Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Luân xa 轮脉 Chakra

 
***
 
 


Nội dung

1. Tổng quan về luân xa.

1.1. Nguồn gốc học thuyết luân xa.
          1.2. Đặc điểm của hệ thống các luân xa.
          1.3. Luân xa và phản xạ trên bàn tay - bàn chân.
          1.4. Cân bằng các luân xa.       
1.5. Kích hoạt luân xa(khai thông luân xa).
1.6. Các trường phái tu tập dựa trên hệ luân xa.
       -Trường phái Yoga.  
- Trường phái Mật tông.  
- Trường phái Trường Sinh học.

2.Đặc trưng màu sắc và hình dáng các luân xa.
       2.1. Ý nghĩa của màu sắc và hình dáng các luân xa.
          2.2. Hào quang và luân xa.
          2. 3. Thủ ấn và luân xa.
          2.4. Cân bằng các luân xa bằng ánh sáng màu.
          2.5. Cân bằng các luân xa bằng đá quý và tinh dầu.
          2.6. Cân bằng các luân xa bằng thực dưỡng.
          2.7. Cân bằng các luân xa bằng thời trang.

3. Đặc trưng âm thanh và tần số của các luân xa.
3.1. Ý nghĩa củaâm thanh và tần số các luân xa.
3.2. Đặc trưng các tần số âm nhạc của luân xa.
        - Cân bằng các luân xa bằng các tần số Solfeggio.
          - Cân bằng các luân xa bằng các tần số hòa nhạc (concert pitch) .

4. Hướng dẫn chữa bệnh theo cân bằng luân xa (Chakra Illness Directory).
Bài đọc thêm.

1/. Tần số Solfeggio – Khám phá và phát triển.
2/.Tần số hòa nhạc (concert pitch)
3./ Đạo gì? - Luân xa(trang 127-:-142)– Thích Trí Siêu.
NBS:  Minh Tâm10/2019
 
 
1. Tổng quan về luân xa.

1.1. Nguồn gốc học thuyết luân xa.
Trong Ấn giáo và một số nền văn hóa châu Á, luân xa được xem như một trạm trung tâm (nexus) trên cơ thể con người, là nơi trao đổi năng lượng sinh lý (thể xác,thân)hay tâm lý  (tinh thần, tâm) giữa con người và vũ trụ bên ngoài. Con người có khả năng thu năng lượng vào và phát năng lượng ra đối với môi trường bên ngoài.
Image result for yoga 7 chakras
Chakra- Wikipedia
Chakra – Wikipedia tiếng Việt
 
 Luân xa(轮, 轮脉, 輪脈;  P: cakka;  S: cakraṃ;  E: chakra)
Từ luân xa trong tiếng Sanskrit nguyên thủy mang ý nghĩa là "bánh xe" hay "vòng tròn", và thường được gọi là bánh xe năng lượng, là cửa ngõ của hoạt động trao đổi năng lượng. Một số truyền thống miêu tả 5 hay 7 luân xa chính, tức cửa ngõ trao đổi năng lượng quan yếu, một số khác là 8 hay 12, nhưng thường nhóm 7 luân xa chính được phổ biến hơn hết.
Image result for Understanding The 8 Chakras And What They Mean
The 12 Chakra's | Good Witches Homestead
 
Image result for chakras leadbeater 
Understanding The 12 Chakras And What They Mean - induced.info
Các luân xa được đề cập sớm nhất trong các kinh Upanishad, đặc biệt là trong kinh Brahma Upanishad và kinh Yogatattva Upanishad của Ấn Độ khoảng 1.500 tCN và cũng có đề cập trong Kinh điển Yoga của Patanjali, có niên đại khoảng năm 200 tCN.  Những mô hình từ các kinh Veda này được trình bày dưới dạng lý thuyết Vajrayana, và lý thuyết Chakra của Tantra Shakta trong Phật giáo Tây Tạng. 
Image result for power yoga books Image result for kaam krodh lobh moh

Các đặc trưng về cơ thể học của 7 Luân xa
Lý thuyết Chakra trình bày với 7 luân xa chính yếu được nhiều người phương Tây biết đến là nhờ vào bản dịch của hai cuốn sách Ấn Độ, Sat-Cakra-NirupanaPadaka-Pancaka, bởi Sir John Woodroffe, bút danh Arthur Avalon, trong cuốn sách có tựa đề Sức mạnh của rắn (The Serpent Power). Dưới đây là bảng liệt kê một số tính chất liên hệ với mỗi luân xa.

1.2. Đặc điểm của hệ thống các luân xa.
Các luân xa có chức năng là xoay tròn để thu phát năng lượng sống từ vũ trụ nhằm giữ cân bằng cho sức khỏe cho thân và tâm, hoặc thu phát năng lượng sống từ vũ trụ để chữa cho người bệnh.

Theo các nghiên cứu thì năng lượng vũ trụ liên hệ đến sự sống của động-thực vật được gọi là năng hượng sinh học (bioenergy), năng lượng này có các tính chất sau:
- Tính chất định tính:  Theo Tiến sĩ Toán Lý Nguyễn Đình Phư, năng lượng sinh học này tác động dựa trên thông tin.
- Tính chất định lượng: Theo Tiến sĩ Y học Bổ sung (Complementary Medicine) Lương Minh Đáng, năng lượng sinh học này tác động dựa trên định lượng.  Trong thực tế, tính chất định lượng năng lượng sinh học cao hay thấp đều có nhiều phụ thuộc vào yếu tố đạo đức nơi đối tượng.

Bảy luân xa được định vị từ gốc cột sống đến đỉnh đầu của cơ thể. Mỗi luân xa có tần số rung động, màu sắc riêng và chi phối các chức năng thể chất và tinh thần của con người. Chúng thường được hình tượng hóa bằng các hoa sen với số cánh khác nhau cho mỗi luân xa.

Màu sắc của 7 luân xa đồng nhất với 7 màu sắc chính của cầu vồng, có liên quan trực tiếp đến các cấu trúc và bộ phận trong cơ thể con người, và người xưa đã biết ứng dụng màu sắc và ánh sáng làm liệu pháp tác động lên cơ thể, nhằm tăng cường sức khoẻ.

Các luân xa chuyển động xoay vòng như bánh xe. Với tốc độ quay nhanh sẽ thấy như một lốc xoáy. Trong cơ thể con người, có trên 72 ngàn luân xa lớn nhỏ khác nhau. Đáng chú ý nhất là 7 luân xa chínhyếutrong cơ thể con người, giềng mối của vạn bệnh.  Sự hoạt động của các luân xa có thể được phát hiện rất rõ nhờ Cảm xạ học.  Luân xa hoạt động bất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng hoạt động tinh thần và chức năng của từng cơ quan tạng phủ quanh luân xa.

Các luân xa có đặc điểm xếp ở các vị trí là các tầng khác nhau theo mức độ tinh vi của tâm linh, với Sahasrara tại đỉnh đầu liên quan đến nhận thức thuần túy, và Mūlādhāra tại điểm đáy liên quan đến vật chất, được xem đơn giản như là nhận thức đã được thô hóa.Tuy nhiên, có quan điểm phân biệt như sau:
- Về mặt thể chất, hệ thống 7 luân xa có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng hoạt động của từng cơ quan tạng phủ quanh luân xa.
- Về mặt tinh thần, hệ thống 7 luân xa này hàm ý:
            + Luân xa 1-:-3:  Ảnh hưởng đến đạo đức của đời sống thể chất.
            + Luân xa 4:  Nối kết  đạo đức và chân lý, thể chất và tinh thần.
            + Luân xa 5-:-7:  Ảnh hưởng đến chân lý của đời sống tinh thần.

 
Biểu tượng
[số cánh hoa sen]
Tên tiếng Anh Tên tiếng Phạn Địa điểm Màu Âm thanh
& Tần số
Cơ quan nội tạng Ý nghĩa tinh thần
Luân xa07.png
[ 1,000 ]
Crown
7
सहसररररर(Sahasrāra) Đỉnh đầu Tím
hoặc
Trắng
Ang963Hz  
Nãoda.
Tâm linh 
(kết nối với vũ trụ)
Luân xa.p.png
[ 2 ]
Third-Eye
6
आजञ 
(Ājñā)
Ấn đường Chàm Aum852Hz Tiểu nãomắtmũitai.
Tuyến yên, Tuyến tùng
Trực giác, thần giao cách cảm
Luân xa05.png
[ 16 ]
Throat
5
ववśś
(Viśuddha)
Cổ họng Lam Ham741Hz Cổ họng , khí quản , thực quản , miệng , răng
Tuyến giáp.
Đạo đức
(mối giao tiếp giữa các cá nhân)
Luân xa.p.png
[ 12 ]
Heart
4
अनाहत
(Anāhata)
Ngực Lục Yam639Hz Timcơ hoànhphổihệ tuần hoàn.
Tuyến ức.
Tình cảm (bao dungtha thứ,  tận tụy, hàn gắn)
Luân xa03.png
[ 10 ]
Solar Plexus
 
3
मणमण(Manipūra) Trên rốn Vàng Ram528Hz Dạ dàylá láchgan, hệ thần kinh.
Tuyến thượng thận, Tuyến tụy
Lý tríkiến thức.
Luân xa02.png
[ 6 ]
Sacral
2
स्वाधिष्ठान(Svādhisthāna) Bộ phận sinh dục Cam Vam417Hz Ruộtthận, bộ phận sinh dục.
Tuyến sinh dục
Hạnh phúcsức sốngsáng tạo
Luân xa01.png
 [ 4 ]
Root
1
मूेाधार
(Mūlādhāra)
Đáy chậu Đỏ Lam396Hz Xương , chân , tủy sống , trực tràng , hệ thống miễn dịch Bản năng sinh tồn, sự an toàn
 
 
Bảng liệt kê một số tính chất liên hệ với mỗi luân xa
Luân xa, về mặt hữu hình, được cho là những trung tâm năng lượng hội tụ và phát huy chức năng hoạt động rung động đến toàn bộ cơ thể. Ở dạng vô hình, đó là những vòng khí quang (hào quang) luân lưu trong và ngoài cơ thể(Xin xem thêm mục  Hào quang và luân xa bên dưới).

1.3. Luân xa và phản xạ trên bàn tay – bàn chân.

Foot reflexology as it corresponds to the chakras | Energy Medicine | Reflexology, Foot reflexology, Massage therapy
 
1.4. Cân bằng các luân xa.    

Y học ngày nay cũng cho thấy rằng vị trí của 7 luân xa truyền thống này khớp với các nút trung tâm thần kinh trong cơ thể, và cũng là vị trí các đại huyệt châm cứu trên cơ thể con người.

Mỗi luân xa nằm gần một tuyến nội tiết sản sinh ra nội tiết tố (hormone) quyết định tình trạng trao đổi chất, giấc ngủ, sức khỏe sinh sản, miễn dịch và sức khỏe tâm thần. Bác sỹ Alexis Carrel (1873 – 1944), nhà giải phẫu và sinh vật học người Pháp, được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1912 cho công trình tiên phong trong các kỹ thuật khâu mạch máu, gọi hệ nội tiết này là “bánh xe sự sống” duy trì mọi chức năng tế bào trong cơ thể con người.

Mỗi màu sắc hay tần số âm thanh kích thích lên luân xa đều có những tác động rất khác nhau đối với cảm xúc, tâm trạng và cơ thể của con người.

Luân xa và đại huyệt châm cứu & hoạt động cảm giác - ý chí - trí tuệ     

Luân xa và hệ thần kinh & hệ tuyến nội tiết

Luân xa thu hút năng lượng trong vũ trụ thiên nhiên rồi phát ra nuôi dưỡng thân và tâm. Nơi người khỏe mạnh bình thường, bảy luân xa này đều hoạt động đúng mức, không nhanh không chậm, không nghẽn tắc, được gọi là cân bằng.         

Tuy nhiên, khi ăn uống không đúng cách hoặc bị tổn thương về tinh thần như uất ức, đè nén cảm xúc, thì các luân xa có thể bị tổn thương, hoạt động bất thường, chiều quay lệch lạc … Từ đó cơ thể mất dần khả năng thu hút năng lượng, mà Ðông Y gọi là khí huyết không thông.

Để việc hoạt động của các luân xa được cân bằng điều hòa, còn được gọi là làm sạch các luân xa,y học cổ Ấn Độ đã biết dùng các liệu phápsau nhằm giúp cho hệ luân xa hoạt động bình thường.
- Liệu pháp màu sắc (Color therapy).
- Liệu pháp âm thanh (Sound therapy).
- Liệu pháp hương liệu (Aromatherapy).
- Liệu pháp đá quý (Gemstone therapy).
- Liệu pháp thiền định (Chakra meditation).
- Liệu pháp thực phẩm (Chakra food).

Xem thêm:

- Luân xa là gì ? 

- Luân Xa (Chakra) - Kiến thức tổng hợp chi tiết về Luân Xa
- Ý nghĩa của 7 Luân xa theo Yoga Ấn Độ. - Hương Anh Yoga
- Những lý giải khoa học về luân xa |Giải mã | Kienthuc.net.vn
- LUÂN XA (CHAKRA) KHÔNG NHƯ TA TƯỞNG -Nghiên cứu ...
- Luân xa là gì? Có những luân xa nào? - YOGA Duyên Dáng Việt
 - Tập Yoga để khai mở luân xa và các khả năng tiềm ẩn của cơ ...
 - LUÂN XA (CHAKRA) KHÔNG NHƯ TA TƯỞNG - Nghiên cứu tôn giáo
 
- Chakra -New World Encyclopedia
- Summary of Chakras(Energy Wheels)
- The Mind-Body and The Chakras - Dimension 11:11
- Chakra | Psychology Wiki | FANDOM powered by Wikia
- 7 Chakras and Body Health - Beginners Guide for Balance ...
- The Chakras – Energy Centers of the Body| Unfolding Journey
 
- Chakra Test -Eclectic Energies
- Chakra Test - Dominant chakra test, Unbalanced chakras ...
- Chakra Test: Are Your Chakras Out Of Balance? - Discover ...
- Chakra Test: Do You Have Chakra Balance? | Chakra Healing ...
 
