông. Còn nhớ, khi được Gs. Nghiêm Thẩm nhận đỡ đầu tiểu luận, ông đã đưa tôi lên lầu thăm kệ sách của ông kê chung quanh phòng ngủ. Ông hãnh diện bảo tủ sách của ông có những cuốn hiện ở cả miền Nam không đâu có. Liên tục trong nhiều năm, giáo sư đã chi tiêu một khoản tiền khá lớn để thuê người đóng bìa cứng cho những cuốn sách hiếm qúy mà ông sưu tầm được. Đương nhiên những cuốn sách này là vô giá trong thị trường văn hóa, chữ nghĩa.
Cái chết anh hùng của một nhà giáo, một nhà khoa học chân chính
Gs. Đỗ Khánh Hoan cho biết: Gs. Nghiêm Thẩm chỉ miệt mài nghiên cứu và giảng dậy, không bao giờ dính dáng chuyện chính trị (qua cuộc tiếp xúc điện thoại với Gs. Đỗ Khánh Hoan ngày 08 và 09, 01. 2013) .
Ai cũng nghĩ, sau 30.4.1975, một người luôn luôn xa tránh chính trị như Gs. Nghiêm Thẩm, sẽ được sống an thân dưới chế độ mới. Đáng tiếc, điều đó đã sai. Bởi vì, dưới chế độ Cộng Sản, tất cả đều phải phục vụ chính trị, đều phải phục vụ tuyên truyền. Chống chế độ, đương nhiên sẽ bị chế độ bóp nát. Không chống chế độ, nhưng không chịu làm tay sai cho chế độ, cũng bị chế độ nghiền nát.
Đó là trường hợp Gs. Nghiêm Thẩm.
Hồi tưởng, khoảng gần cuối tháng 4 năm 1975, vì có việc phải vào gặp Ông Chấn tại Văn phòng Đại học Văn khoa Sài Gòn; khi đi ra ngang cửa Câu lạc bộ Văn khoa, tôi gặp Gs. Nghiêm Thẩm. Ông vẫn xách chiếc samsonite như mọi khi, nhưng khuôn mặt ra chiều rất đăm chiêu. Tôi chào ông và hỏi ông tình hình rồi sẽ ra sao. Giáo sư bảo: “Hết rồi. Sài Gòn sẽ như Nam Vang” (Nam Vang thất thủ ngày 17. 4. 1975). Ông còn nói như tiên tri: “Đại sứ Mĩ Martin (Graham Martin) sẽ cuốn cờ, leo lên máy bay trực thăng mà đào thoát y như Đại sứ Mĩ Dean (John Gunther Dean) ở Nam Vang”. Tôi hỏi tiếp: “Thầy có đi không”. Ông buồn buồn bảo: “Tôi không đi. Tôi già rồi, đi làm gì”. Đó là lần cuối cùng tôi gặp Gs. Nghiêm Thẩm.
Năm 1988, đi tù cải tạo về, nghe tin Gs. Nghiêm Thẩm đã bị sát hại, tôi rủ anh Nguyễn Văn V. tới thăm Gs. Toan Ánh và cũng để hỏi về cái chết của Gs. Nghiêm Thẩm. (Anh NVV. là giáo sư Trung học, cũng đi tù cải tạo về vì tội chống đối nhà trường XHCN).
Theo lời Gs. Toan Ánh kể cho hai chúng tôi thì Gs. Nghiêm Thẩm vẫn thường hay lên nhà ông chơi. Rồi, một sáng, Gs. Nghiêm Thẩm từ nhà Gs. Toan Ánh đạp xe về nhà, khi bước lên lưng chừng cầu thang, Gs. Nghiêm Thẩm đã bị một tên hung thủ dùng cái búa khảo cổ của ông đập vào đầu ông tới chết. Một điều đáng ngạc nhiên là, không biết căn cứ vào đâu, Gs. Toan Ánh nghi ngờ nguyên do vụ án mạng là vì tình.
Khi sang tới Hoa Kì, tình cờ tôi được đọc cuốn “Rồng Xanh Ngục Đỏ” (Hội Hữu xuất bản tại Hoa Kì năm 1986) của Lm. Vũ Đình Trác, trong đó có nói về cái chết của Gs. Nghiêm Thẩm.
