Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Lợi ích của Bạn Lành

 
Sau khi quy y và phát tâm Bồ đề, Phật tử cần nương tựa gần gũi thầy, bạn tốt gọi chung là Bạn Lành để nung nấu và tăng trưởng tâm bồ đề, như Thiện tài đồng tử trong kinh Hoa Nghiêm đi tham học 53 vị thiện tri thức. Kinh Hoa Nghiêm bản Tạng ngữ có những đoạn nói về Bạn lành như sau.

"Thiện nam tử, Bồ tát được Bạn lành khéo hướng dẫn thì không rơi vào các cõi xấu. Một Bồ tát được sự chở che của Bạn lành thì tu tập không lỗi lầm. Nhờ Bạn lành làm động lực thúc đẩy mà Bồ tát siêu việt thế gian này. Nhờ kính lễ bậc Bạn lành mà tâm Bồ tát kiên cố không quên tu tập. Nhờ Bạn lành nuôi dưỡng mà Bồ tát không thể bị ác hành xâm chiếm.

Chính bạn lành làm cho Bồ tát mong muốn làm những việc cần làm. Bạn lành khiến cho Bồ tát hết dửng dưng, và lôi Bồ tát ra khỏi đô thị sinh tử. Bởi thế, này thiện nam tử, ngươi phải luôn luôn bước đi với sự hiện diện của những bậc Bạn lành. Với tâm như đại địa, không lún xuống dưới sức nặng của vạn vật. Với tâm như kim cương, không hề thay đổi. Với tâm như chó con, khó bị khiêu khích. Với tâm như rặng núi, không bị khổ làm lay động. Với tâm như tôi tớ, không phàn nàn trong bất cứ công việc gì. Như người quét, quét sạch kiêu mạn; như toa xe chuyên chở những gánh nặng; như con thuyền đến và đi không biết mệt. Với tâm như bé trai, luôn học hỏi gương mặt của Bạn lành. Với một tâm như vậy, hãy cung kính phụng sự bậc Bạn lành."

Thiện nam tử, ngươi phải tự xem mình như người bệnh, Bạn lành như lương y, chỉ giáo của vị ấy như thuốc, và muốn chữa bệnh thì hãy ghi lòng tạc dạ những lời thầy khuyên.

Trích trong "BÓNG NGUYỆT LÒNG SÔNG"

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải



 
8 điều sau đây không được nói bừa


Người xưa có câu: “Phúc thủy nan thu, gương vụn nan hồi” (nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành). Lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại, lời một khi đã nói ra thì không cách nào thu về. Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không suy nghĩ thận trọng. Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo “vuốt mặt nể mũi”, là một Phật Tử thuần thành không nên đi đem việc các thầy ra tuyên truyền cho những người khác; không nên đem việc Chùa mình vào tu tập bán rao cho những người mình quen bên ngoài chợ đời; hoặc nói tốt cho người này có khi lại đắc tội với người kia, như thế chưa hẳn đã là Phật tử tốt. Phật Tử được Chư Tăng tín cẩn giao cho nhiệm vụ giúp tay cho Chùa; mình lại cần ít nói hơn; cẩn trọng lời nói những điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói. Lời không tốt không nên nói, vậy những lời thế nào là không tốt và không nên nói ra?

1. Không nói những lời chán nản, thoái chí

Có người bình thường thích nói những lời chán nản làm người khác thoái chí, thật ra cuộc sống rất cần những lời cổ vũ, động viên từ người khác, cho dù không có ai khích lệ thì cũng phải tự khích lệ chính mình. Bản thân không cổ vũ chí hướng của mình, trái lại còn nói ra những lời thoái chí thì đương nhiên sẽ tự mình rơi vào suy sụp.

2. Không nói những lời tức giận:

Con người đang lúc tức giận thường không tự chủ được mà nói ra những lời giận dữ, có lúc làm tổn thương người khác, có khi lại làm tổn thương chính mình. Người ta khi đang tức giận thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe, vì vậy nhất định đừng nên nói.

3. Không nói những lời oán trách

Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nên người học Phật không nói những lời oán trách, vì người khác nghe vào tâm những lời oán trách; về sau sẽ mượn đó làm đề tài để nói những điều thị phi về bạn, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ lấy mình, nên muốn diệt khổ, thì việc gì phải khổ như vậy?

4. Không nói những lời tổn thương

Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không biết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người lợi ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường, tổn thương ấy là vĩnh viễn!