VIDEO
- Năng lượng là gì ?
- Bí Mật 88 : Năng Lượng Con Người
- Vấn đáp: Trường sinh học là gì ? | Thích Nhật Từ
- Vấn đáp:Thực tập lòng từ bi, Trường sinh học là gì ,... | Thích Nhật Từ
-Năng lượng - Thành phần cơ bản nhất của vũ trụ| Phim khoa học khám phá
 
1.5. Kích hoạt luân xa (khai thông luân xa).

1)Theo phương Tây, có nhiều thuyết giải thích về kích hoạt các luân xa, trong đó có hai thuyết có vẻ khoa học hơn cả.
            - Thứ nhất:  Kích hoạt luân xa là kích hoạt hệ thống thần kinh trong cơ thể, từ não xuống tủy đến tủy cùng, bao gồm hệ thần kinh chi phối hoạt động cấp cao như tư duy, suy nghĩ..., hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh thực vật. Khi tập luyện đạt được hiệu quả cao, cơ thể tự điều chỉnh hệ thần kinh thực vật, chỉ huy thần kinh cao cấp của mình, làm theo ý mình.
            - Thứ hai:  Kích hoạt luân xa là kích hoạt hệ thống nội tiết để chữa bệnh, tương ứng 7 luân xa từ thấp đến cao có 7 tuyến nội tiết: tuyến sinh dục, tuyến tụy, tuyến thượng thận, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến tùng, tuyến yên. Chính 7 tuyến nội tiết chi phối hầu như toàn bộ các chức năng sinh lý của cơ thể. Việc điều khiển được các tuyến này sẽ điều khiển được mọi hoạt động sống, sinh lý sẽ diễn ra trong cơ thể, do đó có thể tự chủ bản thân, tự chữa bệnh được.

2)Theo phương Đông, luân xa thực chất là các vùng huyệt đạo trên cơ thể có kinh khí ra vào lớn nhất (có năng lượng sinh học lớn nhất) trong số hàng nghìn huyệt trên cơ thể. Khi kích hoạt được luân xa là khai thông được các huyệt đạo này làm khí (năng lượng sinh học) ra vào để điều chỉnh cân bằng âm dương, ngũ hành, khí huyết trong kinh lạc, do vậy có tác dụng chữa bệnh.  
Để khai thôngđể vận hành tính tích cực một luân xa,trước hết ý thức phải thật lặng yên. Là thức "Không" tuyệt đối "Không ngoại cảnh, đắm đuối, si mê, xao động, thấp thỏm". Để tâm ý hoà nhập vào thực thể. Sử dụng ý nghĩ điều khiển dòng thác khí tác động đến từng cơ quan của cơ thể với ý tưởng "Mọi vật lấy cân bằng làm gốc"(kinh Dịch).
Xem thêm:
- Cách để Khai mở các luân xa– wikiHow
- Gachin: TỰ MỞ LUÂN XA hay CHAKRA
 
VIDEO
- Sound and Color Treatments
- Open 7 chakra hear when sleeping
- Nhạc khai mở 7 luân xa nghe lúc ngủ
- Âm nhạc để kích hoạt và làm sạch các luân xa
- Nhạc khai mở và làm sạch các luân sa 360 độ.
 
            1.6.Các trường phái tu tập dựa trên hệ luân xa.
        Hệ thống luân xa bao gồm các ảnh hưởng trên 2 yếu tố thể chất và tinh thần của con người. Vì thế theo đó đã phát sinh ra nhiều trường phái tu tập dựa trên hệ luân xa này nhằm nâng cao sức mạnh cho 2 yếu tố này trong cuộc sống.
            Có nhiều cách luyện tâm (thiền) dựa vào hệ thống luân xa theo nhiều trường phái, được gọi chung là thiền luân xa (chakra meditation). Mục đích chính của thiền luân xa là định, giúp cho tâm không loạn động, có được ý thức đạo đức tốt và một sức khỏe lành cho thân.
        1) Trường phái Yoga:  Trường phái này đã xây dựng 2 đường hướng tu tập sau:
            - Hatha Yoga:  Về căn bản Hatha Yoga là phương pháp thanh tẩy thể xác thông qua các bài tập cơ thể, bao gồm hàng ngàn tư thế gọi là asana. Thanh tẩy thể xác dẫn đến sự hài hòa và phát triển các quá trình tâm linh. Hatha yoga là hình thức phổ biến nhất ở phương Tây, nhưng chỉ dừng lại ở mức rèn luyện nghiêm khắc để mang lại lợi ích cho cơ thể.
            - Rāja Yoga:  Về căn bản Rāja Yoga là phương pháp luyện tâm những bài tập theo Yoga Sutra (Du-già kinh) của tổ sư Patañjali viết ra. Người tập phải hướng đến việc làm chủ bản thân và cuộc đời của mình thông qua việc rèn luyện tình thương, ý nghĩ và ý chí.  Tam-ma-địa (三摩地;  S: Samādhi - Tam muội, Nhập định) là đỉnh điểm của quá trình thiền địnhtheo Rāja Yoga.
Như vậy, tu tập theo Yoga hay Ấn giáo có những hạn chế về tinh thần, đó là đạt định nhưng thiếu vắng tuệ.  Đây chính là lý do mà xưa kia thái tử Sĩ-đạt-ta đã từ bỏ hai vị thầy đỉnh cao về định là Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta của mình, để vươn lên tìm ra con đường thiền tuệđặc sắc, dẫn đến quả vị Phật – giác ngộ-giải thoát viên mãn.
          2) Trường phái Mật tông:
            Mật Tông (密宗) là dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn giáo và Phật giáo Đại chúng, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5, 6 tại Ấn Độ.
Theo Mật tông, mọi sinh linh đều từ dục, tức là sự sinh sản (kể cả hóa sinh, thấp sinh…) sinh ra, do đó thế giới này được gọi là Dục giới (bao gồm cõi Ta bà, cõi Trời dục). Để giải thoát khỏi Dục giới, hành giả tu tập thông qua dục, tức là lấy năng lượng dục để khai mở các luân xa.  Luân xa 1 (Mūlādhāra) chủ về năng lượng dục, khai mở luân xa 1 nhằm để năng lượng đi tới 6 luân xa cao hơn là Svādhisthāna – Manipūra – Anāhata – Viśuddha - Ājñā - Sahasrāra.
Các tôn giáo khác cũng tu luyện ở các luân xa khác nhau, chỉ duy Mật tông lấy luân xa 1 làm gốc. Khi được đánh thức, năng lượng sẽ theo cột sống, qua các luân xa và lên cao nhất là luân xa 7 (Sahasrāra), và khi ấy hành giả đã thoát không những cõi Dục giới mà giải thoát khỏi 3 cõi sinh tử là Dục giới - Sắc giới - Vô sắc giới.
alt
Như một mô tả hoạt động của 7 luân xa liên quan đến thức và trí trong Phật giáo
Ghi chúThiền luân xa  theo phân tích nơi tác phẩm Yoga Sutra (Du-già kinh) của tổ sư Patañjali, chỉ đạt tới đỉnh của định vô sắc, nên chưa có cơ sở vượt qua 3 cõi Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới như ở Thiền tuệ của đạo Phật Nguyên Thủy.
            3) Trường phái Trường Sinh học:
            Trường Sinh học (Biofield) hay Trường Năng lượng Sinh học (Bioenergy Field), còn được gọi phổ biến là Nhân điện, là trường phái ứng dụng tính năng của các luân xa  trong việc nâng cao sức khỏe về thể chấttinh thần của con người, tương tự như mục đích của trường phái Yoga.
            Tuy nhiên trong khi đối tượng thực hành Yoga nhiều công phu phức tạp, thì đối tượng tự thực hành Trường Sinh học khá đơn giản và dễ đạt tới kết quả.  Trong thực tế cũng như trường phái Yoga, trường phái Trường Sinh học có các đặc điểm sau:
            - Vấn đề nâng cao sức khỏe thể chất có nhiều kết quả tốt. Song cũng như nhiều liệu pháp y học khác, liệu pháp Trường Sinh học cũng có những giới hạn của nó, đó là do cơ địa và thọ mạng của thân mà không một sinh vật nào ngoại lệ cả.  Vì thế, những cường điệu về khả năng của liệu pháp này cần được nhận thức đúng đắn để tránh gây ngộ nhận là mê tín.
            - Vấn đề nâng cao sức khỏe tinh thần cũng đạt được nhiều chuyển hóa về nội tâm.  Song cũng như liệu pháp Yoga, hành giả bị hạn chế ở định với nội tâm không loạn động, chứ không đạt đến tuệ là một nội tâm thông sáng.  
            Trường Sinh học được xem lả do Tiến sĩ Dasira Narada (1846 – 1924) khai sáng tại Tích Lan (Sri Lanka) và trực tiếp truyền thừa cho Hòa thượng Tiến sĩ Narada Mahathera, người đã có mối quan hệ và làm việc tốt với Việt Nam từ những năm 1930 với tư cách là đại diện Hội Phật giáo Ấn Độ.
             Năm 1972, Tiến sĩ Narada Mahathera đến thăm Việt Nam lần cuối cùng và ông đã nhận hướng dẫn cho 5 người Việt Nam (4 người đàn ông và 1 phụ nữ) để truyền lại kỹ năng Trường Sinh học cho mãi đến năm 1974 ngài mới trở lại Sri Lanka.
             Ngày 09-10-1983, Tổ sư đời thứ Hai, Tiến sĩ Narada Mahathera viên tịch ở tuổi 85 tại Vajirarama Temple, nơi ông đã lãnh đạo trong suốt những năm cuối của cuộc đời. Tang lễ của ông được long trọng tổ chức như một tang lễ cấp nhà nước của Chính phủ Sri Lanka và Giáo hội Phật giáo Sri Lanka.
Xem thêm:
- Tiến sĩ Đasira Narađa – Người khai sáng môn Trường Sinh học
- Gặp người dùng Thiền định mở luân xa chữa bệnh cho 6 vạn ...
 
VIDEO
- Hòa Thượng Narada Mahathera ở Việtnam
- Thiền & Sức Khỏe- Phóng sự với Thầy Tạ Duy Thành
 
2. Đặc trưng màu sắc và hình dáng các luân xa.
       2.1. Ý nghĩa của màu sắc và hình dáng các luân xa.
Image result for chakra icons 
            Luân xa được đặc trưng bằng hoa sen có màu sắc và số cánh khác nhau. Đặc trưng màu sắc của luân xa chính là liệu pháp màu sắc (color therapy) để cân bằng luân xa :
                                                                      Ý nghĩa                   Cánh hoa sen         Màu 
- Luân xa 1:   Mūlādhāra          =      Sinh tồn (Support)                   4                      Đỏ 
- Luân xa 2:   Svādhiṣṭhāna                  =      Duyên dáng (Sweetness)         6                      Cam
- Luân xa 3:   Maṇipūra            =      Ngọc quý (Jewel)                    10                    Vàng  
- Luân xa 4:   Anāhata               =     Hoàn thiện (Flawless)               12                    Lục           
- Luân xa 5:   Viśhuddha          =      Tinh khiết (Purity)                  16                    Lam           
- Luân xa 6:   Ājñā                    =      Tỉnh thức (Awareness)            2                      Chàm
- Luân xa 7:   Sahasrāra            =      Tâm linh (Spirituality)         1.000               Tím         

Mối tương quan của bảy luân xa với chiều dài sóng và tần số của phổ ánh sáng trắng
[The seven chakras and a model of the energy-informational frequency spectrum]

Màu sắc của luân xa phản ánh các tần số ánh sáng và năng lượng khác nhau liên quan đến chức năng của nó nhưsau :
- Ý nghĩa của luân xa màu đỏ: Màu đỏ mang ý nghĩa liên quan đến sự an toàn, sinh tồn, tiếp đất, nuôi dưỡng từ năng lượng Trái đất.  Lưu ý rằng trong thực hành chữa bệnh bằng luân xa, màu đỏ có thể biểu thị tình trạng viêm ở cấp độ vật lý.
- Ý nghĩa của luân xa màu cam: Màu cam mang ý nghĩa liên quan đến cảm xúc (tình cảm liên kết với ngoại cảnh), tình dục, và được liên kết với nước, dòng chảy.
- Ý nghĩa của luân xa màu vàng: Màu vàng mang ý nghĩa liên quan đến các hoạt động sức mạnh cá nhân, lý trí (trí tuệ bên ngoài), ý chí.
- Ý nghĩa của luân xa màu lục(xanh lá cây): Màu lục mang ý nghĩa liên quan đến tình cảm cao thượng, từ bi.
- Ý nghĩa của luân xa màu lam(xanh da trời): Màu lam mang ý nghĩa liên quan đến sự thể hiện sự thật bản thân và ngoại cảnh, biểu hiện sáng tạo, giao tiếp hoàn hảo.
- Ý nghĩa của luân xa màu chàm: Màu tím mang ý nghĩa liên quan đến trực giác, nhận thức ngoại cảm, trí tuệ bên trong.
- Ý nghĩa của luân xa màu tím (hoặc trắng): Màu chàm hay trắng mang ý nghĩa liên quan đến kết nối với ý thức tâm linh.
2.2.  Hào quang và luân xa.
Mỗi vầng hào quang hay trường hào quang kết hợp với một luân xa (tương đương với các huyệt quan trọng trong châm cứu) và chúngcó nhiều mức độ năng lượng khác nhau, có thể nhìn được bằng mắt thường sau khi đã trải qua quá trình luyện tập, và khả năng nhìn thay đổi theo tuổi tác. Vì thế, không phải ai cũng nhận ra điều đó, vì mọi người phần lớn bị giới hạn bởi 5 giác quan thông thường của mình.
           