Lm. Vũ Đình Trác và Gs. Nghiêm Thẩm quen nhau và trở thành đôi bạn thân từ năm 1978 khi hai vị, như hầu hết các giáo sư Đại học còn ở lại, đã gia nhập vào các nhóm nghiên cứu văn hóa thành lập sau 30.4.1975. Vì say mê khảo cổ, cho nên khi nghe Lm. Vũ Đình Trác nói ông có Cuốn Bách Việt Tiên Hiền Chí, trích ra từ Đại Bộ Dã Sử Trung Hoa Lĩnh Nam Di Thư, ngay lập tức, Gs. Nghiêm Thẩm tìm tới làm quen với Lm. Vũ Đình Trác. Rồi từ chỗ trao đổi sách cổ và tài liệu cổ, hai vị trở thành đôi bạn tri kỉ, tâm giao.
Lần đầu tới thăm Gs. Nghiêm Thẩm, Lm. Vũ Đình Trác ngạc nhiên được biết thêm Gs. Nghiêm Thẩm đang sống chung với bà Ngô Thị Dung. Sau 30.4.1975, bà Ngô Thị Dung dậy Nhật ngữ tại Đại học (Văn khoa cũ). Lm. Vũ Đình Trác quen biết Bà Ngô Thị Dung hồi cả hai còn học bên Nhật. Gs. Nghiêm Thẩm nói ông và bà Ngô Thị Dung đã làm hôn thú để làm đơn xin đi đoàn tụ với ba má bà đang sống ở Canada.
Trong thời đại “đồ đểu cáng” sau 30.4.1975, dưới những con mắt tham lam và tàn ác của những ông kẹ văn hóa, việc sở hữu những đồ cổ và sách cổ qúy giá cũng trở thành một mối lo hại thân cho các khổ chủ .
Cho nên Gs. Nghiêm Thẩm phải dặn dò Lm. Vũ Đình Trác: “Linh mục phải giữ bí mật những tài liệu cổ này, kẻo tụi nó đánh hơi được thì phiền to; chiếc búa khảo cổ của tôi, tụi nó cũng đã biết rồi, mà cứ nay đứa này, mai đứa khác đến hỏi thăm và đòi xem” (Sđd. Trang 253).
Còn Bà Ngô Thị Dung thì thổ lộ: “Anh Thẩm là một nhà khoa học thuần túy, nên anh thiếu sự đưa đẩy uyển chuyển, khi giao tiếp với công an cán bộ”. Bà cũng nói thật “ Anh Thẩm qúy cha lắm, mới tiết lộ những bí mật của anh như thế” (Sđd. Trang 253).
Thêm vào đó, sau khi chiếm trọn miền Nam, với khí thế thắng lợi ngút trời, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ bộc lộ tham vọng muốn làm bá chủ toàn vùng Đông Nam Á. Trên thực tế, vào thời điểm đó, CSVN đã chiếm đóng Lào, rồi Kampuchea, và đang chuẩn bị “giải phóng” Thái Lan. Để thực hiện âm mưu, họ tích cực chuẩn bị mọi mặt. Trong kế hoạch chuẩn bị, họ toan tính lợi dụng chất xám của trí thức để đánh mặt trận tâm lí, khơi dậy ý chí quật cường và lòng kiêu hãnh dân tộc. Đây là điểm khởi đầu cho tai họa sắp đổ ập xuống cuộc đời của một trí thức thứ thiệt như Gs. Nghiêm Thẩm.
Đúng như vậy. Gs. Nghiêm Thẩm đã tâm sự với Lm. Vũ Đình Trác chuyện Tổng Bí thư đảng CSVN Lê Duẩn, với sự tháp tùng của Nguyễn Tuân, đã vào Nam và cho mời Gs. Nghiêm Thẩm tới khách sạn Majestic mà đãi đằng, khen ngợi, rồi “đưa đơn đặt hàng” cho ông.
Cuối bữa tiệc thịnh soạn, Lê Duẩn nói với Gs. Nghiêm Thẩm: “Anh Nghiêm Thẩm, chắc anh biết: cả thế giới đang coi Việt Nam mình như “đỉnh cao trí tuệ loài người” mà anh cũng được vinh dự ấy. Việt Nam chúng ta phải làm chủ miền Đông-Nam-Á này. Mọi yếu tố làm chủ hầu như đã đầy đủ, chỉ còn thiếu một điều…
Từ trước tới nay, mấy thằng chép sử “nhãi ranh’ vẫn cho rằng: nguồn gốc các sắc tộc miền Đông-Nam Á-Châu này là Mã Lai hay Indonesien. Đại Nga-xô mới tìm được ít dấu vết chứng tỏ rằng Việt Nam chúng mình mới là thủy tổ. Chúng ta đang làm lại lịch sử Đông-Nam Á-Châu. Khoa nhân chủng học và khảo cổ của ta lúc này đang phát đạt vô biên, nên anh phải nắm lấy cơ hội này, với uy tín sẵn có của anh, anh phải viết một bài lớn, thẩm định lại: Dân Việt Nam là thủy tổ các dân tộc Đông-Nam Á-Châu. Như thế mới đúng ý nghĩa của “Đỉnh cao trí tuệ loài người” và mới xứng đáng tài năng hiếm có của anh”.