5. Không nói những lời khoe khoang

Có người khi nói chuyện thường thích tuyên truyền về bản thân, tự mình quảng cáo rùm beng, tự mình thổi phồng chính mình, người khác nghe xong không đồng tình. Cho nên khoe khoang chính mình thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương. Con người muốn vĩ đại thì phải làm những việc vĩ đại, vĩ đại ấy là phải để người khác nói, không thể tự nhận được đâu, bản thân mình khiêm tốn là tốt hơn cả.

6. Không nói những lời dối trá

Phật giáo giảng “ngũ giới”, “cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng”, nói một cách đơn giản thì đó là những lời không thật. Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” (hay“Chú bé chăn cừu”) từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, vốn dĩ chỉ có 1 chiếc máy bay, lại nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối.

7. Không nói những lời bí mật

Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, quốc gia có bí mật quốc gia; tôn giáo; chùa chiền có qui luật của chùa chiền; nếu đã là Phật tử được chư Tăng đề cử cho chức vụ như thủ quĩ hay Tổng Thư Ký là để phụ giúp cho Chư Tăng hoàn thành công việc Phật Pháp; làm cho Giáo Pháp của Phật được phát tán rộng ra khắp muôn ngàn đại thiên thế giới; đằng này bảo là Phật tử làm được chút công đức để cho người ta biết; rồi muốn “ CẦM QUYỀN SƯ”; muốn phân phát cho Sư; thương ông Sư này; ghét bỏ; hay nói xấu ông Sư khác là một điều CẤM KỴ TRONG THIỀN MÔN.

Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu tiết lộ bí mật quốc gia ; nếu quí vị vi phạm những điều bí mật của quốc gia; quí vị sẽ bị chính phủ xử phạt nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề. Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, người Phật Tử phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.

8. Không nói những lời riêng tư (don’t talk about private person)

Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Cho dù người Phật tử; huống chi là người được Chư Tăng giao trách nhiệm hộ Pháp lại không nên nói ra hết chuyện riêng của người khác mà họ không phản kháng lại thì cũng đã bộc lộ tính cách không nhân hậu của mình rồi. Con người sống trong nhà không chỉ để che mưa che nắng mà còn vì an toàn, nhưng chủ yếu nhất là để đảm bảo sự riêng tư. Người ta mặc quần áo một phần là để giữ ấm nhưng quan trọng là để che đậy thân thể, giấu đi những riêng tư của mình. Vì thế, nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không được tiết lộ những việc riêng tư của người khác.

Ngoài những điều kể trên, đương nhiên còn có rất nhiều điều không nên nói và không nên làm, thận trọng với những lời nói của mình cũng chính là đang “tu khẩu” (tu cái miệng của mình), bằng không chính `quí vị đang hủy đi phúc đức của mình đã từng tu tập, và gieo hột giống lành!

Giáo lý căn bản của Phật giáo do chính đức Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni sau khi chứng đặng đạo quả. Ngài liền thân hành hơn 400 dặm đến vườn Lộc Uyển giảng thuyết cho 5 anh em ông Kiều Trần Như tại vườn nai này là bài Pháp đầu tiên nói về" Tứ Diệu Đế", và Ngài giảng cho Chư Tăng nghe về giáo lý căn bản của Bát Chánh Đạo hay Bát Thánh Đạo để đoạn trừ khổ ách chứng quả Niết Bàn.
 
Dựa theo 8 nhánh  Bát Thánh Đạo của Phật Giáo Nam Tông trong Kinh Thiên Đại phẩm thì Đức Thế Tôn dạy các tỳ kheo như vầy:

Này các thầy tỳ kheo; thế nào là con đường Thánh Đạo 8 nhánh : chánh kiến; chánh tư duy; chánh ngữ; chánh nghiệp; chánh mạng; chánh tinh tiến; chánh niệm; chánh định.

Tôi áp dụng lời dạy này cho người xuất gia, và những Phật tử tại gia cùng muốn học tập thực hiện trong Tâm mình có được CHÁNH NIỆM để khi lời nói mình được thốt ra từ cữa miệng vì cái miệng mà hại cái thân; nên ông bà mình cũng hay nhắc nhở con cháu phải “ CẨN NGÔN “ để tránh; câu nhắc nhở:

Bệnh từ khẩu nhập; họa từ khẩu xuất; cho nên lời nói trước khi nói ra; ta nên hết sức thận trọng:

Nên nói lời hay; ý đẹp.
Nên nói lời tao nhã.
Nên nói lời yêu thương.
Nên nói lời nghệ thuật.
Vì lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 
GS Thích Tuệ  Minh

H.T Th
ích Tuệ Minh gởi