Mối tương quan giữa hào quang và hệ luân xa nơi con người
 
Cân bằng luân xa làm cho hào quang rực rỡ(1) chứ không rối (2).
                                       (1)                             (2)
(1)Bức ảnh hào quang cân đối và rực rỡ của người có sức khỏe rất tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là hình ảnh của người thiền định lâu năm với sự thấu hiểu sâu sắc và nhiều trải nghiệm đỉnh cao.
(2)Bức ảnh hào quang có nhiều lỗ hổng, không cân đối và không rực rỡ của người có sức khỏe kém về thể chất lẫn tinh thần. Đây là hình ảnh của người sống thiếu cởi mở và tinh thần không ổn định (stress).
- Luân xa 1(huyệt Hội âm) có tương ứng là vầng hào quang thứ nhất(cơ thể etheric haybioplasmic), kết hợp với hoạt động thể chất, gồm sự đau đớn hay dễ chịu của thể chất. Vầng thứ nhất kết hợp với hoạt động tự động và tự quản của thân thể. 
Cơ thể của vầng hào quang thứ nhất, ở sát với thân thể. Nó có cấu trúc với thân thể, gồm toàn thể các bộ phận và các cơ quan. Trường năng lượng này được cho là có trước thân thể, không do bức xạ của thân thể tạo nên. Nó là hình mẫu thiết kế cho sự hình thành của cơ thể. Cấu trúc Ether dựng lên một khuôn mẫu để cho các tế bào thân thể sinh trưởng theo đúng khuôn mẫu này, nghĩa là nó vạch sẵn một hình dạng rồi sau đó thân thể phát triển theo hình dạng đó. Vì cơ thể Ether có cùng một cấu trúc với thân thể, nên sự mất cân đối trong cơ thể Ether luôn dẫn đến thể xác bị bệnh tật.        
- Luân xa 2(huyệt Trường cường) có tương ứng là vầng hào quang thứ hai (cơ thểcảm xúc - emotion), kết hợp với cảm xúc của con người. Chúng là những cỗ xe qua đó ta có đời sống cảm xúc.     
Cơ thể của tầng hào quang thứ hai tinh tế hơn cơ thể etheric, vì có cấu trúc loãng hơn rất nhiều. Cấu trúc của nó như những đám mây, luôn ở trạng thái chuyển động liên tục. Cơ thể này kết hợp với cảm giác để ghi nhận các cảm xúc yêu thương-giận hờn , vui mừng-buồn bã. Chính những cảm xúc này trở thành năng lượng tương tác, nên mầu của cơ thể cảm xúc luôn thay đổi từ trong sáng đến xám xịt hoặc ngược lại. Do sự phản ứng nhạy bén này, nên rất dễ điều chỉnh bằng đá thạch anh hoặc luyên tập thiền định.          
- Luân xa 3(huyệt Mệnh môn) có tương ứng là vầng hào quang thứ ba (cơ thểtâm thần - mental),  kết hợp với đời sống tâm thần, với tư duy.
            Cơ thể của tầng hào quang thứ ba này là nơi chứa đựng các mẫu hình theo đó chúng ta thiết lập các ý nghĩ, các hình thái tư tưởng: sự hiểu biết, sự phấn đấu, sự nhìn nhận đa chiều hằng ngày trong từng công việc. Cơ thể tâm thần có cấu trúc mầu vàng, nó trở nên rực rỡ khi chúng ta thiền định sâu, hoặc có đời sống tâm linh ổn định.           
- Luân xa 4(huyệt Thần đạo) có tương ứng là vầng hào quang thứ tư (cơ thểtinh tú - astral), là cỗ xe qua đó ta có yêu thương, không chỉ có vợ chồng mà có cả nhân loại nói chung . Luân xa 4 là luân xa chuyển hóa năng lượng yêu thương.
            Cơ thể của tầng thứ tư này liên quan đến luân xa 4, còn gọi là luân xa tim, nơi phát sinh và chứa đượng tình yêu, thiết lập mối quan hệ từ cơ thể đến tất cả các sinh vật khác với mức độ tương tác rộng.
- Luân xa 5(huyệt Đại chùy) có tương ứng là vầng hào quang thứ nămi (cơ thểetheric mẫu – etheric template) và là mức kết hợp với một ý chí cao cấp có quan hệ chặt chẽ hơn với ý chí siêu phàm. Luân xa năm kết hợp với sức mạnh của lời nói, của sự phát biểu, lắng nghe và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
            Cơ thể của tầng thứ năm này vạch mẫu cho sự xuất hiện của cơ thể Ether tầng thứ nhất, vì thế nó chứa mọi hình thái tồn tại của thể chất. Nó là tầng hào quang thích ứng với âm thanh để tạo ra vật chất. Nếu dùng âm thanh để chữa trị cho tầng hào quang này sẽ đạt hiệu quả cao nhất.     
- Luân xa 6 (huyệt Thiên mục) có tương ứng là vầng hào quang thứ sáu (cơ thểthượng giới - celestial) và là mức kết hợp với thượng giới, vượt ra khỏi giới hạn bình thường của con người.          
Cơ thể của tầng hào quang thứ sáu là nơi trải nghiệm các mức độ tâm linh (*) giữa con người và vũ trụ, mức độ gắn kết và sự “nhìn thấy” vũ trụ. Ở tầng cơ thể thứ 6 này, thiền định sẽ giúp chúng ta đi vào các trạng thái tư duy tinh tế và sự hiểu biết vũ trụ một cách nhanh nhất.
- Luân xa 7(huyệt Bách hội) có tương ứng là vầng hào quang thứ bảy (cơ thể ketheric) và là mức kết hợp với trí tụê bậc cao, hiểu biết và sự hợp nhất bản chất của tâm linh và thể chất.
Xem thêm:
- Physics of Seven Chakras and How to Balance 7 Chakras ...
- CHAKRA FREQUENCIES AND CORRELATIONS - Chakrakey
- Energy Medicine: Current Status and Future Perspectives
- Chakras: What Would Science Say?- Llewellyn Worldwide
- These Locations Around The World Have The Strongest Vibes ...
 
VIDEO
- ALL 7 Chakra Healing Chants | Seed Mantra Meditation Music | Aura Cleansing
- ALL 7 CHAKRAS HEALING CHANTS| Chakra Seed Mantras Meditation Music
- POWERFUL | ALL 7 CHAKRAS- SEED MANTRA CHANTS
- 21 Mins | All Chakras | Seed Mantra Chants
- Aura Photography & Interpretation - Psychic Eye Book Shops
- Aura Imaging Bio Feedback, See What The Chakras Look Like
2.3. Thủ ấn và luân xa.
               Thủ ấn (Mudra) là một dạng thức tượng trưng để giao tiếp với vũ trụ bằng cách sử dụng các cử chỉ tay khác nhau. Thủ ấn đóng một vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ của Ấn giáovà Phật giáo. Chúng thường được sử dụng cùng với bija (âm thanh thần chú đọc tụng), asana (vị trí cơ thể) và pranayama (kỹ thuật thở). Thủ ấn được xem như “vị thần” có đặc tính chữa bệnh tích cực.
Image result for reiki mantras
Dưới đây là thực hành các thủ ấn để kích hoạt các luân xa:
- Luân xa 1:  Để 2 bàn tay thả lỏng để ngửa lòng bàn tay lên, bấm ngón cái và ngón trỏ lại. Tập trung ý vào luân xa số 1 ở vị trí giữa bộ phận sinh dục và hậu môn (có thể nhíu lại và thả ra được thì càng tốt).

Hít vào nhẹ và sâu, đồng thời lúc thở ra phát âm LAM(theo Ấn Độ) hay Ư (theo Tây Tạng) rung liên tục nơi đầu, hết hơi thì thả nhẹ và lặp lại.
            - Luân xa 2:  Đặt 2 bàn tay của bạn trên đùi, lòng bàn tay trái ở dưới bàn tay phải, các ngón trái ở dưới chạm nhẹ vào mặt sau các ngón tay phải ở trên, 2 ngón cái bấm nhẹ vào nhau. Tập trung ý vào luân xa 2 nằm ở dưới đốt xương cụt của cột sống.

Hít vào nhẹ và sâu, đồng thời lúc thở ra phát âm VAM  hay Ù rung liên tục nơi đầu, hết hơi thì thả nhẹ và lặp lại.
            - Luân xa 3:  Áp 2 bàn tay lại các ngón dũi thẳng, dính ở đỉnh và chĩa ra phía trước, đặt 2 bàn tay ở vùng phía trước dạ dày thấp hơn 1 chút so với đám rối dương (solar plexus), 2 ngón cái bắt chéo, ngón cái phải nằm trên. Tập trung ý vào luân xa 3 nằm trên cột sống vị trí trên rốn một chút (giữa dạ dày và chấn thủy).

Hít vào nhẹ và sâu, đồng thời lúc thở ra phát âm RAM hay rung liên tục nơi đầu, hết hơi thì thả nhẹ và lặp lại.
            - Luân xa 4:  Để phần đỉnh của ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau. Đặt bàn tay trái trên đầu gối trái và tay phải ở phía trước của phần dưới của xương ức (trên đám rối dương). Tập trung ý vào luân xa 4 ở xương sống ngang với tim.

Hít vào nhẹ và sâu, đồng thời lúc thở ra phát âm YAM hay À rung liên tục nơi đầu, hết hơi thì thả nhẹ và lặp lại.
            - Luân xa 5:  Ngữa 2 lòng bàn tay,đan chéo các ngón tay trừ 2 ngón cái bấm vào ở phía trên, nâng 2 bàn tay lên ngay rốn Tập trung ý vào luân xa 5 tại vị trí cổ họng.

Hít vào nhẹ và sâu, đồng thời lúc thở ra phát âm HAM hay AI rung liên tục nơi đầu, hết hơi thì thả nhẹ và lặp lại.
- Luân xa 6:  Đặt 2 tay chạm nhau nằm dưới ngực. Ngón tay giữa thẳng và chạm vào ngọn, chỉ về phía trước. Các ngón tay khác được uốn cong và dính nhau bằng hai đốt trên, 2 ngón cái chỉ về phía mình và chạm vào tại các đỉnh. Tập trung ý vào luân xa 6 con mắt thứ 3 nằm trên phía điểm giao giữa 2 lông mày.  

Hít vào nhẹ và sâu, đồng thời lúc thở ra phát âm AUM hay Ê rung liên tục nơi đầu, hết hơi thì thả nhẹ và lặp lại.
            - Luân xa 7:  Đặt 2 bàn tay trước bụng. Để cho các ngón đeo nhẫn chỉ lên, chạm ở đỉnh. Các ngón còn lại đan chéo với nhau, ngón tay cái phải nằm phía dưới ngón cái trái. Tập trung vào luân xa 7 Bách Hội ở phía trên đỉnh đầu của bạn.
Lưu ý: Có ý kiến cho rằng không nên luyện tập luân xa này nếu luân xa 1 chưa đủ mạnh, gốc không mạnh thì khoan luyện đỉnh.

Hít vào nhẹ và sâu, đồng thời lúc thở ra phát âm ANG hay I rung liên tục nơi đầu, hết hơi thì thả nhẹ và lặp lại.
Xem thêm:
- 1-Sacred Symbols - Emotional Detox Center
- The Seven Chakra Symbols and Their Meanings
- Simple Mudras for the 7 Chakras |Jennifer Soldner
- 7 Mudras To Unlock Your 7 Chakras -MindBodyGreen
- What is a Mudra? Welcoming Spring with Chakra Mudras
 
VIDEO
- Chakras: 7 Minute Tune Up  (theo Tây Tạng)
- POWERFUL | ALL 7 CHAKRAS- SEED MANTRA CHANTS  (theo Ấn Độ)
- ALL 7 CHAKRAS HEALING CHANTS | Chakra Seed Mantras Meditation Music  (theo Ấn Độ)
- ALL 7 Chakra Healing Chants | Seed Mantra Meditation Music | Aura Cleansing  (theo Ấn Độ)
- ALL 7 CHAKRAS HEALING MUSIC|| Full Body Aura Cleanse & Boost Positive Energy
- ACTIVATE 7 CHAKRAS WITH GUIDED MUDRAS
- Chakra Meditation with Mudras & Chants
 
2.4. Cân bằng các luân xa bằng ánh sáng màu.
 Liệu pháp màu sắc phát triển dựa trên nguyên tắc những màu đặc biệt phát ra những rung động nhất định của ánh sáng, những rung động này tạo sự cân bằng của các luân xa bằng việc đem đến sức mạnh, sự hài hòa cho trường năng lượng của cơ thể.
Kết quả hình ảnh cho john of god crystal bed
b13a2684   b13a2685
Hệ đèn và phòng ánh sáng màu trong điều dưỡng bệnh
Những dạng khác nhau của liệu pháp màu sắc bao gồm ánh nắng mặt trời, các tia đèn màu chiếu lên vùng cơ thể nhất định, thưởng thức món ăn có nhiều màu sắc, uống nước có màu, hay tưởng tượng đến màu sắc khi đang thở sâu.
Xem thêm:
- Liệu pháp ánh sáng sinh học trong điều trị da - Adameva Beauty Cần ...
- Đèn trị liệu màu sắc Lampada Cromoterapia - Nymphea Group
- Liệu pháp ánh sáng LED - SB Beauty LTY PTD
VIDEO
- Color Therapy
- Healing Color Therapy- Enjoy a 10 Minute Color Wash Meditation
- Color Therapy ChakraGuided Spoken Meditation for Balance & Alignment
 