Tôi im lặng một phút…trả lời hắn: “Uy tín của tôi lúc này là nói đúng và nói thật. Theo các tài liệu khoa học hiển nhiên, nhất là khoa khảo cổ học và nhân chủng học quá rõ ràng, tôi không thể viết thế khác được. Viết như đồng chí nói là phản khoa học”.
Hắn mỉm cười, bảo tôi: “Anh nói thế tức là còn đang ở trong vòng gò bó của sách vở, của óc đế quốc, của hủ lậu, chứ không theo sử quan một tí nào cả”.
Tôi cảm thấy tức đầy ruột…nên tôi hơi bạo lời: “Nếu tôi viết như thế, thì các nhà khảo cổ và nhân chủng học trên thế giới sẽ cho tôi và cả chế độ tôi phục vụ là con chó chết. Tôi không bao giờ làm chuyện sa đọa ấy”.
Lê Duẩn vẫn không lộ vẻ tức giận. Hắn hỏi tôi vắn tắt: “Anh nhất định không làm chuyện đó?”.
Tôi bỗng tìm được một danh từ xưng hô, trả lời hắn: “Tôi không thể đáp ứng yêu cầu của đàn anh trong việc này”.
Lê Duẩn ném cho tôi một cái nhìn có vẻ dữ tợn với câu nói cộc lốc: “Anh nhất định thế…Mong anh đổi ý”.
Tôi cũng nhìn thẳng vào mặt hắn, trả lời cương quyết: “Tôi không bao giờ đổi ý”.
Hắn đi ra, không nói thêm nửa lời.
Tôi coi đó như một biến cố đổ vỡ trong đời tôi, dưới chế độ khốn nạn này. Nhưng tôi thà tan vỡ cả tấm thân với cả chế độ này, còn hơn đổ vỡ cho đất nước tôi, cho chí hướng và danh dự học thức của tôi” (Sđd. Trang 254, 255,256).
Sau lần gặp Lê Duẩn, Gs. Nghỉêm Thẩm sống thấp thỏm, lo âu, chờ đợi một điều gì đó không hay xẩy ra cho ông. Nhưng rất bất ngờ, giáo sư lại được mời đi họp một lần nữa. Người mời lần này là Bộ trưởng Thông tin Văn hóa CSVN Nguyễn Văn Hiếu. Tháp tùng Bộ trưởng Thông tin Văn hóa còn có Gs. Phạm Huy Thông, Viện trưởng Viện Khảo cổ Hà Nội và mấy viên bộ trưởng khác. Nơi hội họp là khách sạn Hữu Nghị. Thời gian họp kéo dài ba bốn ngày. Đưa rước bằng xe Mercedes. Ăn uống sang trọng. Mục đích được cho biết là chuẩn bị tham dự Đại hội khảo cổ sắp diễn ra ở Moscow. Họ yêu cầu Gs. Nghiêm Thẩm đóng góp tài liệu và kiến thức; họ nói úp mở có thể sẽ mời giáo sư tham gia phái đoàn.
Đáp lại, Gs. Nghiêm Thẩm dứt khoát không chấp nhận đưa ra quan điểm nào khác, ngoài sự tôn trọng tính khách quan của những tài liệu khảo cổ và giáo sư cũng ngỏ ý xin được miễn tháp tùng phái đoàn đi Moscow, viện cớ “tôi có nhiều ý kiến đối nghịch, sẽ bất lợi cho Đại hội” (Sđd. Trang 256).
Trước thái độ cương quyết của Gs. Nghiêm Thẩm, viên bộ trưởng nói: “Cái đó tùy anh” và “Anh chưa đủ thành thực”.
