Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh





LÝ TRUNG ĐẠO DIỄN NGHĨA

(MADHYAMÀ PRATIPAD)
*
Lê Huy Trứ
2/18/2016
 
Phật Giáo và nhất là Triết Học Trung Quán (Madhyamaka) đã sử dụng rất nhiều chữ để mô tả về Tuyệt Đối hoặc Thực Tại (Hiện Tại, Hiện Tượng): Vũ trụ, Lòng Bồ Đề, Tri Kiến Phật, Kỳ Tâm,  tathàgata-garbha (Như Lai Tạng),  Tathàta (chân như, như thị) , sùnyatà (không tánh), nirvàna (niết bàn), adraya (bất nhị), anutpanna (bất sanh), nirvikalpa (cõi vô phân biệt), dharmadhàtu hoặc dharmatà (bản chất của vật tồn hữu, bản thể của pháp), anabhilàpya (bất khả diễn đạt), tattva (đích thật như nó đang là), nisprapànca (không diễn tả bằng lời và không có sự đa nguyên hoặc vô hý luận), yathàbhùta (cái thực sự đang là, như thật), satya (chân lý), bhùtatathatà hoặc bhùtatà (thực tại đích thật, chân lý thật đế), aparapratyaya (thực tại mà ta phải tự thể nghiệm trong nội tâm), v.v...  
 
Tôi xin đơn giản hoá: Mỗi một chữ từ kim khẩu của Đức Thế Tôn được Ngài sử dụng thâm sâu, siêu việt, độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu để thuyết pháp trong mổi lập trường đặc định, mổi trường hợp riêng biệt với những bản chất chung cực, đã được kinh điển Phật Giáo cẩn thận ghi lại, giảng giải chính xác, đúng với tâm ý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
 
Những phân tích viên diệu dưới đây cho thấy được cái phong phú siêu việt của ngôn ngữ Phật:
 
Trong Trung Quán Phái, những giáo lý của Đức Phật giảng về paramarth-satya (Thực Tại Tuyệt Đối) được gọi là nìtàrtha (đệ nhứt nghĩa hoặc trực tiếp nghĩa), và những gì giảng về samvrti-satya thì được gọi là neyàrtha (đệ nhị nghĩa hoặc gián tiếp nghĩa, bất liễu nghĩa.) 
 
Trong kinh Giáo Thọ Ca Chiên Diên (Kàtyàyanàvavàda-sùtra,) Đức Thế Tôn đã thấu triệt cả tánh có (bhàva) lẫn tánh không (abhàva), không có và ngài cũng đã phủ nhận cả lưỡng cực đoan “có” [be] và “không” [not to be.]
 
Đức Phật thường dạy rằng chân lý không nằm trong sự cực đoan mà là trong trung đạo (madhyamà pratidad.)
 
Tôi xin giải thích theo lối suy nghĩ của khoa học hiện đại:  Chân lý không phải là một đường thẳng hình học ở giữa hai vô cực âm dương ().  Nó cũng không phải t = 0 ở chính giữa 2 vô cực như một cán cân công lý dễ cân bằng được.  Nó không ở trong lẫn ngoài, không ở bên trái hay bên phải lẫn chính giữa của hình học không gian 3 chiều.  Đơn giản, ‘tất cả’ ở trong nó.
 
Trung Quán Phái còn lấy cả ý nghĩa siêu hình (metaphysical sense) để giải thích trung đạo. Long Thọ đã bảo:
 
Kàtyàanàvavàde càstìti nàstìti cobhayam/
Pratisiddham bhagavatà bhàvàbhàvavibhàvinà//
 
(Trung Quán Tụng, XV, 7)
 
Long Thọ đã bảo cái gì trên đây? Quý vị nào biết tiếng Ấn Độ xin dịch đại cho bà con nhờ. 
 
Tôi dùng linh tính mà đoán mò: Ngài Long Thọ nói chân lý là lòng bồ đề, là tri kiến phật, là vũ trụ.  Nó không ở trong ta, ngoài ta mà chúng ta ở trong nó.
 