            2.5. Cân bằng các luân xa bằng đá quý và tinh dầu.

The 7 Chakras for Beginners – Mala Prayer
Xem thêm:
- Crystal Healing | Prism Healing Centre
- Best Chakra Healing Crystals| Chakras, Couple
- Giải mã biểu tượng màu sắc của Mandala | Drukpa Việt Nam
- Essential Oils to Balance Chakras - Healthcare in America
- How to balance your chakras with essential oils | Aura Cacia
- Essential Oils and Chakras Chart - Aromatherapy Blog
- Chakra Blends | Rocky Mountain Oils
 
2.6. Cân bằng các luân xa bằngthực dưỡng.

Chakra Foods for Optimum Health: A Guide to the ... - Amazon

 Xem thêm:
- 7 Foods to Heal 7 Chakras -Deborah King
- Learn What Foods Fuel Your Chakras - ThoughtCo
- How Your Chakras Are Related To & Affected By The Foods You Eat ...
- Food and Chakra Pairing: Balancing and Healing Our Energy Centers ...
- Chakra Foods for Optimum Health: A Guide to the Foods That Can ...
- Balance Your Chakras With Food | Gaia
 
            2.7.  Cân bằng các luân xa bằng thời trang.
           
7 Chakra Healing Bracelet with Real Stones Mala Meditation Bracelet Men's and Women's Charm Bracelets
 

Chakra Shirt – Wonderful Gallery
 
3. Đặc trưngâm thanh và tần số củacác luân xa.
3.1. Ý nghĩa củaâm thanh và tần số các luân xa.
Mỗi luân xa trong cơ thể có một âm thanh và tần số liên quan đến nó. Âm thanh và tần số này tạo nên cộng hưởng năng lượng rất mạnh mẽ trong khi thực hành yoga hay thiền định, được gọi là thần chú hạt giống (bija). Có bảy âm thanh thần chú liên quan đến 7 luân xa trong cơ thể. Đọc tụng những âm thanh này chính là liệu pháp âm thanh (sound therapy) sẽ giúp tạo ra sự cân bằng luân xa, điều chỉnh cân bằng năng lượng nơi cơ thể và tâm trí, 7 âm thanh này là:
- Luân xa 1:       LAM           194.18 Hz       256Hz                        396 Hz               
- Luân xa 2:       VAM          210,42 Hz       288 Hz                        417Hz
- Luân xa 3:       RAM          126.22 Hz       320 Hz                        528Hz
- Luân xa 4:       YAM           136.10 Hz       341 Hz                        639Hz
- Luân xa 5:       HAM          141,27Hz       384 Hz                        741Hz
- Luân xa 6:       AUM          221.23Hz        448 Hz                        852Hz
- Luân xa 7:       ANG          172.06 Hz       480 Hz                        963 Hz
 
   
- Tuning Forks - Sound Therapy - Tuning Forks
- Solfeggio Tuning Forks Demonstrated 528 Hz
- DNA Repair 528 hz Tuning Fork Demonstration
VIDEO
- Chakra Meditation
- Chakra Meditation with Mudras & Chants
- 7 CHAKRAS - ULTIMATE TUNING & HEALING PROGRAM
- ALL 7 CHAKRAS HEALING CHANTS |Chakra Seed Mantras Meditation Music
          3.2.Đặc trưng các tần số âm nhạc của luân xa.
Vật lý lượng tử xác nhận rằng cơ thể chúng ta không phải là một khối vững chắc, mà là một dàn nhạc của các tần số rung động. Mỗi tế bào, cơ quan … có riêng tần số tương ứng với tình trạng sức khỏe tối ưu. Khi bệnh tật, tần số rung động của chúng mất đi sự cân bằng. Thực nghiệm cho thấy rằng tần số của các âm thanh có thể thay đổi tần số của các luân xa.
Đau nhức hay đau khổ là một dấu hiệu cho thấy ở cấp độ nào đó, năng lượng của cơ thể bị chặn. Sức mạnh của âm thanh có thể giải phóng năng lượng nơi bị chặn và làm cho năng lượng nơi này có thể khôi phục lại, từ đó nâng cao sức khỏe. Có nhiều dạng điều chỉnh sử dụng các tần số khác nhau, điển hình là 2 dạng dưới đây.
1) Cân bằng các luân xa bằng các tần số Solfeggio.
Âm nhạc tần số Solfeggio được dùng để làm giảm căng thẳng, tăng dòng chảy năng lượng và tạo thuận lợi cho cơ thể tự lành bệnh
Nơi mỗi người, mỗi một trong số các sáu tần số tương ứng với một trong các luân xa (chakra):
-Luân xa 1  sử dụng  UT      396 Hz  để giải phóng mặc cảm và sợ hãi.
- Luân xa 2  sử dụng  RE      417 Hz  để tạo điều kiện cho sự thay đổi.
- Luân xa 3  sử dụng  MI       528 Hz  để chuyển đổi sửa chữa DNA.
- Luân xa 4  sử dụng  FA       639 Hz  để kết nối với những người khác.
- Luân xa 5  sử dụng  SOL    741 Hz  để  thấy biết và hành động.
- Luân xa 6  sử dụng  LA      852 Hz  để thấy biết bằng trực giác.
- Luân xa 7  là kết nối với vũ trụ và là tổng của 6 tần số trước.
Kết quả hình ảnh cho Solfeggio frequencies Kết quả hình ảnh cho dr. joseph puleo wiki
9 tần số theo chuẩn Solfeggio
Xem thêm:
-Solfeggio Frequencies : SolAwakening
- Solfeggio Frequencies Set Body into Full Harmony – Snooze 2 Awaken
 
VIDEO
- 396 HzSolfeggio | Let Go FEAR & GUILT | Remove Negative Blocks | Balance Root Chakra
- 417 Hz| Clears Away of All the Negative Energy & Blockages
- 528Hz| Repairs DNA & Brings Positive Transformation | Solfeggio Sleep Music
- 639Hz | Heart Chakra Solfeggio Frequency | Sleep Meditation Music | 9 Hours
- 741HzSolfeggio | THROAT CHAKRA SLEEP MUSIC
- 852Hz| Transform Cells to Higher Energy Systems in Sleep | Solfeggio Sleep Meditation Music
- 963HzSolfeggio | CROWN CHAKRA SLEEP MUSIC
- Full Colored Sacred Solfeggio Tuning Fork Set For Sound Healing
- Sound Healing Session with the Solfeggio Tones and Sacred Geometry
- All 9 Solfeggio Frequencies - Full Body Aura Cleanse & Cell Regeneration Therapy
 
               2) Cân bằng các luân xa bằng các tần số hòa nhạc (concert pitch).
Cũng như cân bằng các luân xa bằng các tần số Solfeggio, đã có nhiều nghiên cứu các mối liên hệ giữa tần số âm thanh của các tần số hòa nhạc mà đặc trưng là tần số hệ La 432 Hz với các luân xa trong cơ thể.

Sự tương ứng giữa tần số và luân xa

- 432Hz - Nothing but Singing Bowls - Sound Bath -Sleep, Heal
- Sound Healing with Crystal Bowls- Sound Bath by Michelle Berc
-Crystal Bowl 14 min Chakra Meditation ~Notes CDEFGAB
Nhiều nghiên cứu cho thấy cả hai tần số 528Hz và 432Hz đều được chứng minh là tạo ra những rung động cộng hưởng với sự hòa hợp vũ trụ, làm lành mạnh cho cơ thể và tinh thần. Có một số lượng lớn những người có hiệu ứng tuyệt vời với âm nhạc khi được điều chỉnh ở 432Hz. Tuy nhiên, cũng có một sự lựa chọn chéo đáng kể để chữa bệnh tốt với cả sóng Solfeggio 528Hz.
Xem thêm:
- CHAKRA FREQUENCIES AND CORRELATIONS– Chakrakey |
- 432hz Alchemical Chakra Zodiac Chartby Derek Gedney ...
 
VIDEO
- Sonic Geometry
- Aura Cleansing & 7 Chakras (432Hz) Energy Healing Music
- Sleep Meditation for Chakra Cleansing: 432 HZ reiki chakra sleep meditation
- 432 hz DNA Healing/Chakra Cleansing Meditation/Relaxation Music
- 432 Hz - Deep Healing Music for The Body & Soul - DNA Repair, Relaxation Music, Meditation Music
- 288Hz - Sacral Chakra Healing Frequency | Tibetan Singing Bowl Therapy | Healing Camp Day #26
- 288Hz》SACRAL CHAKRA CLEANSING SOUNDBATH 》Let Go of Draining Negative Emotions 》Healing Music
- 256Hz 》ROOT CHAKRA CLEANSING SOUND BATH 》Let Go of Fear, Worries & Anxiety 》Chakra Healing Music
- 288Hz》SACRAL CHAKRA CLEANSING SOUNDBATH 》Draining Negative Emotions 》Chakra Healing Music
- 320Hz》SOLAR PLEXUS CHAKRA SOUND BATH 》Boost Self Confidence & Self Esteem 》Chakra Healing Music
- 341Hz》HEART CHAKRA HEALING SOUND BATH 》Open Yourself To Love & Kindness 》Chakra Cleansing Music
- 384Hz》THROAT CHAKRA HEALING SOUND BATH 》Give Yourself Power of Self Expression 》Chakra Cleansing
- 448Hz》THIRD EYE CHAKRA ACTIVATION SOUND BATH 》Zero Stress, Anxiety, Worry 》Chakra Cleansing Music
- 480Hz》CROWN CHAKRA ACTIVATION SOUND BATH 》Remove Mental Fog 》Chakra Healing & Cleansing Music
 
4. Hướng dẫn chữa bệnh theo cân bằng luân xa (Chakra Illness Directory).
Hầu hết bệnh tật được xem là do mất cân bằng của các luân xa. Nhiều bệnh tật được thấy giảm bớt bằng cách tập luyện kích hoạt các luân xa liên quan.
 Dưới đây là bảng liệt kê một số các loại bệnh tật và các luân xa cần kích hoạt trong việc bảo vệ sức khỏe. Trong nhiều trường hợp bệnh phức tạp hoặc cần tìm những luân xa khác phối hợp trị liệu, thì việc dùng con lắc cảm xạ (dowsing pendulum) rất tiện dụng cho xác minh.
VIDEO
- Pendulum Chakra Check
- Pendulum Dowsing Techniques
- Beginners Guide To Dowsing| Using Your Pendulum
- Cảm xạ là gì, ứng dụng của cảm xạ, thầy Dư Quang Châu
 
