Mãnh lực đồng tiền
***
Kẻ sĩ vô sỉ,
Trí thức hèn nhát.
Văn dĩ tải tiền,
Vô nghĩa, bất tín.
*
Miếng cơm, manh áo,
Vinh thân, phì gia.
Vô lễ, bất nhân,
Uy vũ năng khuất.
*
Sợ kẻ quyền tước,
Nịnh kẻ giàu sang.
Vàng bạc hối lộ,
Công quỹ vơ vét.
*
Sâu dân, mọt nước,
Giá áo, túi cơm.
“Tiền chi thập vạn,
Khả dĩ thông thần.1”
*
Có tiền mua tiên,
Tiền mua chức tước.
Mua danh ba vạn,
Thiên cổ lưu danh2.
*
Mua tiên chưa thấy.
Tiền mất, tật mang,
Bán danh ba đồng.
Vạn niên lưu xú,2
Lời Bình
“Tiền chi thập vạn, khả dĩ thông thần."
(Trương Diên Thương)
Trương Diên Thương, đời Đường, làm quan rất thanh liêm, xử án rất công minh.
Tuy nhiên, trên thực tế thì “Thanh Liêm và Công Minh” hay bất cứ mọi thứ trên đời, cũng đều có cái giá của nó, mà đồng tiền vạn năng vẫn có thể mua được.
Bởi vì,
“… Giàu sang, âu yếm, tình quen thuộc,
Bần tiện, thờ ơ, dạ bạc đen.
Ví khiến trong tay tiền bạc có
Nói dơi nói chuột, chán người khen.”
(Trần Tế Xương)
Ngày nào con người còn tham quyền sở hữu, còn Tham Sân Si – chấp cái Ta tự ái, cái sở hữu của tôi – thì ngày đó, Tiền Tài và Danh Vọng vẫn luôn luôn, không những cần thiết, mà còn là rất tối quan trọng đối với con người.
Trên thực tế, có thực với vực được đạo.
Bởi vì,
Bần cư trung thị vô nhân vấn
Phú quí sơn lâm hữu khách tầm
(Nghèo khó giữa chợ, chẳng ai thèm nhìn,
Giàu sang nơi thâm sơn, lắm người thăm.)
Cho nên,
Có phú quý đáng đứng trong trời đất,
Không danh tước thà nát với cỏ cây.
Chẳng thà,
Thà một phút huy hoàng rồi sụp tối,
Còn hơn sống le lói suất canh thâu.
(Lê Huy Trứ, trích dẫn)
Tóm lại,
Tử vì đạo thì dễ,
Sống với đạo mới khó.
Sống với nghèo thì dễ,
Sống vì nghèo mới khó.
Đơn giản, đó là những điều đương nhiên, rất tự nhiên, rất đời người. Con người không những mua chuộc được lẫn nhau mà còn có tham vọng, hối lộ luôn thượng đế, cùng thần thánh nữa. Dĩ nhiên, đây cũng là bản lai diện mục rất tự nhiên của nhân sinh.
Tuy nhiên,
“Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày.”
Đây là trò đời của nhân loại, giữa kẻ khôn người dại, kẻ trí người ngu.
Chỉ có,
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.”
(Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bạch Vân Am thi tập [AB.309])
Tuy nhiên,
Ta dại, không ăn thua gì đến cái khôn của người.
Người dại, không nhằm nhò gì đến cái khôn của Ta.
Ta mê, không dính dáng gì đến cái mê của người.
Người tỉnh, không liên quan gì đến cái tỉnh của ta.
Ta không màng,
Chú Thích
1. Trương Diên Thương, đời Đường, làm quan rất thanh liêm, xử án rất công minh.
2. Ngạn ngữ Trung Hoa, Hán Việt
Lê Huy Trứ
___________
Tru Le gởi