Khi chú giải về đoạn này, ngài Nguyệt Xứng (Candrakìrti) đã trích dẫn một đoạn văn trong kinh “Giáo Thọ Ca Chiên Diên” (Kàtyàyanàvavàda-sùtra,) mà tất cả các tín đồ Phật Giáo đã trân trọng và chấp nhận là rất giá trị.  Trong đoạn văn này Đức Phật nói với tôn giả Ca Diếp (Kàsyapa):  
 
“Ô Ca Diếp, ‘là có’ [be] là một cực đoan, ‘là không có’ [not to be] cũng là một cực đoan.  Cái được coi là trung đạo (Madhyama), thì không thể sờ thấy, không thể so sánh, không nơi chốn, không hiển hiện, không thể giải thích.  Ô, Ca Diếp, đó chính là trung đạo.  Nó là sự cảm nhận Thực Tại (bhùta pratyaveksà: Chân thật).”
 
(Minh Cú Luận, p. 118)
 
Theo tôi hiểu thì Trung Đạo không phải là Trung Đạo, là ‘ba phải,’ mà nó (tạm gọi) là Trung Đạo.  Vậy thì ra chân lý là siêu thực tại, là bất nhị phân? Long Thọ đã gọi triết học của ngài là Madhyamaka, tức “thuộc về siêu việt” (và các học giả Trung Hoa đã tạm phiên dịch là “Trung Quán.”)
 
Trở lại vấn đề trên, hình như Hiện Tượng của hiện tại là samàropa của Thực Tại?  Hay gọi cái chi chi cũng phải cứ chi chi với samàropa.  Hiện Tượng chứa đựng Thực Tại?  Tính cách che đậy (samàropa) của hiện tượng che phủ cả bản thể; khi lấy đi bức màn xạ tuyến vô minh che đậy thì Thực Tại (kỳ tâm) hiện ra, ‘nhi sinh kỳ tâm!’   Cho nên, trí tuệ không tánh (sùnyata) có mục đích giúp chúng ta lột bỏ tấm màn hoa đốm vô minh che đậy bởi ngũ uẩn này.
 
Không tánh (sùnyata) và từ bi (karunà) là 2 đặc tính căn bản của Như Lai.  Ý nghĩa chữ “không tánh” ở đây có nghĩa là bát nhã (prajnà: trí tuệ siêu việt, rốt ráo.) Vốn có sẵn không tánh hoặc bát nhã (prajnà,) cho nên Chân Như (Tathata) hoặc “Không Tánh” (Sùnyatà;) vốn sẵn có từ bi (karuna) cho nên Đức Phật Thích Ca là đấng đại từ đại bi cứu độ của tất cả chúng sanh hữu tình trong cõi Ta bà.

 
 
Nirvrttamabhidhàtavyam nivrtte cittagocare/
Anutpannànirudddhà hi nirvànamiva dharmatà//
 
(Trung Quán Tụng, XVIII, 7)
 
“Những gì không phải là đối tượng của tư tưởng, thì chắc chắn không thể là đối tượng của ngôn từ.  Khi Tuyệt Đối là bản chất của tất cả vật tồn hữu thì nó [vô thỉ vô vô chung, THL] không sanh và cũng không diệt.”   Không ‘To Be’ lẫn không ‘not to be!’ ‘Sắc bất thị không, không bất thị sắc!’ Có có không không, không không có có chớp tắt như digitals (1,0.)
 
Nguyệt Xứng (Candrakìrti) đã dẫn dụng một thi kệ (câu 43) trong “Năng Đoạn Kim Cang Kinh” (Vajracchedikà):
 
Dharmato Buddhà drastavyà dharmakayà hi nàyakàh /
Dharmatà càpyavijneyà na sà sakyà vijànitum //
 
(Minh Cú Luận, p. 195)
 
“Chư Phật được nhìn thấy trong thực tướng của pháp tánh, vì các bậc thầy chí tôn này có pháp tánh trong tự tâm của họ.  Nhưng, bản chất của pháp tánh siêu việt đối với tư tưởng và không thể lãnh hội được bằng tác dụng khái niệm.”
 
Nguyệt Xứng (Candrakìrti) cũng bảo rằng:
 
“Daramàrtho hi ayànàm tùsnìmbhàvah”
(Minh Cú Luận, p. 19)
 
“Đối với các bậc thánh giả thì tuyệt đối chỉ là sự im lặng (noble silence,) vì nó là cái gì bất khả diễn đạt, bất khả thuyết.”   Ngắn gọn, Như thị tri kiến! Bất khả tư nghì!
 