Luân xa và nội tạng
               Loại bệnh                                           Luân xa chính
  • Addictions  -  Nghiện                                                            (Root Chakra)
Addictive behavior  -  Hành vi gây nghiện
  • Allergies -  Dị ứng                                                   (Heart Chakra
  • Allergies (caused by Food)  -  Dị ứng thực phẩm    (Solar PlexusChakra)
  • Alzheimer’s  -  Bệnh lú lẫn                                      (Crown Chakra)
  • Anorexia  -  Chứng chán ăn, biếng ăn                     (Root Chakra)
  • Asthma -  Hen suyễn                                                (Throat Chakra)
  • Bladder -  Bàng quang                                             (SacralChakra)
  • Blindness -  Bệnh mù                                                           (Third Eye Chakra)
  • Blood Pressure -  Huyết áp                                      (Heart Chakra)
  • Brain Tumor -  Bệnh u não                                      (Third Eye Chakra)
  • Breast Cancer -  Ung thư vú                                    (Heart Chakra)
  • Bronchitis -  Viêm phế quản                                    (Throat Chakra)
  • Cancer of the breast -  Ung thư vú                          (Heart Chakra)
  • Cataracts  -   Bệnh đục nhân mắt                              (Third Eye Chakra)
  • Catarrh  -  Viêm màng nhầy đường thở                    (Third Eye Chakra)
  • Circulation -  Hệ tuần hoàn                                     (Heart Chakra)
  • Constipation -  Táo bón                                           (Root Chakra)
  • Colitis            -  Viêm đại tràng                                          (Root Chakra)
  • Coeliac’s disease -  Bệnh Coeliac                           (Solar PlexusChakra)
  • Crohn’s disease -  Bệnh Crohn                                (Root Chakra)
  • Cystitis -  Viêm bàng quang                                    (SacralChakra)
  • Deafness -  Điếc                                                       (Third Eye Chakra)
  • Depression -              Trầm cảm                                           (CrownChakra)/(Root Chakra)         
  • Diabetes -  Bệnh tiểu đường                                   (Solar PlexusChakra)
  • Diarrhea -  Tiêu chảy                                                           (Root Chakra)
  • Digestive Problems -   Bệnh về tiêu hóa                 (Solar PlexusChakra)
  • Dizziness -  Chóng mặt                                            (Crown Chakra)
  • Dyslexia  -  Chứng khó đọc                                      (Third Eye Chakra)
  • Ear Infections            -  Nhiễm trùng tai                             (Throat Chakra)
  • Endometriosis -  Lạc nội mạc tử cung                     (SacralChakra)
  • Epilepsy   Động kinh                                             (Crown Chakra)
  • Fatigue -  Mệt mỏi                                                   (Heart Chakra)
  • Fertility issues -  Vấn đề sinh sản                           (SacralChakra)
  • Fibroids -  U xơ                                                        (SacralChakra)
  • Frequency of urination -  Tần suất đi tiểu              (Root Chakra)
  • Gall stones -  Sỏi mật                                                           (Solar PlexusChakra)
  • Glaucoma  -  Bệnh tăng nhãn áp                              (Root Chakra)
  • Hemorrhoids -  Bệnh trĩ                                           (Root Chakra)
  • Hearing problems -  Các bệnh về tai                                   (Throat Chakra)
  • Heart diseases            -  Bệnh tim                                        (Heart Chakra)
  • Hepatitis -  Viêm gan                                                           (Solar plexusChakra)
  • Hypertension  -  Tăng huyết áp                                (Root Chakra)
[High blood pressure] 
  • Irritable bowel syndrome -  Chứng ruột kích thích(SacralChakra)
  • Immune disorders -  Rối loạn miễn dịch                 (Heart Chakra)
  • Impotence -  Bất lực                                                (Root Chakra)
  • Insomnia -  Mất ngủ                                               (Third Eye Chakra)
  • Kidney stones            -  Sỏi thận                                         (Root Chakra)
  • Kidney complaints -  Bệnh về thận                         (SacralChakra)
  • Knee Problems -  Bệnh về đầu gối                          (Root Chakra)
  • Liver disease -  Bệnh về gan                                               (Solar PlexusChakra)
  • Long-sightedness -  Mắt viễn thị                             (Third Eye Chakra)
  • Lost Voice -  Mấttiếng nói                                     (Throat Chakra)
  • Lungs -  Bệnh về phổi                                              (Heart Chakra)          
  • Menstrual problems -  Bệnh kinh nguyệt                (SacralChakra)
  • Migraine  -  Chứng đau nửa đầu                              (Third Eye Chakra)
  • Mouth ulcers -  Loét miệng                                      (Throat Chakra)
  • Multiple Sclerosis -  Bệnh đa xơ cứng                    (Crown Chakra)
  • Muscle cramps  -  Chuột rút cơ bắp                         (SacralChakra)
  • Obesity -  Béo phì                                                    (Root Chakra)
  • Ovarian cysts             -  U nang buồng trứng                       (SacralChakra)
  • Pancreatitis -             Viêm tụy                                             (Solar PlexusChakra)
  • Paralysis -  Tê liệt                                                    (Crown Chakra)
  • Parkinson’s disease -  Bệnh Parkinson                   (Crown Chakra)
  • Piles  -  Bệnh cọc (trĩ ngoại)                                    (Root Chakra)
  • Peptic ulcer -  Loét dạ dày                                       (Solar PlexusChakra)
  • PMT  -  Hội chứng tiền kinh nguyệt                        (Sacral Chakra)
[Pre-menstrual syndrome] 
  • Prostatic disease -  Bệnh tuyến tiền liệt                  (SacralChakra)
  • Schizophrenia            -  Tâm thần phân liệt                        (Crown Chakra)
  • Sciatica - Đau thần kinh tọa                                     (Root Chakra)
  • Senile dementia  -  Chứng mất trí nhớ ở tuổi già    (Crown Chakra)
  • Short-sightedness -  Cận thị                                    (Third Eye Chakra)
  • Stomach problems -  Các bệnh về dạ dày               (Solar PlexusChakra)
  • Sore throats -  Đau họng                                          (Throat Chakra)
  • Sinus problems -  Các bệnh về xoang                     (Third Eye Chakra)
  • Teeth & Gums -  Răng & Lợi                                   (Throat Chakra)
  • Testicular disease -  Bệnh tinh hoàn                                   (SacralChakra)
  • Tension headache -  Đau đầu do căng thẳng                      (Third Eye Chakra)
  • Thyroid problems -  Các bệnh về tuyến giáp                      (Throat Chakra)
  • Tinnitus -  Ù tai                                                       (Throat Chakra)
  • Tonsillitis -  Viêm amiđan                                       (Throat Chakra)
  • Ulcers              -  Loét dạ dày                                                           (Solar PlexusChakra)
  • Ulcers (mouth) -  Loét miệng                                              (Throat Chakra)
  • Uterine fibroids -  U xơ tử cung                              (SacralChakra)
  • Upper digestive tract             -  Đường tiêu hóa trên                       (Throat Chakra)           
  • Visual defects             -  Khiếm khuyết thị giác                   (Third Eye Chakra)   
  • Weight gain / loss -  Tăng / Giảm cân                    (Root Chakra)
  • Womb -  Bệnh về tử cung                                        (SacralChakra)
 
Xem thêm:  Một ít tra cứu mẫu về bệnh và luân xa.
Tổng quát
- Chakra Chart- Scribd
- The Seven Chakras – Barbara Sinclair
- Chakra Illness Directory | My Chakras
- Chakra Balancing: Guide To Warning Signs -MindBodyGreen
 
Bệnh dị ứng(Allergy)
- Allergies- Chakra Yog
- Symptoms of Allergies, How to Cure and Get Treatment of ...
 
Bệnh Alzheimer
- Alzheimer and Sahasrara Chakra - Chakrayog
- Autism & Alzheimers Communication | Terri Jay
 
Bệnh khớp (Arthritis)
- Arthritis and Muladhara Chakra - Chakrayog
- Your Information Source for Chakras- Arthritis Research
- Arthritis Or Rheumatism - Pranic Healing - Arthritis Research
 
Bệnhsuyễn (Asthma)
- Asthma- Chakra Yog
- Energy patterns of asthma and arthritis | The Living Room
 
Bệnhung thư (Cancer)
- Cancer, Disease and Chakras - Healing Cancer Naturally
- How Chakras Can Reveal Cancer In Your Body - CureJoy
- The Psycho-Emotional Roots of Cancer - Acupuncture Today
- Chakra Therapy for Cancer | Supernal Living with Dana Taylor
 
Bệnhđục nhân mắt (Cataracts)
- Cataracts of the Third Eye| Tom Evans
- Energy Healing for Eye Chakras | Amanda Gatlin
 
Bệnh Crohn(Crohn's disease)
- IBS & Crohns –Spiritual Junky
- Crohn's disease| Sargam Mishra
- Crystal Healing - Crohn's disease - Inspire
 
Bệnhmệt mãn tính (Chronic fatigue)
- How to cure fatigue which chakra - Quora
- Chronic Fatigue Syndrome - Carol Ritberger's
- Chronic Fatigue and Chakras - Conquering Fear Spiritually
 
Bệnhnhãn áp (Glaucoma)
- Glaucoma - Pranic Healing - Energy Gates Qigong
- Heal Glaucoma Naturally- Glaucoma Frequency ... 
- The Chakra System Part 6: The Third Eye Chakra » Paul ...
 
Bệnh mất ngủ(Insomnia)
- Working with chakras for better sleep
- Deep Sleep Meditation Music for Insomnia: Sleeping Music 
 

Bài đọc thêm

1/. Tần số Solfeggio – Khám phá và phát triển. 

Tần số Solfeggio là một loạt 6 loại âm nhạc điện từ mà các nhà sư Gregorian nói rằng họ đã sử dụng nó trong khi thiền đinh. Tần số Solfeggio được tái khám phá vào năm 1974 bởi Tiến sĩ Joseph Puleo. Theo ông, tần số Solfeggio được cho rằng có khả năng thâm nhập sâu vào ý thức và tiềm thức, kích thích sự tự chữa lành bên trong.
joseph-s-puleo
Tiến sĩ Joseph Puleo
Tiến sĩ Puleo đã trực tiếp nghiên cứu lại những tần số chữa bệnh này trong Book of Numbers (một cuốn sách trong Hebrew Bible), sử dụng một tập hợp những phương pháp số để giải sáu mã lặp đi lặp lại mà ông tìm thấy. Kết quả của sự khám phá này có tên tần số Solfeggio (Solfeggio frequencies).
Tần số solfeggio được cho là tần số ban đầu được các nhà sư Gregorian sử dụng khi họ hô vang bài thánh ca Trung cổ về John the Baptist. Tuy nhiên, vào thế kỷ 11, nhà soạn nhạc người Ý là Guido d’ Arezzo là người đầu tiên áp dụng thay thế "Ut" bởi "Do", và Jean-Marie Leclair, một nhạc sĩ người Pháp của thế kỷ 17, thêm "Si" vào chú thích thứ bảy về quy mô, để hoàn thành bộ nốt nhạc ngày nay"
  
Guido d’ ArezzoJean-Marie Leclair
Nhà vật lý học, nhà phát minh, và kỹ sư điện Nikola Tesla đã từng nói, “Nếu bạn chỉ biết được độ lộng lẫy của 3, 6 và 9, thì bạn sẽ nắm giữ chìa khoá của vũ trụ”. Điều thú vị là “Ba con số được nhắc tới này lại chính là 3 số tạo thành sự rung rinh của sáu Tần số Solfeggio”.
Tiến sĩ Candice Pert cho biết: "Năng lượng và rung động đi đến mức phân tử. Chúng ta có 70 thụ thể khác nhau trên các phân tử và khi rung động và tần số đạt đến mức đó thì chúng bắt đầu rung chuyển".  Những tần số ban đầu dường như đã bị 'mất' qua nhiều thế kỷ nhưng gần đây đã được khám phá lại.           
Dưới đây là những tần số Solfeggio:
1/. UT – 396 Hz – Tần số âm thanh này giúp biến sự đau khổ thành niềm vui, cảm giác tội lỗi thành sự tha thứ. Tần số này giúp những người đang phải đấu tranh với những cảm giác như:  tội lỗi, nỗi sợ hãi và đau buồn. Đây là giai điệu rất nền tảng và thanh lọc: Hỗ trợ giải phóng tội lỗi và sự sợ hãi.
VIDEO:Solfeggio 396 Hz | Cleanse Fear & Negative Blocks ➤ Brainwave Yoga Zen Meditation Music
2/. RE – 417 Hz – Tần số âm thanh này giúp xóa bỏ phiền hà và loại bỏ sự tắc nghẽn nơi tiềm thức là những suy nghĩ tiêu cực và các thói quen có hại:  Giúp tạo điều kiện thay đổi và hoàn tác.
VIDEO:417 Hz | Wipes out all the Negative Energy | 9 Hours
3/. MI – 528 Hz – Tần số âm thanh này giúp kích thích tình yêu, khôi phục trạng thái cân bằng bên trong, sửa chữa DNA.  Âm thanh “MI” thường được coi là “tần số tình yêu”. Sự rung động âm thanh này cũng được cho là trung tâm của sự sáng tạo:  Hỗ trợ sửa chữa DNA.
VIDEO:528Hz - Whole Body Regeneration - Full Body Healing | Emotional & Physical Healing
4/. FA – 639 Hz – Tần số âm thanh này giúp tăng cường mối quan hệ  gia đình và gắn kết cộng đồng.Rung động âm thanh làm tăng sự hiểu biết, khoan dung, hòa hợp giữa các cá nhân và sự đồng cảm. Nếu bạn đang vật lộn trong công việc hoặc mối quan hệ cá nhân của mình, tần số âm thanh này có thể giúp bạn tạo ra sự hài hòa hơn:  Giúp kết nối / hỗ trợ trong các mối quan hệ.
VIDEO:639 Hz | Attract & Manifest Love | Harmonize Relationships | Attracting Love & Positive Energy
5/. SOL – 741 Hz – Tần số âm thanh này giúp làm sạch cơ thể khỏi tất cả các loại chất độc. SOL là tần số được cho là giúp giải độc cơ thể khỏi tất cả các loại chất gây ô nhiễm (virut, nấm, vi khuẩn, điện từ). Rung động âm thanh này cũng được cho là hữu ích khi cố gắng giải quyết các vấn đề vì nó sẽ làm tăng sự rõ ràng về mặt tinh thần: Đánh thức trực giác.
VIDEO:741 Hz ◈Solfeggio Sleep Music ◈HELPS IN TOXIN RELEASE | Deep Sleep Meditation Music
6/. LA – 852 Hz – Tần số âm thanh này giúp đánh thức trực giác và giúp bạn trở lại sự cân bằng tinh thần.Âm thanh này cũng giúp bạn thấy ra ảo ảnh và khám phá ra chân lý cao nhất, giúp bạn giao tiếp cởi mở hơn:  Giúp trở lại trật tự tinh thần.
VIDEO:852 Hz - LET GO of Fear, Overthinking & Worries | Cleanse Destructive Energy | Awakening Intuition
Mỗi một âm tiết mô tả Tần số Solfeggio đều được lấy từ đoạn đầu của bài thánh ca thời Trung cổ ca tụng thánh St. John the Baptist, đó là Ut queant laxis – Resonare fibris – Mira gestorum – Famuli tuorum – Solve polluti – Labii reatum.  Bản dịch theo nghĩa đen từ tiếng Latin là “So that your servants may, with loosened voices, resound the wonders of your deeds, clean the guilt from our stained lips, O Saint John.”
Tần số Solfeggio được sử dụng trong hơn 150 bài hát theo tiếng Gregorian, và được cho rằng có thể giúp tăng cường sự rung cảm về mặt tinh thần của bạn khi nghe. Mỗi giai điệu Solfeggio giúp loại bỏ các lớp tiêu cực và tắc nghẽn về mặt năng lượng.
Nhiều người mô tả khi nghe những âm thanh này họ cảm giác như tâm trí được dịu đi, cảm hứng xuất hiện, được thanh tẩy, thậm chí giúp họ hiểu biết rõ ràng về những vấn đề trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, có nhiều người khác khi nghe tần số Solfeggio có thể bị đau đầu hoặc bị những cảm xúc trấn áp như sự tức giận dâng lên hoặc mệt mỏi (queasy: buồn nôn, nôn nao) do phản ứng sự không phù hợp tần số của rung động. Vì vậy, hãy thử lắng nghe và trải  nghiệmnhững âm thanh nào khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng và những âm thanh nào khiến bạn khó chịu.         
Tiến sĩ Leonard Horowitz đã dành ba năm nghiên cứu sáu tần số này. Ông và Joseph Puleo đã sáng tác một cuốn sách có nhan đề “Healing Codes for the Biological Apocalypse”. Trong cuốn sách, Horowitz nói rằng tần số Solfeggio là: " Một loạt rất độc đáo của các mã Kinh Thánh mới, có liên quan đến âm nhạc cổ đại và vật lý sáng tạo, đã được phát hiện bởi một bác sĩ ở Clark Fork, Idaho. Sự phát hiện mới được tìm thấy trong cuốn Sách số, bao gồm mã tần số điện toán học cho phép các chuyên gia sửa chữa DNA bị hư hỏng - bản thiết kế di truyền của cuộc sống ".     
Thử nghiệm của Glen Rein cho thấy âm nhạc có thể cộng hưởng với DNA người, nhưng nhạc rock và nhạc cổ điển không ảnh hưởng đến DNA,.
Ngay cả trong các nền văn hoá cổ đại, sức mạnh của sóng âm được cho là có ảnh hưởng đến cơ thể người. Shaman sử dụng tụng kinh và đánh trống để tập trung tinh thần và thể chất của họ. Tóm lại, họ tạo ra và sử dụng âm nhạc thiêng liêng để chữa lành. Con người hiện đại, cho đến gần đây, đã quên mất sức mạnh của âm thanh, cho đến khi Dr Barber, Horowitz và Puleo "khám phá lại" nó. Cùng với khám phá này, các nghiên cứu bổ sung do tiến sĩ Horowitz tiến hành đã phát hiện ra ba tần số khác của Solfeggio, đó là: 
174 Hz     285 Hz      963 Hz
  