Gs. Nghiêm Thẩm nói với Lm. Vũ Đình Trác: “Tôi nghe câu đó như một bản án kết tội; từ đó, tôi bắt đầu chán sống. Bà NTD (Ngô Thị Dung) bảo tôi: thái độ như vậy không hay. Coi chừng tụi nó cho mình là phản chế độ, là bất hợp tác. Anh nên mềm dẻo với tụi nó thì hơn” (Sđd. Trang 257).
Chuyện Gs. Nghiêm Thẩm bị bọn Cộng sản làm phiền cũng được Gs. Đỗ Khánh Hoan xác nhận qua email ông gửi cho tôi ngày 02.02.2013 như sau: “…Nhiều lần gặp nhau anh (tức Gs. Nghiêm Thẩm) chỉ nói: Bọn nó muốn 'toucher' moa nhưng moa không thích, dính vào tụi nó bẩn người và khó chịu lắm. Họa chứ không phải phúc đâu, Hoan! Moa chỉ mong nó bảo nhau đến nhận chìa khóa cơ sở là moa bai bai!”.
Vào thời điểm đầu Tháng 11.1979, Gs. Nghiêm Thẩm rất bi quan, chán nản; thậm chí có lần ông còn thổ lộ với Lm. Vũ Đình Trác là ông muốn vào đạo Chúa, mong nấp bóng từ bi của Ngài và được Ngài an ủi, phù trì.
Nỗi chết chóc càng ngày càng ám ảnh tâm trạng Gs. Nghiêm Thẩm.
Tuy rất thông cảm tâm trạng u uẩn của bạn, nhưng Lm. Vũ Đình Trác không biết làm gì để giúp bạn. Rồi vì phải đi Cần Thơ giảng dậy lớp Đông y, linh mục buồn bã chia tay Gs. Nghiêm Thẩm, ông nói với giáo sư: “Số phận chúng mình dưới chế độ Cộng sản chỉ có thế”.
Sau mấy tuần đi dậy ở miền Tây, Lm. Vũ Đình Trác trở lại Sài Gòn và tới thăm Gs. Lê Tôn Nghiêm (cựu linh mục, giáo sư Triết học). Gs. Lê Tôn Nghiêm cho linh mục biết Gs. Nghiêm Thẩm đã bị sát hại cách đó 2 tuần, tức là vào cuối Tháng 11.1979.
Theo sự tường thuật của Lm. Vũ Đình Trác thì vụ sát hại Gs. Nghiêm Thẩm xẩy ra vào lúc 11 sáng. Thủ phạm là 2 tên lạ mặt. Chúng tông cửa vào nhà và móc súng ra, uy hiếp Gs. Nghiêm Thẩm phải giao ra chiếc búa khảo cổ của ông. Khi lấy được chiếc búa khảo cổ, một tên dùng chính chiếc búa khảo cổ đập 3 búa lên đầu giáo sư, rồi chúng tẩu thoát cùng với chiếc búa cướp được. Gs. Nghiêm Thẩm nằm chết trên vũng máu. Lúc xẩy ra án mạng, bà Ngô Thị Dung không có ở nhà chỉ có cô cháu lén nhìn trộm thấy mọi diễn biến.
Cô cháu vội đi tìm bà Ngô Thị Dung. Công an tới lập biên bản và niêm phong tủ sách của giáo sư.
Bà Ngô Thị Dung lo việc mai táng cho Gs. Nghiêm Thẩm. Có một ít đồng nghiệp tiễn đưa giáo sư ra nghĩa trang.
Sau lễ an táng, một số giáo sư thân hữu đã ngồi lại với nhau để hồi tưởng về Gs. Nghiêm Thẩm. Qua trao đổi tâm tình, các vị biết được Gs. Nghiêm Thẩm đã thổ lộ tâm sự bi quan, yếm thế với 6 thân hữu khoảng 10 ngày trước khi ông bị thảm sát.
Gs. Lê Tôn Nghiêm và Gs. NTN (chưa đoán ra là vị nào) mời thân hữu nâng li, đang khi đó Gs. TNT ngâm lên bài thơ chiêu hồn thống thiết:
Nghiêm Thẩm! Nghiêm Thẩm!
Anh là đỉnh cao của hoa gấm Giang sơn,
Anh ra đi mang nặng những oán hờn.
Có khôn thiêng, xin hãy về chứng giám
Vạn lòng thành, vạn niềm tin tưởng niệm
Của anh em trí thức dưới trời Nam.
Nguyện làm gió quét sạch lũ sài lang,
Nguyện làm mưa cho quê hương mát mẻ,
Nguyện làm nắng cho rực màu đất mẹ,
Nguyện làm trăng gieo rắc ánh thanh bình.