Nguyệt Xứng (Candrakìrti) đã trích dẫn một câu nói của Đức Phật:
 
Anaksarasya dharmasya srutih kà desanà ca kà/
Srùyate desyate càpi samàropàdanaksarah//
 
“Làm sao có thể diễn đạt, giáo huấn, khả truyền với ngôn từ?  Nó chỉ có thể hiểu và giáo huấn bằng samàropa (biểu tượng) mà thôi.”  Ngắn gọn, nó chỉ có thể ‘Tâm truyền Tâm!’
 
Kết luận:
 
Tại giai đoạn sau cùng của Trí Tuệ Bát Nhã (Prajnà), và trong lúc thiền định tâm trí của thiền giả trở nên vọng động rồi từ từ lắng đọng tịch mịch lại, vô sở trụ, và ngay trong sự tĩnh tịnh đó lúc mà không gian cuộn thời gian, chân lý Thực Tại (bhùta-tathàla, kỳ tâm) sẽ ‘nhi sinh.’ 
 
Tâm tui ‘noái’ cho tui đánh máy computer như rứa trong lúc tập ‘thiền...gõ computer.’  Mỗi bài gõ phím computer là một bài báo cáo của ‘thiền viết,’ từ bi hỷ xả phổ biến tới cho quý vị   Nếu quý vị có ý kiến, xây dựng hay bất ý thì cứ đánh đòn ‘tiếng gõ của 10 ngón tay’ tôi chứ chính tôi ngu muội không biết gì về Phật Pháp để thỏa mãn trả lời qúy vị vì tôi chỉ là thư ký không công của tâm lòng tôi.   Vì Tâm-Khí-Thần chưa hợp nhất, chưa đạt được Lô Hỏa Thuần Thanh, nên đôi khi thân tôi nổi loạn cũng muốn đình công không gõ tiếng gõ vô thanh nữa nhưng tâm tôi không cho phép tôi ngừng viết (mind over body!) 
 
Cho nên, đừng vội tin, ‘sở’ vào những chổ qúy vị đọc mà hãy nhìn kỹ nhưng đừng ‘trụ’ vào những chỗ mà quý vị không đọc.
 
References:
 
ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN, CHƯƠNG V, LÝ TRUNG ĐẠO (MADHYAMÀ PRATIPAD,) Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản.
(MADHYAMÀ PRATIPAD)
*
Lê Huy Trứ
 
2/18/2016
 
Phật Giáo và nhất là Triết Học Trung Quán (Madhyamaka) đã sử dụng rất nhiều chữ để mô tả về Tuyệt Đối hoặc Thực Tại (Hiện Tại, Hiện Tượng): Vũ trụ, Lòng Bồ Đề, Tri Kiến Phật, Kỳ Tâm,  tathàgata-garbha (Như Lai Tạng),  Tathàta (chân như, như thị) , sùnyatà (không tánh), nirvàna (niết bàn), adraya (bất nhị), anutpanna (bất sanh), nirvikalpa (cõi vô phân biệt), dharmadhàtu hoặc dharmatà (bản chất của vật tồn hữu, bản thể của pháp), anabhilàpya (bất khả diễn đạt), tattva (đích thật như nó đang là), nisprapànca (không diễn tả bằng lời và không có sự đa nguyên hoặc vô hý luận), yathàbhùta (cái thực sự đang là, như thật), satya (chân lý), bhùtatathatà hoặc bhùtatà (thực tại đích thật, chân lý thật đế), aparapratyaya (thực tại mà ta phải tự thể nghiệm trong nội tâm), v.v...  
 
Tôi xin đơn giản hoá: Mỗi một chữ từ kim khẩu của Đức Thế Tôn được Ngài sử dụng thâm sâu, siêu việt, độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu để thuyết pháp trong mổi lập trường đặc định, mổi trường hợp riêng biệt với những bản chất chung cực, đã được kinh điển Phật Giáo cẩn thận ghi lại, giảng giải chính xác, đúng với tâm ý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
 
Những phân tích viên diệu dưới đây cho thấy được cái phong phú siêu việt của ngôn ngữ Phật:
 
Trong Trung Quán Phái, những giáo lý của Đức Phật giảng về paramarth-satya (Thực Tại Tuyệt Đối) được gọi là nìtàrtha (đệ nhứt nghĩa hoặc trực tiếp nghĩa), và những gì giảng về samvrti-satya thì được gọi là neyàrtha (đệ nhị nghĩa hoặc gián tiếp nghĩa, bất liễu nghĩa.) 
 