Các tần số theo chuẩn Solfeggio
Hầu hết mọi người đều quen thuộc với ngôi sao của David sử dụng hai hình tam giác ngược nhau. Nếu một người sử dụng cách tiếp cận tương tự cho ba hình tam giác chồng chéo nhau (không có sự đảo ngược) và không gian chúng cách nhau, một số mối quan hệ tuyệt vời xuất hiện. Định hướng một tam giác với một trong các điểm ở 0 độ hoặc Bắc, ghi nhãn 396 Hz. Ghi nhãn điểm kế tiếp 414 Hz, 528 Hz tiếp theo và cho đến khi bạn đã sử dụng cả sáu tần số. 
Để hoàn tất việc ghi nhãn, cần có thêm ba số. Tuy nhiên, bản gốc sáu có một mô hình. Bất kỳ số nào được nối bằng một đường dây, ví dụ 396 và 639 có một mẫu. Lưu ý rằng nếu bạn lấy 396 và di chuyển số 6 từ cuối số để cầu xin, bạn sẽ có được 639. Nếu bạn làm lại lần nữa, 639 trở thành 963. Đặt con số đó vào tam giác để hoàn thành nó. Sau đó chuyển sang tam giác kế tiếp và áp dụng cùng một quy trình và bạn sẽ có hai tần số cuối cùng là 174 và 285.    

Chọn một số từ sơ đồ ở trên. Lấy chữ số cuối cùng của số và di chuyển nó lên phía trước để lấy số tiếp theo trong hình tam giác của nó ...... 396, 639, 963 174, 417, 741 285, 528, 852 ... và bạn nhận được tất cả các âm. 
Có nghiên cứu cho rằng Solfeggio 963 Hz kích hoạt tuyến yên (pineal gland) với âm thanh kỳ diệu tinh khiết ...
Xem thêm:
-6 Powerful Solfeggio Frequencies that Raise Your Vibration
- SOLFEGGIO FREQUENCIES and the Gregorian monks
- Solfeggio Frequencies with Tibetan Monk OM Chant
- 396 Hz Buông Bỏ Nỗi Sợ Hãi Xoá Bỏ Các Khối Âm Marimba ...
- Solfeggio 396 Hz Trao Quyền Lực Cho Mục Tiêu Của Bạn | Âm Thanh ...
 
VIDEO
- 396 Hz Solfeggio Music - YouTube
- 396 Hz Archives - Healing Frequencies Music
- Liberating Solfeggio frequency: 396 Hz, Releasing Guilt & Fear ...
- 8 Hours Meditation & Sleep Music-Liberation-396 Hz - YouTube
- Quent Laxis; Music & Solfeggio 396 Hz & binaural beats - YouTube
- Peaceful Music for Deep Meditation | 396 Hz Music Removal Fear ...
- 15 min 396 Hz 639 Hz 963 Hz Calm & Romantic Music for Massage ...
- Solfeggio 396 Hz | Cleanse Fear & Negative Blocks Brainwave Yoga ...
- 396 Hz Solfeggio Sleep Music Cleanses Fear Negative Blocks | Deep ...
 
- 528 hz DNA Healing/Chakra Cleansing Meditation/Relaxation Music ...
- 528Hz | Repairs DNA & Brings Positive Transformation | Solfeggio ...
- 528Hz + 396Hz | Angelic Healing Music | 9 Hours - YouTube
- 528HZ Music: Repairs DNA & increases live energy, healing ...
- 528 Hz Frequency And Your DNA | Attuned Vibrations
- 432Hz vs. 528Hz | Attuned Vibrations
 
- 528Hz | Phép Lạ | Tần Số Chữa Bệnh Được Biết Đến Để Sửa Chữa ...
- Solfeggio 528 Hz Phép Lạ Giai Điệu Tần Số Tình Yêu |Âm Thanh Kỳ ...
- 528 Hz và 432 Hz - Miracle và chữa bệnh (âm nhạc, độ rung, tiếng ồn ...
- Solfeggio 741 Hz Loại Bỏ Chất Độc Và Âm Tính Thiền Định Âm Nhạc
- Solfeggio 963 Hz Kích Hoạt Tuyến Yên | Âm Thanh Kỳ Diệu Tinh Khiết ...
 
2/. Tần số hòa nhạc (concert pitch)
Mỗi nốt nhạc có thể có nhiều cao độ khác nhau. Trong âm nhạc, người ta dùng thuật ngữ đó là concert pitch, có ý nghĩa cận với tần số âm thanh, cho nốt có cao độ làm mốc, để các nhạc cụ có thể chỉnh dây cho phù hợp. Concert pitch thay đổi theo thời kỳ lịch sử với những âm tần khác nhau. Ngày nay concert pitch được quy định là nốt La với tần số là 440 Hz.
 
Pitch (music) - Wikipedia
Cao độ (âm nhạc) – Wikipedia tiếng Việt 
Xem:Sound and Music : Frequency and Pitch 
      [Sound èFrequency; Music èPitch]
4.1. Sự ra đời của tần số hòa nhạc.
Trước thế kỷ 19, người ta không có một quy chuẩn nào cho concert pitch. Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có concert pitch khác nhau. Ngay cả trong một thành phố, concert pitch cũng khác nhau. Để âm quy chuẩn không bị thay đổi quá nhiều, người ta đã sử dụng âm thoa (fork, tuning fork) để kiểm soát điều này. Tuy thế, tần số âm thoa cũng khác nhau như năm 1740 nốt La = A = 422.5 Hz và 1780 thì là 409 Hz. Con đường gian nan này vẫn chưa dừng lại. Đến năm 1815, nhà hát Dresden đưa ra âm thoa tần số A = 423.2 Hz, nhưng đến năm 1826 chỉnh lại thành A = 435 Hz.
Đến năm 1859, chính quyền Pháp ban hành luật về concert pitch với tần số A = 435 Hz. Đây là lần đầu tiên người ta chính thức quy chuẩn hoá concert pitch. Người Anh trong thế kỷ 19 đã có những động thái quy chuẩn hoá A = 452 Hz sau đó thay đổi lại thành A = 439 Hz vào năm 1896. Tuy nhiên, concert pitch này gây trở ngại cho ca sĩ như tenor Sims Reeves. Hội nghị Stuttgart năm 1834 đề nghị sử dụng A = 440 Hz dựa trên những nghiên cứu của Scheibler. Vào năm 1939, một hội nghị quốc tế được tổ chức với đề nghị sử dụng A = 440Hz làm concert pitch. Pháp vẫn giữ âm concert pitch = 439 nhưng vấp phải nhiều phản đối bởi 439 là số lẻ khó có thể lên dây dễ dàng được.
4.2. Quy định về tần số hòa nhạc hiện nay.
Năm 1953, người ta đã thiết lập chuẩn quốc tế ISO với nốt A = 440 Hz để thống nhất các cao độ khác nhau được sử dụng trước đây trong âm nhạc. Tuy nhiên, một số nơi vẫn lại có concert pitch riêng dù không quá khác biệt. Dàn giao hưởng New York dùng A = 442 Hz. Hầu như các dàn giao hưởng hiện đại tại Đức, Áo và những quốc gia như Nga, Thuỵ Sĩ và Tây Ban Nha đều chỉnh A = 443 Hz. Dàn nhạc giao hưởng Boston chỉnh A = 441 Hz. Những dàn nhạc chuyên về nhạc thời kỳ Baroque thống nhất sử dụng tần số chuẩn là A = 415 Hz. 

4.3. Tần số 432: 
Một số giả thuyết thú vị cho rằng nhạc theo quy chuẩn concert pitch với tần số 432 Hz và tần số Solfeggio 528 Hz, có khả năng thanh lọc cơ thể,hoàn thiện hơn, an lành hơn như được trình bày sau.
1/.-Học giả âm nhạc Maria Renold, trong sách Quãng, gam, tông và cao độ hòa nhạc đã miêu tả cách bà thử nghiệm các hiệu ứng khác nhau trên người nghe từ các tần số 440 Hz và 432 Hz. Bà đã hỏi hàng nghìn người ở nhiều quốc gia khác nhau trong 20 năm qua để đánh giá cảm nhận của người nghe đối với mỗi tần số.Bà nói 90% số người thích tần số 432 Hz.  Khi được yêu cầu miêu tả nó, họ sử dụng các từ như “hoàn thiện, chính xác, thanh bình và chói sáng”. Ngược lại, họ miêu tả tần số 440 Hz như những thanh âm “không thoải mái, ngột ngạt, và thiển cận”.Tuy nhiên, Renold nói rằng thí nghiệm của bà chỉ có hiệu quả với các nhạc cụ phi điện tử, còn các thí nghiệm bà tiến hành với các thanh âm được tạo ra bởi nhạc cụ điện tử đều thất bại.

2/.-Việc chuyển đổi sang tần số 432 Hz đã được một số nhân vật có tên tuổi ủng hộ, bao gồm ca sĩ opera giọng nam cao người Ý Luciano Pavarotti và giọng nữ cao Renata Tebaldi. Việc hát ở mức tần số này được cho là sẽ đặt ít áp lực hơn lên các dây thanh âm của ca sĩ.

3/.-Giáo sư Dussaut tại Conservatoir de Paris đã tổ chức một cuộc trưng cầu chữ ký của 23.000 nhạc sĩ người Pháp để ủng hộ việc bảo tồn chuẩn La 432 Hz  nhằm giữ gìn sự hòa hợp âm nhạc với sự rung động tự nhiên của vũ trụ.

4/.-Với giả thuyết cho rằng mức tần số 432 Hz có một tác động tích cực đối với nước, nên cũng có một tác động tích cực đối với cơ thể chúng ta, vì cơ thể có nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể người. Theo đó, John Stuart Reid đã phát triển một loại dụng cụ gọi là CymaScope, được sử dụng trong một lĩnh vực nghiên cứu gọi là cymatics. Trang web chính thức của CymaScope miêu tả cymatics là “Ngành khoa học âm thanh hữu hình”.
Trang web tiếp tục: “Dựa vào nguyên lý cho rằng khi âm thanh tiếp xúc mới một tấm màng như da hay bề mặt nước, nó sẽ in dấu một mô thức năng lượng vô hình. Nói cách khác, sự dao động mang tính chu kỳ trong mẫu âm thanh sẽ được chuyển đổi và trở thành các gợn sóng nước định kỳ, tạo ra các mô thức hình học tuyệt đẹp, hé lộ lĩnh vực từng được ẩn giấu của âm thanh”.
VIDEO:   
- HISTORY OF PITCH: 440hz vs 432hz
- Cymatics experiment tonoscope 432-440Hz
Reid đã thử nghiệm hiệu ứng của nốt La = 432 Hz trên nước với CymaScope theo yêu cầu của Brian T. Collins người ủng hộ tần số 432 Hz.  Collins đã công bố phản hồi của Reid như sau: “Tần số 432 Hz xuất hiện như một hình tam giác mỗi lần chúng tôi tạo ảnh nó. Chúng tôi nghĩ rằng có gì đó không đúng với CymaScope nhưng sau khi thử hơn 1 tiếng đồng hồ chúng tôi đã đi đến kết luận rằng số 3 có lẽ có liên hệ nào đó với tần số 432 Hz”.
Đối với tai nghe của một người bình thường, thật sự khó phân biệt được sự chênh lệch giữa 432 Hz và 440 Hz. Tuy nhiên tác động của hai tần số này trên một cơ thể sinh học chắc chắn là khác nhau (dù có nghe thấy hay không). Đề nhìn thấy trực tiếp sự khác biệt của hai tần số 432 và 440, người ta có thể dùng các thí nghiệm cymatic. Ví dụ cho hai tần số này tác dụng lên cùng một giọt nước rồi dùng một kỹ thuật để chụp lại sự khác biệt đó.  Cymatics cho thấy các mô thức được tạo ra bởi tần số 432 Hz mang nhiều tính thẩm mỹ hơn so với được tạo ra bởi tần số 440 Hz.

Hình ảnh biểu thị tần số 432 Hz (trái) và 440 Hz (phải).
       