Giáo sư Nghiêm Thẩm
Tiểu Sử
Thuở nhỏ, ông học ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông du học tại Pháp, theo học ngành bảo tàng (de Maséologie) tại Đại học Louvre (École du Louvre, Paris).[2]
Năm 1956, ông về nước làm việc tại Viện Khảo cổ Sài Gòn.[2] Ông được ủy nhiệm khai quật di tích lịch sử Óc Eo (Ba Thê, An Giang), một di sản văn hóa vô cùng quý giá của nền văn minh tối cổ, cũng như dẫn nhiều đoàn khảo cổ văn hóa trên khắp Nam Việt Nam.
Tháng 9 năm 1961, ông được bầu làm thành viên Hội đồng điều hành khóa 10 của Hội Tiền sử Viễn Đông (Far Eastern Prehistory Association - FEPA). Cũng trong năm này, ông được mời làm giáo sư ngành nhân chủng học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.[2]
Năm 1964, ông giữ chức Giám đốc Viện Khảo cổ Sài Gòn.[2] Cũng trong năm này, Đại học Vạn Hạnh được thành lập và ông được mời làm giáo sư ngành Thẩm mỹ học. Ông cũng được mời làm cố vấn trong việc kiến tạo kiến trúc Chùa Vĩnh Nghiêm (Thành phố Hồ Chí Minh)|chùa Vĩnh Nghiêm.[3]Năm 1966, khi trường Đại học Chiến Tranh Chánh Trị được thành-lập ở Đà lạt, Gs Nghiêm Thẩm đã phụ trách môn Nhân Chủng học ngay từ khóa đầu tiên của trường.
Hai năm sau, tức năm 1968, ông được bổ nhiệm kiêm chức Quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn. Năm 1969, ông là Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhân văn của Hội đồng Quốc gia Khảo cứu khoa học Việt Nam Cộng hòa.[2] Ngày 23 tháng 4 năm 1975 ông còn là một trong 3 thành viên ban giám khảo kỳ thi Cao học Nhân văn cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.(Buổi thuyết-trình được ấn-định vào ngày nói trên, nhưng vì biến-cố 30/04 đột xuất nên buộc phải dời lại vào ngày 12 tháng 05 năm 1975).Ông đã từng được Hà nội tiếp cận hai lần: lần 1 tại Khách sạn Majestic Saigon, đường Đồng Khởi, với Lê Duẩn, sau ngày "giải phóng"Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 và lần 2, ít lâu sau đó với Phạm Huy Thông, bộ trưởng thông tin kiêm giám đốc khảo cổ Hà nội. Một số trí thức miền Nam bị Lê Duẩn dụ dỗ hoạt động cho Cách Mạng, như Cao Minh Chiếm, Ngô Bá Thành(Phạm thị Khánh Vân), Phạm Văn Huyến, Tôn Thất Dương Kỵ(gs Marỉe Curỉe),v.v Cao minh Chiếm, Phạm văn Huyến, Tôn thất dương kị bị chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa trục xuất ra Bắc năm 1965 qua Cầu Hiền Lương, trên Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17. Điều mà Nghiêm Thẩm không hiểu, hay không muốn hiểu, trong chế độ Cộng Sản, tất cả những của cải thuộc về đất đai đều là tài sản của Nhà Nước (như khai quật di tích khảo cổ), khác chế độ tự do, chúng thuộc về chủ nhân công trình (nhà khảo cổ, không cần kiểm kê, khai báo). Trừ phi những cồ vật là mua được từ tư nhân hay các tiệm buôn đồ cổ (như trường hợp Dương Văn Minh lúc xuất cảnh được phép mang theo).
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông không lưu vong như đa số các trí thức chế độ cũ (trong đó có hai người anh Nghiêm Đằng và Nghiêm Mỹ) có lẽ vì ông quan niệm mình chỉ là chuyên gia không dính líu gì tới chính trị như trường hợp hai người anh (xin đình chính, GS Nghiêm Đằng nguyên phó Viện trưởng Học Viên Quốc Gia Hành Chính Sài gòn đã xuất cảnh đầu thập niên 70's, được mời làm gs thỉnh giảng Đại Học Honolulu, sau đó là Đại Học Green Bay, Wisconsin, trước khi qua sống ở Pháp. Nghiêm Mỹ, xuất thân là nha sỹ, sau khi mãn nhiệm đại sứ tại Wellington, New Zealand, đã cùng gia đình qua sống tại Australia, Úc. Sau đó, ông vẫn tiếp tục được mời giảng dạy tại Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh[2]. Ông cũng phụ trách giảng dạy tại Viện Đại học Vạn Hạnh.