Trong kinh Giáo Thọ Ca Chiên Diên (Kàtyàyanàvavàda-sùtra,) Đức Thế Tôn đã thấu triệt cả tánh có (bhàva) lẫn tánh không (abhàva), không có và ngài cũng đã phủ nhận cả lưỡng cực đoan “có” [be] và “không” [not to be.]
 
Đức Phật thường dạy rằng chân lý không nằm trong sự cực đoan mà là trong trung đạo (madhyamà pratidad.)
 
Tôi xin giải thích theo lối suy nghĩ của khoa học hiện đại:  Chân lý không phải là một đường thẳng hình học ở giữa hai vô cực âm dương ().  Nó cũng không phải t = 0 ở chính giữa 2 vô cực như một cán cân công lý dễ cân bằng được.  Nó không ở trong lẫn ngoài, không ở bên trái hay bên phải lẫn chính giữa của hình học không gian 3 chiều.  Đơn giản, ‘tất cả’ ở trong nó.
 
Trung Quán Phái còn lấy cả ý nghĩa siêu hình (metaphysical sense) để giải thích trung đạo. Long Thọ đã bảo:
 
Kàtyàanàvavàde càstìti nàstìti cobhayam/
Pratisiddham bhagavatà bhàvàbhàvavibhàvinà//
 
(Trung Quán Tụng, XV, 7)
 
Long Thọ đã bảo cái gì trên đây? Quý vị nào biết tiếng Ấn Độ xin dịch đại cho bà con nhờ. 
 
Tôi dùng linh tính mà đoán mò: Ngài Long Thọ nói chân lý là lòng bồ đề, là tri kiến phật, là vũ trụ.  Nó không ở trong ta, ngoài ta mà chúng ta ở trong nó.
 
Khi chú giải về đoạn này, ngài Nguyệt Xứng (Candrakìrti) đã trích dẫn một đoạn văn trong kinh “Giáo Thọ Ca Chiên Diên” (Kàtyàyanàvavàda-sùtra,) mà tất cả các tín đồ Phật Giáo đã trân trọng và chấp nhận là rất giá trị.  Trong đoạn văn này Đức Phật nói với tôn giả Ca Diếp (Kàsyapa):  

“Ô Ca Diếp, ‘là có’ [be] là một cực đoan, ‘là không có’ [not to be] cũng là một cực đoan.  Cái được coi là trung đạo (Madhyama), thì không thể sờ thấy, không thể so sánh, không nơi chốn, không hiển hiện, không thể giải thích.  Ô, Ca Diếp, đó chính là trung đạo.  Nó là sự cảm nhận Thực Tại (bhùta pratyaveksà: Chân thật).”
 
(Minh Cú Luận, p. 118)
 
Theo tôi hiểu thì Trung Đạo không phải là Trung Đạo, là ‘ba phải,’ mà nó (tạm gọi) là Trung Đạo.  Vậy thì ra chân lý là siêu thực tại, là bất nhị phân? Long Thọ đã gọi triết học của ngài là Madhyamaka, tức “thuộc về siêu việt” (và các học giả Trung Hoa đã tạm phiên dịch là “Trung Quán.”)
 
Trở lại vấn đề trên, hình như Hiện Tượng của hiện tại là samàropa của Thực Tại?  Hay gọi cái chi chi cũng phải cứ chi chi với samàropa.  Hiện Tượng chứa đựng Thực Tại?  Tính cách che đậy (samàropa) của hiện tượng che phủ cả bản thể; khi lấy đi bức màn xạ tuyến vô minh che đậy thì Thực Tại (kỳ tâm) hiện ra, ‘nhi sinh kỳ tâm!’   Cho nên, trí tuệ không tánh (sùnyata) có mục đích giúp chúng ta lột bỏ tấm màn hoa đốm vô minh che đậy bởi ngũ uẩn này.
 
Không tánh (sùnyata) và từ bi (karunà) là 2 đặc tính căn bản của Như Lai.  Ý nghĩa chữ “không tánh” ở đây có nghĩa là bát nhã (prajnà: trí tuệ siêu việt, rốt ráo.) Vốn có sẵn không tánh hoặc bát nhã (prajnà,) cho nên Chân Như (Tathata) hoặc “Không Tánh” (Sùnyatà;) vốn sẵn có từ bi (karuna) cho nên Đức Phật Thích Ca là đấng đại từ đại bi cứu độ của tất cả chúng sanh hữu tình trong cõi Ta bà.