5/.-Nghiên cứu thần kinh học về tai trong cho biết rằng mỗi bát âm (octave) được giải mã ở cùng một vị trí, trên những lớp khác nhau trong ốc tai. Ngược lại chỉ có ốc tai mới cảm nhận được các bát âm. Nếu cấu trúc tai trong không phải là hình xoắn ốc, thì sẽ không có bất cứ một bát âm nào cả. Ốc tai còn được xem là có dạng hình xoắn ốc có cấu trúc theo tỉ lệ toán học, thể hiện bởi dãy số gọi là Fibonacci. Cấu trúc này giúp con người giữ thăng bằng và cảm nhận tư thế trong không gian.
Nghiên cứu còn cho thấy rung động ở tần số 432Hz phù hợp với tỷ lệ vàng của vũ trụ Phi (Φ,φ)  = 1,6180339887 …) được cho là con số phù hợp với mô hình toán học thể hiện trong tự nhiên. Rung động ở tần số 432Hz thống nhất các tính chất của ánh sáng, thời gian, không gian, vật chất, lực hấp dẫn, từ trường với sinh học, mã DNA và ý thức con người. Khi các nguyên tử và DNA của chúng ta bắt đầu cộng hưởng trong sự hài hòa với các mô hình xoắn ốc của thiên nhiên, thì cảm giác được hòa nhập với thiên nhiên của con người được gia tăng mạnh mẽ (đọc thêm về Dãy số Fibonacci).

Số 432 cũng phản ánh tỷ lệ Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cũng như sự tiến động của điểm phân, Kim Tự Tháp, Stonehenge, Sri Yantra…
Hình ảnh có liên quan
Luân xa với tần số hòa nhạc và phổ ánh sáng phân bố theo dãy số Fibonacci hình xoắn ốc

Những người yêu thích âm nhạc và nhạc sĩ đã nhận thấy khi âm nhạc được điều chỉnh về tần số 432 Hz thì nó không chỉ đẹp hơn và hài hòa với đôi tai, mà còn dẫn đến trải nghiệm bên trong cơ thể, cụ thể ở cột sống và trái tim. Trong khi đó âm nhạc điều chỉnh trong 440 Hz được cảm nhận như là một trải nghiệm đến từ bên ngoài. Ngoài ra, họ cũng cho rằng âm nhạc 432 Hz có vẻ như là không ở một chỗ cố định nào hết, nó có thể bao phủ tràn ngập toàn bộ một căn phòng, trong khi 440Hz được cảm nhận như phát ra với hướng (directional) nhất định hoặc có đặc tính tuyến tính (linear). 

6/.-Có lý thuyết cho rằng tần số của hành tinh trái đất là 8 Hz. Sóng Alpha của não bộ, trong trạng thái thư giãn sâu, là sóng cũng vào khoảng 8 Hz.  Theo đó, chuẩn 432 (8x54) phù hợp hơn so với 440. Bảng bên dưới cho thấy mối liên hệ giữa độ dài sóng của ánh sáng, màu sắc với tần số của âm nhạc v.v... Chú ý đến phổ màu mà mắt thấy được (visible spectrum) từ đỏ đến tím.  Ta thấy, nếu chọn La = 432 thì màu tương ứng của nó là màu orange rõ rệt, tương quan với độ nhạy quang phổ, trong khi tần số A = 440 Hz không có.
Nếu cho rằng sự hài hòa trong các tần số âm nhạc có thể tác động sâu vào cơ thể, thì tại sao không tin đến khả năng làm dịu thần kinh, phục hồi năng lượng tế bào có tính chữa lành của âm nhạc! Thế là đã có phong trào dùng âm thanh để tạo các trạng thái tâm trí và tâm lý nhất định nào đó và nhất là phong trào đưa âm nhạc vào trị liệu y học!Nói chung, những tác động của âm nhạc hay những tần số đặc biệt của âm thanh vào DNA, tế bào, cơ thể, ý thức và sự sống, chưa có được những xác minh chắc chắn có tính khoa học.  Nhưng rõ ràng hiện đang có một phong trào rất lớn, đổ xô khai thác những hiểu biết mới về âm nhạc với La chuẩn = 432.
Xem thêm:
- Âm nhạc ở mức 432 Hz: Một tần số rung động thần thánh? - Đại Kỷ ...
- Nhạc cổ điển có ích cho não bộ, còn nhạc sàn, nhạc rock… thì sao ...
- Tần số 432 Hz thực sự ảnh hưởng tích cực đối với cơ thể? - Tinh Hoa
- Tiến Hóa Tâm Linh: Giới thiệu về nốt LA 432 Hz
 
VIDEO
- 432 Hz vs 440 Hz

- 440 Hz Vs 432Hz! ➠TEST YOURSELF
- The Ultimate Test:440 Hz vs 432 Hz
- 5 things we know about 432 Hz VS 440 Hz #432Hertz #MKUltra
- The Ultimate 432Hz VS 440Hz | CONSPIRACY + Comparison
 
- 432Hz | Âm Nhạc Chữa Bệnh Giai Điệu Kỳ Diệu Để Nâng Cao Rung ...
- 432 Hz - Deep Healing Music for The Body & Soul -DNA Repair ...
- 432 hz DNA Healing/Chakra Cleansing Meditation/Relaxation Music ...
- 432Hz | Healing Music | Derived from Cosmos | 8 HOURS - YouTube
- The secret behind 432Hz tuning | Attuned Vibrations
- Healing Benefits of Music tuned to 432 Hz (Music of Nature ...
- 5 Reasons To Consider Tuning To 432Hz For Meditation Music
- 432hz Healing - 432Hertz
- 432 hz Music - Home| Facebook
- The 432Hz “Miracle Tone” – Raise Your Vibration With This Healing ...

- 432 Hz Classical Music
 
 
3./ Đạo gì? - Luân xa (trang 127-:-142)– Thích Trí Siêu.
[Xin xem: Sách“Đạo gì?” của tác giả Thích Trí Siêu trên Liên Phật Hội]

Luân xa tiếng Phạn là chakra, nghĩa là bánh xe hay vòng tròn xoay quanh trục của nó. Luân xa là những nhà máy thâu và phát năng lượng (centrale d'énergie). Trong Yoga của Ấn Ðộ Giáo nói chung có bốn loại:
1. Karma Yoga.
2. Bhakti Yoga.
3. Jnana Yoga.
4. Raja Yoga.

Yoga có nghĩa là trở về hợp nhất với một đối tượng. Trong Ấn Giáo, hành giả Yogi tìm sự hợp nhất với Brahma (Phạm thiên) hay Thượng Ðế.

Trong Karma Yoga, hành giả làm tất cả hành động bất vụ lợi, đây là con đường của phục vụ và xả thí nhằm trừ bỏ tiểu ngã hay phàm ngã để trở về với Ðại ngã hay Chân ngã.
Trong Bhakti Yoga, hành giả hướng hết tâm trí về Thượng Ðế qua sự sùng kính lễ bái, tụng niệm kinh chú. Qua sự tín tâm như vậy họ mong nhập một với Thượng Ðế.
Trong Jnana Yoga, hành giả tìm sự giải thoát qua trí huệ, qua sự nghiên cứ kinh điển Veda, suy tư quán chiếu về tự tánh.

Trong Raja Yoga, hành giả tập làm chủ cả thân và tâm qua sự tu tập tám bộ môn hay tám nhánh: yama, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana và samadhi.
Ngày nay ở Âu Châu, người ta hay tập Hatha Yoga, môn này là một phần nhỏ của Raja Yoga, nó bao gồm hai nhánh: asana là những tư thế luyện thân và pranayama là phép luyện hơi thở để thanh lọc các đường Kinh (nadi), trong đó có ba kinh quan trọng (đã nói ở trước).

Trong Phật Giáo cũng chia hành giả làm ba loại:

1. Trí huệ Bồ Tát (pannadhika, pali). Vị này chú trọng phát triển trí huệ và thực hành thiền định nhiều hơn là nhiệt thành với những hình thức lễ bái cúng dường bề ngoài.

2. Tín đức Bồ Tát (saddhadhika). Vị này đặt trọn niềm tin nơi hiệu lực của tâm thành. Tất cả những hình thức lễ bái thờ phượng là sở trường của ngài.

3. Tinh tấn Bồ Tát (Viriyadhika). Vị này luôn luôn tìm cơ hội để phục vụ kẻ khác. Không có gì làm cho Tinh tấn Bồ Tát hoan hỷ bằng tích cực phục vụ. Ðối với ngài, làm việc là hạnh phúc, hạnh phúc là làm việc.
Qua hai sự xếp loại trên, ta thấy có sự tương đồng giữa:
* Trí huệ Bồ Tát và hành giả Jnana (Jnana Yogi)
* Tín đức Bồ Tát và hành giả Bhakti (Bhakti Yogi)
* Tinh tấn Bồ Tát và hành giả Karma (Karma Yogi).

Có nhiều Phật tử quan niệm rằng Yoga là ngoại đạo, không nên pha lẫn với Phật Giáo. Theo tôi Yoga là một môn khoa học như toán, lý hóa, điện tử, v.v... nó không phải là một tôn giáo, không phải là sở hữu của Ấn Giáo, ai cũng có thể tập được hết. Võ Thiếu Lâm đức Phật đâu có dạy, sao các Sư chùa Thiếu Lâm lại tập? Máy vi tính đâu phải là phát minh của Phật Giáo, sao ngày nay chùa viện nào ở Âu Mỹ cũng dùng?

Trong Anuttara-Yoga-Tantra của Mật Giáo Tây Tạng cũng nói nhiều về ba kinh (Sushumna, Ida, Pingala) và luân xa (chakras), nhưng chỉ đề cập tới bốn thay vì bảy luân xa.
Xin kể sơ lược về bảy luân xa, sau này nếu có dịp tôi sẽ viết nhiều hơn về chi tiết.

Có bảy luân xa chính nằm dọc theo đường kinh trung ương Sushumna từ dưới xương cùng lên tới đỉnh đầu.

1. Luân xa thứ nhất: Muladhara chakra (sanskrit).
Vị trí nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, tương đương với huyệt Hội Âm của châm cứu học. Nó được biểu hiện bằng một bông sen bốn cánh màu đỏ, chủng tự tiếng sanskrit của nó là LAM. Luồng hỏa hầu Kundalini nằm phục ở đây. Hành giả Yogi khi thành tựu phép quán tưởng luân xa này, sẽ làm chủ được địa đại, tiêu trừ nghiệp quá khứ, biết được ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, thọ hưởng niềm hoan lạc tự nhiên.
           
2. Luân xa thứ hai: Svadhisthana chakra.
Vị trí nằm dưới rốn chừng bốn ngón tay, tương đương với huyệt Quan nguyên, biểu hiện bằng bông sen sáu cánh màu cam, chủng tự là VAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này sẽ làm chủ được thủy đại và các giác quan, biết được cảnh Trung giới (monde astral). Tham ái, giận hờn, ngã mạn, ganh tỵ và các phiền não khác đều được tiêu trừ. Vượt thoát tử thần.

3. Luân xa thứ ba: Manipura chakra.
Vị trí ở giữa rốn và xương ức (sternum), tương đương với huyệt Trung quản. Biểu hiện bằng bông sen mười cánh màu vàng, chủng tự là RAM. Người Yogi thành tựu phép quán luân xa này sẽ làm chủ hỏa đại, không còn sợ lửa thiêu đốt, hoàn toàn thoát khỏi bệnh tật.

4. Luân xa thứ tư: Anahata chakra.
Vị trí ở giữa ngực, tương đương với huyệt Ðản trung. Biểu hiện bằng bông sen mười hai cánh màu xanh lá cây, chủng tự là YAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này, làm chủ phong đại, tùy ý bay lượn trong không gian hoặc chui nhập vào thân người khác, đầy đủ đức tính của chư thiên và tình thương vũ trụ.
           
5. Luân xa thứ năm: Visuddha chakra.
Vị trí ở ngay dưới cổ, tương đương với huyệt Thiên đột. Biểu hiện bằng bông sen mười sáu cánh màu xanh da trời. Chủng tự là HAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này sẽ làm chủ không đại, thân thể không bao giờ tàn hoại, ngay cả khi thế gian bị tiêu diệt, đạt được trí huệ thông suốt bốn kinh Veda và ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.

6. Luân xa thứ sáu: Ajna chakra.

Vị trí ở giữa hai chân mày nơi mà huyền môn thường gọi là con mắt thứ ba, tương đương với huyệt Ấn đường. Biểu hiện là bông sen hai cánh màu xanh nước biển, chủng tự là A. Thành tựu phép quán luân xa này, người Yogi tận trừ nghiệp quá khứ, trở thành người hoàn toàn giải thoát ngay trong hiện đời, đạt được tám phép thần thông (siddhi) và ba mươi hai phép phụ.

7. Luân xa thứ bảy: Sahasrara chakra.

Vị trí ngay trên đỉnh đầu, tương đương với huyệt Bách hội. Biểu hiện bằng bông sen ngàn cánh màu tím, trắng, vàng. Chủng tự là OM. Khi luồng hoả hầu Kundalini chạy lên tới đây, hành giả Yogi nhập một với Thượng Ðế, trở thành một bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Ðây là mục đích tối hậu của mọi hành giả yogi.
Sự trình bày bảy luân xa ở trên thuộc truyền thống kinh điển Tantra. Ngoài ra theo tâm lý học và tâm thể học thì mỗi luân xa liên quan đến một loại cảm xúc (émotion) và sự vận hành của các tuyến nội tiết (glande endocrine) trong cơ thể.