Ông bị giết vào năm 1982, trong một vụ cướp tại tư gia số 29/27 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, để lại nhiều công trình nghiên cứu nhân chủng và khảo cổ quý báu cho đời sau. Cũng xin lưu ý độc giả, đây không phải là một vụ án hình sự (cướp của giết người) đơn thuần, mà đằng sau có động cơ chính trị nữa.
NT1 VTThien
Lê Duẩn nói với Giáo sư Nghiêm Thẩm:
- “Anh Nghiêm Thẩm, chắc anh biết: cả thế giới đang coi Việt Nam mình như “đỉnh cao trí tuệ loài người” mà anh cũng được vinh dự ấy. Việt Nam chúng ta phải làm chủ miền Đông Nam Á này. Mọi yếu tố làm chủ hầu như đã đầy đủ, chỉ còn thiếu một điều.Từ trước tới nay, mấy thằng chép sử “nhãi ranh’ vẫn cho rằng: nguồn gốc các sắc tộc miền Đông Nam Á này là Mã Lai hay Indonesien. Liên Xô mới tìm được ít dấu vết chứng tỏ rằng Việt Nam chúng mình mới là thủy tổ. Chúng ta đang làm lại lịch sử Đông Nam Á. Khoa nhân chủng học và khảo cổ của ta lúc này đang phát triển vô biên, nên anh phải nắm lấy cơ hội này, với uy tín sẵn có của anh, anh phải viết một bài lớn, thẩm định lại: Dân Việt Nam là thủy tổ các dân tộc Đông Nam Á. Như thế mới đúng ý nghĩa của “Đỉnh cao trí tuệ loài người” và mới xứng đáng tài năng hiếm có của anh”.
Tôi im lặng một phút rồi trả lời hắn:
- “Uy tín của tôi lúc này là nói đúng và nói thật. Theo các tài liệu khoa học hiển nhiên, nhất là khoa khảo cổ học và nhân chủng học quá rõ ràng, tôi không thể viết thế khác được. Viết như đồng chí nói là phản khoa học”.
Hắn mỉm cười, bảo tôi:
- “Anh nói thế tức là còn đang ở trong vòng gò bó của sách vở, của óc đế quốc, của hủ lậu, chứ không theo sử quan một tí nào cả”.
Tôi cảm thấy tức đầy ruột, nên tôi hơi bạo lời:
- “Nếu tôi viết như thế, thì các nhà khảo cổ và nhân chủng học trên thế giới sẽ cho tôi và cả chế độ tôi phục vụ là con chó chết. Tôi không bao giờ làm chuyện sa đọa ấy”.
Lê Duẩn vẫn không lộ vẻ tức giận. Hắn hỏi tôi vắn tắt:
- “Anh nhất định không làm chuyện đó?”.
Tôi bỗng tìm được một danh từ xưng hô, trả lời hắn:
- “Tôi không thể đáp ứng yêu cầu của đàn anh trong việc này”.
Lê Duẩn ném cho tôi một cái nhìn có vẻ dữ tợn với câu nói cộc lốc:
- “Anh nhất định thế…Mong anh đổi ý”.
Tôi cũng nhìn thẳng vào mặt hắn, trả lời cương quyết:
- “Tôi không bao giờ đổi ý”.
Hắn đi ra, không nói thêm nửa lời.
Tôi coi đó như một biến cố đổ vỡ trong đời tôi, dưới chế độ khốn nạn này. Nhưng tôi thà tan vỡ cả tấm thân với cả chế độ này, còn hơn đổ vỡ cho đất nước tôi, cho chí hướng và danh dự học thức của tôi”.
Trích Hồi ký : “Rồng xanh ngục đỏ”- Lm. Vũ Đình Trác
Giáo sư Nghiêm Thẩm bị đập chết bằng cây búa khảo cổ trong nhà ông, một vụ án mà công an kết luận : “cướp tài sản”- không bắt được hung thủ năm 1982.
Sau khi thi xong tú tài ở Hà Nội, Nghiêm Thẩm du học tại Pháp ngành bảo tàng. Năm 1956 tuy được Hà nội chào đón nhưng ông lại chọn về Sài Gòn.
Fb Ngô Nhật Đăng
_________________
|
|