 
 
Nirvrttamabhidhàtavyam nivrtte cittagocare/
Anutpannànirudddhà hi nirvànamiva dharmatà//
 
(Trung Quán Tụng, XVIII, 7)
 
“Những gì không phải là đối tượng của tư tưởng, thì chắc chắn không thể là đối tượng của ngôn từ.  Khi Tuyệt Đối là bản chất của tất cả vật tồn hữu thì nó [vô thỉ vô vô chung, THL] không sanh và cũng không diệt.”   Không ‘To Be’ lẫn không ‘not to be!’ ‘Sắc bất thị không, không bất thị sắc!’ Có có không không, không không có có chớp tắt như digitals (1,0.)
 
Nguyệt Xứng (Candrakìrti) đã dẫn dụng một thi kệ (câu 43) trong “Năng Đoạn Kim Cang Kinh” (Vajracchedikà):
 
Dharmato Buddhà drastavyà dharmakayà hi nàyakàh /
Dharmatà càpyavijneyà na sà sakyà vijànitum //
 
(Minh Cú Luận, p. 195)
 
“Chư Phật được nhìn thấy trong thực tướng của pháp tánh, vì các bậc thầy chí tôn này có pháp tánh trong tự tâm của họ.  Nhưng, bản chất của pháp tánh siêu việt đối với tư tưởng và không thể lãnh hội được bằng tác dụng khái niệm.”
 
Nguyệt Xứng (Candrakìrti) cũng bảo rằng:
 
“Daramàrtho hi ayànàm tùsnìmbhàvah”
(Minh Cú Luận, p. 19)
 
“Đối với các bậc thánh giả thì tuyệt đối chỉ là sự im lặng (noble silence,) vì nó là cái gì bất khả diễn đạt, bất khả thuyết.”   Ngắn gọn, Như thị tri kiến! Bất khả tư nghì!
 
Nguyệt Xứng (Candrakìrti) đã trích dẫn một câu nói của Đức Phật:
 
Anaksarasya dharmasya srutih kà desanà ca kà/
Srùyate desyate càpi samàropàdanaksarah//
 
“Làm sao có thể diễn đạt, giáo huấn, khả truyền với ngôn từ?  Nó chỉ có thể hiểu và giáo huấn bằng samàropa (biểu tượng) mà thôi.”  Ngắn gọn, nó chỉ có thể ‘Tâm truyền Tâm!’
 
Kết luận:
 
Tại giai đoạn sau cùng của Trí Tuệ Bát Nhã (Prajnà), và trong lúc thiền định tâm trí của thiền giả trở nên vọng động rồi từ từ lắng đọng tịch mịch lại, vô sở trụ, và ngay trong sự tĩnh tịnh đó lúc mà không gian cuộn thời gian, chân lý Thực Tại (bhùta-tathàla, kỳ tâm) sẽ ‘nhi sinh.’ 
 
Tâm tui ‘noái’ cho tui đánh máy computer như rứa trong lúc tập ‘thiền...gõ computer.’  Mỗi bài gõ phím computer là một bài báo cáo của ‘thiền viết,’ từ bi hỷ xả phổ biến tới cho quý vị   Nếu quý vị có ý kiến, xây dựng hay bất ý thì cứ đánh đòn ‘tiếng gõ của 10 ngón tay’ tôi chứ chính tôi ngu muội không biết gì về Phật Pháp để thỏa mãn trả lời qúy vị vì tôi chỉ là thư ký không công của tâm lòng tôi.   Vì Tâm-Khí-Thần chưa hợp nhất, chưa đạt được Lô Hỏa Thuần Thanh, nên đôi khi thân tôi nổi loạn cũng muốn đình công không gõ tiếng gõ vô thanh nữa nhưng tâm tôi không cho phép tôi ngừng viết (mind over body!) 
 
Cho nên, đừng vội tin, ‘sở’ vào những chổ qúy vị đọc mà hãy nhìn kỹ nhưng đừng ‘trụ’ vào những chỗ mà quý vị không đọc.
 
References:
 
ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN, CHƯƠNG V, LÝ TRUNG ĐẠO (MADHYAMÀ PRATIPAD,) Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý, Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản.


Tle8464953 gởi