Như đã nói ở trước, luân xa là nhà máy thâu phát năng lượng. Thâu hút năng lượng trong vũ trụ thiên nhiên rồi phát ra nuôi dưỡng các thân (thô và tế). Nơi người khỏe mạnh bình thường, bảy luân xa này đều hoạt động đúng mức, không nhanh không chậm, không nghẽn tắc. Nhưng khi bị xúc động mạnh về tình cảm hoặc uất ức đè nén cảm xúc, hoặc bị tai nạn xúc chạm mạnh nơi thân thì các luân xa có thể bị tổn thương, hoạt động bất thường, chiều quay lệch lạc. Từ đó cơ thể mất dần năng lượng, Ðông-Y gọi giai đoạn này là khí huyết không thông. Ta có thể đi châm cứu, uống thuốc bổ, nhưng đó chỉ là gỡ gạc một phần nào thôi, không thể tái lập quân bình hoàn toàn được, vì vết thương nằm sâu nơi luân xa. Lý thuyết âm dương, ngũ hành, kinh mạch của Ðông-Y đã được du nhập Phật Giáo, trong giới Tăng sĩ đã có những danh y như Tuệ Tĩnh thiền sư (thế kỷ 14) và gần đây là Thượng Tọa Thích Tâm Ấn. Tăng Ni cũng có những người đi học châm cứu để cứu nhân độ thế, thực hiện lý tưởng từ bi của Bồ Tát. Nay nếu biết được lý thuyết luân xa, ta có thêm khí cụ và phương tiện cứu nhân độ thế hữu hiệu hơn nữa.

* Luân xa thứ nhất: Muladhara, chủ trì năng lượng sinh tồn (énergie vitale), nói tắt là sinh lực, ý chí vui sống. Người tu mà có tâm niệm chán đời thì vô tình làm luân xa này quay chậm lại hoặc tệ hơn nữa là quay ngược chiều khiến sinh lực ngày một thất thoát, cơ thể suy nhược, dễ sinh bệnh hoạn, và từ đó tâm hồn lại càng chán đời thêm. Tu hành như vậy có khác gì tự sát.

* Luân xa thứ hai: Svadhisthana, chủ trì năng lượng tính dục (énergie sexuelle) có tính cách sáng tạo. Ða số thường quan niệm tu là phải diệt dục, vì dục là ham muốn. Người tu không được ham muốn gì hết! Vậy quý Thầy tu có muốn chùa to tượng lớn không? Có thích đông Phật tử lui tới cúng dường không? Khỏi nói chi xa, người tu có muốn giải thoát không? Có muốn thành Phật không? Muốn Niết Bàn không? Vậy những cái "muốn" đó có phải là dục không? Khi đói muốn ăn, khát muốn uống thì đó có phải là dục không? Nếu đó là dục cần phải diệt thì chắc Thầy tu phải nhịn ăn, nhịn uống, nhịn luôn cả thở để chết đi cho rồi!

Sự ham muốn (dục) tự nó không có hại, không có tội. Hại hay không là tùy đối tượng của ham muốn. Ham muốn thể xác gọi là nhục dục, ham muốn sắc đẹp là sắc dục, ham muốn rượu chè là tửu dục, ham muốn những thứ này thường đưa đến khổ đau vì thèm khát mà không toại nguyện. Muốn tu gọi là tu dục, muốn giải thoát gọi là giải thoát dục, muốn Niết Bàn là Niết Bàn dục, những thứ dục này đâu có hại! Nhưng đa số vẫn cứ nghĩ dục là một điều xấu.

Dục là một chất liệu, một năng lực thúc đẩy mình đạt đến đối tượng hay mục đích. Nếu không "muốn" giải thoát thì làm sao tu được? Vì "muốn" sự an vui hạnh phúc của Niết Bàn, "muốn" thoát khổ luân hồi nên mới tìm Ðạo giải thoát!

Luân xa thứ hai liên quan đến hiện tượng sinh lý, nam tính và nữ tính. Là người ai mà chả có tình dục, trừ khi bạn đã chứng A La Hán. Vào tuổi dậy thì cho đến khoảng bốn mươi tuổi, luân xa này giúp cho tuyến sinh dục (glande sexuelle) hoạt động để con người tiếp nối giòng dõi. Người tu không có vợ chồng, lại thêm đè nén, dằn ép tình dục, không biết cách chuyển hóa thường khiến cho luân xa này bế tắc, từ đó dễ sinh bệnh, nhất là những bệnh về tử cung. Có lần đọc báo thấy trong một giòng nữ tu Cơ Ðốc ở Mỹ, các bà Sơ được bơi lội trong một hồ tắm. Tôi nghĩ đó là một phương tiện lành mạnh giúp cho những năng lượng tính dục sung mãn có cơ hội thoát tiết mà không cần phải qua con đường tình ái hay nhục dục.

* Luân xa thứ ba: Manipura, chủ trì sự liên quan giữa cá nhân và môi trường xung quanh. Khi cá nhân sống hòa thuận với môi trường xung quanh, biết bày tỏ tình cảm, không đè nén cảm xúc thì luân xa này quay bình thường. Nhưng khi bị ăn hiếp mà không chống trả được, phải cố nhịn dằn sự nóng giận, khi thấy điều bất công mà không nói lên được, khi lo lắng mà không dám biểu lộ ra mặt, v.v... Nói chung tất cả cảm xúc không thoát được ra ngoài mà bị giữ lại ở trong sẽ làm luân xa này bị bệnh, quay chậm lại hoặc không quay hoặc quay ngược chiều. Ở chùa các Sư Cô hay bị đau bao tử vì lo lắng mà không giải quyết được, đau gan hay túi mật vì giận mà không nói ra được, đau lưng hay thận vì bị xài xể nhiều mà không dám cưỡng lại, đau quặn ruột vì sợ hãi mà không dám cầu cứu, v.v... Nói chung tất cả triệu chứng vùng bụng đều là dấu hiệu không biết đối phó cảm xúc với môi trường xung quanh.

* Luân xa thứ tư: Anahata, là trung tâm của tình thương, nó liên quan và ảnh hưởng mật thiết với quả tim. Ở đời, là con người (hữu tình) ai cũng muốn thương và được thương, muốn yêu và được yêu, nhưng hoàn cảnh đâu dễ dàng như ý được. Mình thương người kia nhưng người kia không thương lại, thế là lòng tự ái bị tổn thương, trở nên dè dặt không dám thương ai nữa, sợ tình thương của mình bị từ khước. Cứ thế dần dần quả tim khép lại, không được tưới tẩm bởi tình thương làm cho luân xa này bế tắc. Khi luân xa này bế tắc, vùng tim không tiếp nhận được sinh khí (énergie vitale), đó là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vùng ngực như nghẹt tim, ung thư tim, ung thư vú, hen suyễn, v.v...

Bệnh tiểu đường cũng là bệnh thuộc loại tâm thể (psychosomatique) mặc dù một số bác sĩ cho đó là bệnh di truyền. Theo nhà tâm lý học Thorwald Dethlefsen, đường và những chất ngọt biểu hiện cho tình yêu và lòng trìu mến. Con nít nào mà chả cần tình thương của cha mẹ, con nít nào mà chả thích ăn kẹo ngọt. Ngay cả người lớn cũng hảo ngọt, chỉ thích được nịnh khen chứ không ưa lời nặng. Theo Y khoa hiện đại, bệnh tiểu đường là do cơ thể thiếu chất insuline, nên họ chích chất này vào bệnh nhân để điều hoà chất đường trong người. Hiện tượng đơn giản của bệnh này là cơ thể không hấp thụ được chất đường để cho nó thất thoát ra ngoài qua máu hoặc nước tiểu. Từ đó Thorwald Dethlefsen suy ra rằng người bệnh tiểu đường là người mất khả năng thương yêu, không biết hấp thụ tình thương. Người bệnh tiểu đường cũng cần tình thương như ai, nhưng không được đáp ứng lại vì chính anh ta không thể ban rải tình thương hoặc chưa học được cách thương yêu kẻ khác.

Ở chùa hình như quý Thầy lớn cũng hay mắc phải bệnh này, có lẽ vì Phật tử nấu đồ ăn cho bột ngọt nhiều quá hoặc quý ngài vô tình đã làm bế tắc luân xa thứ tư này.

* Luân xa thứ năm: Visuddha, là trung tâm của sự giao thiệp, thông tin qua lời nói. Người biết ăn nói lịch thiệp, rành mạch rõ ràng, đó là dấu hiệu luân xa này khai thông và hoạt động tốt. Khi luân xa này bế tắc, bệnh hoạn thì đương sự thường có vấn đề trong việc diễn nói về ý kiến, quan niệm hoặc tình cảm của mình như nghẹn ngào, uất ức nói không ra lời, hoặc muốn nói mà khớp hay không đủ lời đủ ý, sợ nói trước đám đông, v.v... Ðây chỉ là đại khái thôi vì còn nhiều yếu tố tâm lý khác nữa. Về bệnh nơi thân thì luân xa này liên quan đến tuyến giáp trạng (glande thyroide), nặng thì có thể bị bứu cổ, nhẹ thì viêm họng hoặc đau cứng cổ...

* Luân xa thứ sáu: Ajna, là trung tâm của ý thức, liên quan đến tuyến niêm dịch (glande pituitaire). Người làm việc tâm trí nhiều thì luân xa này được kích thích, từ đó có khả năng suy tư bén nhạy. Ngược lại khi luân xa này không khai thông thì đương sự cũng không được thông minh sáng suốt, khó phân biệt lẽ phải và lợi hại.

* Luân xa thứ bảy: Sahasrara, là trung tâm của sự hợp nhất giữa tiểu ngã và Ðại ngã, sự hợp nhất với Thượng Ðế hay sự giác ngộ hoàn toàn. Trong cơ thể nó liên quan đến tuyến tùng quả (glande pinéale), tuyến này vẫn còn mơ hồ đối với giới Y-khoa hiện đại. Nơi người thường, luân xa này hoạt động rất yếu nhưng không bế tắc. Nó là nhịp cầu nối giữa con người và Thượng Ðế, giữa đời sống vật chất vô thường và đời sống tâm linh vĩnh cửu. Nơi người biết sống cuộc đời tâm linh, luân xa này được kích thích và khai thông từ từ, giúp họ tiến bước nhanh trên đường Ðạo vì tiếp nhận được những ân huệ bên trên truyền rải xuống.

Trên đây chỉ là sơ lược về bảy luân xa chính, trong cơ thể con người còn nhiều luân xa phụ khác ở các khớp tay và chân. Ngoài luân xa, con người còn có hào quang (aura) và bảy thể xác vi tế bao quanh thân tứ đại. Giáo lý Thông Thiên Học (Théosophie) có nói đến những điều này nhưng trước kia tôi xem Thông Thiên Học như một trường ngoại đạo nên không để ý. Gần đây từ năm 95 tôi có dịp quen biết vài bạn hữu Âu Tây, trong số đó người thấy được hào quang. Ở Paris có vài nơi chụp hình hào quang qua kỹ thuật của Kirlian và tôi cũng đã tò mò đi chụp thử rồi kiểm chứng lại với bạn hữu. Từ đầu năm 96 tới nay, qua sự học hỏi và tập luyện nhằm mục đích chữa bệnh cho mình và cho người, tôi đã sờ mó được các luân xa và bốn thể vi tế trên con người. Riêng hào quang thì tôi chưa thấy được nhưng tôi có quen một anh bạn tên Martin người Canada ở Québec, là một họa sĩ và thợ uốn tóc, anh có khả năng thiên phú thấy được hào quang từ lúc còn nhỏ. Nhờ Martin mà tôi học được nhiều điều cũ lạ. Tại sao cũ lạ? Cũ là vì giáo lý về luân xa, hào quang tôi đã biết rồi nhưng chưa hề kinh nghiệm được, lạ là vì Martin thấy được và nói cho tôi nghe. Bình thường hào quang của tôi màu vàng cam, khi tôi bắt đầu tụng chú Om Mani Padme Hum thì Martin cho hay là hào quang quanh đầu tôi chuyển thành màu xanh da trời. Khi tôi tụng một bài chú khác thì hào quang cũng đổi màu. Mỗi khi tôi bắt ấn (mudra) khác nhau thì hào quang quanh tay cũng đổi màu tùy theo ấn thủ. Không những hào quang thay đổi mà luân xa liên quan đến thủ ấn cũng bị ảnh hưởng.

Qua những kinh nghiệm hợp tác với Martin và vài bạn hữu khác, vấn đề luân xa, hào quang, thể xác vi tế đối với tôi không còn là những giáo lý huyền bí hay ngoại đạo nữa mà là một chuyện hiển nhiên như việc tay tôi sờ thấy cái bàn cái ghế vậy.

Người tu Mật Tông Việt Nam tụng chú theo kiểu phát âm chữ Hán. Quý Thầy dạy tụng chú dù phát âm không đúng với tiếng Phạn (Sanskrit) nhưng nếu thành tâm tin tưởng vẫn có hiệu nghiệm. Sự hiệu nghiệm ở đây phần lớn là do lòng tin mà ra. Theo Mantra-Yoga thì sự phát âm đúng theo tiếng Phạn rất quan trọng. Tiếng Phạn, còn gọi là Phạm âm tức ngôn ngữ của chư thiên, phạm thiên, không phải là âm thanh thường, mỗi chữ đều có hiệu lực rung động riêng. Khi phát âm trúng, một Mantra (mật chú) có công năng nâng tâm thức lên bình diện cao hơn, vượt khỏi ý thức nhị biên, thể nhập vào những tầng tâm thức vi tế và từ đó tự chứng nghiệm được chân lý tuyệt đối. Ðây là một loại khoa học về âm thanh, mục đích chứng đạt chân lý chứ không phải để sai khiến quỷ thần hay cầu đảo mưa gió.


Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi !

***

Huy Thai g
ởi